intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vitamin B3 (Niacin)

Chia sẻ: Doremon Map | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

244
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai hợp chất liên quan của niacin – acid nicotinic và niacinamide (nicotinamide) - đều được gọi là niacin. Niacin cũng thường được gọi là vitamin B3, một vitamin tan trong nước ngăn ngừa bệnh Pellagra. Niacin cũng có thể đươc tạo ra trong cơ thể từ một amino acid thiết yếu là tryptophan. Cần có 60 phân tử tryptophan để chế tạo một phân tử niacin (có một ngoại lệ là là ở những phụ nữ mang thai sự biến đổi này hiệu quả hơn tới 2 lần). Sự biến đổi tryptophan thành niacin cần có sự hiện diện của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vitamin B3 (Niacin)

  1. Vitamin B3 (Niacin) Hai hợp chất liên quan của niacin – acid nicotinic và niacinamide (nicotinamide) - đều được gọi là niacin. Niacin cũng thường được gọi là vitamin B3, một vitamin tan trong nước ngăn ngừa bệnh Pellagra. Niacin cũng có thể đươc tạo ra trong cơ thể từ một amino acid thiết yếu là tryptophan. Cần có 60 phân tử tryptophan để chế tạo một phân tử niacin (có một ngoại lệ là là ở những phụ nữ mang thai sự biến đổi này hiệu quả hơn tới 2 lần). Sự biến đổi tryptophan thành niacin cần có sự hiện diện của các chất dinh dưỡng khác như thiamin (B1), pyridoxin (B6) và biotin. Độ ổn định Niacin là một trong những vitamin nhóm B bền vững nhất. Nó không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, không khí hay chất kiềm. Sự hao hụt đáng kể duy nhất của niacin là nó bị tan vào trong nước nóng khi nấu ăn. Chức năng Niacin tạo thành 2 coenzyme trong cơ thể gọi là nicotinamide adenin dinucleotide (NAD) và nicotinamide adenin dinucleotide phosphate (NADP), tham gia vào quá trình giải phóng năng lượng từ thực phẩm.
  2. Nhu cầu Giới hạn trên an toàn cho việc bổ sung hàng ngày là niacinamide = 450mg; acid nicotinic = 150mg Liều khuyến nghị dùng hàng ngày = 18mg. Nguồn thực phẩm Niacin có nhiều trong thịt và các sản phẩm từ thịt, khoai tây, bánh mì và ngũ cốc. Thực mg/100mg phẩm Cám gạo 18.5 Cá ngừ 11.6 Gan gà 9.3 Thịt 8.1 trắng của gà
  3. Mầm lúa 5.6 mì Gạo đỏ 4.7 Bông cải 0.8 Quả vả 0.4 khô Sự thiếu hụt và triệu chứng Những triệu chứng thiếu hụt nhẹ niacin là mệt mỏi, trầm cảm và giảm trí nhớ. Bệnh pellagra là hậu quả của sự thiếu hụt nghiêm trọng niacin đặc trưng bởi 3D – tiêu chảy (Diarrhea), viêm da (Dermatitis) và mất trí (Dementia). Sự thiếu hụt niacin khá phổ biến ở những cộng đồng ăn nhiều bắp (ngô) vì niacin trong bắp và một số loại ngũ cốc khác thường ở dưới dạng kết hợp không sẵn sàng cho cơ thể hấp thu. Cùng với điều này, bắp cũng là một thực phẩm nghèo tryptophan, nguồn nguyên liệu tổng hợp niacin. Dùng bổ sung Nghiện rượu
  4. Những người nghiện rượu thường thiếu niacin và luôn cần được bổ sung vitamin này – tốt nhất là cùng với những vitamin nhóm B khác. Tăng Cholesterol Niacin (như acid nicotinic) được dùng có hiệu quả rất tốt trong việc hạ cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL), một loại mỡ “xấu” cho hệ tim mạch của bạn, đồng thời làm tăng HDL, loại mỡ “tốt”. Niacin được chứng minh là có thể làm chậm quá trình hình thành và tiến triển mảng xơ vữa, nếu được dùng chung với các vitamin hạ cholesterol máu khác cũng như có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Chú ý: chỉ có acid nicotinic (không phải niaciamide) mới có thể làm giảm cholesterol. Sức khỏe tâm thần Một số bệnh như tâm thần phân liệt có thể dùng liều rất cao niacin và có thể phục hồi đáng kể. Tuy nhiên0 bằng chứng cải thiện rất they đổi tùy theo các nghiên cứu khác nhau. Viêm khớp Viêm xương khớp và những bệnh trạng đau khớp khác cũng có thể đáp ứng với điều trị bằng niacin (như niacinamide).
  5. Độ an toàn Liều rất cao acid nicotinic (3-6g/ngày) có thể gây ra những sự thay đổi trong cấu trúc gan. Niacinamide có thể sử dụng an toàn ở liều cao hơn nicotinic acid. Tương tác và chống chỉ định Ở mức trên 20mg, acid nicotinic (không phải niacinamide) có thể gây giãn nở mạch máu da gây đỏ ửng da. Tác động này thường biến mất sau vài ngày dùng liên tục và xuất hiện ở mức độ thấp hơn rất nhiều nếu dùng acid nicotinic cùng với bữa ăn. Các sản phẩm bổ sung acid nicotinic không nên dùng cho những bệnh nhân đang mắc cac bệnh sau:  Bệnh Goutte  Đái tháo đường  Viêm loét bao tử  Bệnh gan nặng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2