Tổng quan kinh tế năm 2010
lượt xem 28
download
Tổng quan kinh tế năm 2010 Năm 2010 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2006-2010) và chiến lược 10 năm (2001-2010). Kết quả phát triển kinh tế của năm 2010 sẽ tạo ra các tiền đề vật chất, đặt nền tảng cho việc triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (20112020).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan kinh tế năm 2010
- Tổng quan kinh tế năm 2010 Năm 2010 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2006-2010) và chiến lược 10 năm (2001-2010). Kết quả phát triển kinh tế của năm 2010 sẽ tạo ra các tiền đề vật chất, đặt nền tảng cho việc triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011- 2020). Nhận thức đầy đủ bối cảnh đó , ngay từ đầu năm , Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo , chỉ đạo các ngành , cấp, địa phương thực hiện nhiều giải pháp , huy động các nguồn lực , tận dụng kịp thời và tối đa cơ hội, vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Kinh tế nước ta năm 2010 diễn ra trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Ở ngoài nước, kinh tế thế giới hồi phục chậm sau khủng hoảng và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến nước ta. Ở trong nước, thiên tai và dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Nghiêm trọng nhất là hạn hán nặng đầu năm , nắng nóng gay gắt mùa hè và lũ lụt lịch sử ở miền Trung trong tháng 9, 10 và 11, gây thiệt hại nặng nề (về vật chất trên 13.544 tỉ đồng ) đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực. Tuy nhiên kinh tế cả nước năm qua phát triển tương đối ổn định, tăng trưởng khá, theo xu hướng tích cực, song hạn chế, bất cập vẫn còn nhiều. Dưới đây là những nét tổng quan: 1- Những khởi sắc đáng ghi nhận Kinh tế tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tăng 6,78% so với năm 2009, với xu hướng quý sau cao hơn quý trước: quý I tăng 5,83%; quý II tăng 6,4% quý III tăng 7,16% và quý IV tăng 7,23%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 5,32% của năm 2009 và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra từ đầu năm (6,5%). Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7%, khu vực dịch vụ tăng 7,52%. Nông nghiệp được mùa.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,6% so với năm trước, trong đó, nông nghiệp tăng 4,4%; lâm nghiệp, tăng 4,1% và thủy sản tăng 5,3%. Sản lượng lương thực có hạt đạt 44,4 triệu tấn , tăng 107 nghìn tấn (2,5%) so với năm 2009, bình quân đầu người đạt 513,7 kg, tăng 10 kg so với năm 2009 và là mức cao nhất từ trước đến nay. Sản xuất lúa tăng cả về diện tích , năng suất và sản lượng. Diện tích lúa cả năm 2010 đạt 7518,5 nghìn ha, tăng 81,6 nghìn ha so với năm 2009; năng suất đạt 53 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng đạt 39,9 triệu tấn, tăng 901 nghìn tấn. Nhờ vâ ̣y, sản lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt trên 6,3 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Sản xuất ngô phát triển toàn diện. Diện tích gieo trồng tăng 1,4% so với năm 2009, năng suất đạt 41 tạ/ha, tăng 2% và sản lượng đạt 4,48 triệu tấn , tăng 5 nghìn tấn (1,2%). Sản xuất rau màu , cây công nghiệp , cây ăn quả đều tăng trưởng cao hơn năm 2009. Chăn nuôi trâu , bò và gia cầm tương đối ổn định do không bị ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh . Tính đến ngày 1-10, đàn trâu cả nước có 2,9 triệu con, tăng 2,0%; đàn bò 5,9 triệu con; đàn gia cầm 301 triệu con tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước . Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng tăng 4% và sản lượng thịt gia cầm tăng trên 12%. Sản xuất lâm nghiệp tuy gặp khó khăn do khô hạn đầu năm làm ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước nên vẫn phát triển, tăng trưởng khá. Diện tích rừng trồng tập trung đạt 240 nghìn ha, tăng 3,8% so với năm trước; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh tăng 4,9%; diện tích rừng được chăm sóc tăng 5,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4 triệu m3, tăng 6,1%. Sản xuất thuỷ sản vẫn tăng trưởng khá , cả năm đạt 4,98 triệu tấn, tăng 4,8% so với 2009, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2.671 nghìn tấn, tăng 4% . Nét mới của năm 2010 là các địa phương tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản theo hướng đa canh, đa con kết hợp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo đảm môi trường sinh thái bền vững. Khai thác thủy sản đạt kết quả khả quan với sản lượng đạt 2.310 nghìn tấn, tăng 4,7% so với năm trước, trong đó khai thác biển tăng 4,9%. Sản xuất công nghiệp hồi phục khá nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14 % so với năm 200 9, bao gồm khu vực kinh tế nhà nước tăng 7,4%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 14,7%; khu vực có vốn
- đầu tư nước ngoài tăng 17,5 %. Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có bước chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng công nghiệp chế biến và chế tạo tăng lên, tỷ trọng công nghiệp khai thác giảm so với các năm trước (theo giá trị sản xuất). Trong giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2010 chiếm tỷ trọng lớn nhất (89,4%), đạt tốc độ tăng 14,7% so với năm 2009, cao hơn nhiều so với năm trước. Đây là ngành có tốc độ hồi phục nhanh nhất trong năm 2010 sau giai đoạn khủng hoảng. Nhiều sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung của toàn ngành là: Khí hóa lỏng tăng 121,2%; sữa bột tăng 26,8%; giày thể thao tăng 19,5%; kính thủy tinh tăng 22,8%; bia tăng 21,6%; xe tải tăng 21,1%; sơn hóa học tăng 20,5%; quần áo người lớn tăng 20,2%; tủ lạnh, tủ đá tăng 19,9%; xi măng tăng 16,8%; xe máy tăng 16,4%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo không chỉ đạt mức tăng khá về sản xuất mà mức tiêu thụ cũng tăng ở mức cao. Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,7% so với năm 2009, trong đó một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ cao là: Đồ uống không cồn tăng 39,3%; gạch, ngói và gốm, sứ không chịu lửa tăng 34,2%; các sản phẩm bơ, sữa tăng 34,1%; các sản phẩm khác bằng kim loại tăng 28,4%; bia tăng 20,1%; xi măng tăng 19%; sản xuất các sản phẩm khác bằng plastic tăng 15,8%; sản xuất giày, dép tăng 14,5%. Ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước mặc dù chỉ chiếm 5,9% tổng giá trị nhưng có tốc độ tăng cao so với năm 2009, đa ̣t 15,3%. Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện năm 2010 ước tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Khu vực nhà nước chiếm 37,6% tổng vốn, tăng 30,2%; khu vực ngoài nhà nước chiếm 36,8%, tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 25,6%, tăng 10,7%. Vốn FDI thực hiện ước đạt 10,5 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009. Trong năm 2010, tổng trị giá vốn ODA được ký thông qua các hiệp định với các nhà tài trợ đạt 2.209 triệu USD, bao gồm vốn vay đạt 2.108 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 101 triệu USD. Giải ngân vốn ODA ước tính đạt 1.920 triệu USD, tăng 11% so với năm 2009. Hoạt động thương mại khá sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 tăng 25,5% so với năm 2009, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14,7%.
- Xuất khẩu vượt kế hoạch đề ra. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đa ̣t 71,6 tỉ USD, tăng 25,5%, gấp hơn 4 lần so với kế hoạch (6%) . Xuấ t khẩ u của khu vực kinh tế trong nước tăng 22,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô ) tăng 27,8% so với năm 2009. Trong năm 2010, có 18 mặt hàng chủ yếu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD và tăng trưởng khá là hàng dệt may tăng 23,2%; giày dép tăng 24,9%; thủy sản tăng 16,5%; gạo tăng 20,6%; điện tử, máy tính tăng 28,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 31,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 48%; cao su tăng 95,6%. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu có sự thay đổi ở một số nhóm h àng. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu, thủ công nghiệp tăng từ 40,6% (năm 2009) lên 43% (năm 2010); nhóm hàng nông, lâm sản giảm từ 16,7% xuống 15,8%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,3% xuống 6,7%; vàng và các sản phẩm vàng giảm từ 6,4% xuống 5,4%; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản không biến động nhiều, từ 29% lên 29,1%. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch trong năm 2010 tăng 25,7%; EU tăng 17,5%; ASEAN tăng 19,7%; Nhật Bản tăng 24,4%; Trung Quốc tăng 46,8%; Hàn Quốc tăng 31,5%. Nhập khẩu tăng cao. Kim ngạch nhập khẩu đạt 84 tỉ USD tăng 20,1% so với năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,9%. Một số mặt hàng nhâ ̣p khẩ u tăng so với năm trước , trong đó những mặt hàng chủ yếu phục vụ cho sản xuất vẫn giữ mức tăng cao như: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 6,5%; sắt thép tăng 15%; vải tăng 27,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 30,7%; chất dẻo tăng 33,9%; sản phẩm chất dẻo tăng 32,2%; gỗ và nguyên liệu gỗ tăng 26,7%; nguyên phụ liệu dệt may , giày dép tăng 36,4%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 22,4%; sản phẩm hoá chất tăng 30,2%; sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 36,6%; cao su tăng 56,8%; sữa và sản phẩm từ sữa tăng 38,8%; kim loại thường khác tăng 57,7%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng 33,1%; lúa mỳ tăng 70,4%. Cơ cấu các nhóm hàng hóa nhập khẩu có sự thay đổi so với năm 2009. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng giảm từ 9,3% xuống 8,4%; nhóm tư liệu sản xuất tăng từ 90,5% lên 91,1%, trong đó máy móc , thiết bị , phương tiện vận tải và dụng cụ , phụ tùng giảm từ 30% xuống 29,5%, nguyên, nhiên vật liệu tăng từ 60,5% lên 61,5%; nhóm vàng và các sản phẩm vàng tăng từ 0,2% lên 0,6%. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của năm 2010 là Trung Quốc với tri ̣ giá tăng 29%; ASEAN tăng 27,7%;
- Hàn Quốc tăng 40,3%; Nhật Bản tăng 23,2%; EU tăng 17,3%; Đài Loan tăng 10,4%. Du lịch khởi sắc. Khách quốc tế đến nước ta năm 2010 đạt 5 triê ̣u lượt người , tăng 37,3% so với năm 2009, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng tăng 43,3%; đến vì công việc tăng 39,8%; thăm thân nhân tăng 2%. Trong năm nay , hầu hết khách từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đến Việt Nam đều có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước : Khách đến từ Trung Quốc tăng 89,2%; từ Hàn Quốc tăng 29,4%; từ Hoa Kỳ tăng 2,4%; từ Nhật Bản tăng 18,7%; từ Đài Loan tăng 20,7%; từ Ốt-xtrây-li-a tăng 27,9%; từ Cam-pu-chia tăng 92,2%; từ Thái Lan tăng 39,5%; từ Pháp tăng 12%; từ Ma-lai-xi-a tăng 23,1%. Tình hình tài chính lành mạnh. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 đạt kết quả khá cao , vượt dự toán 58.00 tỉ đồng (12,7%), tăng 16,7% so với năm 2009. Các khoản thu chủ yếu đều đạt và vượt dự toán, trong đó các khoản thu nội địa, thu từ dầu thô, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đều tăng khá. Tổng chi ngân sách nhà nước cả năm ước đạt dự toán năm . Các khoản chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội , quốc phòng , an ninh , quản lý nhà nước , Đảng, đoàn thể , chi trả nợ và viện trợ đều đạt kế hoạch . Bô ̣i chi ngân sách nhà nước cả năm bằng 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra là 6,2%, mặc dù chi đột xuất hỗ trợ các vùng thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, nhất là các tỉnh bị lũ lụt lịch sử miền Trung tăng cao. 2- Những hạn chế và bất cập Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc, chưa đều, hiệu quả đầu tư thấp và tính ổn định không cao. Chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ còn kém sức cạnh tranh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Những hạn chế chủ yếu là: Hiệu quả kinh tế vẫn còn thấp. Năm 2010, vốn đầu tư xã hội khá cao, đầu tư chiếm tới 42% GDP. Hệ số ICOR đạt trên 8,4 vẫn cao hơn năm 2009 và các năm trước (năm 2007 là 5,2; năm 2008 là 6,66, năm 2009 là 8). Nguyên nhân chủ yếu là có nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ, nhất là các dự án về điện , giao thông, đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, nhất là những dự án thuộc tập đoàn Vinashin .
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và không đạt mục tiêu đề ra cho năm 2010 . Tỷ trọng 3 khu vực trong GDP như sau: nông nghiệp (theo nghĩa rộng) 21%; công nghiệp, xây dựng 40,9% và dịch vụ 38,1%, thấp xa so với mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) do Đại hội IX đề ra (nông nghiệp 16%-17%, công nghiệp 40%-41% và dịch vụ 42%-43% GDP). Cơ cấu kinh tế cũng chưa có chuyển biến so với năm 2009 (tỷ lệ tương ứng trong GDP năm 2009 là: 20,91%; 40,24% và 38,85%). Giá cả tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm 2010 tăng 11,75% so với năm 2009, không đạt kế hoạch đề ra (7%) và cao hơn năm 2009 (6,52%). Các nhóm hàng CPI tăng cao nhất là lương thực 17,96%, thực phẩm 16,69%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 15,74%, giáo dục tăng 19,38%, ăn uống ngoài gia đình tăng 12,45%... Với tốc độ tăng giá này Việt Nam là nước có tốc độ tăng giá cao nhất so với các nước trong khu vực (Trung Quốc tăng 4,8%, Ma-lai-xi-a tăng 4%, In-đô- nê-xi-a dưới 5%, Phi-lip-pin tăng 5,1%, Thái Lan 4%). Giá vàng tăng 30%, giá USD tăng 9,68%, là những mức tăng cao nhất trong các năm gần đây. Có nhiều nguyên nhân tác động đến chỉ số giá tiêu dùng . Về chủ quan, sự chỉ đạo của các ngành chức năng trong quản lý điều hành nền kinh tế , thị trường , giá cả .. còn nhiều bất cập. Đây cũng là kết quả của sự không thật kiên định trong điều hành vĩ mô của các ngành . Chẳ ng ha ̣n , kết thúc 6 tháng đầu năm với tình hình kinh tế vừa mới có dấu hiệu “sáng sủa” đã vội quay sang nới lỏng tiền tệ. Việc CPI của 4 tháng cuối năm liên tiếp lập kỷ lục tăng cao nhất so với các tháng cùng kỳ của 10 năm lại đây là bài học thực tiễn cần rút kinh nghiệm trong quản lý thị trường. Về khách quan, biến động tăng mạnh của giá thế giới , viê ̣c thực hiện lộ trình chuyển sang cơ chế giá thị trường một số mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý, thiên tai, nhất là lũ lụt lớn ở miền Trung... đã làm tăng thêm căng thẳng trong quan hệ cung- cầu và tạo áp lực tăng giá. Thị trường tiền tệ mất cân đối cung - cầu cục bộ. Tình hình tỷ giá năm 2010 là vấn đề nóng hổi. Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do cách xa mức trần là 19.500 VND/1USD do Ngân hàng Nhà nước công bố và tăng liên tiếp trong những tháng cuối năm. Người dân đổ xô đi mua USD để tích trữ, còn doanh nghiệp không mua được ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước. Tỷ giá tăng vọt ảnh hưởng tới giá vàng , giá hàng nhập khẩu tăng lên . Thị trường đang bị mất cân đối cung cầu ngoại tệ cục bộ, nguyên nhân là do sự méo mó trong
- chính sách tiền tệ, lãi suất. Chỉ số chứng khoán Việt Nam năm 2010 cũng đã giảm hơn 60% từ mức kỷ lục hơn 1.170 điểm hồi tháng 3-2007. Mức lạm phát cao đã góp phần giữ giá chứng khoán ở mức thấp thứ nhì tại châu Á, chỉ hơn thị trường chứng khoán Ka-ra-chi ở Pa-ki-xtan. Nhập siêu vẫn cao. Năm 2010 tỷ lệ nhập siêu 17,32%, tuy nhiên, về số tuyê ̣t đối cả năm vẫn lên tới 12,4 tỉ USD , là mức khá cao so với năm 2009 (12,8 tỉ USD ). Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước: Dầu thô giảm 20,2% ( lượng giảm 44,3%); cà phê giảm 1,6%; sắn và sản phẩm của sắn giảm 3,1% ( lượng giảm 49%). Nhập khẩu tăng cao , trong đó có yế u tố nhập khẩu vàng . Theo số liệu của hải quan và Ngân hàng Nhà nước, từ năm 1998 đến tháng 9-2010 Việt Nam nhập khẩu 339,8 tấn vàng, xuất khẩu 268,8 tấn. Như vậy, trong 12 năm qua, Việt Nam đãnhập siêu 71 tấn vàng, riêng năm 2010 đã nhập số lượng lớn để hạ nhiệt giá vàng trong nước. Nợ công tăng. Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XII, nợ công năm 2010 lên tới 52,6% GDP, nợ nước ngoài chiếm 38,8% GDP. Như vậy, nợ công năm 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009 (47,5%GDP) giai đoạn phải tăng chi công để kích thích kinh tế vượt khủng hoảng. Nguyên nhân trước nhất dẫn đến sự tăng cao của nợ công trong năm nay là việc tiếp tục áp dụng các biện pháp kích cầu, tăng trưởng còn chủ yếu dựa vào đầu tư, trong khi đó nhiều dự án đầu tư không hiệu quả, chậm tiến độ. Điều này dẫn đến tỷ lệ bội chi ngân sách cao và Chính phủ phải vay nợ để bù đắp. Sự lo ngại về nợ công thậm chí còn lớn hơn khi con số dự báo cho năm 2011 sẽ vượt trên 57%. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt thấp. Cả năm ước đạt 15 tỉ USD, bằng 65,2% của năm 2009 (23,1 tỉ USD ). Nguyên nhân là kinh tế nhiều nước lớn hồi phục chậm sau khủng hoảng kinh tế đã hạn chế nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài. 3- Đánh giá tổng quát Những kết quả và thành tựu đạt được trong năm 2010 là to lớn và cơ bản. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đề ra đều đạt và vượt kế hoạch đầu năm và tăng khá so với năm 2009. Những khởi sắc đó đã đóng góp tích cực vào kết quả thực hiện chiến lược 10 năm 2001-2010 với mức tăng trưởng GDP tăng binh quân 7%/năm và GDP bình ̀ quân đầu người năm 2010 đạt 1160 USD. Thực tế đó đã được thế giới công nhận, đánh giá cao và chứng minh tính đúng đắn của đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và sự điều hành nhạy bén của Chính phủ trong năm 2010.
- Bên cạnh kết quả và khởi sắc, nền kinh tế năm qua vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Cùng với các nguyên nhân khách quan, nhất là sự hồi phục chậm của kinh tế thế giới, thiên tai lũ lụt lớn, vẫn còn có các yếu tố chủ quan trong quản lý, đ iều hành của các ngành, các cấp chưa đồng bộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế vừa phục hồi sau khủng hoảng, điểm xuất phát thấp, những hạn chế, bất cập đó là khó tránh khỏi, có tính tạm thời, không cơ bản và không ảnh hưởng lớn đến những kết quả và khởi sắc của nền kinh tế cả nước. Sự hồi phục của nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn ổn định sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam - một nền kinh tế mở có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á. Ở trong nước, nguồn lực năm 2010 tạo ra về vốn , kế t cấ u hạ tầng , nhân lực và kinh nghiệm tích luỹ của 25 năm đổi mới là những yếu tố thuận lợi, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế năm 2011. Cùng với nguồn lực vật chất, động lực tinh thần do Nghị quyết Đại Hội XI của Đảng sẽ được cụ thể hoá bằng nhiều chủ trương, chính sách mới hợp lòng dân và xu thế của thời đại , vì mục tiêu dân giàu , nước mạnh , xã hội dân chủ , công bằng , văn minh , chắc chắn sẽ tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội , góp phần thúc đẩy phát triể n kinh tế đấ t nước . Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2011 sẽ phát triển toàn diện theo hướng bền vững, tăng trưởng cao hơn, hiệu quả hơn năm 2010. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Quốc hội Khoá XII thông qua chắc chắn sẽ trở thành hiện thực./
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006-2010
23 p | 501 | 129
-
PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG BÀI TẬP MÔN KINH TẾ HỌC SẢN
8 p | 726 | 96
-
Báo cáo Tổng kết công tác thanh tra năm 2010 gắn với đánh giá thực hiện công tác thanh tra giai đoạn 2006- 2010
11 p | 469 | 83
-
Tổng quan về kinh tế thế giới năm 2010
9 p | 139 | 27
-
Đề cương hướng dẫn báo cáo Tổng kết công tác thanh tra năm 2010
7 p | 222 | 21
-
Báo cáo " Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: Các bằng chứng và thảo luận"
58 p | 108 | 16
-
Bài giảng Chuyên đề: Kinh tế thế giới 2010-2011 và tác động ảnh hưởng đến tài chính Việt Nam - PGS.TS. Đỗ Đức Minh
16 p | 105 | 8
-
10 năm phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2000-2010): Thành tựu và một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý
9 p | 97 | 7
-
Phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2010-2020: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
9 p | 11 | 5
-
Tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô đánh giá viễn cảnh và khuyến nghị chính sách
7 p | 59 | 4
-
Tổng quan kinh tế thế giới 2010: Phục hồi nhưng chưa bền vững
38 p | 58 | 3
-
Tổng quan kinh tế Việt Nam 2010
45 p | 59 | 3
-
Phân tích biến động chỉ tiêu GDP thời kỳ 1991-2003 và dự đoán đến năm 2010
5 p | 44 | 3
-
Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 và những giải pháp cho kế hoạch 2011 - 2015
4 p | 66 | 2
-
Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010: Phát hiện mới từ những bằng chứng mới
12 p | 71 | 2
-
Kinh tế Việt Nam năm 2010 và định hướng năm 2011
7 p | 38 | 2
-
Tổng quan về năm gốc 2020 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh
4 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn