Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
lượt xem 38
download
Trong quan niệm củanhiều người, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thường được coi là"đầu vào", là một trong những yếu tố cùng với lao động, kỹ thuật công nghệ tạo nên sự tăng trưởng. Song, nếu xét trong quá trình tái sảnxuất liên tục không ngừng nghỉ và không bị chia cắt theo thời gian, thì vốnđầu tư phát triển toàn xã hội còn là một "đầu ra", một"cầu" quan trọng, bởi nó chiếm gần 1/3 GDP của đất nước trong mộtnăm....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
- Vốn đầu tư phát triển toànxã hội Động lực của tăng trưởng kinh tế(TBKTVN 26/12/01) Trong quan niệm củanhiều người, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thường được coi là"đầu vào", là một trong những yếu tố cùng với lao động, kỹ thuật công nghệ tạo nên sự tăng trưởng. Song, nếu xét trong quá trình tái sảnxuất liên tục không ngừng nghỉ và không bị chia cắt theo thời gian, thì vốnđầu tư phát triển toàn xã hội còn là một "đầu ra", một"cầu" quan trọng, bởi nó chiếm gần 1/3 GDP của đất nước trong mộtnăm. Như vậy, vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội vừa là "đầu ra" của quy trình sản xuất trước, vừa là"đầu vào" của quy trình sản xuất sau. Thực hiện năm2001 Với tác dụng "kép" này,vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2001 đã đạt được kết quả nổibật: vừa là yếu tố đầu vào, vừa là yếu tố đầu ra, tạo nên sự vượt trộicủa tốc độ tăng trưởng kinh tế không những không bị sút giảm, trái lạicòn đạt mức cao nhất trong 4 năm qua, trong khi tốc độ tăng tổng mức bán lẻhàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt thấp hơn, tốc độ tăng kim ngạch xuấtkhẩu giảm chỉ còn bằng một phần tư. Theo tính toán sơ bộ, tổng vốnđầu tư phát triển toàn xã hội năm 2001 ước đạt 150 nghìn tỷ đ, đạt mụctiêu đề ra, tăng 16% so với năm 2000, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDPtheo giá hiện hành. Nhờ đó mà tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội sovới GDP đạt khoảng 31%, cao hơn tỷ lệ 29% của năm 2000. Đây cũng là tỷ lệcao nhất từ trước tới nay và là nguyên nhân có tầm quan trọng hàng đầu đểtốc độ tăng GDP đạt 7%, cao hơn tốc độ tăng 6,7% của năm 2000. Xét về mộtmặt khác đầu ra của kinh tế nhờ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xãhội tăng khá, trên 20 nghìn tỷ đồng đã "tiêu thụ" được trên 50%phần GDP tăng thêm, là một tỷ lệ mà những năm trước đây chưa bao giờ đạtđược. Điều đó lý giải tại sao tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịchvụ chỉ tăng khoảng 20 nghìn tỷ, còn xuất khẩu tăng với tốc độ thấp hơnnhiều, nhưng lượng tồn đọng sản phẩm nhìn chung cũng tăng không đáng kể sovới cuối năm trước. Trong tổng vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội, nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân doanh (bao gồm doanh nghiệpngoài quốc doanh, tổ hợp tác, hộ gia đình và cá nhân) đạt tốc độ tăng,lên tới 26%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng chung. Đạt được tốc độ tăng caonhư trên chủ yếu là do Luật doanh nghiệp tiếp tục phát huy tác dụng trongviệc tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi: ước năm 2001 có 18 nghìndoanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập với tổng số vốn đăng ký lêntới 22 nghìn tỷ đồng, cao hơn hẳn các năm trước. Mặc dù đạt được kết quả vượttrội như trên, nhưng về nguồn vốn này cũng còn một số hạn chế, bất cập,trong đó nổi rõ 2 điểm. Thứ nhất, so với tiềm năng thìphần chưa được huy động để đầu tư phát triển vấn còn trên 30 nghìn tỷđồng, đang còn tồn đọng dưới dạng vàng, Đô la Mỹ, tiền đề dành...Thứhai, trong tổng vốn
- đầu tư thuộc nguồn này, có một phần không nhỏ đãđược dùng để đầu tư vào xây dựng nhà ở, mua bất động sản, phần đầutư trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh chưa nhiều. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sáchNhà nước năm nay tăng rất cao và vượt xa so với kế hoạch đầu năm (lên tới25%). Nếu so với kế hoạch bổ sung thì 11 tháng đạt 93,6% và tăng tới 40,5%cùng kỳ năm 2000. Đây là một cố gắng trong việc tìm kiếm thêm nhiều nguồnđể tăng thêm vốn đầu tư. Tuy nhiên, tình trạng triển khai kế hoạch đếntận cơ sở còn chậm, nợ khối lượng trong đầu tư vẫn còn tiếp diễn. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệpNhà nước tăng khá, ước tăng 14% so với năm 2000. Đây là kết quả của việcđẩy nhanh hơn khấu hao, dành phần lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, cổphần hoá... Tuy nhiên, việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, việc bán,khoán kinh doanh, giao và cho thuê doanh nghiệp Nhà nước triển khai chậm, chưađạt kết quả như mong muốn, do vậy, việc khai thác nguồn vốn từ các doanhnghiệp Nhà nước chưa cao. Nguồn vốn đầu tư bằng tín dụngNhà nước ước chỉ đạt 83% mức dự kiến cả năm và lần đầu tiên, xuất hiệntình trạng "vốn chờ dự án". Nguyên nhân đạt thấp có nhiều, nhưngnổi lên một số nguyên nhân đáng chú ý. Đó là do chưa có nhiều dự án mớicó hiệu quả để vay vốn; các dự án chuyển tiếp thì các nhà đầu tư chưatích cực đẩy nhanh tiến độ do gặp khó khăn về thị trường; các chủ đầutư chuẩn bị các dự án chưa tốt, quá trình phê duyệt dự án, đấu thầu,giải phóng mặt bằng chậm. Một nguyên nhân quan trọng là các đối tượngđược tiếp cận với nguồn vốn tín dụng còn hạn chế, các đầu mối cho vaycòn thiếu năng động, chờ khách hàng, thủ tục vay vốn còn rườm rà, chậpchạp, phức tạp, tốn kém. Như vậy, nguồn vốn trong nước đầutư tăng 20,5%, cao hơn tốc độ tăng chung, chứng tỏ trong điều kiện đầu tưnước ngoài còn hạn chế thì nội lực đã được quan tâm hơn. Tỷ trọng vốntrong nước chiếm khoảng 61%, còn vốn đầu tư nước ngoài khoảng 31%. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp củanước ngoài (FID) năm 2001 đăng ký mới khoảng 2,3 tỷ USD, tăng trên 16%, đưatổng số vốn đăng ký tính từ 1988 đến nay lên khoảng trên 40 tỷ USD. Có 200dự án tăng vốn khoảng 500 triệu USD, đưa tổng số vốn tăng thêm từ 1988 đếnnay là gần 6,7 tỷ USD. Nếu trừ đi số vốn giải thể, hết hạn, thì số vốn cònhiệu lực khoảng 39 tỷ USD. Số vốn thực hiện ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 3,2%,đưa tổng số vốn thực hiện lên gần 20 tỷ USD. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA) năm 2001 các cam kết được hợp thực hoá bằng các hiệp địnhkhoảng 1,8 tỷ USD; ước giải ngân khoảng 1,7 tỷ USD, tăng 4% đưa tổng số vốnODA được giải ngân từ 1993 đến nay lên gần 9,8 tỷ USD. Đầu tháng 12/2001,các nhà tài trợ đã cam kết thêm gần 2,4 tỷ USD, đưa tổng số vốn ODA camkết đến nay lên đến 21 tỷ USD! Tình hình này chứng tỏ lòng tin của các nhàtài trợ đối với VN một địa chỉ an toàn nhất cho các nhà đầu tư hiệnnay. Mục tiêu năm2002
- Mục tiêu tăng GDP năm 2002 là 7,0 7,3%, cao hơn tốc độ tăng của năm 2001. Xét về đầu vào, vốn đầu tư pháttriển toàn xã hội phải tăng cao hơn và đạt tỷ lệ so với GDP cao hơn; xétvề đầu ra, trong khi sức mua có khả năng thanh toán của dân cư còn hạn chế,chi ngân sách cho tiêu dùng cuối cùng của khu vực Nhà nước được thắt chặtlại, mục tiêu tăng xuất khẩu cũng chỉ ở mức 10%, thì gia tăng vốn đầu tưlà rất cần thiết.Theo Báo cáo của Chính phủ, để thực hiện được mục tiêutăng trưởng kinh tế,vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2002 phải tăng17% so với năm 2001 và bằng 32% GDP, cao hơn năm 2001 cả về tốc độ tăng, cảvề tỷ lệ so với GDP. Nhưng để tăng như trên phải trông vào những nguồnnào? Trước hết xét theo 2 nguồn vốn làtrong nước và nước ngoài nguồn vốn nước ngoài bao gồm FDI và ODA. Nguồn FDIdo bị cạnh tranh gay gắt của các nước, đặc biệt của TQ sau khi gia nhạp WTO,nên khó có khả năng tăng nhanh. Nguồn ODA giải ngân sẽ chậm hơn, bởi cácnhà tài trợ muốn tập trung hơn và việc sử dụng có hiệu quả vốn vay hơn làviệc giải ngân nhanh. Cả nguồn FDI và ODA theo mục tiêu của Chính phủ là phấnđầu tăng 10% so với năm 2001. Nếu FDI và ODA tăng 10%, để tổngvốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 17%, thì nguồn vốn trong nước phảităng 21,5%, cao hơn tốc độ tăng chung. Điều đó chứng tỏ, trong bối cảnhtình hình quốc tế hiện nay, việc gia tăng nguồn vốn trong nước là phù hợpvới chủ trương phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực nhằm mục tiêu tăngtrưởng. Trước hết là nguồn đầu tư từngân sách Nhà nước. Đây là nguồn vốn vừa chiếm tỷ trọng khá, vừa do Nhànước trực tiếp điều hành, là công cụ để thực hiện chuyển dịch cơ cấukinh tế và thường là nguồn vốn mới để thu hút các nguồn vốn khác, nên cầnđược gia tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng 5,4% như mục tiêu mà Chínhphủ trình Quốc hội. Hơn nữa, cũng theo mục tiêu mà Chính phủ trình Quốchội, tổng thu ngân sách tăng 7,6%, tổng chi tăng 7,1% do đó tốc độ tăng đầutư không những phải cao hơn tốc độ tăng của chi thường xuyên mà còn phảicao hơn tốc độ tăng của tổng thu, tổng chi. Nguồn đầu tư từ tín dụng Nhànước cần khắc phục các hạn chế, bất cập của năm trước để gia tăng vớitốc độ khoảng 20%. Quỹ hỗ trợ phát triển xây dựng kế hoạch dài hạn huyđộng vốn, bảo đảm ổn định về nguồn vốn, đáp ứng đúng tiến độ của cácdự án, không phải chờ kế hoạch vốn. Cải tiến mạnh quy trình trong công tácthẩm tra phương án tài chính, phương án vay trả để triển khai nhanh chóngviệc cho vay vốn. Thực hiện việc cho vay đối với tất cả các thành phần kinhtế. Nguồn vốn đầu tư từ các doanhnghiệp Nhà nước phấn đầu tăng 24%, cao hơn tốc độ tăng chung. Cần khuyếnkhích các doanh nghiệp đẩy nhanh khấu hao để tái đầu tư; gia tăng lợi nhuậnsau thuế và dành phần thoả đáng cho đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất,đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ; miễn thuế sử dụng vốn, hỗtrợ giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí vận tải, bến bãi, viễn thông, thanhtra kiểm tra... Nguồn đầu tư của khu vực dân doanhcần tiếp tục duy trì tốc độ tăng cao ở mức 27% để khai thác nguồn vốn còntiềm ẩn trong dân. Muốn vậy, cần tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ Luậtkhuyến khích đầu tư trong nước; tiếp tục đẩy mạnh việc thi hành Luật doanhnghiệp, khuyến khích người
- dân đầu tư vào tất cả các ngành và lĩnh vựcmà pháp luật không cấm, kể cả một vài lĩnh vực mà trước đây vẫn thuộcđộc quyền của Nhà nước. Dương Ngọc Hiện đại hoá & phát triển Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 Trần Ngọc Côn - Nguyên phó chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Để thực hiện chương trình "Hiện đại hóa và phát triển Công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2000-2001", ngành Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi, khó khăn như sau: Về mặt thuận lợi: Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là lực lượng sản xuất công nghiệp lớn của cả nước, trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng khá cao với một số ngành chủ lực phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong tương lai công nghiệp Thành phố cũng có vai trò quan trọng đối với khu vực các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long. • Về mặt khó khăn: Mức tăng trưởng công nghiệp khá nhanh nhưng chưa vững chắc. Các ngành sản xuất còn phân tán, tản mạn, do nhiều đầu mối quản lý, chưa thực sự hợp tác, liên kết chặt chẽ với nhau nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp. Gần 80% nguyên liệu phục vụ cho sản xuất phải nhập ngoại, cùng với nhiều yếu tố khác làm cho công nghiệp Thành phố luôn trong thế bị động. Các cơ sở sản xuất phần lớn thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chưa hình thành những then chốt tạo động lực thúc đẩy quá trình CNH-HĐH các ngành kinh tế khác. Đặc biệt, khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu các nguồn vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ thiết bị (tỷ lệ đổi mới đối với công nghiệp địa phương bình quân 10%/năm) dẫn đến tụt hậu xa hơn. Sản xuất công nghiệp gắn với chuyển giao và phát triển công nghệ, với đào tạo đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao. Nguồn lao động kỹ thuật chưa đáp ứng dược yêu cầu phát triển về cơ cấu ngành nghề lẫn trình độ nghề nghiệp. Tổ chức sản xuất, hệ thống quản lý còn phân tán, chưa phối hợp đồng bộ làm suy yếu tiềm lực nội sinh. Cơ chế, chính sách còn nhiều bất hợp lý, đặc biệt là các chính sách thuế, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng... nên chưa phát huy hết thế mạnh vốn có. Hiện nay, Sở Công nghiệp Tp.HCM đã xây dựng đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp thành phố từ nay đến năm 2010 để làm cơ sở định hướng phát triển từng ngành hàng trên địa bàn thành phố. Để thực hiện chương trình "Hiện đại hóa và phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2000 và 2010", theo nghị quyết của Thành Ủy và Hội đồng Nhân dân Thành phố, xác định 4 ngành công nghiệp mũi nhọn để tập trung đầu tư hiện đại hóa là: ngành cơ khí, điện tử tin học, ứng dụng công nghệ sinh học và các ngành sản xuất vật liệu mới. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ và thiết bị các ngành công nghiệp truyền thống mà thành phố đang có thế mạnh như: dệt da may, hóa nhựa cao su, vật liệu xây dựng, công nghiệp giấy, in và bao bì chế biến lương thực thực phẩm... nhằm ổn định và giữ vững mức tăng trưởng chung của toàn ngành trên địa bàn Thành phố. Đào tạo nhân lực: Để thực hiện tốt chương trình hiện đại hóa ngành công nghiệp thành phố công tác giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến kế hoạch hiện đại hóa công nghiệp Thành phố. Từ nay đến năm 2010, nhiệm vụ chung của Sở là tổ chức đào tạo nâng bậc và phổ cập văn hoá cấp III, đối với lực lượng công nhân trong khu vực kinh tế quốc doanh thuộc Sở. Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kế thừa kể cả trong và ngoài nước ở cấp sở và cơ sở. Quan tâm nâng bậc thợ đúng thực chất trình độ, tay nghề của công nhân. Tiếp tục xây dựng và đầu tư phát triển trường kỹ thuật nghiệp vụ công nghiệp thành một trường trọng điểm của Thành phố để tổ chức đào tạo đội ngũ công nhân Trung cấp, Cao đẳng; quan tâm đến những
- ngành nghề trọng điểm nhằm phục vụ cho chương trình hiện đại hóa c1c ngành công nghiệp mũi nhọn của Thành phố. Dự kiến số lượng đào tạo mới chính quy dài hạn từ 1.800 người năm 1997 lên khoảng 3.000 người năm 2010. Đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại và bồi dưỡng chuyên sâu từ 2000 người năm 1997 lên 3000 người năm 2010 Khuyến khích đầu tư: Định hướng chung cho kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp là: "Khuyến khích và kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài đối với những ngành công nghiệp mà khả năng trong nước chưa đáp ứng được, các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ và thiết bị hiện đại để sản xuất hàng trong nước thay hàng nhập khẩu và tham gia xuất khẩu" Tuy nhiên, hiện nay Bộ công nghiệp chưa có kế hoạch cụ thể xác định các ngành công nghiệp cần kêu gọi sự hợp tác và liên doanh với nước ngoài trên địa bàn các tỉnh và Thành phố để làm cơ sở kế hoạch phát triển đầu tư phát triển trong nước, nhằm tránh việc đầu tư trùng lắp ở các địa phương và cạnh tranh giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Do đó Bộ công nghiệp sớm xác định các ngành công nghiệp cần kêu gọi sự hợp tác liên doanh với nước ngoài để làm cơ sở kế hoạch đầu tư phát triển công nghiệp trong nước Vấn đề vốn: Hiện nay, đa số các doanh nghiệp Nhà nước thường bị hạn chế về nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Phương thức vay và điều kiện vay, nhất là điều kiện thế chấp tài sản khi vay vốn ngân hàng là bài toán khó giải của các doanh nghiệp. Qua thực tế, giá trị tài sản của các doanh nghiệp quốc doanh thường thấp, không đủ để thế chấp khi vay vốn sản xuất kinh doanh (một số đơn vị có vay vốn đầu tư mới thì đã đưa tài sản thế chấp để vay đầu tư nay không còn gì để thế chấp vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh). Hơn nữa ngân hàng thường giải quyết cho vay tối đa 60% trên giá trị tài sản thế chấp. Còn quyền sử dụng đất thì các doanh nghiệp không thuộc đối tượng được giao đất, mà chỉ được thuê đất, nên không có gì để thế chấp. Nên chăng, Nhà nước cần xác định để nâng giá trị tài sản ở các doanh nghiệp nhà nước lên bằng cách tiến hành đánh giá lại tài sản doan nghiệp nhà nước theo phương phức thẩm định tài sản như khi tiến hành cổ phần hóa; cho phép đưa giá trị sử dụng đất vào giá trị của doanh nghiệp và giao cho doanh nghiệp bảo toàn số vốn đó (với 2 điều kiện cho phép gia tăng thời gia khấu hao tài sản cố định để không làm ảnh hưởng đến giá thành và giảm mức thu thuế vốn để không làm ảnh hưởng đến việc hình thành 3 quỹ của xí nghiệp), để có giá trị tài sản cao trong việc thế chấp vay tín dụng. Mặt khác, cần tìm cách huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Đồng thời, nhanh chóng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước có đủ điều kiện thuận lợi để thu hút từ nhiều nguồn giúp cho ngành công nghiệp không ngừng phát triển Quy hoạch các ngành Công nghiệp: Thực trạng các cơ sở sản xuất CN-TTCN thành phố được tiếp quản từ sau ngày Giải phóng chủ yếu là những cơ sở sản xuất nhỏ, manh mún nằm rải rác ở các quận huyện, mà chủ yếu là ở các quận nội thành xen lẫn nhà dân, chưa được quy hoạch cụ thể. Từ ngày tiếp quản đến nay, chủ yếu chúng ta củng cố, tổ chức, sắp xếp lại sản xuất nhưng chưa quy hoạch đúng mức. Do đó, để hiện đại hóa ngành công nghiệp trong thời gian tới chúng tôi đã và đang tiến hành quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết từng ngành công nghiệp trên địa bàn để làm cơ sở cho đầu tư phát triển. Tháng 3/95, thành phố đã có thông báo về quy hoạch bố trí các khu công nghiệp tập trung và các khu dân cư kế cận trên địa bàn các huyện ngoại thành để làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển năng lực sản xuất mới hoặc từng bước di dời các cơ sở sản xuất đã có ở nội thành ra các khu công nghiệp tập trung theo đúng tính chất các khu đã được quy hoạch.
- Trước mắt đối với các ngành bị ô nhiễm như đúc kim loại, cưa xẻ gỗ đã được di dời ra ngoại thành. Đối với các ngành bị ô nhiễm môi trường về khói, bụi, nước thải, tiếng ồn, nếu đầu tư mới thì phải vào đúng khu vực đã được quy hoạch và phải có hệ thống xử lý hoàn chỉnh đúng tiêu chuẩn nhà nước quy định. Nếu là những cơ sở sản xuất đã có sẵn, trước mắt phải có biện pháp khắc phục và không được đầu tư mở rông thêm để từng bước di dời vào đúng khu quy hoạch Kiến nghị: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất công nghiệp an tâm đầu tư phát triển theo hướng hiện đại hóa và đúng quy hoạch. Kiến nghị: • Về vốn: Chính phủ cần xem xét để cân đối đủ nhu cầu vốn tín dụng đầu tư trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi (dưới 8%/năm) cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất. • Về thuế: có chính sách thuế ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào các ngành công nghiệp có trình độ trang bị kỹ thuật hiện đại trên Thế giới. • Về giá thuê đất trong các khu Công nghiệp: Theo quy định của Tổng cục thuế, giá thuê đất tại các khu công nghiệp được tính theo mục đích sử dụng mới là đất đô thị, điều này làm cho giá thuê đất tăng cao, hạn chế khả năng thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công nghiệp theo quy định. Đề nghị Chính phủ và Bộ tài chính xem xét cho phép được tính giá thuê đất không theo mục đích sử dụng mà theo hiện trạng của đất Cải cách thủ tục hành chính: Cần sửa đổi thủ tục cấp giấy phép và đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung theo hướng đơn giản hóa thủ tục thành lập, nhưng tăng cường các công cụ kiểm tra, giám sát, chế tài vi phạm khi hoạt động để bình thường hóa việc ra đời, giải thể Doanh nghiệp như là chuyện thường ngày trong hoạt động của cơ chế kinh tế thị trường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lý Nhà nước về kinh tế
38 p | 815 | 297
-
Thuyết trình môn kinh tế đầu tư " Xây dựng các chính sách huy động vốn hiệu quả "
12 p | 408 | 131
-
Vai trò nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
4 p | 2006 | 118
-
Tổng quan kinh tế năm 2010
8 p | 124 | 28
-
Tổng quan dự án đầu tư
8 p | 136 | 21
-
Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa - Phạm Tuấn Anh
5 p | 85 | 8
-
Hiệu quả đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên
14 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn