intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vô tuyến ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh đau xương cùng: do ngồi xem TV lâu, thần kinh xương chậu và thần kinh hông bị đè nén làm đau đốt xương cùng. Bệnh béo phì: với một số phụ nữ và trẻ em ngồi xem TV lâu, hoặc vừa xem vừa ăn, nhất là đồ ngọt, năng lượng đưa vào cơ thể nhiều, bị tiêu hao ít.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vô tuyến ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

  1. Vô tuyến ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Ảnh hưởng đến sức khoẻ:  Bệnh về mắt: thời kỳ đầu mắt bị xung huyết, chảy nước mắt. Nếu xem TV từ 4 tiếng trở lên sẽ cảm thấy mệt mỏi, thị lực giảm tạm thời vào lúc đó. Ngồi trước TV càng lâu thì thị lực cũng bị giảm trong thời gian dài hơn. Xem TV lâu, mắt phải điều tiết nhiều, dễ dẫn đến hiện tượng cận thị, chức năng cảm quang của võng mạc cũng bị ảnh hưởng, cầu mắt bị khô, nặng hơn có thể gây quáng gà vào buổi tối.  Bệnh đau xương cùng: do ngồi xem TV lâu, thần kinh xương chậu và thần kinh hông bị đè nén làm đau đốt xương cùng.  Bệnh béo phì: với một số phụ nữ và trẻ em ngồi xem TV lâu, hoặc vừa xem vừa ăn, nhất là đồ ngọt, năng lượng
  2. đưa vào cơ thể nhiều, bị tiêu hao ít. Nếu tình trạng như thế kéo dài, cơ thể sẽ dễ trở nên béo phì.  Bệnh phát ban: sau khi bật TV, chùm điện tử trong máy có thể làm cho màn hình huỳnh quang và khoảng không gian xung quanh sinh ra điện trở tĩnh điện, có tác dụng hút bụi trong không khí, trong đó có rất nhiều vi sinh vật và những hạt khác. Nếu các hạt bụi đó dính lên da mặt của con người mà không kịp rửa ngay, trên mặt sẽ có hiện tượng phát ban màu đen.  Bệnh hưng phấn: thường gặp ở người già và trẻ em. Những đối tượng này thường liên tưởng những hình ảnh trong khi xem, có thể dẫn đến hưng phấn hoặc đau buồn quá độ, trung khu thần kinh bị kích thích mạnh, nảy sinh hiện tượng đau đầu, mất ngủ. Với những người bị bệnh cao huyết áp và tim mạch thì lại càng nguy hiểm.  Bệnh đau dạ dày: xem TV quá nhiều sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học cũng như giờ giấc ăn uống hàng ngày. Khi tình trạng này kéo dài, chức năng thần kinh thực vật bị rối loạn, ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, đầy bụng, và rất dễ đau dạ dày.
  3.  Bệnh cô độc, sống thu mình: bệnh này thường xảy ra ở trẻ 3-5 tuổi. Khi xem TV, toàn bộ chương trình thâm nhập vào trí óc trẻ, khíến trẻ thiếu khả năng tư duy, phân tích mà chỉ biết bắt chước những gì diển ra trên màn ảnh một cách máy móc. Hiện tượng này kéo dài sẽ làm thay đổi tính cách và tâm sinh lý trẻ. Trẻ sẽ không thích bị người khác quấy rầy và chỉ thích chơi một mình. Ảnh hưởng đến trí tuệ:  Vai trò giáo dục: TV đóng vai trò không nhỏ trong quá trình nhận thức, thiết lập tính cách, thái độ ứng xử, tính xã hội hóa của trẻ nhỏ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, thời gian xem TV của trẻ nhiều hơn thời gian đến trường. TV đang là một phần trong đời sống của trẻ và cha mẹ cần biết chấp nhận nó như là một công cụ giáo dục chính trong môi trường gia đình.  Vấn đề giới tính: đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi thiếu niên, chúng đang đi tìm những điểm mốc, những chuẩn mực và khuôn mẫu về mối quan hệ với người khác và cả về giới tính. Đấy là vấn đề rất tế nhị, khó đề cập đến nên qua
  4. TV trẻ có thể tự tìm được cho mìnhnhững thứ mà chúng quan tâm.  Bạo lực trên TV: người ta chia bạo lực ra thành bạo lực có lợi và bạo lực có hại, bạo lực viễn tưởng và bạo lực hiện thực. Chẳng hạn, trường hợp người anh hùng chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp hay hoàng tử cứu công chúa, sẵn sàng hy sinh vì người khác… mà trẻ có thể học tập, đó là bạo lực có lợi. Đối với bạo lực viễn tưởng, nó cũng có thể có lợi khi đạt được một giá trị nhân đạo nào đó nhưng cũng có hại khi tập trung khai thác những cuộc đấu tranh liên miên và vô nghĩa giữa các siêu nhân. Với dạng bạo lực này hậu quả thường làm tăng tính hung hăng nơi trẻ. Nếu bạo lực như thế cứ liên tục diễn ra trước mắt trẻ sẽ khiến trẻ trở nên vô cảm trước bạo lực.  Phát triển trí tưởng tượng và hiện thực: người lớn không thể đặt mình vào vị trí của trẻ vì họ không có cùng nhận thức như trẻ. Điều này giải thích vì sao sự phát triển về trí tuệ của mỗi đứa trẻ quyết định tầm ảnh hưởng của những hình ảnh trên TV lên chính đứa trẻ đó. trẻ nhỏ thường có suy nghĩ và hành động theo bản năng hơn là lý
  5. trí vì chúng chưa thể nhận thức rõ ràng khoảng cách giữa hiện thực và những hình ảnh chiếu trên truyền hình. Xem cũng cần có điều độ: Mặc dù không thể phủ nhận vai trò của TV trong việc kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ, nhưng cũng phải chú ý sao cho TV không gây chấn thương tâm hồn hay phá đi tính cách của trẻ. Các chuyên gia tâm lý khuyên các bậc cha mẹ nên hạn chế thời gian xem TV của trẻ, cùng trẻ tham gia vào việc lựa chọn chương trình, có thể ngồi xem cùng trẻ và thảo luận để trẻ tự giải mã những hình ảnh chúng xem được. Đặc biệt nên hướng trẻ vào những hoạt động trí tuệ khác nhau, kết hợp cùng hoạt động thể chất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2