<br />
<br />
Tiết 12<br />
<br />
<br />
TIẾP VIỆN CỦA BÁ-ĐA-LỘC<br />
“Je ferai seul la révolution” * Các tay phiêu lưu Tây phương ở Việt<br />
Nam: vai trò, địa vị và ảnh hưởng của họ.<br />
Phút đâu tàu đã chạy lên,<br />
Buồm trương gió du [?] hai bên kéo lèo.<br />
Tới nơi Bến Nghé gieo neo,<br />
Dưới trên buồm cuốn xả lèo răng răng.<br />
Đùng đùng súng bắn liên thanh<br />
Chiêng cồng mừng rỡ vang râng dầy dầy.<br />
Hai bên tứ diện đông tây,<br />
Dưới trên thiên hạ dầy dầy đều coi.<br />
Mừng tàu rày đã tới nơi,<br />
<br />
[319]<br />
Mừng Thầy lại với Con người đã sang<br />
.<br />
Đó là những lời thuật chuyện đón rước Bá-đa-lộc và Hoàng tử Cảnh của<br />
một tác giả vô danh nào đó. Cả hai cùng đoàn tuỳ tùng và 4 giáo sĩ bước lên<br />
chiếc tàu La Méduse quá giang về. Ngày 28-7-1789 họ cập bến Vũng Tàu, ở<br />
[320]<br />
đó đã có Tôn Thất Hội đón rước<br />
. viên thuyền trưởng, Hầu tước De<br />
Rosily Meros cho bắn 15 phát súng, cho De Béhin và vài sĩ quan đưa lên.<br />
Luôn thể ông cũng tỏ một cử chỉ bặt thiệp: “Tôi tưởng có bổn phận phải<br />
thêrn vào cho sứ bộ nhỏ bé này 2.000 cân thuốc súng để cho cậu Hoàng tử<br />
không có dáng trở về với hai bàn tay không và để làm vui lòng Giám mục đã<br />
[321]<br />
tỏ vẻ ước muốn chúng lắm”<br />
.<br />
Hai chứng nhân ở hai địa vị có hai lối nhìn riêng về cuộc đón rước.<br />
Nhưng tất cả đều là sự thực bởi vì chúng lộ cho ta thấy nhưng khía cạnh<br />
khác nhau của sự thực. Sự thực là một bên ở phía Gia Định, ngoài tấm lòng<br />
của một người cha “quan sơn vạn lý hoài niệm”, nay hân hoan thấy mặt con,<br />
còn có những người dân lính, quan vua mừng rỡ được thấy bạn bè tiếp sức,<br />
đem từ phương xa lại sự tin tưởng thắng lợi ở ngày mai. Sự thực là đám<br />
người trở về đó có lúc cũng đã tin tưởng như đám người đón rước họ bây<br />
<br />
giờ, mà rốt lại lúc này chỉ là “một sứ bộ nhỏ bé”, đi không lại trở về không.<br />
Nhưng sự việc đã ném tung ra rồi thì nó sẽ mắc nối để lôi cuốn các sự<br />
việc khác xảy ra tiếp. Cảnh đi cầu viện, các nước Tây phương đều biết. Duy<br />
họ không can thiệp được vì chính họ đang phải lo gỡ rối cho họ, gỡ mối<br />
bòng bong mà chính nền văn minh họ đã tạo ra.<br />
Chính phủ đã không giúp ích gì được thì các tư nhân phân tích tình hình<br />
theo lối nhìn riêng của họ đã bày tỏ sự tán đồng can thiệp. “Người Pháp<br />
không can thiệp vào Nanh Hà thì thiếu dịp khác để thành lập một cơ sở vững<br />
chắc và quý giá trên một xứ sở sẽ đem lại cho quốc gia một nền thương mại<br />
độc quyền hơn 20 triệu đồng và đặc biệt là việc giao thương với Trung Hoa<br />
[322]<br />
mà khỏi cần qua Quảng Châu”<br />
. Chính khi những dư luận đó trở thành<br />
những đề nghị cụ thể thì Bá-đa-lộc mới có thể giận dỗi De Conway để nói<br />
thẳng vào mặt ông này là “Một mình tôi cũng đủ làm nên việc đảo lộn”.<br />
Trong chuyến từ Pháp về, Bá-đa-lộc ghé Ile de France viết thư cho De<br />
Montmorin: “Ở đảo này, tôi đã thấy các nhà cầm quyền sẵn sàng nhận lãnh<br />
quan điểm của Triều đình. Tất cả những gì có liên quan đến cuộc viễn chinh<br />
[323]<br />
ở Cochinchine đều phải tiên liệu từ chỗ này và đã xong rồi”<br />
. Thực vậy,<br />
Bá-đa-lộc tiếp tục đường về thì trong cuộc hội nghị ở Port Louis ngày 3-91788, các nhà cầm quyền ở các đảo Ile de France, Bourbon đã ra tuyên ngôn<br />
xin tự do giao thương với Cochinchine. Thế rồi trong một tờ trình gởi cho<br />
Quốc hội Pháp ngày 2-12-1790, dân chúng (?) các đảo đã nói: “Ở đây có<br />
những tay tình nguyện, những bọn Cafres, tàu bè khí giới cho cuộc viễn<br />
chinh đó. Nhiều nhà buôn yêu nước của thuộc địa này đã dâng cho Giám<br />
mục d’Adran tài nguyên của họ để giúp ông thi hành một dự tính thật có lợi<br />
[324]<br />
cho quốc gia Pháp”<br />
.<br />
Quần đảo Côn Lôn nằm ngoài biển là nơi thuận tiện nhất để đón chào các<br />
tàu thuyền Tây phương. Từ năm 1779, Nguyễn Ánh đã đặt ở đây những viên<br />
quan mang chứng minh thư của “P.J.G. Giám mục d’Adran” giới thiệu với<br />
các thuyền trưởng Tây phương, mời họ vào bến, cho tin tức. Chủ đích của<br />
Pigneau là đón tàu Pháp nhưng Gia Định không cần phân biệt điều đó mà chỉ<br />
[325]<br />
cần tàu Tây để giao thương thôi<br />
. Chính ở Côn Lôn là nơi vào tháng 91788 chiếc tàu La Dryade trong sứ mệnh dò tình hình Nam Hà đã thả lại Hồ<br />
[326]<br />
Văn Nghị và 1.000 khẩu súng mua cho Nguyễn Ánh<br />
. Lính thuỷ tàu Tây<br />
trốn xuống ở đây. Cũng ở đây vào cuối năm 1790 Nguyễn Ánh dùng làm nơi<br />
[327]<br />
nuôi ngựa cho quân đội dùng<br />
.<br />
Nhưng khi Gia Định đã bình yên thì Vũng Tàu hay chính Bến Nghé sẽ là<br />
nơi đón các tàu, thuyền tiếp viện. Bá-đa-lộc gom góp tiền bạc, khí giới lương<br />
<br />
thực chất lên các tàu ông thuê ở Ile de France và cả ở Pondichéry nữa nhờ sự<br />
giúp đỡ của các nhà buôn như đã biết. Nguyễn Ánh làm chủ Gia Định rồi sẽ<br />
có đủ tiền bạc mà đeo đuổi chiến tranh. Qua lời thư của De Guignes, Viên<br />
Lãnh sự Pháp ở Macao, ta thấy ông đã làm trung gian mua cho Nguyễn Ánh<br />
nhiều chiếc tàu. Và cũng từ Macao trong những tháng cuối năm 1789, 8, 9<br />
chiếc tàu đi buôn ở Cochinchine đã mang theo nhiều thứ khí giới quân dụng.<br />
Một trong những chiếc tàu đó là chiếc la Garonne đã bán cho sứ giả Nguyễn<br />
[328]<br />
ở Xiêm hai khẩu đại bác<br />
. Tất cả những chuyến mua bán đó làm cho<br />
Nguyễn Ánh có dưới quyền một số tàu chiến Tây Phương quan trọng. L.M<br />
Jean de Jesus Maria viết thư từ Chợ Quán ngày 4-3-1790 ghi nhận Ánh có<br />
“khoảng 10 chiếc tàu Bồ và 1 chiếc tàu Pháp tất cả đều là tàu buôn nhưng võ<br />
[329]<br />
trang với đầy đủ khí giới quân dụng”<br />
. Nhưng quan trọng hơn cả là việc<br />
có đám người Tây phương giúp. Ở Gia Định có đến 140 sĩ quan và 80 lính<br />
Pháp. Một bức thư của Bá-đa-lộc ngày 18-7-1794 nói đến 40 người Âu trong<br />
[330]<br />
bộ binh, thêm vào chừng ấy nữa trên các tàu đồng<br />
. Và không phải chỉ<br />
có người Pháp mà thôi. Crawfurd vào Huế tháng 10-1822 thấy ở đó một bài<br />
[331]<br />
vị người Irlandais<br />
. M. Đức Chaigneau ghi nhận có cả người Anh,<br />
[332]<br />
Irlandais<br />
.<br />
Binh lính Pháp phần nhiều là thuộc các đội thuỷ quân tình nguyện, thu<br />
nhặt ở những gia đình trung lưu đã được hưởng một nền giáo dục tự do nên<br />
chịu sự quyến rũ của khung cảnh xa xứ lạ để lăn mình vào những chiếc tàu<br />
[333]<br />
đi đây đi đó<br />
. Số đông này kẻ trước người sau, có khi kẻ tới chán bỏ đi,<br />
người mới lại lăn vào, tựu trung có một số hoạt động hơn cả mà sử quan<br />
Nguyễn còn ghi lại là Đa-đột (Jean Marie Dayot), Ô-li-vi hay ông Tín<br />
(Alexis Olivier de Puynamel), Ba-nê-ô hay Nguyễn Văn Thắng<br />
(J.B.Chaigneau), Lê Văn Lăng (De Forçan), Ba-la-di (Laurent Barizy),<br />
[334]<br />
Nguyễn Văn Chấn (Philippe Vannier), tất cả đều được chức Cai đội<br />
.<br />
Dayot được phong làm Trí Lược hầu tháng 6-1790. trông coi chiếc tàu<br />
“Đồng Nai” và có dự trận thuỷ chiến Thi Nại 1792, là “linh hồn và chủ<br />
tướng của thuỷ quân Nguyễn” như Giáo sĩ La Bissachère đã nói. Có thể tin<br />
được điều này vì chính ông đã từng là chủ tàu Adélaid năm 1786. Nhân dịp<br />
theo thuỷ quân Gia Định đánh Tây Sơn, ông đã đi dò xét các hải cảng xem<br />
nông sâu, trong khi Olivier cũng làm việc tương tự định vị trí trên đất<br />
[335]<br />
liền<br />
.<br />
Với chức Vệ uý Thần sách Vệ ban và sau đó, Thuộc nội Vệ uý, làm Cai<br />
<br />
đội trong quân Thần sách, một thứ chủ lực quân, Olivier đã có mặt nhiều<br />
[336]<br />
nhất trong sử sách nhà Nguyễn<br />
. Chỉ là một binh nhì trên tàu La Dryade,<br />
ông trốn ở Poulo Condore ngày 19-9-1788 rồi theo Hồ Văn Nghị phục vụ<br />
Nguyễn Ánh khi mới 20 tuổi dư hơn tháng. Ông dùng hoạ đồ của Le Brun Khâm sai Cai đội Thạch Oai hầu - và cùng ông này xây thành Gia Định theo<br />
kiểu Vauban. Ông tổ chức quân đội - có lẽ trước hết là quân dưới quyền ông<br />
- theo lối Tây phương.<br />
Chaigneau, Thắng Toàn hầu, đến chậm nhất (1794) và lại ở Việt Nam<br />
sau rốt, đã thay J.M. Dayot vào cuối năm 1796 trông coi tàu Phi Long, có dự<br />
vào trận Thi Nại 1801, hoạt động ở Quảng Nam, Huế sau đó và trông coi<br />
[337]<br />
việc tiếp tế cho quân đội ở Phú Xuân (sắc ngày 16-3-1802)<br />
. De Forçan<br />
coi chiếc Phi Bằng trong chuyến tấn công Quảng Nam, Huế (1801). Barizy,<br />
con người sôi nổi, càu nhàu bất mãn nhất trong đám, đến Gia Định năm<br />
1793. Ông đã từng được phong Thành Trí hầu, giữ việc tiếp tế cho quân đội<br />
bằng cách liên lạc mua bán với Ấn Độ Manille, Malacca. Ông sẽ giữ chiếc<br />
Thoại Phụng trong chuyến chiếm cửa Thuận An (1801). Vannier tới năm<br />
1789 cùng với Felix Dayot - em J.M. Dayot, chỉ coi việc tiếp tế - ông coi<br />
chiếc tàu Phi Phụng với chức Cai cơ (1801) cho đến cuối năm 1802 thì được<br />
phong Chưởng cơ Chấn Võ hầu.<br />
Những người khác ít được biết hơn là J.M. Despiau, thầy thuốc trong<br />
quân đội (sắc ngày 21-4-1799), người đã săn sóc cho Pigneau lúc cuối cùng,<br />
và Desperles, viên thầy thuốc giải phẫu của tàu Le Pandour.<br />
Tất nhiên ta không quên vai trò của Bá-đa-lộc và những vị linh mục<br />
khác. Đám quan binh Tây phương hoạt động cho đến khoảng 1793-1794 thì<br />
rút đi gần hết. Có nhiều lý do, trong đó có lý do tin Cách mạng Pháp chuyển<br />
sang giai đoạn phản đế gây xáo trộn tư tưởng của họ và gây nghi ngờ cho<br />
Nguyễn Ánh. Nhưng chính yếu là lý do họ thất vọng khi phục vụ ở Gia<br />
Định.<br />
Chúng ta đã phân tích tâm lý đám người phiêu lưu Tây phương mong<br />
mỏi nối bước Dupleix, Clive tới địa vị sang giàu của Đông phương thần tiên.<br />
Họ cũng có thể thoả mãn chút ít nếu họ chịu phục vụ tới sau khi thắng trận<br />
như Chaigneau, Vannier, De Forçan được thăng chức, cấp lính tráng hầu<br />
hạ... Nhưng họ đến trong thời chiến tranh và phải phục vụ trong một xứ<br />
nghèo nàn, ở đó, chưa kể tới đâu, người lính vừa đem thân đánh giặc vừa<br />
phải nộp thuế, rút lương riêng để cung cấp quân nhu. Họ thất vọng là phải<br />
như Olivier đã nói năm 1793: “Chúng tôi đã phục vụ vô ích cho Chúa xứ<br />
Nam Hà”. Ông than phiền rằng làm việc cần mẫn, chiến thắng nhiều trận mà<br />
[338]<br />
không giàu có được chút nào<br />
.<br />
Đằng khác, chúng ta cũng nên lưu ý đến tư cách của bọn này. Thực lục<br />
<br />
kể đến trận đánh Quy Nhơn 1793, khi binh ra tới Bình Khang, có nói đến<br />
đám Tây-dương-nhân chung với lính Miên, lính Tàu đều tính “dữ tợn, hay<br />
[339]<br />
rượu, khó cầm”<br />
. Các L.M đương thời chỉ khen có Chaigneau còn thì<br />
chỉ trích lối sống sa đoạ của Olivier và của những người khác, sống “vô đạo<br />
như đồ đệ của Voltaire”. Không nên lấy làm lạ, đó là đặc điểm của lính đánh<br />
giặc mướn.<br />
Tuy nhiên, Nguyễn Ánh còn cần tới họ nên đã cho phép họ được buôn<br />
bán riêng lấy lợi khỏi thuế má. Olivier được buôn bán dọc bờ biển vùng<br />
Nguyễn; năm 1799 ông đi Malacca bán một thuyền cau được 3000 đồng.<br />
Despiau năm 1800 đã mua được của ông Chưởng dinh Hữu quân (?) một<br />
chiếc ghe chiến và xin phép Nguyễn Ánh mua muối, các vật dụng khác và 30<br />
[340]<br />
vuông gạo để đi Ấn buôn mang cờ hiệu Gia Định<br />
. Chính đó là một<br />
quyết định khôn ngoan của Ánh: làm việc cho họ mà đám phiêu lưu này vẫn<br />
có ích cho Ánh vì chính họ đã đóng vai trung gian cung cấp vũ khí cho Ánh,<br />
[341]<br />
tuyên dương uy thế của Ánh ở nước ngoài, nhất là các nước lân cận<br />
.<br />
Cũng ở nhiệm vụ giao dịch đó, chúng ta thấy họ cùng các linh mục là những<br />
kẻ dò la tin tức Tây Sơn rất đắc lực vì họ có mặt khắp nơi trong, ngoài nước,<br />
hiểu rõ tình hình vì ở lâu, biết đích xác sự việc, nhờ thói quen chuyên tâm<br />
chú ý quan sát của người Tây phương. Hãy nghe Olivier trong một bức thư,<br />
nhờ Letondal ở Macao dò la tin tức xung đột giữa quân Thanh và Tây Sơn<br />
(15-7-1789): “Chính vì muốn biết trong chi tiết mới nhất về trận đánh ấy mà<br />
Hoàng thượng hôm qua đã bảo tôi viết thư cho Cha, nhờ viên thuyền trưởng<br />
Antonio Vincenti. Ý định của Hoàng thượng là muốn biết có gì đã xảy ra<br />
trong trận đánh ấy, ý định người Tàu ra sao, lực lượng của họ thế nào. Ngài<br />
cho rằng nhờ nơi hiểu biết về người Trung Hoa của Cha mà Cha có thể cho<br />
[342]<br />
biết những tin tức chắc chắn hơn từ nơi nào khác...”<br />
. Cũng vậy, tin từ<br />
vùng Tây Sơn có thể vô tình tới Gia Định bằng những cánh thư của các giáo<br />
sĩ Labartette, Longer, Doussain ở Bố Chính, Thuận Hoá gởi cho Letondal ở<br />
Macao, Le Blandin ở Paris chẳng hạn.<br />
Nhưng quan trọng hơn nữa là việc quân nhân, giáo sĩ Tây phương có mặt<br />
ở Gia Định cũng tức là đã mở cửa cho văn minh Tây phương tràn vào.<br />
Những điều nói trên đã dẫn chứng một ít rồi. Chúng ta có thể nói thêm. Giáo<br />
sĩ De Labissachère cho biết Pigneau đã dịch từ chữ Pháp ra nhiều quyển sách<br />
nói về chiến thuật và cách phòng thủ cho Nguyễn Ánh đọc. Năm 1819,<br />
Chaigneau và Vannier cho một du khách Anh tới Huế biết là Bá-đa-lộc đã<br />
dịch ra tiếng Việt nhiều đoạn có ích nhất của tập Bách khoa và nhiều quyển<br />
sách khác dùng cho việc cai trị quốc gia. Chưa hết, Giáo sĩ Cadière còn tìm<br />
thấy một tấm bản đồ ở Nội các ghi tất cả những phần chính của một vị trí<br />
<br />