BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
lượt xem 13
download
Báo cáo kế toán là kết quả của công tác kế toán trong 1 kỳ kế toán, nó cung cấp thông tin một cách toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Báo cáo kế toán là nguồn thông tin quan trọng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho nhiều đối tượng khác ở bên ngoài có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước. Căn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA I. Một số vấn đề chung về hệ thống báo cáo tài chính 1. Bản chất của báo cáo tài chính Báo cáo kế toán là kết quả của công tác kế toán trong 1 kỳ k ế toán, nó cung c ấp thông tin một cách toàn diện về tình hình tài sản, ngu ồn v ốn cũng nh ư tình hình và k ết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Báo cáo kế toán là nguồn thông tin quan trọng không ch ỉ cho doanh nghi ệp mà còn cho nhiều đối tượng khác ở bên ngoài có quyền lợi trực tiếp ho ặc gián tiếp đối v ới hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước. Căn cứ vào mục đích cung cấp thông tin cũng như tính pháp lệnh c ủa thông tin đ ược cung cấp thì báo cáo kế toán trong doanh nghi ệp được phân thành: báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị. * Báo cáo tài chính là một phân hệ thuộc hệ thống báo cáo k ế toán, cung c ấp thông tin về tài sản, nguồn vốn, về tình hình và kết quả hoạt động c ủa doanh nghi ệp đ ể phục vụ cho yêu cầu quản lí của doanh nghiệp cũng như các đối t ượng khác ở bên ngoài, nhưng chủ yếu là phục vụ cho các đối tượng ở bên ngoài. Báo cáo tài chính là báo cáo bắt buộc, được Nhà Nước quy định thống thống nhất về danh mục báo cáo, biểu mẫu và và hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp lập, nơi gửi báo cáo (quý, năm). Theo qui định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Vi ệt Nam bao gồm 4 báo cáo: - Bản cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Thuyết minh báo cáo tài chính. * Báo cáo kế toán quản trị là những báo cáo phục vụ cho yêu cầu qu ản tr ị và đi ều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà quản lí doanh nghiệp. Báo cáo kế toán quản trị cung cấp những thông tin được cần bởi nhà qu ản lí đ ể l ập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp; nó t ồn t ại vì l ợi ích của nhà quản lí. Nói một cách tổng quát , nó cung cấp những thông tin ph ục v ụ cho mục tiêu ra quyết định của nhà quản lí, và chủ yếu là định hướng cho tương lai. Báo cáo kế toán quản trị được doanh nghiệp lập ra theo yêu cầu quản lí c ụ th ể, không mang tính pháp lệnh. 2. Vai trò của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đ ối v ới doanh nghi ệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghi ệp, như các cơ quan quản lí Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và đầu tư tiềm năng, các chủ nợ, nhà qu ản lí, kiểm toán viên độc lập và các đối tượng khác có liên quan. Sau đây chúng ta s ẽ xem xét vai trò của báo cáo tài chính thông qua một số đối tượng chủ yếu: - Đối với Nhà nước, báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lí vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, giúp cho các c ơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đọt xuất đối v ới ho ạt đ ộng của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản n ộp khác c ủa doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. - Đối với nhà quản lí doanh nghiệp Các nhà quản lí thường cạnh tranh với nhau để tìm kiếm nguồn vốn và c ố gắng thuyết phục với các nhà đầu tư và các chủ nợ rằng họ sẽ đem lại mức l ợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất. Để thực hiện được điều này, các nhà qu ản lí phải công bố công khai các thông tin trên báo cáo tài chính định kỳ về ho ạt đ ộng c ủa doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà quản lí còn sử dụng báo cáo tài chính để ti ến hành qu ản lí, đi ều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- - Đối với các nhà đầu tư, các chủ n ợ: Nhìn chung các nhà đầu t ư và các ch ủ n ợ đòi hỏi báo cáo tài chính vì 2 lí do: họ cần các thông tin tài chính đ ể giám sát và b ắt bu ộc các nhà quản lí phải thực hiện theo hợp đồng đã ký kết, và h ọ c ần các thông tin tài chính để thực hiện các quyết định đầu tư và cho vay của mình. - Đối với các kiểm toán viên độc lập: Các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng có lí do để mà lo lắng rằng các nhà qu ản lí có thể bóp méo các báo cáo tài chính do họ cung cấp nhằm m ục đích tìm ki ếm ngu ồn v ốn hoạt động. Vì vậy, các nhà đầu tư và tín dụng đòi hỏi các nhà quản lí ph ải b ỏ ti ền ra thuê các kiểm toán viên độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính, các nhà qu ản lí đ ương nhiên phải chấp thuận vì họ cần vốn. Như vậy báo cáo tài chính đóng vai trò nh ư là đối tượng của kiểm toán độc lập. 3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính a. Nguyên tắc hoạt động liên tục Báo cáo tài chính thường được lập trên giả thiết rằng doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong một tương lai có thể thấy được. Nói cách khác, doanh nghiệp không có dự định hoặc không cần phải gi ải thể, hay thu h ẹp đáng k ể quy mô hoạt động của mình. Ngược lại, nếu doanh nghiệp dự định hay cần phải làm như vậy, báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác; và khi đó c ần phải khai báo v ề c ơ s ở này. b. Cơ sở dồn tích Để đạt được các mục tiêu của mình, các báo cáo tài chính đ ược l ập trên c ơ s ở d ồn tích. Theo đó ảnh hưởng của các nghiệp vụ và sự kiên được ghi nhận khi chúng xảy ra (chứ không phải khi thu tiền hay thanh toán tiền) và chúng được ghi chép vào sổ k ế toán đồng thời báo cáo trên báo cáo tài chính vào thời kỳ mà chúng có liên quan c. Nguyên tắc nhất quán Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp áp dụng các khái ni ệm, nguyên t ắc, chu ẩn mực, phương pháp tính toán nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác. d. Trọng yếu và tập hợp Nguyên tắc này cho rằng nếu có những sai sót nh ỏ, không tr ọng y ếu có th ể ch ấp nhận được nếu các khoản mục này không làm ảnh hưởng đến tính trung thực và h ợp lí của báo cáo tài chính, tức là không làm thay đổi quyết định c ủa những người s ử dụng thông tin. Đồng thời thông tin cung cấp ph ải d ựa trên c ơ s ở t ập h ợp đ ầy đ ủ, không phân tán rải rác làm nhiễu thông tin cho người ra quyết định. e. Nguyên tắc bù trừ Khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự ki ện để lập và trình bày báo cáo tài chính không được bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bày riêng bi ệt t ất c ả các khoản mục tài sản và công nợ trên báo cáo tài chính. Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí khi được bù trừ theo qui định tại m ột chuẩn mục kế toán khác; Hoặc một giao dịch ngoài ho ạt đ ộng kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính. Ví dụ: - Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán ngắn hạn: Lãi (Lỗ) bán chứng khoán = Thu bán chứng khoán – Giá gốc chứng khoán - Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Lãi (Lỗ) mua bán ngoại tệ = Thu bán ngoại tệ – Giá mua ngoại tệ Các khoản mục được bù trừ được trình bày: Số lãi (hoặc lỗ) thuần. f. Nguyên tắc có thể so sánh được Theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, trong các báo cáo tài chính nh ư: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo l ưu chuy ển ti ền tệ phải trình bày các số liệu để so sánh. 4. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính c ủa doanh nghiệp nh ỏ và v ừa bao gồm 3 biểu mẫu báo cáo bắt buộc: - Bảng cân đối kế toán:Mẫu số B01 – DNN - Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN - Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNN Báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau đây: - Bảng cân đối tài khoản Ngoài ra khuyến khích DN nhỏ và vừa lập báo cáo lưu chuyển ti ền tệ: M ẫu số B03 – DNN Ngoài ra để phục vụ cho yêu cầu quản lí cụ thể, doanh nghi ệp có th ể l ập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng qui định của chế độ này. a. Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần và các loại hình h ợp tác xã th ời h ạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. b. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, th ời h ạn g ửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý đ ể ph ục v ụ yêu c ầu quản lí và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nơi nhận báo cáo tài chính Loại hình doanh nghiệp Nơi nhận báo cáo TC Cơ quan thuế Cơ quan đăng Cơ quan ký kinh doanh thống kê 1. Công ty TNHH, Công ty cổ x x x phần, công ty hợp danh 2. Hợp tác xã x x II. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH A. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. Khái niệm Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài s ản và nguồn vốn của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ tại một thời đi ểm nhất định (cu ối tháng, quý, năm) Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính rất quan trọng để thực hi ện việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2. Kết cấu của bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 bên (hoặc hai phần) Tài sản Nguồn vốn Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn Đầu tư tài chính ngắn hạn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn Nợ phải trả Hàng tồn kho Nợ dài hạn Tài sản ngắn hạn khác Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu Bất động sản đầu tư Vốn chủ Tài sản dài hạn Các khoản đầu tư tài sản tài chính dài Quỹ khen thưởng, phúc s ở hữu hạn lợi Tài sản dài hạn khác 3. Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán Để lập bảng cân đối kế toán cần có hai nguồn số liệu chính: (1) Bảng cân đối kế toán được lập vào cuối năm trước: lấy cột số cuối năm để ghi vào cột số đầu năm của bảng cân đối kế toán được lập kỳ này.
- (2) Số liệu phát sinh trong kỳ đã được phản ánh trên các tài kho ản c ấp 1, c ấp 2, đã kiểm tra, đối chiếu, kết chuyển và khóa sổ để xác địn số dư cuối kỳ: số d ư cuối kỳ của các TK cấp 1, cấp 2 được dùng để ghi vào cột số dư cuối kỳ tương ứng với các chỉ tiêu mà tài khoản phản ánh. Đơn vị:................... Mẫu số B 01 - DNN Địa chỉ:................... (Ban hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/ 9/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày......tháng ... năm .... Đơn vị tnh:............. Mã Thuyết Số Số TÀI SẢN số minh cuối năm đầu năm A B C 1 2 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 (III.01) II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 (III.05) 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 129 (…) (...) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu của khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Các khoản phải thu khác 138 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*) 139 (…) (...) IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 (III.02) 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (…) (...) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 B - TÀI SẢN DÀI HẠN(200 = 210+220+230+240) 200 I. Tài sản cố định 210 (III.03.04) 1. Nguyên giá 211 2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 212 (....) (.....) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II. Bất động sản đầu tư 220 1. Nguyên giá 221 2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 222 (....) (.....) III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 (III.05) 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 239 (....) (.....) IV. Tài sản dài hạn khác 240 1. Phải thu dài hạn 241 2. Tài sản dài hạn khác 248 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 249 (....) (.....) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 (250 = 100 + 200) NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 300 (300 = 310 + 320)
- I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay ngắn hạn 311 2. Phải trả cho người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 (400 = 410+430) I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 (....) (....) 5. Chính lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 (440 = 300 + 400 ) CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Số Số Chỉ tiêu cuối năm đầu năm 1- Tài sản thuê ngoài 2- Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 3- Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4- Nợ khó đòi đã xử lý 5- Ngoại tệ các loại Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (1) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). (2) Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải báo cáo nhưng không được đánh lại "Mã số". (3) Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì "S ố cuối năm" có thể ghi là "31.12.X"; "Số đầu năm" có thể ghi là "01.01.X". 4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán năm - “Mã số” ghi ở cột B tương ứng với các chỉ tiêu báo cáo. - Số hiệu ghi ở cột C “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong b ản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết hoặc các thuyết minh bổ sung của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán.
- - Số liệu ghi vào cột 2 “ Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh các năm trước ảnh hưởng đến các kho ản m ục tài s ản, n ợ phải trả và vốn chủ sở hữu, trong trường hợp phát hiện sai xót trọng yếu c ần phải điều chỉnh theo phương pháp hồi tố. - Số liệu ghi vào cột 1 “ Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được hướng dẫn như sau: PHẦN TÀI SẢN A-TÀI SẢN NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100) Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các kho ản tương đương ti ền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường c ủa doanh nghi ệp có đ ến th ời điểm báo cáo gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn h ạn khác. Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150. I- Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số ti ền và các kho ản t ương đ ương ti ền hi ện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: Ti ền mặt tại qu ỹ c ủa doanh nghi ệp, vàng bạc, kim kkhis quý, đá quý, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn) và các kho ản tương đương tiền. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các tài khoản 111 – Tiền mặt, TK 112 – Tiền gửi ngân hàng trên sổ Cái hoặc Nhật ký – S ổ Cái và các kho ản đ ầu t ư tài chính ngắn hạn (Chi tiết tương đương tiền) phản ánh ở số d ư N ợ TK121 – Đ ầu t ư tài chính ngắn hạn trên sổ chi tiết TK121 các kho ản tương đương ti ền ph ản ánh ở ch ỉ tiêu 110 là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi ho ặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định không có r ủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. II-Đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị c ủa các kho ản đầu t ư tài chính ng ắn h ạn (sau khi trừ đi các khoản tương đương tiền và dự phòng giảm giá đ ầu t ư tài chính ngắn hạn), bao gồm: tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đâgfu tư ngắn hạn đ ược ph ản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu h ồi v ốn d ưới 1 năm ho ặc trong 1 chu kỳ kinh doanh, không bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu h ồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo đã được tính vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương ti ền”. Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129 1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của TK121-“Đầu tư tài chính ngắn hạn” trên sổ Cái hoặc Nhật ký –Sổ Cái sau khi trừ đi các kho ản đ ầu t ư ng ắn h ạn đã được tính vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số 110). 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 129) Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá c ủa các kho ản đầu tư tài chính ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm d ưới hình th ức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng gi ảm giá đầu t ư tài chính ngắn hạn” là số dư Có của TK 1591 “Dự phòng gi ảm giá đ ầu t ư tài chính g ắn hạn” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. III. Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác tại thời đi ểm báo có th ời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ). Mã số 130 =Mã số 131+Mã s ố 132+Mã s ố 138 +Mã số 139.
- 1 –Phải thu của khách hàng (Mã số 131) Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu c ủa khách hàng có th ời h ạn thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường tại th ời đi ểm báo cáo. S ố liệu đề ghi vào chi tiêu “phài thu của khách hàng ”căn cứ vào t ổng s ố d ư N ợ chi ti ết của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng’’ căn cứ vào tổng số dư Nợ chi ti ết c ủa Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên s ổ k ế toán chi tiết Tài khoàn 131. 2-Trả trước cho người bán (Mã số 132) Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán có thời hạn thu hồi dưới m ột năm ho ặc một chu kỳ kinh doanh bình thường tại thời điềm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Trả trước cho người bán” căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán’’ mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 331. 3-Các khoản phải thu khác (Mã số 138) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu ngắn hạn khác từ các đối tượng liên quan có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải thu khác\’’ là tổng số dư Nợ của các Tài khoản : TK 1388, TK 334, TK 338 trên sổ k ế toán chi ti ết các TK 1388, 334, 338 (không bao gồm các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn ). 4- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng s ố âm d ưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).Số liệu để ghi vào chi tiêu “Dự phòng ph ải thu ngắn hạn khó đòi” là số dư có chi tiết của Tài kho ản 1592 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết TK 159, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn h ạn khó đòi (TK 1592 ) IV-Hàng tồn kho (Mã số 140) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ trị giá hiện có các lo ại hàng tồn kho d ự tr ữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng gi ảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo. Mã số 140= Mã số 141+Mã số 149. 1-Hàng tồn kho (Mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho”là tổng số dư Nợ c ủa các Tài kho ản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”,Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”,Tài khoản 155 “Thành phẩm”,Tài khoản 156 “Hàng hóa”, Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán”, trên Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái. 2-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149) Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá c ủa các lo ại hàng t ồn kho t ại th ời điểm báo cáo. Số liệu chi tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình th ức ghi trong ngoặc đơn (…)Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” là s ố d ư Có của Tài khoản 1593 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên sổ k ế toán chi ti ết TK159, chi tiết các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK1593). V-Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng các kho ản chi phí trả tr ước ngắn h ạn, thu ế GTGT còn được khấu trừ, các khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạn khác t ại th ời điểm báo cáo. Mã số 150=Mã số 151+Mã số 152+Mã số 158. 1-Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ( Mã số 151) Chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” dùng đ ể ph ản ánh s ố thu ế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn dược hoàn lại đến cuối năm báo cáo. Số li ệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” căn c ứ vào số d ư N ợ c ủa Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên sổ Cái hoặc Nhật Ký – Sổ Cái. 2- Thuế và các khoản phải thu Nhà nước (Mã số 152)
- Chỉ tiêu này phản ánh thuế và các khoản khác n ộp th ừa cho Nhà n ước t ại th ời đi ểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải thu Nhà nước” căn c ứ vào số dư Nợ chi tiết Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên số kế toán chi tiết TK 333. 3- Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158) Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: số ti ền t ạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán, chi phí trả trước ngắn hạn (số cho phí đã ghi ra trong năm nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của năm báo cáo), các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, tài sản thiếu chờ xử lí tại thời đi ểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” căn cứ vào số d ư N ợ các Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lí”, tài khoản 141 “Tạm ứng”, tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn”, TK 1388 – “Phải thu khác” (Chi tiết cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn) trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái hoặc trên số chi tiết TK 1388. B-TÀI SẢN DÀI HẠN (MÃ SỐ 200) Chỉ tiêu này phản ánh trị giá cloại tài sản không được phản ánh trong ch ỉ tiêu tài s ản ngắn hạn. Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản tài kho ản dài hạn có đ ến thời điểm báo cáo, bao gồm: Tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các kho ản đầu tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. Mã số 200 = Mã s ố 210 + Mã s ố 220 + Mã s ố 230 + Mã số 240. I- Tài sản cố định (Mã số 210) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (Nguyên giá tr ừ giá tr ị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang hi ện có t ại thời điểm báo cáo. Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213. 1- Nguyên giá (Mã số 211): Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính tại thời đi ểm báo cáo. S ố li ệu đ ể ghi vào chỉ tiêu “Nguyên giá” là số dư Nợ của Tài khoản 211 “Tài sản c ố định” trên S ổ Cái hoặc sổ Nhật ký – Sổ Cái. 2- Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 212) Phản ánh toàn bộ giá trị hao mòn của các loại TSCĐ h ữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính lũy kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này đ ược ghi b ằng s ố âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Giá tr ị hao mòn lũy kế” là số dư Có của các tài khoản: TK 2141 “Hao mòn TSCĐ h ữu hình” trên s ổ chi tiết TK 2141; TK 2142 “Hao mòn TSCĐ thuê tài chính” trên sổ chi ti ết TK 2142 và TK 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên sổ chi tiết TK 2143. 3- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 213) Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đ ầu t ư xây d ựng c ơ bản, chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định dở dang, hoặc đã hoàn thành ch ưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí xây dựng c ơ bản d ở dang” là số dư Nợ của Tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên S ổ Cái ho ặc Nhật ký – Sổ Cái. II- Bất động sản đầu tư (Mã số 220) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các lo ại bất đ ộng s ản đ ầu tư tại thời điểm báo cáo. 3- Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158) Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: số ti ền t ạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán, chi phí trả trước ngắn hạn (số cho phí đã ghi ra trong năm nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của năm báo cáo), các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, tài sản thiếu chờ xử lí tại thời đi ểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” căn cứ vào số d ư N ợ các Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lí”, tài khoản 141 “Tạm ứng”, tài khoản 142 “Chi
- phí trả trước ngắn hạn”, TK 1388 – “Phải thu khác” (Chi tiết cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn) trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái hoặc trên số chi tiết TK 1388. 1. Nguyên giá (Mã số 221) Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các lo ại b ất đ ộng s ản đ ầu t ư t ại th ời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài kho ản 217 “Bất động sản đầu tư” trên Sổ Cái hoặc sổ Nhật ký – Sổ Cái. 2. Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 222) Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị hao mòn lũy kế c ủa các lo ại bất đ ộng sản đ ầu tư tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình th ức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Giá tr ị hao mòn lũy k ế” là s ố d ư Có của tài khoản TK 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư” trên sổ chi tiết TK 2147. III- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 230) 1. Đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 231) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm: các khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư vào công ty liên kết, các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác mà doanh nghiệp nắm gi ữ dưới 20% quyền biểu quyết; đầu tư trái phiếu, cho vay vốn, các khoản đầu tư khác… mà th ời hạn nắm giữ, thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Số li ệu để ghi vào ch ỉ tiêu này là s ố dư Nợ của Tài khoản 221 “Đầu tư tài chính dài hạn” trên Sổ Cái ho ặc sổ Nhật ký – Sổ Cái. 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 239) Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá c ủa các kho ản đ ầu t ư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm d ưới hình th ức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng gi ảm giá đầu t ư tài chính dài hạn” là số dư Có của TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài h ạn” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. IV- Tài sản dài hạn khác (Mã số 240) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi phí trả trước dài hạn nh ưng ch ưa phân b ổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn, và tài sản dài hạn khác, tại thời điểm báo cáo. Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 248 + Mã số 249. 1. Phải thu dài hạn (Mã số 241) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, các kho ản phải thu từ các đối tượng khác có liên quan được xếp vào lo ại tài sản dài h ạn, các khoản ứng trước cho người bán dài hạn (nếu có) tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh. S ố li ệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn” là số dư Nợ chi ti ết của các Tài kho ản 131, 138, 331, 338 (Chi tiết các khoản thu dài hạn) trên số kế toán chi ti ết các TK131, 138, 331, 338. 2. Tài sản dài hạn khác (Mã số 248) Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản tiền doanh nghiệp đem ký quỹ, ký cược dài hạn, chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa được phân bổ vào chi phí sản xu ất, kinh doanh đến cuối năm báo cáo và giá trị tài sản khác ngoài các tài kho ản dài h ạn đã nêu trên. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản dài hạn khác” được căn cứ vào t ổng s ố d ư Nợ Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn”, Tài khoản 244 “ Ký quý, ký c ược dài hạn” và Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 249) Chỉu tiêu này phản ánh các khoản dự phòng phải thu dài hạn khó đòi tại th ời đi ểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm đưới hình th ức ghi trong ngo ặc đ ơn (…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi” là s ố d ư Có chi tiết của Tài khoản 1592 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng ph ải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 1592. TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 250)
- Phản ánh tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghi ệp tại thời đi ểm báo cáo, bao gồm các loại thuộc tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Mã số 250 = Mã số 100 + Mã số 200 PHẦN: NGUỒN VỐN A- NỢ TKỢ PHẢI TRẢ Là chỉ tiêu tỏng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320. I- Nợ ngắn hạn (Mã số 310) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá tr ị các kho ản n ợ còn ph ải tr ả có th ời h ạn thanh toán dưới 1 năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh, bao gồm: các kho ản n ợ vay ngắn hạn, và giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản chờ xử lí, các kho ản nh ận ký quỹ, ký cược ngắn hạn,… tại thời điểm báo cáo. Mã số 310 = Mã s ố 311 + Mã s ố 312+ Mã số 313+ Mã số 314+ Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 318+ Mã số 319. 1. Vay ngắn hạn (Mã số 311) Phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghi ệp đi vay ngắn hạn các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác và các kho ản nợ ngắn hạn t ại th ời đi ểm báo cáo. S ố liệu ghi vào chỉ tiêu “Vay ngắn hạn” là số dư Có c ủa TK 311 “Vay ng ắn h ạn”và TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 2. Phải trả cho người bán (Mã số 312) Phản ánh số tiền phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán dưới một năm ho ặc dưới một chu kỳ sản xuất kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả cho người bán” là tổng số dư Có chi ti ết c ủa TK 331“Phải tr ả cho ng ười bán” được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ k ế toán chi ti ết TK 331. 3. Người mua trả tiền trước (Mã số 313) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền người mua trả trước tiền mua sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ hoặc trả trước ti ền thuê tài sản tại th ời đi ểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Người mua trả ti ền trước” căn c ứ vào s ố d ư Có chi tiết của TK 131“Phải thu của khách hàng”” được phân loại là ngắn hạn mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có c ủa TK 3387 “Doanh thu ch ưa thực hiện” được phân loại là ngắn hạn trên Sổ kế toán chi tiết TK 3387. 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314) Phản ánh tổng số các khoản doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước tại hời đi ểm báo cáo, bao gồm khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác. Số li ệu để ghi vào chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” là số dư Có chi tiết của TK 333“Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết TK 333. 5. Phải trả người lao động (Mã số 315) Phản ánh các khoản doanh nghiệp phải trả cho người lao động tại hời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả người lao động” là số dư Có chi ti ết c ủa TK 334 “Phải trả người lao động” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 6. Chi phí phải trả (Mã số 316) Phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng chưa được thực chi tại thời điểm báo cáo. Số liệu dể ghi vào chỉ tiêu “Chi phí ph ải trả” căn cứ vào số dư Có của TK 335 “Chi phí phải trả” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác (Mã số 318) Phản ánh các khoản phải trả ngắn hạn khác ngoài các khoản n ợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu ở trên, như: giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân, phải nộp cho cơ quan BHXH,…Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải trả ngắn hạn khác” là số dư Có của các TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”, TK 138”Phải thu khác”, trên sổ kế toán chi tiết của các TK 338, 138 (Không bao gồm các kho ản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn và phần d ư Có TK 3387 đã phản ánh trên chỉ tiêu “Người mua trả ti ền trước” trên sổ Cái ho ặc Nh ật ký – Sổ Cái.
- 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn(Mã số 319) Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng phải trả ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. S ố liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải trả ngắn hạn” là số dư Có chi ti ết của TK 352 “Dự phòng phải trả”, trên sổ kế toán chi tiết của TK 352 (Chi tiết các kho ản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn) II- Nợ dài hạn (Mã số 320) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn c ủa doanh nghi ệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm ho ặc trên 1 chu kỳ s ản xuất kinh doanh, khoản phải trả người bán, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo. Mã số 320 = Mã số 321 + Mã s ố 322+ Mã s ố 328+ Mã số 329. 1. Vay và nợ dài hạn (Mã số 321) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp vay dài hạn các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác và các khoản nợ dài hạn c ủa doanh nghi ệp như s ố ti ền ph ải trả về tài sản cố định để ghi vào chỉ tiêu “Vay dài hạn”; TK 3412 “N ợ dài hạn” và k ết quả tìm được số dư Có của TK 34131 trừ (-) dư Nợ TK 34132 cộng (+) d ư Có TK 34133 trên sổ kế toán chi tiết TK 341. 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 322) Chỉ tiêu này phản ánh quỹ dự phòng trợ cấp m ất vi ệc làm ch ưa sử d ụng t ại th ời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ dự phòng trợ cấp mất vi ệc làm” là số dư Có của TK 351“Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” trên sổ Cái ho ặc Nhật ký – Sổ Cái. 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác (Mã số 328) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn khác như: Phải tr ả cho ng ười bán, doanh thu bán hàng trả chậm, số tiền doanh nghiệp nhận ký quỹ, ký cược dài h ạn của đơn vị khác tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải trả dài hạn khác” là tổng số dư Có chi tiết của các TK 331, 338, 138, 131 được phân loại là dài hạn trên sổ kế toán chi tiết (chi tiết phải trả dài hạn) và số d ư Có TK 3414”Nh ận ký quỹ, ký cược dài hạn” Trên sổ chi tiết TK 341 “Vay, nợ dài hạn”. 4. Dự phòng phải trả dài hạn(Mã số 329) Chỉ tiêu này phản ánh giá trị khoản dự phòng phải trả dài hạn tại th ời đi ểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Dự phòng phải trả dài hạn” là số d ư Có chi ti ết c ủa TK 352 “Dự phòng phải trả”, trên sổ kế toán chi tiết của TK 352 (Chi ti ết các kho ản d ự phòng cho các khoản phải trả dài hạn) B- VỐN CHỦ SƠ HỮU (MÃ SỐ 400 = MÃ SỐ 410 + MÃ SỐ 430) I- Vốn chủ sở hữu (Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã s ố 413 + Mã s ố 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417) 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411) Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) c ủa ch ủ sở h ữu vào doanh nghiệp như vốn góp của các cổ đông (đối với công ty c ổ phần), v ốn góp c ủa các bên liên doanh, vốn góp của các thành viên hợp danh, v ốn góp c ủa các thành viên công ty TNHH, vốn dầu tư của doanh nghiệp tư nhân, …Số li ệu để ghi vào ch ỉ tiêu “V ốn đ ầu tư của chủ sở hữu” là số dư Có của TK 4111 “Vốn đầu tư của ch ủ sở h ữu”, trên s ổ kế toán chi tiết của TK 4111. 2. Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412) Chỉ tiêu này phản ánh thặng dư vốn cổ phần tại thời điểm báo cáo c ủa công ty c ổ phần. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Thặng dư vốn c ổ phần” là số d ư Có c ủa TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần”, trên sổ kế toán chi tiết của TK 4112. Nếu tài kho ản này có dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…). 3. Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413)
- Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các kho ản vốn khác c ủa chủ sở h ữu tại th ời đi ểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Vốn khác của chủ sở hữu” là số dư Có c ủa TK 4114 “Vốn khác”, trên sổ kế toán chi tiết của TK 4118. 4. Cổ phiếu quỹ (Mã số 414) Chỉ tiêu này phản ánh giá trị cổ phiếu quỹ hiện có tại thời điểm báo cáo c ủa công ty cổ phần. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Cổ phiếu quỹ” là số dư Nợ của TK 419 “Cổ phi ếu qu ỹ” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 415) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đ ổi t ỷ giá chuyển đổi ngoại tệ khi ghi sổ kế toán, chưa được xử lí tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” là số dư Có c ủa TK 413 “Chênh l ệch tỷ giá hối đoái” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp TK 413 có s ố d ư N ợ thì số liệu chỉ tiêu này dược ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngo ặc đ ơn(…). Chỉ tiêu này chỉ có só liệu đối với báo cáo tài chính của những doanh nghi ệp mới thành lập đang trong quá trình đầu tư XDCB chưa ho ạt động sản xu ất kinh doanh có nghi ệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ. 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 416) Chỉ tiêu này phản ánh các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu chưa sử dụng tại thời đi ểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu” là số dư Có c ủa TK 418 “Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 417) Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) chưa được quyết toán hoặc chưa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân ph ối” là số dư Có của TK 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trên sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số li ệu ch ỉ tiêu này d ược ghi b ằng s ố âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…). II- Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 430) Chỉ tiêu này phản ánh quỹ khen thưởng, phuc lợi chưa sử d ụng t ại th ời đi ểm báo cáo. Số liệu dể ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” là số dư Có của TK 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440) Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản c ủa doanh nghi ệp t ại th ời đi ểm báo cáo. (Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400) Chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” Mã số 250 = Chỉ tiêu “Tổng c ộng ngu ồn v ốn” Mã s ố 400 5. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán gồm một số chỉ tiêu phản ánh những tài s ản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghi ệp đang qu ản lí ho ặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán. a. Tài sản thuê ngoài Phản ánh giá trị các tài sản doanh nghiệp thuê c ủa các đ ơn v ị, cá nhân khác đ ể s ử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không phải dưới hình thức thuê tài chính. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư N ợ của TK 001 “Tài s ản thuê ngoài” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. b. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa doanh nghi ệp gi ữ hộ cho các đ ơn v ị, cá nhân khác hoạc giá trị nguyên liệu, vật liệu doanh nghiệp nhận để thực hiện các hợp đồng gia công với các đơn vị, cá nhân khác. Số liệu để ghi vào ch ỉ tiêu này l ấy t ừ s ố d ư N ợ c ủa TK 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” trên S ổ Cái ho ặc Nh ật ký – S ổ Cái. c. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
- Phản ánh giá trị hàng hóa doanh nghiệp nhận của các đ ơn v ị, cá nhân bên ngoài đ ể bán hộ hoặc bán dưới hình thức ký gửi. Số liệu để ghi vào ch ỉ tiêu này l ấy t ừ s ố d ư Nợ của TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược” trên S ổ Cái ho ặc Nhật ký – Sổ Cái. d. Nợ khó đòi đã xử lí Phản ánh giá trị các khoản phải thu, đã mất khả năng thu hồi, doanh nghiệp đã xử lí xóa sổ nhưng phải tiếp tục theo dõi để thu hồi. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này l ấy t ừ số dư Nợ của TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái e. Ngoại tệ các loại Phản ánh giá trị các loại ngoại tệ doanh nghiệp hiện có (ti ền m ặt, ti ền gửi) theo nguyên tệ từng loại ngoại tệ cụ thể như: USD, DM, EUR, m ỗi loại nguyên tệ ghi m ột dòng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của TK 007 “Ngo ại t ệ các lo ại” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái * Ví dụ: Tại một doanh nghiệp có Bảng cân đối kế toán cuối năm 2006 như sau: Mã Thuyết Số Số TÀI SẢN số minh cuối năm đầu năm A B C 1 2 790 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 518.000 .000 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 (III.01) 200.000 300.000 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 (III.05) 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 50.000 80.000 1. Phải thu của khách hàng 131 50.000 80.000 2. Trả trước cho người bán 132 3. Các khoản phải thu khác 138 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 258.000 400.000 1. Hàng tồn kho 141 (III.02) 258.000 400.000 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 10.000 10.000 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 10.000 10.000 B - TÀI SẢN DÀI HẠN(200 = 210+220+230+240) 200 642.000 650.000 I. Tài sản cố định 210 (III.03.04) 642.000 650.000 1. Nguyên giá 211 690.000 690.000 2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 212 (48.000) (40.000) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II. Bất động sản đầu tư 220 - - 1. Nguyên giá 221 2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 222 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 (III.05) - - 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 239 IV. Tài sản dài hạn khác 240 - 1. Phải thu dài hạn 241 2. Tài sản dài hạn khác 248 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 249 TỔNG CỘNG TÀI SẢN(250 = 100 + 200) 250 1.160.000 1.440.000 NGUỒN VỐN
- A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 352.000 572.000 I. Nợ ngắn hạn 310 352.000 572.000 1. Vay ngắn hạn 311 280.000 300.000 2. Phải trả cho người bán 312 70.000 270.000 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 2.000 2.000 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn 320 - 1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 - 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) 400 808.000 868.000 I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07 808.000 868.000 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 780.000 780.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 28.000 88.000 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN(440 = 300 + 400 ) 440 1.160.000 1.440.000 Chi tiết: * Tiền: - Tiền mặt: 30.000 - Tiền gửi: 170.000 * Hàng tồn kho: - Nguyên vật liệu: 60.000 - Công cụ dụng cụ: 8.000 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 2.000 - Thành phẩm: 18.000 - Hàng hóa: 170.000 + Hàng G1: 70.000, số lượng: 10.000kg + Hàng G2: 60.000, số lượng: 5.000m + Hàng G3: 30.000, số lượng: 1.000cái * Vay ngắn hạn: 280.000 * Phải trả cho người bán: 70.000 * Chi phí phải trả 2.000 (Trích trước lương nghỉ phép) Trong năm 2007 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Nhập kho nguyên vật liệu M1 chưa trả tiền cho đơn vị bán S1 theo phiếu nhập kho số … ngày … tháng … năm, số lượng 2.000kg. - Giá trị vật liệu M1 ghi trên hóa đơn: + Giá mua: 2.000kg x 9500đ = 19.000.000đ + Thuế GTGT (10%): 1.900.000đ + Tổng số tiền thanh toán: 20.900.000đ 2. Phiếu chi số … ngày … tháng … năm kèm theo ch ứng t ừ g ốc có liên quan v ề khoản chi trả tiền vận chuyển, bốc dở VL M1 là 1.050.000đ, trong đó thu ế GTGT: 50.000đ.
- 3. Nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng về số tiền gửi chuyển trả cho đ ơn v ị S1 theo yêu cầu của doanh nghiệp là 40.000.000đ. 4. Nhập hàng hóa G1 chưa trả tiền cho đơn vị S2 theo phi ếu nh ập kho s ố … ngày … tháng … năm, số lượng 100.000kg. - Giá trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn: + Giá mua: 100.000kg x 7.100đ = 710.000.000đ + Thuế GTGT (10%): 71.000.000đ + Tổng số tiền thanh toán: 781.000.000đ 5. Phiếu chi số … ngày … tháng … năm kèm theo ch ứng t ừ g ốc có liên quan v ề khoản chi trả tiền vận chuyển, bốc dở hàng hóa G1 là 20.100.000đ, trong đó thu ế GTGT: 100.000đ. 6. Xuất kho 80.000kg hàng G1 bán trực tiếp cho khách hàng theo phi ếu xuất kho số … ngày … tháng … năm. Tiền bán hàng được khách hàng thanh toán toàn b ộ b ằng ti ền mặt theo phiếu thu số … ngày … tháng … năm. Tiền bán hàng G1 đ ược phản ánh trong hóa đơn bán hàng như sau: + Giá bán: 80.000kg x 12.000đ/kg = 960.000.000đ + Thuế GTGT (10%): 96.000.000đ + Tổng số tiền thanh toán: 1.056.000.000đ 7. Phiếu chi số … ngày … tháng … năm nộp ti ền vào ngân hàng là 40.000.000đ và đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng. 8. Xuất kho 5 chiếc dụng cụ C2 với giá xuất kho 150.000đ/c theo phiếu xuất kho số … ngày … tháng … năm để dùng cho bộ phận bán hàng và phân bổ 1 lần. 9. Chi tiền mặt cho công nhân ứng trước tiền lương phi ếu chi số … ngày … tháng … năm có số tiền là 15.000.000đ. 10. Bảng kê thanh toán tạm ứng của nhân viên Trần Văn Tám về kho ản mua hàng hóa G3: + Giá mua: 100cái x 30.000đ = 3.000.000đ + Thuế GTGT (10%): 300.000đ + Tổng số tiền thanh toán: 3.300.000đ - Chi phí vận chuyển, bốc dở: 400.000đ Tổng cộng: 3.700.000đ Hàng G đã nhập kho đầy dủ theo phiếu nhập kho số … ngày … tháng … năm … . 11. Xuất kho 3.000 mét hàng G2 chuyển bán theo phiếu xuất kho số … ngày … tháng … năm. Số tiền bán hàng G2 được phản ánh trong hóa đơn bán hàng như sau: + Giá bán: 3.000m x 20.000đ/kg = 60.000.000đ + Thuế GTGT (10%): 6.000.000đ + Tổng số tiền thanh toán: 66.000.000đ. - Khách hàng đang nợ. 12. Phiếu chi tiền mặt thanh toán tiền điện thoại là 3.080.000đ, trong đó thu ế GTGT là 280.000đ, phân bổ cho các đối tượng sử dụng: - Bộ phận bán hàng: 800.000đ - Bộ phận quản lí doanh nghiệp: 2.000.000đ 13. Nhập kho 50.000 mét hàng G2 theo phiếu nhập kho số … ngày … tháng … năm. - Giá trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn của đơn vị S2 như sau: + Giá mua: 50.000m x 11.600đ = 58.000.000đ + Thuế GTGT (10%): 5.800.000đ + Tổng số tiền thanh toán: 63.800.000đ - Chưa thanh toán tiền cho người bán. 14. Nhận giấy báo Nợ số … ngày … tháng … năm về khoản ti ền tr ả ti ền v ận chuyển, bốc dở hàng hóa G2 là 10.500.000đ, trong đó thuế GTGT: 500.000đ. 15. Bảng tổng hợp và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng như sau: - Nhân viên bán hàng: 15.000.000đ - Nhân viên quản lí doanh nghiệp: 17.000.000đ
- 16. Trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định. 17. Nhận giấy báo Có số … ngày … tháng … năm … c ủa ngân hàng v ề kho ản ti ền bán hàng hóa G2 ở nghiệp vụ 11 do khách hàng thanh toán. 18. Phiếu chi số … ngày … tháng … năm … về khoản: - Nộp BHXH: 3.000.000đ - Nộp KPCĐ: 640.000đ 19. Mua một máy tiện trả bằng TGNH và đã nhận được gi ấy báo N ợ v ề kho ản ti ền chuyển trả theo hóa đơn: - Giá mua: 30.000.000đ - Thuế GTGT (10%): 3.000.000đ Số tiền thanh toán: 33.000.000đ. Tiền vận chuyển lắp đặt trả bằng tiền mặt theo phiếu chi số … ngày … tháng … năm … là 3.000.000đ. Tài sản đã được đưa vào sử dụng và đăng ký sử dụng trong 6 năm. 20. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong kỳ: - Bộ phận bán hàng: 1.800.000đ - Bộ phận QLDN: 1.200.000đ 21. Nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng về khoản tiền gửi đã chuyển đi tr ả n ợ vay ngắn hạn của ngân hàng là 20.000.000đ 22. Phiếu thu tiền mặt số … ngày … tháng … năm …: thu lãi ti ền gửi ngân hàng: 800.000đ. 23. Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp là 26%. 24. Kết chuyển các khoản liên quan để xác định kết kinh doanh. Yêu cầu: - Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái. - Lập Bảng cân đối kế toán cuối cuối năm 2007. Biết rằng doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Giá xuất kho của hàng hóa được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
QUẢN TRỊ LOGISTICS
334 p | 445 | 236
-
Tài liệu cao học - Nghiên cứu Marketing - Chương 9
10 p | 276 | 84
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm - 2
9 p | 228 | 83
-
Quản trị sản xuất căn bản và các công thức bài tập - 2
27 p | 195 | 56
-
Bài tập ngân hàng thương mại
18 p | 515 | 52
-
Những luận điểm về tính hữu ích của Báo cáo tài chính!
14 p | 198 | 34
-
ISO 9001: 2000 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG-CÁC YÊU CẦU
10 p | 146 | 22
-
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
3 p | 119 | 21
-
Các phương thức xử lý rủi ro
16 p | 134 | 17
-
Doanh nghiệp thương mại điện tử loay hoay tìm lối ra
3 p | 100 | 14
-
Một số event áp dụng cho chiến dịch ra mắt sản phẩm mới
6 p | 102 | 10
-
Truyền thông kiểu mới: Phương thức làm tương lai sáng sủa hơn
19 p | 52 | 8
-
Báo cáo thường niên 2015: Khai phá tiềm năng khai sinh giá trị - Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam
57 p | 71 | 5
-
Hoàn thiện các biện pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hóa
13 p | 36 | 4
-
Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam trước giai đoạn tự nguyện áp dụng IFRS và một số hàm ý
8 p | 21 | 4
-
Mối quan hệ giữa áp dụng IAS 36 và chất lượng thông tin theo quan điểm người hành nghề: Một bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam
26 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn