Viêm mũi dị ứng - thuốc dùng
lượt xem 3
download
Viêm mũi dị ứng là loại bệnh khá phổ biến, ngày càng gặp nhiều do công nghiệp phát triển. Có người chỉ bị Viêm mũi dị ứng theo mùa, có người bị quanh năm. Bệnh có ba biểu hiện chính là hắt hơi hàng tràng, ngạt tắc mũi, chảy nhiều nước mũi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viêm mũi dị ứng - thuốc dùng
- Viêm mũi dị ứng và thuốc dùng Viêm mũi dị ứng là loại bệnh khá phổ biến, ngày càng gặp nhiều do công nghiệp phát triển. Có người chỉ bị Viêm mũi dị ứng theo mùa, có người bị quanh năm. Bệnh có ba biểu hiện chính là hắt hơi hàng tràng, ngạt tắc mũi, chảy nhiều nước mũi. Có thể kèm theo ngứa mắt, ngứa mũi...
- Nguyên nhân bệnh và biểu hiện Viêm mũi dị ứng Nguyên nhân bệnh sinh là do sự quá mẫn của niêm mạc mũi đối với các kích thích mà y học gọi là dị nguyên (chất gây ra dị ứng). Những dị nguyên hay gặp trong Viêm mũi dị ứng là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông súc vật, hóa chất... Bệnh hay xảy ra trên những cơ địa đặc biệt có tính chất di truyền và có đặc điểm là sự bấp bênh giữa thần kinh giao cảm và đối giao cảm. Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột từng cơn hay
- gặp lúc sáng sớm khi thời tiết thay đổi: đột nhiên ngứa ở hai bên hốc mũi lan lên mắt, xuống họng. Sau đó hắt hơi liên tục thành từng cơn 5 - 10 cái thậm chí nhiều hơn nữa. Tiếp đó là chảy nhiều nước mũi, ngạt tắc mũi dữ dội cả hai bên. Các cơn nói trên xuất hiện nhiều lần trong ngày, thường kéo dài 3 - 5 ngày và chỉ mất đi khi các dị nguyên không còn nữa. Dị ứng là hiện tượng giải phóng nhiều histamin. Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa histamin tự do và histamin kết hợp nên không xảy ra điều gì. Nhưng khi có dị nguyên
- xâm nhập thì sẽ xảy ra tình trạng giải phóng nhiều histamin làm cho lượng histamin tăng lên đột ngột dẫn đến các biểu hiện dị ứng. Viêm mũi dị ứng thường khó điều trị khỏi hoàn toàn. Điều trị như thế nào? Viêm mũi dị ứng là loại bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn, vì cơ địa dị ứng của người bệnh, và vì rất khó loại trừ các dị nguyên khỏi môi trường sống. Điều trị Viêm mũi dị ứng không thể có một công thức, một phác đồ chung cho mọi
- trường hợp, mà phải tìm cho mỗi trường hợp một phương pháp thích hợp: Thuốc chống ngạt mũi Thường dùng naphazolin, xylometazolin... nhỏ hoặc xịt 2 - 3 lần mỗi ngày. Thuốc làm cường giao cảm gây co mạch chống phù nề do đó hết ngạt tắc mũi, người bệnh dễ thở, cảm thấy dễ chịu ngay. Tuy nhiên, cần lưu ý không lạm dụng, chỉ dùng thuốc nhỏ hoặc xịt mũi trong thời gian ngắn (thường không quá 7 ngày) vì dùng các loại này kéo
- dài dễ gây hiện tượng quen thuốc, không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây "tác dụng dội ngược" làm ngạt mũi nhiều hơn. Bởi vậy không nên dùng liều cao dài ngày. Không dùng cho trẻ em dưới 7 tuổi. Nhóm corticoid Tuy có thể dùng viên thuốc uống chống viêm chống dị ứng tác dụng toàn thân, nhưng nó có nhiều tác dụng phụ có thể gây hại. Bởi vậy, corticoid nên dùng dạng xịt vào mũi (beclometason, budesonid, fluticason...) thì tốt hơn.
- Thuốc không có tác dụng tức thời, mà thường có tác dụng sau 2 -3 ngày. Khi xịt, thuốc chủ yếu tác dụng tại chỗ, tuy có hấp thu vào máu nhưng với hàm lượng rất nhỏ, không gây tác dụng phụ như corticoid dùng uống. Nếu dùng, người bệnh nên xịt sớm khi bệnh còn nhẹ. Việc điều trị cần phải kéo dài một thời gian nhất định, thường một năm dùng một tháng thì bệnh gần như ổn định trong cả năm. Nhóm kháng histamin Các thuốc kháng histamin chống dị ứng là những thuốc có
- tác dụng kháng histamin bằng cơ chế tranh chấp với histamin ở thụ thể (receptor) H1 trong cơ thể đẩy histamin ra khỏi thụ thể H1, khiến cho biểu hiện lâm sàng của dị ứng không còn nữa. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng histamin. Nhưng tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà thầy thuốc kê đơn và liều lượng cho phù hợp, nhằm kiểm soát tốt các triệu chứng dị ứng. Dựa vào tính chất tác dụng dược lý và trình tự phát triển người ta chia ra các loại kháng histamin sau:
- - Các thuốc kháng histamin thế hệ 1: Tuy đã được dùng từ lâu nhưng có nhược điểm là phải dùng nhiều lần trong ngày, gây khô miệng và buồn ngủ, nên hiện nay ít dùng. - Các thuốc kháng histamin thế hệ 2 (loratadin, certirizin, terfenadine...): Là các thuốc được ưa chuộng hơn thế hệ 1, liều dùng đơn giản hơn, thông thường là một lần uống trong ngày, nhưng cũng còn một số hạn chế như ảnh hưởng đến chức năng gan, có thể gây buồn ngủ nhẹ.
- - Các thuốc kháng histamin thế hệ 3: Đó là fexofenadin chất chuyển hóa của terfenadin. Fexofenadin cũng giống như terfenadin ức chế sự giải phóng chất trung gian từ các dưỡng bào (mastocyt). Nó có tính chất tương tự các kháng histamin thế hệ 2 như loratadin... là ở chỗ chọn lọc với thụ thể H1 ngoại vi chứ không gắn với thụ thể muscarin, do đó không có tác dụng an thần và kháng tiết cholin như vẫn thường xảy ra với các thuốc kháng histamin thế hệ 1. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng histamin.
- Hiệu quả điều trị Viêm mũi dị ứng của fexofenadin cũng tương tự như của terfenadin. Nhưng vì nó không chuyển hóa qua gan nhiều nên fexofenadin không tương tác với các thuốc được chuyển hóa. Vấn đề quan trọng hơn, fexofenadin không tương tác với các kênh kali ở tim, do đó không có khuynh hướng như terfenadin (nhất là astemizol) là làm tăng khoảng QT trên điện tim - một tác dụng phụ có thể dẫn đến loạn nhịp tim nghiêm trọng. Fexofenadin có phạm vi an toàn rộng hơn đa số các thuốc kháng histamin khác. Tuy nhiên, fexofenadin cũng có
- chống chỉ định đối với trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú. Ngoài ra, có thể dùng nước muối sinh lý (0,9%) để rửa mũi thường xuyên cũng có thể giảm triệu chứng Viêm mũi dị ứng trong một số trường hợp. Cách phòng bệnh Để phòng ngừa Viêm mũi dị ứng, nhà ở cần sạch sẽ, càng ít bụi ít ẩm mốc càng tốt. Diệt bọ nhà, gián, chuột...
- và không nuôi chó, mèo, chim... ở cùng phòng. Nên đeo khẩu trang khi quét nhà, lau cửa, chùi đồ đạc nhiều bụi hoặc dùng máy hút bụi. Tránh nhiễm lạnh. Nếu biết được dị nguyên nào hay gây Viêm mũi dị ứng (thí dụ lông chim hoặc mùa phấn hoa nào đó...) thì cố gắng tránh. Không hút thuốc lá. Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là nên tập thở sâu (thở bụng) theo phương pháp dưỡng sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Viêm xoang
9 p | 195 | 50
-
Phẫu thuật nội soi mũi xoang
5 p | 309 | 42
-
CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI MẮC BỆNH VIÊM XOANG
4 p | 238 | 40
-
Ăn uống gì khi bị viêm xoang?
5 p | 183 | 26
-
PHUƠNG PHÁP DAY- ẤN HUYỆT CHỮA BỆNH VIÊM XOANG
7 p | 176 | 23
-
Điều trị viêm xoang cấp
4 p | 144 | 15
-
Khi nào nên phẫu thuật xoang?
5 p | 109 | 9
-
Tác dụng chữa bệnh của hoa cứt lợn
5 p | 103 | 9
-
Mẹo nhỏ chống ho
4 p | 75 | 9
-
Bất dung nạp sữa: Những sai lầm thường gặp!
3 p | 118 | 9
-
BẠN PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ VIÊM XOANG (Kỳ 1)
5 p | 156 | 8
-
Chống hắt hơi bằng gừng tươi
4 p | 64 | 6
-
Viêm xoang cũng có thể gây tử vong
4 p | 100 | 6
-
Bệnh chàm
5 p | 161 | 6
-
Gừng tươi chữa bệnh
4 p | 77 | 5
-
Bài giảng Ô nhiễm không khí và bệnh tai mũi họng
26 p | 52 | 5
-
Viêm phế quản (J20)
4 p | 3 | 1
-
Bài giảng Tai mũi họng
51 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn