intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm tuyến giáp (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

108
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều trị: a) Giai đoạn cấp tính: + Prednislon: uống 10-20 mg/ngày. - Rất có hiệu quả, đau giảm đi nhanh trong vòng vài giờ sau dùng thuốc. Nếu đau không giảm thì có thể không phải là bệnh Viêm tuyến giáp bán cấp. - Sau một tuần có thể giảm dần Prednislon xuống.Như vậy không cần phải dùng Corticoid lâu quá vài tuần. + Propranolon: uống 20-40 mg 3-4 lần một ngày. Dùng khi có các triệu chứng cường giáp. Không dùng các thuốc kháng giáp vì không có tác dụng gì. b) Giai đoạn nhược giáp: Chủ yếu dùng Levothyroxine với liều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm tuyến giáp (Kỳ 3)

  1. Viêm tuyến giáp (Kỳ 3) 5. Điều trị: a) Giai đoạn cấp tính: + Prednislon: uống 10-20 mg/ngày. - Rất có hiệu quả, đau giảm đi nhanh trong vòng vài giờ sau dùng thuốc. Nếu đau không giảm thì có thể không phải là bệnh Viêm tuyến giáp bán cấp. - Sau một tuần có thể giảm dần Prednislon xuống.Như vậy không cần phải dùng Corticoid lâu quá vài tuần. + Propranolon: uống 20-40 mg 3-4 lần một ngày. Dùng khi có các triệu chứng cường giáp. Không dùng các thuốc kháng giáp vì không có tác dụng gì. b) Giai đoạn nhược giáp: Chủ yếu dùng Levothyroxine với liều 0.10-0.15 mg/ngày trong vòng vài tháng.
  2. c) Giai đoạn hồi phục: Trong một số trường hợp tuyến giáp không hoàn toàn thu nhỏ về như bình thường mà còn để lại một khối nhân trên tuyến thì có thể chỉ định mổ để cắt bỏ khối nhân đó. B. Viêm tuyến giáp Lympho bào bán cấp tính: Còn được gọi là bệnh Viêm tuyến giáp không đau, Viêm tuyến giáp yên lặng… Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ sau khi mới sinh con. Biểu hiện đặc trưng là có các triệu chứng cường giáp xuất hiện đột ngột, độ tập trung Iot phóng xạ tại tuyến giáp giảm, bướu giáp to và không đau. 1. Bệnh căn: Hiện nay chưa rõ ràng, có nhiều giả thuyết như: + Rối loạn tự miễn dịch: trong máu bệnh nhân thấy có tăng các tự kháng thể kháng tuyến giáp. + Yếu tố di truyền: những người có kháng nguyên tương hợp tổ chức HLA- DRw3 vầ HLA-DRw5 thường mắc bệnh này.
  3. + Virut: bệnh có kiểu tiến triển lâm sàng rất giống bệnh Viêm tuyến giáp bán cấp. 2. Mô bệnh học: Tổ chức tuyến giáp có thâm nhiễm Lympho nhưng không thâý có các tế bào khổng lồ và các mô hạt như ở bệnh Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính. 3. Triệu chứng chẩn đoán: a) Giai đoạn cường giáp: Thường xuất hiện ở phụ nữ mới sinh con (6 tuần đến 3 tháng). Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tuần đến 3-4 tháng. Đây là thời kỳ nhu mô giáp bị tổn thương giải phóng Hocmon dự trữ ra máu. Các triệu chứng cơ bản là: + Bướu giáp: thường to lan toả, mức độ trung bình, mật độ chắc, không đau. Tuy nhiên có khoảng 50% bệnh nhân không thấy có bướu. + Hội chứng cường giáp: - Hồi hộp, đánh trống ngực, ra nhiều mồ hôi, ăn uống nhiều nhưng vẫn gày sút…
  4. - Nồng độ T3, FT3, T4, FT4 đều tăng. Tuy nhiên độ tập trung 131I phóng xạ tại tuyến giáp thường bị ức chế và ở mức dưới 5% sau 24 giờ (do quá trình viêm làm tổn thương các tế bào tuyến giáp). + Xét nghiệm tìm kháng thể kháng tuyến giáp: thấy dương tính ở trên 50% số bệnh nhân. b) Giai đoạn bình giáp: Bắt đầu tiếp theo giai đoạn trên và thường kéo dài khoảng 3-6 tuần. Đây là thời kỳ tuyến giáp đã dần dần giải phóng hết các Hocmon của nó. Các triệu chứng cơ bản là: + Bướu giáp: thường thu nhỏ và chắc lại. + Toàn thân: ở tình trạng bình giáp. + Xét nghiệm thấy: nồng độ các Hocmon tuyến giáp trong máu có thể ở mức bình thường nhưng độ tập trung 131I phóng xạ tại tuyến giáp thấp. c) Giai đoạn nhược giáp: Có khoảng 25-40% số bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn nhược giáp. Giai đoạn này bắt đầu tiếp sau Giai đoạn bình giáp và thường kéo dài khoảng 2-3 tháng.
  5. Trong thời kỳ này tuyến giáp đã hết Hocmon dự trữ và chuyển sang tình trạng nhược giáp. Các triệu chứng cơ bản là: + Tuyến giáp: thường chắc và nhỏ lại. + Toàn thân: có các triệu chứng nhược giáp như: mạch chậm, kém ăn, kém chịu lạnh, da khô và lạnh… + Xét nghiệm: nồng độ các Hocmon tuyến giáp (T3, FT3, T4, FT4) đều giảm, độ tập trung 131I phóng xạ giảm… d) Giai đoạn hồi phục: Sau giai đoạn nhược giáp thì bệnh nhân chyển sang thời kỳ hồi phục dần chức năng tuyến giáp cả trên lâm sàng và cận lâm sàng. Tuy nhiên có khoảng một phần ba số bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng như: bướu giáp to, nhược giáp ở các mức độ khác nhau… Các bệnh nhân đã bị Viêm tuyến giáp không đau sau đẻ thì rất có thể bị tái phát ở lần đẻ sau đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2