intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vốn cho doanh nghiệp: Không chỉ từ ngân hàng

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

110
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các doanh nghiệp có thể liên kết đầu tư, lựa chọn đơn hàng vừa sức để quay vòng vốn nhanh, tiếp cận với các quỹ đầu tư tư nhân.. Vốn cho doanh nghiệp: Không chỉ từ ngân hàng Vốn cho doanh nghiệp: Không chỉ từ ngân hàng Giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng và phụ gia bê tông TuLog, Nguyễn Ngọc Tuấn từ đầu năm đến nay vẫn băn khoăn với việc mở rộng sản xuất kinh doanh mà chưa biết huy động vốn ở đâu. Việc vay vốn ngân hàng cũng đã được ông Tuấn tính đến, nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vốn cho doanh nghiệp: Không chỉ từ ngân hàng

  1. Vốn cho doanh nghiệp: Không chỉ từ ngân hàng Các doanh nghiệp có thể liên kết đầu tư, lựa chọn đơn hàng vừa sức để quay vốn nhanh, tiếp cận với các quỹ đầu tư tư nhân.. vòng Vốn cho doanh nghiệp: Không chỉ từ ngân hàng Vốn cho doanh nghiệp: Không chỉ từ ngân hàng Giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng và phụ gia bê tông TuLog, Nguyễn Ngọc Tuấn từ đầu năm đến nay vẫn băn khoăn với việc mở rộng sản xuất kinh doanh mà chưa biết huy động vốn ở đâu. Việc vay vốn ngân hàng cũng đã được ông Tuấn tính đến, nhưng với lãi suất tăng cao, doanh nghiệp của ông vẫn “e dè” vì bài toán lỗ-lãi.
  2. Đang loay hoay thì ông gặp được một đối tác cũng đang có kế hoạch đầu t ư sản xuất sản phẩm mới nhưng nguồn vốn chưa đủ mạnh. Vậy là một giải pháp về vốn của hai công ty đã được tìm ra, đó là cùng liên kết để mở rộng sản xuất kinh doanh. Muôn vẻ cách giải “bài toán vốn” Hướng đi trên của công ty TuLog chỉ là một trong nhiều giải pháp mà các doanh nghiệp đã sử dụng để ứng phó với hoàn cảnh nguồn tín dụng từ ngân hàng bị “thắt” do lãi suất cao như hiện nay. Ông Nguyễn Hoàng Lưu, Chủ tịch Hội các tổ chức xúc tiến và dịch vụ phát triển kinh doanh cho biết, đa số các doanh nghiệp trong hiệp hội của ông cũng đang gặp khó khăn về huy động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy đã có nhiều cách thức, biện pháp được đưa ra để tháo gỡ cho hội viên như kêu gọi liên doanh, liên kết giữa các thành viên trong hội để đầu tư vào các dự án khả thi; giới thiệu để các thành viên của hội vay vốn ngân hàng như lãi suất hiện nay nhưng được trả nợ theo cách thức khác nhau phù hợp với điều kiện từng doanh nghiệp. Ông Lưu cũng cho biết, nếu tình hình khó khăn này vẫn kéo dài, hội sẽ huy động các thành viên đóng góp vốn để lập một quỹ chung nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khó khăn vay với lãi suất thấp.
  3. Với Công ty HandViet - doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp thì lại có một cách thích ứng khác để đối phó với khó khăn về vốn. Theo bà Đào Thu Hà, giám đốc điều hành công ty: từ đầu năm, công ty đã nhận được nhiều đơn hàng, nhưng việc lãi suất ngân hàng cao đã khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc triển khai các đơn hàng này. Công ty buộc phải lựa chọn các đơn hàng vừa sức và cố gắng thực hiện trong thời gian ngắn nhất để có thể thu hồi vốn tất toán cho ngân hàng. Điều này đã tháo gỡ được các chi phí về lãi suất cho doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Còn ông Vũ Quang Khánh, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn dây và cáp Điện Ngọc Khánh thì chia sẻ, doanh nghiệp của ông vẫn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng với lãi suất thấp. Ông Khánh cho biết, sở dĩ công ty được ngân hàng ưu đãi về lãi suất vì là đối tác lâu năm của ngân hàng cộng với uy tín đã được tạo lập. Trước tình trạng khó khăn của nền kinh tế, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, các doanh nghiệp phải tự cứu mình bằng việc rà soát lại toàn bộ việc kinh doanh, tăng cường liên kết, hợp tác trong chuỗi cung ứng, hiệp hội ngành/vùng, với các tổ chức liên quan; cùng điều chỉnh chiến lược hợp tác cạnh tranh, mua cổ phần của nhau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần từ bỏ những dự án tốn kém, áp dụng các sáng kiến ngắn hạn giúp giảm chi phí.
  4. Nhiều kênh cấp vốn Bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho biết, có 70% doanh nghiệp vẫn nghĩ rằng nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn chính để huy động vốn trong thời gian tới. Trong khi đó, những nguồn khác như quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, ít đươc doanh nghiệp quan tâm đến. Nhưng có một điều đáng lưu ý đó là có rất nhiều quỹ đầu tư tư nhân với cách thức huy động vốn qua thuê mua, ứng trước của người mua. Để có thể tiếp cận các thiết chế tài chính này, bà Hằng cho biết, các doanh nghiệp cần phải mạnh dạn trong việc thay đổi cách thức quản trị công ty theo hướng cởi mở hơn, tức là không sợ người khác tham gia vào công việc của mình. Chủ động tìm nguồn tiền Trong phần trả lời của mình tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng việc kéo dài lãi suất cao sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế nên thời gian kiềm chế lạm phát nên được rút càng ngắn càng tốt, khi đó lãi suất mới có thể hạ nhiệt. Vì vậy, trong thời gian tới sẽ phải có biện pháp để kéo giảm dần lãi suất xuống. Thống đốc cũng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng
  5. thương mại điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tín dụng để tập trung vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp phụ trợ. Vì vậy, việc giảm lãi suất trong thời gian tới đối với doanh nghiệp khu vực sản xuất có thể diễn ra sớm. Đồng thời các ngân hàng sẽ cơ cấu lại nợ vay theo hướng chọn lọc kỹ khách hàng mới nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Theo một thành viên Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia, đây là thời điểm các doanh nghiệp phải tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh của mình để tránh rủi ro thị trường lẫn rủi ro về lãi suất. Nhiều chuyên gia nhìn nhận khả năng lãi suất giảm vào đầu quý III tới là khả thi. Bởi khi kiềm chế được sự biến động bất thường của USD, quyết liệt chống tình trạng đô la hóa và kiểm soát được thị trường ngoại tệ chợ đen thì cơ hội giảm lãi suất VND là rất lớn và lãi suất tiền đồng có khả năng sẽ giảm trong cuối tháng 6/2011 tới. Lúc này, dư nợ tín dụng sẽ có cơ hội cải thiện tốt hơn so với hiện nay. Hơn nữa, đến một lúc nào đó các ngân hàng c ũng buộc phải giảm lãi suất cho vay để phát triển tín dụng trước áp lực lợi nhuận lớn trong năm tài chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2