intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm phổi do S.pneumoniae

Chia sẻ: Hoason Hoason | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

182
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

S. pneumoniae là một tác nhân gây bệnh nguy hiểm đối với nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó viêm phổi, màng phổi là bệnh nghiêm trọng có thể gây tử vong. Đặc biệt trong mùa đông giá rét, bệnh viêm phổi loại này càng có nguy cơ phát triển. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Nhiều nghiên cứu cho thấy S. pneumoniae là vi khuẩn gây bệnh chính ở người, trong đó viêm phổi hay gặp nhất ở trẻ em và người cao tuổi cũng như đại đa số người lớn bị viêm phổi. Hầu hết những người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm phổi do S.pneumoniae

  1. Viêm phổi do S.pneumoniae S. pneumoniae là một tác nhân gây bệnh nguy hiểm đối với nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó viêm phổi, màng phổi là bệnh nghiêm trọng có thể gây tử vong. Đặc biệt trong mùa đông giá rét, bệnh viêm phổi loại này càng có nguy cơ phát triển.
  2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Nhiều nghiên cứu cho thấy S. pneumoniae là vi khuẩn gây bệnh chính ở người, trong đó viêm phổi hay gặp nhất ở trẻ em và người cao tuổi cũng như đại đa số người lớn bị viêm phổi. Hầu hết những người bị viêm phổi loại này đều bị nhiễm virut trước đó làm giảm sức đề kháng. Những người nghiện rượu, suy dinh dưỡng, bệnh phổi mạn tính, hút thuốc lá, nhiễm HIV, đái tháo đường, xơ gan, thiếu máu, suy thận, bệnh mạch vành, khí hậu giá rét làm giảm sức đề kháng là yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh đều có nguy cơ nhiễm pneumoniae. Biểu hiện bệnh Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm phổi do Pneumococcus là: ho và khạc đờm; sốt; có hình ảnh thâm nhiễm trên phim Xquang. Bệnh nhân thường có một bệnh lý hô hấp trước, sau đó bệnh tiến triển xấu đi rõ rệt. Bệnh nhân có vẻ đau yếu và sắc diện hơi xám, lo lắng khác với bệnh nhân bị viêm phổi do các nguyên nhân khác. Sốt 38,9-39,4oC, mạch 90-110 nhịp/phút, thở nhanh.
  3. Khám phổi: Đau có thể làm giảm cử động hô hấp phía phổi bị bệnh; gõ độ trong giảm khoảng 50% số trường hợp, và rung thanh tăng. Nghe phổi có thể thấy kiểu thở ống hoặc thở khí quản, và tiếng ran nổ trong hầu hết các trường hợp. Nếu gõ đục ở đáy phổi và không thấy được mức độ di động của cơ hoành gợi ý có dịch màng phổi, hay có mủ màng phổi. Nếu bệnh nhân có tiền sử viêm phế quản mạn tính, ho có nhiều đờm màu vàng hay xanh lá cây và đặc hơn bình thường, sốt cao hơn trong vòng 48-72 giờ. Một số ít trường hợp, bệnh nhân đột ngột rét run, rồi sốt và ho có đờm lẫn máu. Ở người cao tuổi, bệnh khởi phát âm thầm và thường không có gợi ý nào nghĩ đến viêm phổi: có thể không sốt hoặc sốt nhẹ. Cần chú ý rằng nhiệt độ giảm thường liên quan với tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Những người trong độ tuổi 80, biểu hiện bệnh chỉ là các dấu hiệu: ho ít, không đờm và không sốt, có vẻ mệt mỏi hay lú lẫn. Đôi khi gặp diễn tiến bất ngờ ở bệnh nhân đã cắt lách: có thể từ tình trạng sức khỏe tốt đến tử vong chỉ trong vòng 24 giờ. Các triệu chứng khác có thể có là: đau ngực kiểu màng phổi có thể do viêm lan rộng tới lá tạng của màng phổi, đau kéo dài; buồn nôn và nôn; tiêu chảy xảy ra ở 20% các trường hợp. Như vậy triệu chứng thì nhiều nhưng không có biểu hiện đặc trưng nào giúp phân biệt viêm phổi do Pneumococcus với các loại viêm phổi do vi khuẩn khác.
  4. Xquang phổi có thể gặp các tổn thương ở một phân thùy phổi hay đa thùy hay thấy đông đặc phế nang; khoảng 50% số trường hợp có tràn dịch màng phổi. Cấy đờm, cấy máu có thể thấy Pneumococcus. Điều trị như thế nào? Vấn đề quan trọng trong điều trị viêm phổi là phải lấy mẫu đờm để tìm vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh được khuyến cáo gồm ceftriaxon, cefotaxim, ampicillin, quinolon, azithromycin, clindamycin... Bệnh nhân dị ứng nặng với các kháng sinh b-lactam nên dùng vancomycin hoặc quinolon. Biến chứng thường gặp nhất trong viêm phổi do Pneumococcus là viêm mủ màng phổi chiếm khoảng 2% số trường hợp do vi khuẩn đến khoang màng phổi theo đường máu, lây lan trực tiếp hoặc qua hệ bạch huyết. Điều trị cần mở ngực, dẫn lưu tích cực làm giảm tỷ lệ tử vong. Phòng bệnh
  5. Dùng vaccin ở người dưới 55 tuổi, tỷ lệ bảo vệ đạt ít nhất 85% hơn 5 năm sau chủng ngừa. Mức độ và thời gian bảo vệ giảm theo tuổi. Nên chủng ngừa cho tất cả trẻ trên 2 tuổi, hoặc nhóm nguy cơ cao gồm: người trên 65 tuổi; người đã cắt lách; đái tháo đường; nghiện rượu; xơ gan; suy thận mạn tính; bệnh phổi mạn tính hay bệnh tim mạch tiến triển; suy giảm miễn dịch, như đa u tuỷ, u bạch huyết, bệnh Hodgkin, nhiễm HIV, ghép cơ quan, dùng glucocorticoid kéo dài...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2