Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
VIÊM THỰC QUẢN TRÀO NGƯỢC Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG <br />
TIÊU HÓA TRÊN BỆNH NHÂN CHƯA TỪNG ĐIỀU TRỊ <br />
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI NHIỄM H. PYLORI <br />
Quách Trọng Đức* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: (1) Xác định tần suất, mức độ nặng của viêm thực quản trào ngược (VTQTN), và (2) đánh giá <br />
mối liên quan giữa VTQTN với nhiễm H. pylori ở các bệnh nhân có biểu hiện bệnh đường tiêu hóa trên chưa <br />
từng được điều trị. <br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 203 bệnh nhân. Nội soi tiêu hóa trên <br />
được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu. VTQTN được chẩn đoán và đánh giá mức độ <br />
nặng theo phân loại Los Angeles. Nhiễm H. pylori được chẩn đoán bằng hai phương pháp là thử nghiệm urease <br />
nhanh dựa trên mẫu mô sinh thiết và mô bệnh học. Bệnh nhân được xem là nhiễm H. pylori nếu ít nhất một <br />
trong hai xét nghiệm nêu trên dương tính. <br />
Kết quả: Tỉ lệ VTQTN ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên chưa từng được điều trị là 10,9%. Có 10% <br />
trường hợp VTQTN phối hợp với loét dạ dày – tá tràng. Tất cả các trường VTQTN trong nghiên cứu đều ở mức <br />
độ nhẹ với tỉ lệ độ A và độ B lần lượt là 90,9% (20/22) và 9,1% (2/22). Bệnh nhân nhiễm H. pylori ít bị VTQTN <br />
hơn so với bệnh nhân không nhiễm H. pylori (p =0,004, OR = 0,2 (KTC95%, 0,07 – 0,6)). <br />
Kết luận: VTQTN khá thường gặp trong chăm sóc sức khỏe ban đầu nhưng hầu hết ở mức độ nhẹ. Có mối <br />
liên quan nghịch giữa VTQTN với tình trạng nhiễm H. pylori. <br />
Từ khóa: GERD, viêm thực quản trào ngược, Helicobacter pylori <br />
<br />
ABSTRACT <br />
EROSIVE REFLUX ESOPHAGITIS IN NAÏVE PATIENTS WITH UPPER GASTROINTESTINAL <br />
SYMPTOMS AND ITS ASSOCIATION WITH H. PYLORI INFECTION <br />
Quach Trong Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 578 ‐ 583 <br />
Aim: (1) To evaluate the prevalence and severity of erosive reflux esophagitis (ERD), and (2) to assess the <br />
association between ERD and H. pylori in naïve patients with upper gastrointestinal symptoms. <br />
Patients and methods: A cross‐sectional study was conducted on 203 naïve patients. Upper <br />
gastrointestinal endoscopy was performed in every patient. H. pylori infection was diagnosed by rapid urease test <br />
and pathological examination. Patients were considered H. pylori (+) if at least one of the two above‐mentioned <br />
tests was positive. <br />
Results: The rate of ERD was 10.9%. All of ERD were in mild grade (90.9% in grade A and 9.1% in grade <br />
B). 10% of patients with ERD also had peptic ulcer disease. Patients with H. pylori infection were less likely to <br />
suffer from ERD than those without H. pylori infection (p =0.004, OR = 0.2 (CI95%, 0.07 – 0.6)). <br />
Conclusion: ERD is not uncommon in primary care and mostly in mild grade. There is a statistically <br />
negative association between ERD and H. pylori infection. <br />
Key words: GERD, erosive reflux disease, Helicobacter pylori <br />
* Bộ môn Nội, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: TS. Quách Trọng Đức <br />
ĐT: 0918080225. <br />
<br />
578<br />
<br />
Email: vuqbao@gmail.com <br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản <br />
(BTNDDTQ) ngày càng phổ biến ở các nước <br />
châu Á(21) Các số liệu về tần suất của bệnh chủ <br />
yếu dựa trên khảo sát tần suất triệu chứng trào <br />
ngược điển hình trên cộng đồng và tần suất <br />
viêm thực quản do trào ngược (VTQTN) trên nội <br />
soi. Sollano và cs (2007) thực hiện một nghiên <br />
cứu tại Philippine ghi nhận tỉ lệ VTQTN tăng từ <br />
2,9% lên 6,3% trong 6 năm từ 1997 ‐ 2003(15). Ho <br />
và cs (2005) cũng ghi nhận tần suất VTQTN tại <br />
Singapore tăng rệt trong khi tỉ lệ nhiễm H. pylori <br />
giảm dần trong thời gian theo dõi 10 năm(2). Tại <br />
Việt Nam, các nghiên cứu thực hiện tại cùng <br />
một bệnh viện tại TP. HCM trong thời gian 15 <br />
năm cho thấy tần suất VTQTN tăng trong khi <br />
tần suất loét dạ dày – tá tràng giảm đi rõ <br />
rệt(9,12,13). Tuy nhiên cho đến hiện nay vẫn chưa <br />
có nghiên cứu nào trong nước cho biết tỉ lệ thực <br />
sự của VTQTN và mối liên quan giữa VTQTN <br />
với nhiễm H. pylori ở các bệnh nhân chưa từng <br />
được điều trị các triệu chứng tiêu hóa trên. <br />
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích <br />
(1) Xác định tần suất và mức độ nặng của <br />
VTQTN; và (2) xác định mối liên quan giữa <br />
VTQTN với nhiễm H. pylori ở bệnh nhân có biểu <br />
hiện bệnh tiêu hóa trên nhưng chưa từng được <br />
điều trị. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng <br />
Bệnh nhân ngoại trú tại BV Đại Học Y Dược <br />
TP. HCM thỏa các tiêu chuẩn sau: <br />
‐ Tiêu chuẩn chọn bệnh: <br />
Tuổi ≥ 18 <br />
Có triệu chứng đường tiêu hóa trên <br />
Được thực hiện nội soi tiêu hóa trên <br />
‐ Tiêu chuẩn loại trừ: <br />
Tiền sử đã làm xét nghiệm chẩn đoán và / <br />
hoặc điều trị tiệt trừ H. pylori. <br />
Chưa từng được điều trị bệnh đường tiêu <br />
hóa trên. <br />
<br />
Tiêu Hóa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Có dùng thuốc ức chế bơm proton, kháng <br />
thụ thể H2, kháng sinh, bismuth ≤ 4 tuần. <br />
Tiền căn phẫu thuật đường tiêu hóa trên <br />
hoặc ung thư đường tiêu hóa trên. <br />
Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang, với <br />
phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu <br />
được tính theo công thức: <br />
<br />
Z12−α / 2 × p (1 − p )<br />
n=<br />
d2<br />
<br />
<br />
Trong đó: n là cỡ mẫu, chọn d (độ chính <br />
xác tuyệt đối mong muốn) là 0,05; α = 0,05 <br />
tương ứng với Z1‐α/2 = 1,96; p =0,149 là tỉ lệ ước <br />
đoán của quần thể, được tính dựa trên tỉ lệ <br />
VTQTN theo nghiên cứu trước đây của chúng <br />
tôi(11). Áp dụng vào công thức trên tính được <br />
cỡ mẫu tối thiểu n = 197. <br />
<br />
Phương pháp tiến hành <br />
Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu được <br />
thực hiện nội soi tiêu hóa trên bằng máy nội soi <br />
Olympus Video Exera GIF‐160 hoặc GIF‐150Q. <br />
Trên nội soi ghi nhận các tổn thương ở thực <br />
quản, dạ dày và tá tràng. Ở mỗi bệnh nhân, chẩn <br />
đoán nhiễm H. pylori được đánh giá đồng thời <br />
bằng xét nghiệm urease nhanh dựa trên mẫu mô <br />
sinh thiết và xét nghiệm mô bệnh học. <br />
Xét nghiệm urease nhanh dựa trên mẫu <br />
mô sinh thiết: một mẫu mô được lấy ở vùng <br />
1/3 dưới thân vị phía bờ cong lớn, phía trên <br />
đường ranh giới thân‐hang vị khoảng 2cm. Vị <br />
trí sinh thiết này đã được chứng minh là giúp <br />
thử nghiệm urease dựa trên mẫu mô sinh thiết <br />
đạt độ nhạy chẩn đoán H. pylori tối ưu(10). Chế <br />
phẩm dùng cho thử nghiệm này trong nghiên <br />
cứu của chúng tôi là PyloriTek (Serim <br />
Research Corp., Elkhart, Ind.) có độ nhạy 90‐<br />
98,5% vả độ chuyên biệt 97‐100%(3,7). <br />
Xét nghiệm mô bệnh học: hai mẫu mô được <br />
sinh thiết từ vùng giữa hang vị và giữa thân vị <br />
phía bờ cong lớn. Trên giải phẫu bệnh nhuộm <br />
Giemsa để đánh giá tình trạng nhiễm H. pylori. <br />
<br />
579<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong <br />
nghiên cứu <br />
<br />
về tỉ lệ nhiễm H. pylori trong các thể bệnh được <br />
trình bày ở biều đồ 1. <br />
<br />
Mức độ VTQTN được đánh giá theo phân <br />
loại Los‐Angeles(16). <br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm nội soi của nhóm nghiên cứu <br />
<br />
Loét hoặc sẹo loét dạ dày – tá tràng đều <br />
được xếp chung vào nhóm loét dạ dày – tá tràng <br />
vì bệnh nhân trong nghiên cứu chưa từng có <br />
tiền sử điều trị H. pylori và do tính chất bệnh loét <br />
dạ dày – tá tràng có thể tự lành và tái phát theo <br />
chu kỳ nếu không điều trị nguyên nhân. Bệnh <br />
nhân được xem là có nhiễm H. pylori nếu kết quả <br />
PyloriTek (+) trong vòng 1 giờ và / hoặc trên mô <br />
bệnh học quan sát thấy H. pylori. <br />
<br />
Quản lý và phân tích số liệu <br />
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để quản lý số <br />
liệu và phân tích thống kê. Sử dụng thống kê mô <br />
tả để tính trung bình và tỉ lệ; phép kiểm χ2 để <br />
khảo sát mối liên quan giữa hai biến định tính <br />
và hồi qui đa biến để xác định các yếu tố nguy <br />
cơ của VTQTN. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2012, chúng <br />
tôi có 203 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn tham gia <br />
nghiên cứu với tuổi trung bình là 36 ± 11 (nhỏ <br />
nhất 18, lớn nhất 76). Có 57,6% (117/203) bệnh <br />
nhân nữ và 47,4% (86/203) bệnh nhân nam. Tỉ lệ <br />
nam:nữ là 1:1,36. Tỉ lệ nhiễm HP của nhóm <br />
nghiên cứu là 56,2% (114/203). <br />
<br />
Đặc điểm tổn thương<br />
trên nội soi<br />
n<br />
%<br />
Bình thường<br />
7<br />
3,4<br />
Viêm dạ dày – tá tràng<br />
152<br />
74,9<br />
Loét / sẹo loét dạ dày<br />
5<br />
2,5<br />
Loét / sẹo loét tá tràng<br />
17<br />
8,4<br />
VTQTN<br />
20<br />
9,9<br />
VTQTN và loét dạ dày – tá tràng<br />
2<br />
1<br />
Tổng cộng<br />
203<br />
100<br />
<br />
Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm H. pylori theo dạng tổn thương <br />
trên nội soi <br />
<br />
Bình thường<br />
VTQTN<br />
Viêm dạ dày – tá tràng<br />
Loét / sẹo loét dạ dày<br />
Loét / sẹo loét tá tràng<br />
VTQTN kết hợp loét dạ dày –<br />
tá tràng<br />
<br />
Tỉ lệ HP nhiễm tính riêng<br />
theo tổn thương trên nội<br />
soi<br />
n<br />
%<br />
1/7<br />
14,3<br />
5/20<br />
25<br />
86/152<br />
56,6<br />
4/5<br />
80<br />
16/17<br />
94,1<br />
2/2<br />
<br />
100<br />
<br />
<br />
<br />
Đặc điểm nội soi và tỉ lệ nhiễm <br />
Helicobacter pylori trong các thể bệnh <br />
Tỉ lệ VTQTN trong nghiên cứu là 10,9% <br />
(22/203) trong đó 9,1% (2/22) trường hợp có kết <br />
hợp đồng thời với loét dạ dày – tá tràng (bảng <br />
1). Tất cả các trường hợp VTQTN trong nghiên <br />
cứu đều ở mức độ nhẹ theo phân loại Los <br />
Angeles với tỉ lệ bệnh nhân có độ A và B lần lượt <br />
là 90,9% (20/22) và 9,1% (2/22). Tỉ lệ nhiễm H. <br />
pylori theo từng dạng tổn thương trên nội soi <br />
được trình bày ở bảng 2. Nếu không tính 2 <br />
trường hợp có tổn thương phối hợp VTQTN và <br />
loét dạ dày – tá tràng, chúng tôi có được kết quả <br />
<br />
580<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỉ lệ nhiễm H. pylori theo dạng tổn <br />
thương trên nội soi tiêu hóa trên <br />
<br />
Liên quan giữa VTQTN với tuổi, giới và <br />
Helicobacter pylori <br />
Chúng tôi gộp bệnh nhân trong nghiên cứu <br />
thành ba nhóm: Nhóm 1 bao gồm các bệnh nhân <br />
có kết quả nội soi bình thường hoặc viêm dạ dày <br />
– tá tràng. Nhóm này tương ứng với rối loạn tiêu <br />
hóa chức năng hoặc BTNDDTQ không có tổn <br />
thương trên nội soi. Nhóm 2 gồm các bệnh nhân <br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
có loét hoặc sẹo loét ở dạ dày – tá tràng và nhóm <br />
3 gồm các bệnh nhân bị VTQTN. Nếu lấy nhóm <br />
1 làm nhóm tham chiếu thì tỉ số chênh về nhiễm <br />
H. pylori ở nhóm loét dạ dày ‐ tá tràng cao gấp <br />
8,27 (p=0,001, KTC95% 1,87 – 36,6) và nhóm <br />
VTQTN thấp hơn và chỉ bằng 0,27 (p=0,017, <br />
KTC95% 0,09 – 0,79). <br />
Trong nghiên cứu này có 2 trường hợp đồng <br />
thời có tổn thương VTQTN và loét dạ dày – tá <br />
tràng nên chúng tôi không đưa vào phân tích <br />
mối liên quan. Dựa trên kết quả phân tích đơn <br />
biến chúng tôi có kết quả ở bảng 3. <br />
Bảng 3: Mối liên quan giữa VTQTN với tuổi, giới và <br />
tình trạng nhiễm H. pylori <br />
Viêm thực quản do<br />
trào ngược<br />
Có<br />
Không<br />
12/8<br />
72/109<br />
<br />
0,068<br />
<br />
35,7 ± 11<br />
<br />
0,44<br />
<br />
107/181<br />
<br />
0,004<br />
<br />
Giới (nam/nữ)<br />
Tuổi (trung bình ± độ<br />
38,3 ± 9,8<br />
lệch chuẩn)<br />
H. pylori (+)<br />
5/20<br />
<br />
p<br />
<br />
Khi phân tích hồi qui đa biến chúng tôi ghi <br />
nhận có 2 yếu tố có liên quan độc lập với <br />
VTQTN là giới tính nam (p=0,034, OR = 2,9 <br />
(KTC95%, 1,1 – 7,8)); và nhiễm H. pylori (p=0,004, <br />
OR = 0,2 (KTC95%, 0,07 – 0,6)). <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Tỉ lệ VTQTN và loét dạ dày – tá tràng <br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ <br />
VTQTN là 10,9% và tỉ lệ loét dạ dày – tá tràng là <br />
11,9%. Số liệu theo nghiên cứu được lấy mẫu <br />
trong năm 2011 của chúng tôi tại cùng bệnh viện <br />
cho thấy tỉ lệ VTQTN cao hơn (16,9%) và tỉ lệ <br />
loét dạ dày – tá tràng thấp hơn (6%)(12). Một đặc <br />
điểm khác là tất cả các trường hợp VTQTN được <br />
ghi nhận trong nghiên cứu này đều ở mức độ <br />
nhẹ trong khi các nghiên cứu trong nước thực <br />
hiện tại các bệnh viện tuyến sau cho thấy tỉ lệ <br />
VTQTN mức độ nặng từ 1,9 – 5,9%(6, 12, 13, 19). Điều <br />
này có thể lí giải là do đối tượng bệnh nhân <br />
trong các nghiên cứu trước đây bao gồm cả <br />
những trường hợp đã từng được điều trị ở các <br />
bệnh viện tuyến trước nhưng không thành công. <br />
VTQTN có khuynh hướng dễ tái phát khi ngưng <br />
<br />
Tiêu Hóa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thuốc, đặc biệt là các trường hợp VTQTN mức <br />
độ nặng. Trong khi đó, tỉ lệ loét dạ dày – tá tràng <br />
(với nguyên nhân thường gặp nhất là H. pylori) <br />
có khuynh hướng giảm một khi đã tiệt trừ thành <br />
công. Do đó không có gì đáng ngạc nhiên là số <br />
liệu thống kê tại các bệnh viện tuyến trên có <br />
khuynh hướng cho tỉ lệ VTQTN cao hơn trong <br />
khi tỉ lệ loét dạ dày – tá tràng thấp hơn so với các <br />
đơn vị y tế cơ sở, đồng thời tỉ lệ VTQTN mức độ <br />
nặng ở tại các bệnh viện tuyến sau cũng sẽ cao <br />
hơn. Khi hồi cứu y văn trong nước, chúng tôi <br />
chưa ghi nhận nghiên cứu nào cho thấy số liệu <br />
thực tế tại các tuyến y tế ban đầu. Tuy nghiên <br />
cứu này được tiến hành tại bệnh viện ĐHYD TP <br />
HCM là một bệnh viện tuyến sau, chúng tôi cho <br />
rằng với tiêu chuẩn chọn bệnh chỉ bao gồm các <br />
bệnh nhân chưa từng được điều trị bệnh đường <br />
tiêu hóa trên thì số liệu của nghiên cứu sẽ gần <br />
giống như tại tuyến y tế cơ sở. Đặc điểm <br />
VTQTN mức độ nhẹ của nhóm bệnh nhân tham <br />
gia nghiên cứu này là một cơ sở lý luận quan <br />
trọng cho chiến lược điều trị duy trì kiểu ngắt <br />
quãng hoặc theo nhu cầu vốn thuận tiện và tiết <br />
kiệm hơn, phù hợp với VTQTN ở châu Á(21). <br />
<br />
Liên quan giữa nhiễm Helicobacter pylori <br />
và các thể bệnh trên nội soi <br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ <br />
lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân loét dạ dày và <br />
loét tá tràng trong nghiên cứu lần lượt là 80% và <br />
94,1% và khi tính chung là 90,9%. Như vậy, mặc <br />
dù nghiên cứu tại ở một số quốc gia gần đây ghi <br />
nhận rằng tỉ lệ loét dạ dày – tá tràng không do <br />
H. pylori có xu hướng ngày càng tăng(8), số liệu <br />
hiện tại ở nước ta cho thấy tỉ lệ nhiễm H. pylori <br />
trong các thể bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng <br />
gần như không thay đổi gì so với trước đây. Do <br />
đó, trong các trường hợp phát hiện bệnh nhân <br />
có loét dạ dày – tá tràng trên nội soi nhưng kết <br />
quả xét nghiệm chẩn đoán H. pylori (‐), cần thận <br />
trọng xem xét lại các yếu tố gây âm tính giả của <br />
phương pháp chẩn đoán và trong trường hợp <br />
cần thiết có thể cần phải phối hợp với một <br />
phương pháp chẩn đoán H. pylori thứ hai. <br />
<br />
581<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy <br />
nhiễm H. pylori liên quan với giảm nguy cơ <br />
VTQTN gấp 5 lần. Đây là nghiên cứu đầu tiên <br />
trong nước cho thấy mối liên quan này. Một số <br />
nghiên cứu trước đây tại các cộng đồng khác <br />
cũng cho thấy có mối liên quan nghịch giữa <br />
nhiễm H. pylori và VTQTN. Chung và cs (2011) <br />
thực hiện một nghiên cứu bệnh chứng có kết <br />
xứng hai yếu tố tuổi và giới trên 5,616 trường <br />
hợp kiểm tra sức khỏe được làm nội soi tiêu hóa <br />
trên và chẩn đoán nhiễm H. pylori bằng xét <br />
nghiệm huyết thanh học tại Hàn Quốc(1). Kết <br />
quả của nghiên cứu này cho thấy tần suất <br />
nhiễm H. pylori ở nhóm bệnh nhân VTQTN <br />
thấp hơn nhóm bệnh nhân không bị VTQTN <br />
(38,4% so với 58,2%, p