Nhiễm khuẩn hô hấp cấp Dùng thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi như thế nào
lượt xem 5
download
? Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) ở trẻ dưới 5 tuổi chủ yếu do S.pneumoniae, H. influenzae… gây viêm phổi. Đây là bệnh nguy hiểm
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp Dùng thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi như thế nào
- Nhiễm khuẩn hô hấp cấp Dùng thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi như thế nào? Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) ở trẻ dưới 5 tuổi chủ yếu do S.pneumoniae, H. influenzae… gây viêm phổi. Đây là bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Tùy theo tính nhạy cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn; độ nặng của bệnh và thậm chí là giá thuốc để chọn và dùng thuốc sao cho hợp lý... Khi nào cần dùng thuốc? Các thuốc hiện nay vẫn được chọn dùng trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi như: penicilin, ampicilin, amoxicylin, cotrimoxazol, chloramphenicol, gentamycin. Trường hợp NKHHC độ I (nhẹ): Không viêm phổi với các biểu hiện trẻ chỉ ho nhưng không thở nhanh (dưới 1 tuổi chỉ dưới 50 lần/phút, 1 đến dưới 5 tuổi chỉ dưới 40 lần/phút) thì chưa cần dùng kháng sinh. Có thể dùng các loại thuốc ho đơn chất.
- Trường hợp NKHHC độ II (vừa): Có viêm phổi nhưng không nặng, trẻ có ho, nhịp thở nhanh nhưng lồng ngực không co rút chủ yếu dùng kháng sinh uống như amoxicylin (đây là kháng sinh nhạy cảm tốt với S.pneuminiae, hấp thu tốt qua đường ruột). Nếu dùng kháng sinh này không đỡ (nghi ngờ kháng thuốc) có thể dùng amoxicylin kết hợp với acid clavulanic. Thuốc lựa chọn thứ hai có thể dùng là ampicilin (đây là thuốc có tính kháng khuẩn rộng hơn nhưng hấp thu qua đường ruột kém, do vậy phải uống liều cao và nhiều lần trong ngày), cotrimoxazol (phối hợp giữa một sufamid là sulfamethoxazol và trimethoprim, chất giống kháng sinh). Phối hợp này cho phổ kháng khuẩn rộng, mạnh. Thuốc gây bí tiểu tiện, độc cho thận. Không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non có vàng da. Hiện S.pneumoniae đã kháng cotrimoxazol với tỷ lệ cao tới 62% nên hiện ít dùng. Ngoài ra, có thể dùng là thuốc tiêm (nếu cần thiết). Thuốc tiêm có thể dùng là penicilin. Thuốc còn có tác dụng tốt với S. pneumoniae. Nếu dùng dạng tiêm thì phải thử phản ứng dị ứng trước khi tiêm và phải được thực hiện tại cơ sở y tế. Trường hợp NKHHC độ III (nặng): Trẻ ho, khó thở, co rút lồng ngực nhưng chưa tím tái, vẫn uống được thuốc. Nhất thiết phải chuyển trẻ đến ngay bệnh viện (vì ở nhà hay trạm y tế không có các điều kiện cấp cứu hỗ trợ). Dùng bezylpenicilin tiêm bắp mỗi ngày 4 lần cách mỗi 6 giờ một lần. Sau 3 - 5 ngày tiêm nếu đỡ thì tiếp tục cho dùng thuốc uống 3 - 5 ngày nữa cho đến lúc khỏi hẳn (không dùng penicilin V mà dùng amoxicyclin). Trường hợp NKHHC độ IV (rất nặng): Trẻ có các triệu chứng như ở độ III nhưng co rút lồng ngực thường xuyên hơn, có thể
- đến mức có tím tái. Phải khẩn cấp đưa trẻ đến bệnh viện. Có 3 cách dùng thuốc: Hoặc tiêm bắp chloramphenicol mỗi ngày 4 lần, cách nhau mỗi 6 giờ một lần. Hoặc tiêm bắp hay tĩnh mạch benzylpenicilin mỗi ngày 4 lần, cách nhau mỗi 6 giờ một lần. Hoặc tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch benzylpenicllin kết hợp với gentamycin mỗi ngày 2 lần. Liều lượng và đợt dùng tùy theo bệnh, riêng chloramphenicol thường dùng khoảng 3-5 ngày (không kéo dài hơn). Cần chú ý, chloramphenicol gây độc với tủy xương, bị S.pneumoniae kháng mức trung bình (27%) vì vậy ít người sử dụng. Gentamycin độc với thính giác (ù tai, giảm thính lực, điếc) bị S.pneumoniae kháng với mức thấp (5-10%), thuốc này bị lạm dụng nhiều. Các bệnh viện thường chọn dùng peniclin khi cần mới phối hợp với gentamycin tiêm. Cũng có trường hợp bị S.pneumoniae kháng hay dị ứng, hay viêm phổi do các tác nhân khác mà dùng các kháng sinh trên không có hiệu quả thì dùng đến fluoroquinolon (FQ). Đến nay, trừ acid nalidixic, không thuốc nào trong nhóm FQ được FDA (Mỹ) và các nước khác chấp nhận chính thức cho trẻ em dưới 5 tuổi. Lý do: FQ làm hỏng các sụn chịu lực của động vật còn non, nghi ngờ gây hại cho trẻ. Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu, nghi ngờ này chưa tìm được chứng cớ trên người nên thầy thuốc vẫn cho dùng FQ khi cần, coi như tận dụng thêm một cơ hội chữa bệnh hữu ích. FQ đề xuất là cyclofloxacin (hoặc FQ mới hơn levofloxacin, moxifloxacin).
- S.pneumoniae - Thủ phạm gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi. Và những trở ngại... Trẻ dưới 5 tuổi thường bị viêm đường hô hấp trên do nhiễm các virut ( 50 - 60% các trường hợp). Biểu hiện chỉ ho khan, sau đó có ít đờm, có tiếng thở khô, ran phế quản. Nếu trẻ khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt cộng với sự tự thoái của virut thì chỉ sau 4-5 ngày sẽ tự khỏi, dùng kháng sinh là không cần thiết. Tuy nhiên cũng nên cho trẻ đi khám để yên tâm. Nếu phát hiện có bội nhiễm vi khuẩn mới dùng kháng sinh hoặc nghi ngờ nhiễm loại virut đặc biệt (qua khám lâm sàng) thì chuyển đến tuyến trên điều trị bằng kháng virut. Trong chương trình chống NKHHC, các bà mẹ được hướng dẫn đếm nhịp thở, nhận biết trạng thái thở nhanh (cánh mũi phập phồng), trạng thái co rút lồng ngực… nên có thể tự nhận biết trẻ bị NKHHC ở độ nào, đưa trẻ đến đúng tuyến. Tuy nhiên, cũng có bà mẹ không nắm chắc, tự ý điều trị không đúng (khi bệnh nhẹ thì dùng thuốc quá mạnh, khi bệnh nặng thì chủ quan không chuyển tuyến). Điều này rất nguy hiểm.
- Thực tế còn có nhiều trường hợp dùng thuốc chưa đúng: dùng các kháng sinh đã bị vi khuẩn kháng thuốc cao, hiệu lực kém (như penicilin V, cotrimoxazol) hoặc dùng kháng sinh khi bệnh mới ở độ I (đáng ra chưa cần) hoặc lạm dụng các kháng sinh mạnh (gentamycin, chloramphenicol, FQ.) Điều này làm cho hiệu quả điều trị thấp và làm gia tăng tình trạng kháng thuốc cho trẻ và cho cộng đồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
8 p | 206 | 25
-
SUY HÔ HẤP CẤP (Kỳ 4)
8 p | 132 | 21
-
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp Dùng thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi như thế nào?
5 p | 99 | 14
-
Bài giảng Đặc điểm dịch tể học – lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi
12 p | 52 | 7
-
Sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà cho trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tại phòng khám cấp cứu Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, năm 2016
6 p | 18 | 7
-
NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ EM VÀ KHÓI TỪ BẾP ĐUN SINH KHỐI TRONG CÁC GIA ĐÌNH Ở HUYỆN CHÍ LINH - TỈNH HẢI DƯƠNG
5 p | 61 | 6
-
NHIỂM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH
18 p | 110 | 6
-
Khảo sát nguyên nhân suy hô hấp cấp ở trẻ em nhập khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/9/2007 đến 31/3/2008
7 p | 52 | 5
-
Thực trạng kiến thức chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2020
6 p | 43 | 5
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng tiêu chảy cấp ở bệnh nhi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, 11/06-5/07
9 p | 78 | 4
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương
6 p | 62 | 4
-
Tổng quan chẩn đoán và điều trị bệnh ho gà
10 p | 36 | 3
-
Tác động in vitro của Sitafloxacin trên các vi khuẩn gây bệnh thường gặp phân lập được từ lâm sàng
10 p | 39 | 3
-
Ứng dụng thang điểm PRESS trong phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
6 p | 68 | 3
-
Ứng dụng kỹ thuật PCR đa mồi trong chẩn đoán các căn nguyên gây nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
8 p | 35 | 3
-
Phenotype đợt cấp COPD và nhiễm khuẩn hô hấp mạn tính
5 p | 37 | 2
-
Tác nhân vi sinh gây nhiễm trùng hô hấp dưới cộng đồng cấp tính không nhập viện – kết quả bước đầu từ nghiên cứu EACRI (Việt Nam)
14 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn