Viêm tắc thanh quản ở trẻ
lượt xem 6
download
Vào nửa đêm và tiếng ho to dữ dội từ phòng trẻ bất ngờ đánh thức bạn. Mặc dù tiếng ho to và khàn của trẻ có thể làm bạn lo sợ, bạn cần giữ bình tĩnh. Tiếng ho khác thường này, thường được mô tả như tiếng chó sủa, thường không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà. Đó là viêm tắc thanh quản. Viêm tắc thanh quản là chứng viêm thanh quản và đường hô hấp ngay phía dưới. Trẻ có thể bị cảm lạnh thông thường trong vài ngày và sau đó bất ngờ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viêm tắc thanh quản ở trẻ
- Viêm tắc thanh quản Vào nửa đêm và tiếng ho to dữ dội từ phòng trẻ bất ngờ đánh thức bạn. Mặc dù tiếng ho to và khàn của trẻ có thể làm bạn lo sợ, bạn cần giữ bình tĩnh. Tiếng ho khác thường này, thường được mô tả như tiếng chó sủa, thường không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà. Đó là viêm tắc thanh quản. Viêm tắc thanh quản là chứng viêm thanh quản và đường hô hấp ngay phía dưới. Trẻ có thể bị cảm lạnh thông thường trong vài ngày và sau đó bất ngờ bị ho to ông ổng. Đường thở sưng và hẹp làm khó thở. Nguyên nhân đặc trưng là một trong những virus gây cảm lạnh. Những virus này được lan truyền bởi dịch tiết hô hấp hoặc giọt chất tiết li ti trong không khí. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi do đường thở nhỏ, dễ bị hẹp hơn khi sưng. Người lớn có thể bị cảm lạnh với viêm thanh quản thông thường, nhưng trẻ nhỏ có thể phát triển thành viêm tắc thanh quản.
- Viêm tắc thanh quản trở nặng vào ban đêm và có thể kéo dài 5-7 đêm. Viêm tắc thanh quản thường gặp vào mùa thu hoặc mùa đông. Viêm tắc thanh quản tái diễn được gọi là viêm tắc thanh quản co thắt. Viêm tắc thanh quản là viêm thanh quản đặc trưng bởi ho ông ổng. Dấu hiệu và triệu chứng Dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản bao gồm: - Tiếng ho to, khàn, ông ổng. - Khó thở nhẹ hoặc vừa, đặc biệt ồn ào khi hít vào. - Sốt nhẹ - Giọng nói khàn - Đau họng, đặc biệt sau cơn ho - Tức ngực do ho Một dấu hiệu đặc trưng của viêm tắc thanh quả là ho như tiếng chó sủa. Tiếng ho khan, không có chất tiết. Cơn ho kéo dài khoảng 1 giờ có thể thay đổi từ nhẹ sang nặng suốt đêm. Hầu hết trẻ bị viêm tắc thanh quản có ho ít nhất vài đêm trước khi khỏi ốm.
- Viêm tắc thanh quản thường được mô tả bởi các dấu hiệu và triệu chứng giống như bị cảm lạnh, như chảy nước hoặc ngạt mũi. Nếu trẻ nhỏ bị cảm lạnh rồi khản tiếng, là chuẩn bị tiến triển thành viêm tắc thanh quản vào ban đêm. Thông thường khó thở chỉ là nhẹ hoặc vừa. Nếu khó thở nặng, cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu. Nguyên nhân Viêm tắc thanh quản là do nhiều virus cùng loại gây cảm lạnh. Hay gặp nhất là virus á cúm. Virus á cúm lây truyền qua dịch tiết hô hấp hoặc giọt nhỏ chất tiết trong không khí do ho, hắt hơi hoặc thở. Cần kiểm tra xem có phải nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) - một loại virus gây cảm lạnh hay không ở một số trẻ nhỏ, nhưng RSV hiếm khi gây viêm tắc thanh quản. Các yếu tố nguy cơ Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị viêm tắc thanh quản do đường thở nhỏ dễ bị s ưng, gây khó thở. Các triệu chứng nặng nhất ở trẻ nhỏ d ưới 3 tuổi. Tuổi hay bị viêm tắc thanh quản nhất là khoảng 18 tháng. Khoảng 5%
- trẻ bị viêm tắc thanh quản trong năm thứ hai. Các bé trai dễ bị nhiễm khuẩn hơn hoặc nhiễm khuẩn nặng hơn so với các bé gái. Có thể bị viêm tắc thanh quản vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường gặp vào cuối thu và mùa đông khi virus gây viêm tắc thanh quản thịnh hành hơn. Khi nào cần đi khám Hầu hết các trường hợp viêm tắc thanh quản không đe dọa tính mạng, bạn có thể điều trị tại nhà mà không cần thuốc. Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm tắc thanh quản nặng, lập tức hãy đưa trẻ đi khám bệnh. Với viêm tắc thanh quản nặng, trẻ có thể thở ồn ào, âm lượng cao khi hít vào (khò khè). Do các trường hợp khò khè có thể bệnh nặng hơn và tắc đường thở, hãy điều trị thuốc nếu trẻ có khò khè hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng sau: - Chảy rãi hoặc nuốt khó do họng của trẻ đau - Khó thở tăng - Ho nặng hơn - Da quanh mũi và miệng xanh hoặc sẫm màu
- Viêm tắc thanh quản không gây cho trẻ xanh hoặc tím môi và miệng. Nếu có, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Sau một đêm bị viêm tắc thanh quản, hầu hết trẻ cảm thấy khá hơn vào buổi sáng. Nếu trẻ vẫn bị viêm tắc thanh quản vào ban ngày, hãy tới khám bác sỹ. Có thể đó là thời điểm bắt đầu phải dùng thuốc hoặc phải khám thêm. Biến chứng Điều đáng lo nhất đối với viêm tắc thanh quản là khó thở nặng có xảy ra hay không. Một số trẻ em và trẻ nhỏ viêm tắc thanh quản nặng có thể phải vào khoa chăm sóc tích cực để theo dõi và điều trị. Viêm tắc thanh quản rất nặng có thể gây sưng đường thở đe dọa tính mạng. Nhiễm khuẩn tai và viêm phổi là biến chứng của viêm tắc thanh quản, có thể xảy ra khi các triệu chứng hô hấp mất đi. Virus gây viêm tắc thanh quản có thể lan vào phổi hoặc lên mũi và tai. Điều trị
- Nếu bạn đưa trẻ tới bác sỹ do các bước tự chăm sóc không làm giảm nhẹ triệu chứng, bác sỹ sẽ kê đơn một corticosteroid như dexamethason. Corticosteroid là thuốc được dùng để giảm viêm của cơ thể. Viêm tắc thanh quản nguyên nhân ban đầu là do virus, và thuốc kháng sinh không có tác dụng do chúng được dùng để điều trị nhiễm khuẩn. Sirô ho cũng vậy. Nếu trẻ bị viêm tắc thanh quản nặng có thể được đặt trong lều oxy có làm ẩm. Biện pháp này có thể làm một số trẻ nhỏ lo sợ, vì vậy hãy ôm trẻ trong lòng và đặt màn lạnh gần đó thì thường có tác dụng nhất. Một số trẻ có thể cần điều trị khó thở bằng epinephrin (adrenalin). Epinephrin là một thuốc làm giảm sưng đường dẫn khí. Gần 5% trẻ được nhập viện để điều trị viêm tắc thanh quản cần đặt nội khí quản cho tới khi bệnh thuyên giảm. Một cách điều trị viêm tắc thanh quản nặng ít gặp hơn là cho trẻ thở hỗn hợp oxy và heli cho tới khi giảm khó thở. Nếu trẻ cần được chăm sóc tại phòng khám, phòng cấp cứu hoặc bệnh viện, hãy lên kế hoạch để ở đó với trẻ. Viêm tắc thanh quản là nỗi sợ hãi với trẻ và sự bình tĩnh an ủi của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy mang cái chăn
- hay món đồ chơi mà trẻ thích, hát ru hoặc đọc những câu chuyện nhẹ nhàng để làm con bạn dễ chịu và quên bệnh. Phòng ngừa Không có vaccin để phòng ngừa viêm tắc thanh quản do virus. Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn hô hấp là cách tốt để phòng cảm lạnh và viêm tắc thanh quản. Tự chăm sóc Nếu con bạn bị viêm tắc thanh quản, hãy bình tĩnh và giữ trẻ bình tĩnh. Khóc chỉ làm khó thở thêm cho trẻ vì thế làm mọi cách để trẻ thấy dễ chịu tốt nhất làm cho trẻ quên đi - vuốt ve âu yếm, đọc sách hoặc chơi những trò nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể muốn ngủ gần đó hoặc ngủ c ùng phòng với trẻ để đề phòng tình trạng bệnh xấu đi. Nếu trẻ tỉnh dậy và ho, hãy thực hiện các bước sau: - Làm ẩm không khí cho trẻ thở: Mở vòi hoa sen hoặc vòi nước để làm cho phòng tắm ẩm ướt. Đặt trẻ ngồi trong lòng và đọc sách hoặc hát ru. Hầu hết trẻ sẽ thở dễ dàng hơn trong 10-15 phút. Khi thở dễ hơn, chúng có thể trở lại giường ngủ.
- - Thử tiếp xúc với không khí lạnh: Đôi khi thở không khí lạnh trong lành cũng có ích. Hãy quấn trẻ trong một cái chăn và đi ra ngoài vài phút trong không khí mát buổi đêm. Điều này thường thúc đẩy sự cải thiện. - Đặt trẻ ở tư thế thẳng đứng: Ngồi thẳng làm dễ thở hơn. Trẻ nhỏ có thể được đặt vào ghế dành riêng cho trẻ. - Uống nước: Các chất lỏng ấm, như món súp ưa thích, có thể làm trẻ dễ chịu và làm loãng dịch tiết đặc. Hoặc nếu trẻ thích kem, đây có thể là thời điểm cho điều trị lạnh đặc biệt. Trẻ có thể miễn cưỡng uống sữa khi chúng bị cảm lạnh do sữa quá đặc, nhưng nếu trẻ muốn uống sữa, hãy để trẻ uống. - Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol, hoặc các thuốc khác) có thể giúp làm giảm đau họng và cải thiện khả năng uống của trẻ. - Duy trì môi trường không có khói thuốc : Hãy tránh cho trẻ khỏi hít phải khói thuốc bởi vì khói thuốc có thể làm triệu chứng nặng thêm. Có ít nhất 2 tới 3 đêm tồi tệ trước khi trẻ đỡ bệnh. Nhiều bậc cha mẹ đã yên tâm khi trẻ dường như có cải thiện vào ban ngày sau đêm viêm tắc thanh quản đầu tiên, nhưng sau đó lại trở nên lo lắng do viêm tắc thanh quản
- trở lại vào đêm tiếp theo. Hãy sẵn sàng cho một đêm tồi tệ nữa, nhưng sau khi trẻ có ít nhất 1-2 đêm yên ổn, viêm tắc thanh quản đã khỏi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuốc chống viêm đường hô hấp
5 p | 207 | 37
-
Vi khuẩn liên cầu và bệnh thấp tim
5 p | 210 | 22
-
Thuốc chữa viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ em
5 p | 163 | 13
-
Những điều nên biết khi dùng kháng sinh
2 p | 127 | 13
-
Viêm tắc thanh quản
6 p | 115 | 12
-
Trẻ ho kéo dài do khuẩn Mycoplasma pneumoniae
5 p | 138 | 10
-
Tác hại của việc lạm dụng chất cay
5 p | 146 | 9
-
Viêm phổi do phế cầu - Bệnh nguy hiểm ở trẻ em
6 p | 124 | 5
-
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh
4 p | 94 | 5
-
Đề phòng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ
7 p | 69 | 4
-
Đột tử ở trẻ em
12 p | 86 | 4
-
Những điều cần biết về bệnh hen phế quản
3 p | 94 | 4
-
CÔNG TÁC KHÁM BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN – Phần 2
16 p | 100 | 4
-
Tắm lá làm viêm da trẻ
6 p | 85 | 4
-
Bài giảng Y khoa - Khoa Nhi: Hô hấp
15 p | 61 | 3
-
Bài giảng Bệnh học hô hấp - Bài 2: Viêm thanh khí phế quản cấp
4 p | 48 | 3
-
Cùng con đối mặt với viêm phế quản
5 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn