
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 9: Giá trị sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 0
download

Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 9: Giá trị sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc triển khai bài giảng một cách mạch lạc và hiệu quả. Tài liệu cung cấp nội dung trọng tâm của bài học, định hướng các hoạt động học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời gợi ý phương pháp giảng dạy tích cực để học sinh nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa sinh học và các giá trị sinh thái – nhân văn trong đời sống thực tiễn. Mời quý thầy cô cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 9: Giá trị sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực (Sách Chân trời sáng tạo)
- BÀI 9: GIÁ TRỊ SINH THÁI NHÂN VĂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC I. Giá trị sinh thái nhân văn trong nông nghiệp 1. Hệ sinh thái nông nghiệp - Nông nghiệp là một ngành sử dụng đạt đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi. - Nông nghiệp bao gồm các lĩnh vực: chăn nuôi, trồng trọt, sơ chế nông sản, lâm nghiệp và thủy sản. - Hoàn thành bảng sau: Đặc điểm Hệ sinh thái nông nghiệpHệ sinh thái nông nghiệp truyền thống hiện đại Quy mô Nhỏ, manh mún Lớn, tập trung Kĩ thuật canh tác Sử dụng sức lao động thủSử dụng máy móc, thiết bị công, ít áp dụng khoa họchiện đại, áp dụng khoa học kỹ kỹ thuật thuật cao Mức độ tác độngThấp Cao của con người Kết quả tác độngÍt ảnh hưởng đến môiCó thể gây ô nhiễm môi của con người trường, hệ sinh thái đa dạng trường, hệ sinh thái bị thu hẹp 2. Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững Bằng trí tuệ và lao động, con người đã cải tạo tự nhiên xây dựng nên hệ sinh thái nông nghiệp phát triển bền vững, nông nghiệp hữu cơ theo hướng thân thiện với môi trường, phục vụ đời sống của mình. - Nông nghiệp hữu cơ đang lựa chọn các phương pháp canh tác truyền thống, sử dụng phân hữu cơ, hạn chế gây ô nhiễm môi trường; đồng thời sử dụng các phương pháp kiểm soát sâu bệnh thân thiện với môi trường. Mục đích của nông nghiệp bền vững là thiết lập một hệ thống một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, mang tiềm lực kinh tế cao, có khả năng đáp ứng được nhu cầu của con người mà không suy thoái đất và ô nhiễm môi trường. - Nông nghiệp công nghệ cao là các hoạt động sản xuất gắn với cây trồng, vật nuôi được kết nối mạng, nghĩa là các thông tin từ sản xuất cho đến giao dịch với đối tác được số hoá. Sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc tính toán mô phỏng quy trình canh tác, chăn nuôi, từ đó lựa chọn quy trình tối ưu để tiến hành sản xuất thực. Trong quá trình sản xuất, liên tục theo dõi
- thông kê để phân tích bằng trí tuệ nhân tạo nhằm điều chỉnh phù hợp, giúp đạt năng suất cao. II. Giá trị của sinh thái nhân văn trong phát triển đô thị - Hệ sinh thái đô thị được con người duy trì. Gồm thành phần vô sinh (đất, nước, không khí…), thành phần hữu sinh ( con người, động vật, thực vật…) và thành phần công nghệ ( nhà máy, phương tiện, mạng lưới internet…) - Mục tiêu: Phát triển bền vững yêu cầu sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. - Sinh thái nhân văn giúp tạo ra không gian sống chất lượng và bền vững, như: xây dựng các không gian xanh, con người cải tạo thiên nhiên, xây dựng các hệ sinh thái đô thị… - Đô thị sinh thái luôn hướng đến thiên nhiên dựa trên các nguyên lý về sinh thái học. Đây là một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững vào bảo vệ môi trường. Sinh thái nhân văn tập trung vào phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên phục hổi các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể bị mai một do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Việc bảo tồn dựa trên cơ sở lựa chọn các tinh hoa nét đặc sắc của dân tộc để lưu giữ, truyền lại và đầu tư phát triển bền vững. VD liên hệ địa phương: Festival Huế, Đại lễ Phật Đản, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng – du lịch Hội An… III. Giá trị sinh thái nhân văn trong bảo tồn và phát triển Giá trị của sinh thái nhân văn với bảo tồn và phát triển: Đảm bảo cho sự an toàn của các loài sinh vật, hệ gen và hệ sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững là mục tiêu của con người. Bảo tồn, phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên, các yếu tố văn hóa, bảo tồn tri thức bản địa là những biên pháp đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững tạo ra các hệ sinh thái tồn tại các mối quan hệ nhân văn.
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SINH THÁI NHÂN VĂN TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN STT Nội dung Kết quả 1 Tầm quan trọng của sinh thái - Giúp con người hiểu rõ bản thân nhân văn trong bảo tồn và phát là một phần của hệ sinh thái, từ đó triển bền vững. có ý thức bảo vệ và phát triển môi trường bền vững. - Cung cấp giải pháp cho các vấn đề môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu. - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sự phát triển xã hội. 2 Phân tích giá trị sinh thái nhân * Giá trị tri thức: văn trong bảo tồn và phát triển. - Hiểu biết về mối quan hệ con người - thiên nhiên, tác động của con người đến môi trường. - Nhận thức tầm quan trọng của bảo tồn và phát triển bền vững. * Giá trị thực tiễn: - Cung cấp giải pháp cho các vấn đề môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. - Hướng dẫn sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, hiệu quả. - Nâng cao ý thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường. * Giá trị tinh thần: - Gắn kết con người với thiên nhiên, tạo sự cân bằng sinh thái. - Nâng cao giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống thân thiện môi trường. 3 Liên hệ các giải pháp bảo tồn - Bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng. ở địa phương. - Bảo vệ nguồn nước, hạn chế ô nhiễm môi trường nước. - Sử dụng năng lượng tái tạo, tiết
- kiệm năng lượng. - Quản lý rác thải hiệu quả, hạn chế rác thải nhựa. - Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. IV. Giá trị sinh thái nhân văn với thích ứng biến đổi khí hậu - Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người nhằm làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe và đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường mang lại. - Con người đã chủ động giải quyết những xung đột do các biến đổi khí hậu gây ra bằng cách chuyển đổi các mô hình sản xuất và sinh hoạt thích hợp với sự biến đổi khí hậu. Chuyển từ quản lý thiên tai truyền thống ( ứng phó và phục hồi) sang giảm thiểu các rủi ro hiện hữu, tăn cường khả năng chống chịu ở tất cả các lĩnh vực đời sống nhằm thích ứng với sự biến đổi khí hậu và cải biến.
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SINH THÁI NHÂN VĂN VỚI THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU STT Nội dung Kết quả 1 Các giải pháp ứng phó với Giảm thiểu phát thải khí nhà kính: - biến đổi khí hậu. Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo (mặt trời, gió,...) - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng - Trồng rừng, bảo vệ rừng * Thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu: - Xây dựng hệ thống đê điều, bờ kè chống ngập, xâm nhập mặn - Phát triển nông nghiệp thông minh, thích ứng với điều kiện hạn hán, lũ lụt - Di dời dân khỏi vùng nguy hiểm - Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu 2 Giá trị sinh thái nhân văn * Hiểu biết về mối quan hệ con người - với thích ứng với biến đổi thiên nhiên: khí hậu được thể hiên như - Nhận thức tác động của BĐKH đến thế nào? môi trường và con người. - Xác định vai trò của con người trong ứng phó với BĐKH. * Tôn trọng và bảo vệ môi trường: - Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, hiệu quả. - Bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học. - Hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. * Tăng cường hợp tác cộng đồng: - Nâng cao ý thức cộng đồng trong ứng phó với BĐKH. - Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm ứng phó với BĐKH. - Hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thích ứng với BĐKH. 3 Liên hệ tại địa phương * Hậu quả của biến đổi khí hậu: (hậu quả của biến đổi khí - Nêu hậu quả cụ thể của BĐKH đang hậu, giải pháp ứng phó). diễn ra tại địa phương (biến đổi nhiệt độ, hạn hán, lũ lụt,...). - Phân tích tác động của hậu quả này đến đời sống, sản xuất của người dân
- địa phương. * Giải pháp ứng phó: - Đề xuất giải pháp ứng phó phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Lựa chọn một số giải pháp tiêu biểu và phân tích hiệu quả. - Gợi ý biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng trong ứng phó với BĐKH.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 1: Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 27: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 25: Hệ sinh thái (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 22: Thực hành: Xác định một số đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (Sách Chân trời sáng tạo)
3 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 19: Sự phát triển sự sống (Sách Chân trời sáng tạo)
3 p |
2 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 18: Sự phát sinh sự sống (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 16: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài (Sách Chân trời sáng tạo)
2 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 15: Các bằng chứng tiến hóa (Sách Chân trời sáng tạo)
2 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 13: Di truyền quần thể (Sách Chân trời sáng tạo)
3 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 8: Di truyền liên kết giới tính, liên kết gen và hoán vị gen (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p |
2 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 7: Di truyền Mendel và mở rộng học thuyết (Sách Chân trời sáng tạo)
15 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể (Sách Chân trời sáng tạo)
6 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 4: Hệ gene, đột biến gene và công nghệ gene (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
2 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 1: Gen và cơ chế truyền thông tin di truyền (Sách Chân trời sáng tạo)
14 p |
1 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12: Ôn tập Chuyên đề 3 (Sách Chân trời sáng tạo)
5 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 28: Phát triển bền vững (Sách Chân trời sáng tạo)
3 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
