<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạ Chí Đại Trường<br />
<br />
Tên sách: Việt Nam thời Tây Sơn-Lịch sử nội chiến 1771-1802<br />
Tác giả: Tạ Chí Đại Trường<br />
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân<br />
Kích thước: 14,5x20,5 cm<br />
Năm xuất bản: 2007<br />
Nguồn: Quân sử Việt Nam Số hoá: ptlinh, chuongxedap <br />
Làm Ebook: Cotyba<br />
Ngày hoàn thành: 19-07-2008<br />
<br />
<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
MỤC LỤC:<br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
PHẦN THỨ NHẤT - TAN RÃ Ở NAM HÀ (1771 - 1785)<br />
<br />
Chương 1. CÁC LỰC LƯỢNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐẾN<br />
KHOẢNG 1775<br />
Tiết 1 BIẾN CHUYỂN TỚI 1775: TÂY SƠN KHỞI NGHĨA<br />
Tiết 2 LỰC LƯỢNG NGOẠI QUỐC<br />
<br />
Chương 2 - GIA ĐỊNH, ĐẤT TRANH CHIẾM QUYẾT LIỆT<br />
Tiết 3 ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ CHÚA TÔI NHÀ NGUYỄN<br />
Tiết 4 NGUYỄN PHÚC ÁNH VÀ QUYỀN UY Ở GIA ĐỊNH<br />
Tiết 5 KỸ THUẬT TÂY PHƯƠNG RỤT RÈ BƯỚC VÀO CHIẾN<br />
TRANH NAM HÀ<br />
Tiết 6 CHIẾN THẮNG TÂY SƠN TRƯỚC VIỆN BINH XIÊM LA<br />
<br />
PHẦN THỨ HAI - SỰ TAN RÃ Ở BẮC HÀ VÀ PHẢN ỨNG DỘI<br />
NGƯỢC KHI TÂY SƠN BÀNH TRƯỚNG (1786 – 1789)<br />
<br />
Chương 3 CHIẾN TRANH BẮC HÀ 1<br />
Tiết 7 CHIẾN TRANH TIÊU DIỆT HỌ TRỊNH<br />
Tiết 8 NỒI DA XÁO THỊT<br />
Tiết 9 ĐỐNG ĐA: TỘT ĐỈNH CỦA TÂY SƠN<br />
<br />
<br />
Chương 4 - HỌ NGUYỄN TRUNG HƯNG<br />
Tiết 10 NGUYỄN PHÚC ÁNH CẦU VIỆN TÂY PHƯƠNG<br />
Tiết 11 NGUYỄN ÁNH VÀ TÂY SƠN CỦA GIA ĐỊNH<br />
Tiết 12 TIẾP VIỆN CỦA BÁ-ĐA-LỘC<br />
<br />
PHẦN THỨ BA - GIAI ĐOẠN THANH TOÁN NGUYỄN - TÂY<br />
SƠN (1789-1802)<br />
<br />
Chương 5. SỰ CỦNG CỐ ĐÔI BÊN Ở THẾ GIẰNG CO<br />
Tiết 13 NHỮNG LỰC LƯỢNG CHIẾN ĐẤU<br />
Tiết 14 DÂN ĐẠI VIỆT Ở CUỐI THẾ KỶ XVIII<br />
Tiết 15 CHIẾN TRANH VỚI NGUYỄN NHẠC<br />
<br />
Chương 6 - GIA ĐỊNH VÀ PHÚ XUÂN ĐỐI ĐẦU<br />
Tiết 16 CÁI CHẾT CỦA NGUYỄN HUỆ<br />
Tiết 17 DAO ĐỘNG Ý THỨC HỆ Ở GIA ĐỊNH<br />
Tiết 18 ĐÁNH VÀ GIỮ Ở QUY NHƠN<br />
Tiết 19 CHIẾN TRANH Ở PHÚ XUÂN VÀ BẮC HÀ<br />
<br />
Chương kết<br />
Tiết 20 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ CHẤM DỨT PHÂN TRANH<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
NHỮNG BỨC THƯ NÔM CỦA NGUYỄN ÁNH.<br />
SÁCH BÁO THAM KHẢO<br />
NHẬT KÍ HÀNH QUÂN TRONG CHIẾN TRẬN NGUYỄN - TÂY<br />
SƠN<br />
<br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
hởi nghĩa Tây Sơn là một đề tài luôn luôn hấp dẫn giới nghiên cứu Việt<br />
K<br />
Nam. Đây không phải chỉ là một cuộc khởi nghĩa đã đánh đổ được hai dòng<br />
họ phong kiến trị vì trong nhiều thế kỷ ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, mà<br />
còn hoàn thành sự nghiệp chống ngoại xâm đánh lui hai kẻ thù hùng mạnh ở<br />
miền nam và miền bắc. Vì vậy trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ<br />
hai, khi tinh thần dân tộc được nâng cao do tác động của các phong trào<br />
đấu tranh giải phóng, thì cuộc khởi nghĩa lại trở thành trọng tâm chú ý của<br />
nhiều nhà sử học. Tiếp đến trong những năm sau chiến tranh chống Pháp,<br />
trong xu hướng đề cao vai trò động lực lịch sử của nông dân, cuộc nổi dậy<br />
của những người anh hùng áo vải lại tăng thêm sức hấp dẫn các nhà sử học<br />
Mác xít ở miền Bắc, muốn chứng minh cho một định đề có sẵn. Thậm chí có<br />
tác giả còn đi đến nhận định đây là một cuộc cách mạng nông dân, hoặc đi<br />
xa hơn, cho đây là cái mốc đánh dấu sự hình thành của dân tộc Việt Nam.<br />
Cho đến nay, trong thư mục của Thư viện Quốc gia Hà Nội, đã có không<br />
dưới 60 cuốn sách của các tác giả Việt Nam nghiên cứu về phong trào này,<br />
đấy là chưa kể hàng trăm hàng ngàn bài báo và tạp chí cứ mỗi năm đến<br />
ngày Tết nguyên đán lại nhắc đến chiến thắng Đống Đa lịch sử và đưa ra<br />
những đánh giá mới về cuộc khởi nghĩa.<br />
Nhưng rồi những suy nghĩ cảm tính dần dần cũng lắng đọng để đi đến<br />
những phân tích lý trí. Các nhà nghiên cứu quan tâm hơn đến những tài liệu<br />
bổ trợ ngoài lịch sử chính thống, đặc biệt là những tài liệu dân gian và<br />
những văn bản của thời đó còn sót lại, mong dựng lại một bức tranh chính<br />
xác về bản chất cuộc khởi nghĩa. Phải thừa nhận rằng trong mấy thập niên<br />
qua, chúngg ta đã sưu tập được khá nhiều tài liệu mới về Tây Sơn, từ những<br />
văn bia bị bỏ quên, những gia phả trong các dòng họ, đến những văn thư<br />
trao đổi ở các đồn biên cảnh còn lưu giữ được, và nhất là những câu chuyện<br />
kể dân gian rất phong phú. Nhưng lúc này chúng ta đang đứng trước một<br />
thách thức, đó là tài liệu về thời Tây Sơn còn lại không đầy đủ, nhiều lỗ<br />
hổng chưa được chứng minh. Chẳng hạn riêng chuyện các viên tướng Tây<br />
Sơn chỉ huy các mũi tấn công Thăng Long năm 1789, cũng đã làm tốn bao<br />
giấy mực tranh luận mà vẫn chưa làm người đọc thỏa mãn.<br />
Chính vì vậy mà việc tái bản cuốn Việt Nam thời Tây Sơn của Tạ Chí<br />
Đại Trường là một đóng góp mới đối với việc nghiên cứu lịch sử cuộc khởi<br />
nghĩa. Có lẽ đây là một trong những công trình sớm nhất đã cố gắng thu<br />
thập tối đa những tư liệu viết về Tây Sơn của đủ các loại người, từ các sử<br />
gia chính thống, đến những người trong cuộc đương thời, và quan trọng hơn<br />
là lời chứng của các giáo sĩ, thương nhân và bọn phiêu lưu nước ngoài đã<br />
có mặt ở Đại Việt trong những thời kỳ đó (sách xuất bản lần đầu năm 1970<br />
<br />