
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12: Ôn tập Chuyên đề 3 (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 0
download

Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12: Ôn tập Chuyên đề 3 (Sách Chân trời sáng tạo) được xây dựng nhằm hỗ trợ giáo viên hệ thống hóa kiến thức trọng tâm về biến dị, di truyền và tiến hóa đã học trong chuyên đề. Tài liệu giúp giáo viên định hướng nội dung ôn tập, thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập và kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh. Ngoài ra, vở ghi còn gợi ý phương pháp tổ chức tiết học linh hoạt, phát huy tính chủ động, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn của học sinh. Mời quý thầy cô cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12: Ôn tập Chuyên đề 3 (Sách Chân trời sáng tạo)
- ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 3 I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: ‒ GV chia HS thành bốn nhóm học tập, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ độc lập: + Nội dung 1: Giá trị của sinh thái nhân văn trong việc phát triển bền vững. + Nội dung 2: Giá trị của sinh thái nhân văn trong nông nghiệp. + Nội dung 3: Giá trị của sinh thái nhân văn trong phát triển đô thị; bảo tồn và phát triển. + Nội dung 4: Giá trị của sinh thái nhân văn trong thích ứng với biến đổi khí hậu. ‒ GV giao nhiệm vụ cho HS tiến hành tại nhà trước khi tiết ôn tập diễn ra và yêu cầu HS đăng sản phẩm của nhóm đã thực hiện lên các trang cá nhân, Padlet,… để các nhóm đánh giá chéo. Trong tiết học, mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm trong thời gian GV quy định. HOẠT ĐỘNG TRẢ LỜI CÂU HỎI BÀI TẬP SGK: Câu 1: Có ý kiến cho rằng việc tích hợp không gian xanh vào hệ sinh thái đô thị được xem là một dịch vụ sinh thái nhân văn”. Hãy cho biết quan điểm của em về ý kiến này?
- Trả lời: Em đồng ý với ý kiến trên. Trong thiết kế đô thị hiện đại, các khoảng không gian xanh ở đô thị cung cấp cung cấp nhiều dịch vụ hệ sinh thái như làm sạch không khí, điều hòa khí hậu, điều hòa dòng chảy do mưa bão và giúp con người thư giãn Câu 2: Các cộng đồng người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, trong đó, chủ yếu là người dân thuộc các dân tộc Tày, Dao và H’Mông tại hai tỉnh Lạng Sơn và Hà Giang đã thực hiện một số biện pháp sau: Quan sát Hình (a,b,c,d,e) và xác định nội dung tương ứng (1, 2, 3, 4, 5). Nối cột A và B 1. Canh tác trên vùng đất xen lẫn đá, xây dựng ruộng bậc thang 2. Trồng luân canh, xen canh gối vụ 3. Sử dụng giống, loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu 4. Tận dụng các hang động tự nhiên để làm chỗ tránh rét cho gia súc 5. Tích trữ củi hoặc dùng lõi ngô làm chất đốt Hình (A) Nối Nội dung (B) Canh tác trên vùng đất xen lẫn đá, xây dựng ruộng bậc thang a Trồng luân canh, xen canh gối vụ b Sử dụng giống, loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu c Tận dụng các hang động tự nhiên để làm chỗ tránh rét cho gia súc d
- Tích trữ củi hoặc dùng lõi ngô làm chất đốt e Hãy tìm hiểu và cho biết vai trò của các biện pháp trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu Trả lời: - Canh tác trên vùng đất xen lẫn đá: để che chắn, chống xói mòn, chống rửa trôi đất. - Xây dựng ruộng bậc thang: giữ được nước, độ ẩm, độ phì nhiêu của đất trong điều kiện địa hình dốc, vừa góp phần ổn định sự cân bằng sinh thái; đây là biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn. - Trồng luân canh, xen canh gối vụ: tận dụng hết khả năng của đất tạo ra một lớp phủ thực vật trên bề mặt đất, chống xói mòn và thu hoạch nhiều loại cây trồng trong cùng một thời gian để nâng cao năng suất trồng trọt. - Sử dụng giống, loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu: đảm bảo được nguồn lương thực cho người dân. - Tận dụng các hang động tự nhiên để làm chỗ tránh rét cho gia súc, tích trữ củi hoặc dùng lõi ngô làm chất đốt: để sưởi ấm, phòng chống bệnh cho gia súc trong điều kiện lạnh giá. Câu 3: Theo em, việc ứng dụng sinh thái nhân văn có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ? Trả lời: - Sinh thái nhân văn giúp phát triển kinh tế nhanh và an toàn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống của con người, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, nhất là tình trạng nợ nần dựa trên cơ sở các nguồn tài nguyên được sử dụng hợp lí và ổn định, không làm suy thoái và hạn chế gia tăng chất thải vào môi trường. - Sinh thái nhân văn giúp công bằng xã hội và phát triển con người; đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, giảm nghèo đói, đảm bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội. Câu 4: Từ năm 2002, công tác bảo tồn thiên nhiên đang được thực hiện theo ba mô hình: Tên mô Khái niệm Ví dụ Vai trò hình (1) Mô loại trừ tuyệt đối các hoạt động Ví dụ: Công Đặc trưng của mô hình hình “pháo của con người trong khu vực bảo viên Quốc gia bảo tồn này là gắn liền đài bảo tồn. Trong mô hình này, cần di Yellowstone các hoạt động quản lí tồn” dời người dân ra khỏi khu vực (Hoa Kỳ), liên quan chặt chẽ với bảo tồn và thi hành các chương Vườn Quốc vai trò của nhà nước, có
- gia Cúc sự phụ thuộc vào kiến trình/dự án tái định cư Phương (Ninh thức của các chuyên gia, Bình). nhà khoa học. Ví dụ: Vườn Mô hình bảo tồn này công tác bảo tồn có sự tham gia Quốc gia Pù vừa thu hút cộng đồng của người dân địa phương, các Mát (Nghệ địa phương tham gia, (2) Mô nhà nghiên cứu và hoạt động bảo An), Vườn gắn liền với sự phát hình đồng tồn. Trong mô hình này, cần đảm Quốc gia Bái triển của cộng đồng; quản lí bảo sự cân bằng giữa bảo tồn và Tử Long vừa giảm được sự lệ phúc lợi cho con người. (Quảng thuộc vào các chuyên Ninh),... gia, nhà khoa học; mô hình bảo tồn mang tính chất xã hội hóa, trong đó đề cao sự Ví dụ: tham gia của các cá nhân và tổ Vinpearl Safari Mô hình này đảm bảo chức xã hội. Trong mô hình này, (3) Mô Phú Quốc được nguồn lực tài hoạt động du lịch và tài trợ của hình tân tự (Kiên Giang), chính và khoa học - chính phủ, các tổ chức phi chính do Vườn thú Đại công nghệ cho công tác phủ hoặc công ty, doanh nghiệp Nam (Bình bảo tồn. là nguồn lực chính trong các kế Dương). hoạch quản lí các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên a. Mô hình nào được xây dựng theo hướng tiếp cận và ứng dụng sinh thái nhân văn? Giải thích? b. Tại sao các nhà nghiên cứu sinh thái học cho rằng việc ứng dụng sinh thái nhân văn trong bảo tồn thiên nhiên là hướng tiếp cận có tính thực tiễn và ứng dụng cao? c. Theo em, mô hình bảo tồn nào có vai trò quan trọng trong mục tiêu hướng đến phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu? Giải thích? Trả lời: a) Mô hình (3) được xây dựng theo hướng tiếp cận và ứng dụng sinh thái nhân văn do mô hình này mang tính chất xã hội hóa, trong đó đề cao sự tham gia của các cá nhân và tổ chức xã hội. Hình thức này vừa có vai trò trong việc bảo tồn thiên nhiên, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch. Các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường sẽ giúp cho mọi người trở nên yêu quý thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và có trách nhiệm với hệ sinh thái. Từ đó, sẽ có những suy nghĩ tích cực, hành vi đúng đắn với thiên nhiên. b) Ứng dụng sinh thái nhân văn trong bảo tồn thiên nhiên đã đặt con người làm trung tâm cho các hoạt động bảo tồn; đề cao sự hợp tác và tính liên ngành giữa lĩnh vực sinh học bảo tồn với các lĩnh vực khoa học xã hội về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững văn hóa, kinh tế - xã hội; có sự ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ cho công tác bảo tồn. c) Khi ứng dụng tiếp cận sinh thái nhân văn trong bảo tồn thiên nhiên, có thể giúp chúng ta tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, như cộng đồng địa phương, các nhà quản lí và thực thi pháp luật các cấp, các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư
- nhân. Nhờ tiếp cận hệ thống của sinh thái nhân văn, sự phong phú và đa dạng của các phương pháp quản trị, các mô hình quản lí và loại hình bảo tồn sẽ được tiến hành đồng bộ, đảm bảo tính bền vững và thống nhất của hệ sinh thái con người - thiên nhiên.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 1: Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 27: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 25: Hệ sinh thái (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 22: Thực hành: Xác định một số đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (Sách Chân trời sáng tạo)
3 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 19: Sự phát triển sự sống (Sách Chân trời sáng tạo)
3 p |
2 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 18: Sự phát sinh sự sống (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 16: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài (Sách Chân trời sáng tạo)
2 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 15: Các bằng chứng tiến hóa (Sách Chân trời sáng tạo)
2 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 13: Di truyền quần thể (Sách Chân trời sáng tạo)
3 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 8: Di truyền liên kết giới tính, liên kết gen và hoán vị gen (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p |
2 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 7: Di truyền Mendel và mở rộng học thuyết (Sách Chân trời sáng tạo)
15 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể (Sách Chân trời sáng tạo)
6 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 4: Hệ gene, đột biến gene và công nghệ gene (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p |
2 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 1: Gen và cơ chế truyền thông tin di truyền (Sách Chân trời sáng tạo)
14 p |
1 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 9: Giá trị sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực (Sách Chân trời sáng tạo)
6 p |
0 |
0
-
Vở ghi bài giáo viên Chuyên đề Sinh học 12 - Bài 28: Phát triển bền vững (Sách Chân trời sáng tạo)
3 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
