Tổng quan về kinh tế thế giới năm 2010
lượt xem 27
download
Bỏ lại sau lưng đáy của cuộc Đại Suy thoái 2008-09, nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh trong hai quý đầu năm. Tuy nhiên từ giữa năm, xuất hiện sự phân hóa rõ rệt giữa nhóm các nước phương Tây phát triển và nhóm các nước phương Đông đang phát triển. Trong khi các nước đang phát triển tiếp tục vượt qua khủng hoảng và tăng trưởng mạnh mẽ thì kinh tế các nước phương Tây bắt đầu chững lại. Bên cạnh tăng trưởng thấp, các nước phát triển còn phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan về kinh tế thế giới năm 2010
- TÓM TẮT BÁO CÁO Tổng quan về kinh tế thế giới năm 2010 Bỏ lại sau lưng đáy của cuộc Đại Suy thoái 2008-09, nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh trong hai quý đầu năm. Tuy nhiên từ giữ a năm, xuất hiện sự phân hóa rõ rệt giữ a nhóm các nước phương Tây phát triển và nhóm các nước phương Đông đang phát triển. Trong khi các nước đang phát triển tiếp tục vượt qua khủng hoảng và tăng trưởng mạnh mẽ thì kinh tế các nước phương Tây bắt đầu chững lại. Bên cạnh tăng trưởng thấp, các nước phát triển còn ph ải đối mặt với tỷ lệ th ất nghiệp cao và kéo dài. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, n ợ công cao và thâm hụt ngân sách trầm trọng đã đẩy liên minh kinh tế châu Âu (EU) vào một cuộc khủng hoảng mới, khủng hoảng nợ công, và đe dọ a sự ổn định củ a hệ thống tài chính thế giới. Tuy ít ch ịu ảnh hư ởng trực tiếp từ EU, kinh tế Mỹ phục hồi khá chậm trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao là gần 10%. Đây là nguyên nhân chính khiến Cụ c dự trữ liên b ang Mỹ (Fed) buộc phải tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để vực nền kinh tế. Kết quả là mộ t lượng lớn thanh kho ản được bơm ra thị trư ờng trong khi lãi suất đã gần bằng không. Chính sách tiền tệ nới lỏng định lượng quá mức và lãi suất gần bằng không tại các nền kinh tế chủ chốt đ ã khiến dòng vốn rẻ tràn ngập thị trư ờng tài chính thế giới, đặc biệt là tới các nền kinh tế mới nổi nơi có lãi su ất và lợi nhu ận cao. Ngân hàng Trung Ương các như nước này phải ch ật vật can thiệp thị trường để kiềm chế đồng nội tệ tăng giá. Làn sóng can thiệp tỷ giá này đã dấy lên mối lo ngại về một cuộc “Chiến tranh Tiền tệ” và châm ngòi cho Chiến tranh Thương mại đẩy kinh tế thế giới vào mộ t Đại Khủng hoảng mới. R ất may cuộc đua phá giá đã không nghiêm trọng như nhiều người lo ngại, một phần nhờ sự hợp tác phố i hợp của nhóm G20. Tuy nhiên, dòng vốn nóng gia tăng mạnh trong năm đã góp ph ần làm giá các loại hàng hóa tăng độ t biến và lạm phát quay lại ở các nước mới nổi do tăng trưởng nóng. Cuối cùng, năm 2010 cũng đánh d ấu một thay đổi lớn về tư duy quản lý và giám sát hệ thống ngân hàng và tài chính với sự ra đời của đạo luật Dodd -Frank và bộ quy chu ẩn Basel III nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hơn các chuẩn mự c vể tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại. Trong chương I này chúng tôi sẽ lần lượt điểm lại những sự kiện kinh tế quan trọng của thế giới năm 2010 . Phần cuối, chúng tôi sẽ bàn về viễn cảnh kinh tế thế giới vào những năm sau
- thông qua việc chọn lọc bốn điểm chính có thể định hình kinh tế thế giới và bàn về những tác động có thể đối với kinh tế Việt Nam. Tổng quan kinh tế Việt Nam 2010 Nền kinh tế Việt Nam n ăm 2010 vẫn tiếp tục đà hồi phục của năm 2009 và có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm trước. Tuy nhiên, mặt trái củ a chính sách kích c ầu cũng đã d ần thể hiện khiến cho nền kinh tế đứng trước mộ t số n guy cơ mất ổn định, như: Lạm phát tăng cao , kéo theo lãi su ất gia tăng có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thới gian tới; Bắt đầu xuất hiện những méo mó trong hệ thống giá cả khi giá cả các mặt hàng chiến lược được duy trì ổn định ở mức th ấp trước mắt sẽ làm tăng thâm hụ t ngân sách và về dài h ạn sẽ có nguy cơ định hướng sai đầu tư và tiêu dùng; Thâm hụt ngân sách vẫn còn ở mức cao, chi thường xuyên tăng và đang ở mức cao, trong khi đó chi đầu tư phát triển đ ang trong xu hướng giảm sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tốc độ tăng trưởng kinh tế; Thâm hụt thương mại kéo dài, gây áp lực lên tỷ giá hố i đoái. Để ổn định kinh tế, năm 2011 ưu tiên hàng đầu của chính phủ là cần phải thực thi chính sách tiền tệ thận trọng. Cần tính toán lại các chỉ tiêu tiền tệ cho phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay và điều hành một cách nhất quán, dứt khoát bằng các công cụ mang tính ch ất thị trường. Đối với chính sách tài khóa cũng cần phải thắt chặt, nhưng trên cơ sở tính toán đến khả năng tăng trưởng dài hạn. Việc cắt giảm chi đ ầu tư xây d ựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước cần phải đư ợc thực hiện đồng thời với việc đa dạng hóa hay xã hội hóa các khoản đầu tư xây dựng cơ bản như các hình thức đ ầu tư theo dạng BOT, BT… hay đ ầu tư hợp tác công tư (PPP) đ ể đảm b ảo nguồn lực xã hội cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Không thể cắt giảm chi đầu tư phát triển một cách tràn lan vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng trong dài hạn. Rủi ro kinh tế vĩ mô trong bối cảnh mới của Việt Nam Mụ c tiêu của Chương này là tìm hiểu những rủi ro vĩ mô căn b ản củ a Việt Nam trong bố i cảnh mới, với mong muốn đề xuất một khung khổ phân tích nhằm tìm ra mối liên hệ giữ a những nguyên nhân và hậu quả chính. Kết quả phân tích cho thấy tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô của Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại. Khu vực này chịu áp lực rủi ro từ h ai khu vực lớn là khu vực doanh nghiệp, trong đó hệ thống doanh nghiệp nhà nư ớc với những tiềm ẩn rủi ro tài chính đóng vai trò chủ chốt, và khu vực thị trường tài sản, trong đó thị trường b ất động sản với
- giá cả bị kìm giữ ở mức cao (bong bóng) trong một th ời gian dài tích tụ những nguy cơ tiềm tàng. Ba khu vực kể trên, đ ến lượt nó, b ị định hình bởi mô hình tăng trưởng hiện nay về căn bản dựa trên mở rộng đầu tư. Đây là nguyên nhân khiến khoảng cách tiết kiệm-đầu tư củ a nền kinh tế ngày càng mở rộng, mà cốt lõi là khoảng cách tiết kiệm – đầu tư trong khu vự c công (thâm hụ t ngân sách). Điều này tất yếu đi liền với thâm hụt cán cân vãng lai, dẫn tới hiện tượng “thâm hụ t kép” kinh niên. Những mất cân đố i đó khiến nền kinh tế trở nên dễ tổn thương trư ớc các cú sốc từ bên ngoài, mà nguy cơ trực tiếp là các cuộc khủng ho ảng tiền tệ. Kết quả là, Việt Nam đang dần lún sâu vào quỹ đ ạo điển hình của một nền kinh tế hàm chứ a rủ i ro khủng hoảng ngân hàng đi liền với rủi ro khủng hoảng tiền tệ (khủng hoảng đôi). Rủi ro về khủng hoảng nợ là chưa rõ ràng, nhưng có thể sẽ diễn biến rất nhanh khi hệ thống ngân hàng và tài chính lâm vào khủng hoảng, buộc Chính phủ phải đứng ra giải cứu trong khi nguồn thu suy giảm, khiến ngân sách b ị cạn kiệt nhanh trong mộ t thời gian ngắn. Những rủi ro này đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng một lộ trình rõ ràng bao gồ m nhiều giai đoạn nhằm tái lập những cân đối cơ b ản trong nền kinh tế, mà tâm điểm ưu tiên là cân đối tài khóa và cải cách hệ thống tài chính, và cần mộ t sự thận trọng trong lộ trình hướng tới tự do hóa tài kho ản vốn. Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Trong chương này, chúng tôi khảo sát những biến động của lạm phát ở Việt Nam trong thập kỷ qua với mối quan hệ chặt chẽ đến một loạt những thay đổi trong môi trường kinh tế cũng như trong các chính sách kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu sau đó xem xét các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010. Mô hình mà chúng tôi sử dụng đưa ra ba kênh truyền tải mà qua đó một loạt các biến nội sinh và ngoại sinh có thể ảnh hưởng đến mức giá.Các kênh đó là kênh ngang giá sức mua (PPP), kênh tổng cầu (AD) và kênh tổng cung (AS). Những kết quả chủ yếu của nghiên cứu bao gồm: (1 ) độ trì trệ của lạm phát Việt Nam (hay còn gọi là ký ưc về lạm phát) là cao và là một nhân tố quan trọng quyết định lạm phát của Việt Nam trong hiện tại khiến lạm phát thường xuyên ổn định ở mức cao ; (2 ) tốc độ điều chỉnh là rất thấp trên cả thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, ngầm ý rằng kiểm soát lạm phát một cách có hiệu quả là rất khó một khi nó đã bắt đầu tăng lên; (3) mức chuyển tỷ giá vào lạm phát là đáng kể trong ngắn hạn với việc phá giá dẫn đến giá cả tăng lên trong khi thâm hụt ngân sách cộng dồn không có ảnh hư ởng nhiều đến lạm phát do tác động ngư ợc chiều nhau của việc tăng lãi suất và tăng cung tiền; (4) cung tiền và lãi su ất có tác động đến lạm phát nhưng với độ trễ khiến việc điều hành chính sách tiền tệ nằm kiểm soát lạm phát trở nên khó khăn; và (5) mức chuyển trong ngắn
- hạn của giá quốc tế đến giá nội địa cũng có vai trò nh ất định nhưng không quan trọng như các nhân tố nội địa. Tìm hiểu về các yếu tố hình thành và quyết định lãi suất của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Kinh tế Việt Nam trong năm 2010 đối diện với hiện tượng lãi suất tăng cao trở lại, có thời điểm lên tới 17%, sau mộ t thời gian lãi suất th ấp củ a năm 2009. Trước đó, trong giai đoạn 2001 -2007, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn lãi suất rất ổn định, với lãi su ất huy động danh nghĩa thời h ạn 3 tháng chỉ dao động trong khoảng 6% đến 6,5%. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm tìm hiểu các yếu tố hình thành và quyết định lãi suất của Việt Nam, giai đoạn 2001-2010. Trước hết, chúng tôi tìm hiểu liệu lãi suất củ a Việt Nam có được điều hành dựa trên một qui tắc chuẩn mực nào hay không, cụ thể là qui tắc Taylor tổng quát? Chúng tôi nh ận thấy rằng lãi suất của Việt Nam không tuân theo qui tắc chuẩn. Tiếp đ ến, chúng tôi tìm hiểu các yếu tố hình thành lãi su ất danh nghĩa ở Việt Nam dựa trên khái niệm lãi suất tự nhiên. Chúng tôi phát hiện ra rằng đường lãi su ất của Việt Nam có xu hướng giảm dần trong giai đo ạn 2001-2007 và chỉ quay trở lại xu hướng tăng từ 2008. Tuy nhiên, điều nghiêm trọng là đường lãi suất tự nhiên củ a Việt Nam đã bị âm kể từ 2004. Với đư ờng lãi suất tự nhiên bị âm, sự phân bố nguồn lực trong nền kinh tế sẽ trở nên không có hiệu qu ả. Nguyên nhân khiến đường lãi suất tự nhiên bị âm là do lượng vốn cung ra thị trường rất nhiều trong giai đoạn 2000 -2007. Trong giai đoạn này, tỷ lệ tiết kiệm, đ ầu tư nước ngoài, kiều hối, viện trợ ODA, và vay vốn nư ớc ngoài đ ều tăng. Trong khi đó khả n ăng h ấp thụ vốn của doanh nghiệp Việt Nam lại không đư ợc cải thiện. NHNN lại không có chính sách tiền tệ phù h ợp để hạn chế tiền lưu thông trong nèn kinh tế. Kết quả là vốn được sử dụng không hiệu qu ả gây ra lạm phát. Khi NHNN đưa ra các biện pháp mạnh để đói phó với lạm phát, thanh kho ản củ a hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn, dẫn đến lãi suất bị đ ẩy lện cao. Chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới, NHNN nên điều hành chính sách đ ể sao cho đường lãi su ất tự nhiên của Việt Nam tăng dần và trở nên dương. Ngoài ra, NHNN cũng nên cân nhắc việc xây dựng và điều hành lãi suất theo một qui tắc nhất quán để cân bằng các mục tiêu. Việc theo đuổi chính sách tiền tệ dựa trên một qui tắc điều hành lãi suất nh ất quán sẽ giúp chính sách của NHNN trở nên minh bạch, độc lập, và dễ dàng giao tiếp với thị trường. Nợ công Việt Nam Thống kê về thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam hiện có nhiều khác biệt không tuân theo chuẩn mực quốc tế. Sự bất nh ất trong số liệu về nợ công đang gây nhiễu loạn thông tin cho
- những người tham gia thị trường. Đồng thời nó khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và qu ản lý rủi ro nợ công của Việt Nam gặp khó khăn. Mặc dù có khác nhau, nhưng số liệu từ Bộ Tài Chính cũng như từ các tổ chức quốc tế đều cho th ấy một xu hướng đang tăng nhanh của n ợ công Việt Nam trong những năm gần đây. Nợ công nước ngoài và tổng nợ công đã lần lượt vượt mức 30% và 50% GDP. Những con số này có thể chưa vượt ngưỡng an toàn nhưng nó cũng phát đi những cảnh báo về việc cần thiết phải thay đổ i kế ho ạch chi tiêu ngân sách nhằm giảm tốc độ tăng nhanh của nợ công trong những năm tới. Khả năng thanh toán và khả năng thanh kho ản của nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn, tuy nhiên bức tranh vĩ mô của Việt Nam đang xấu nhanh hơn dự kiến: Tốc độ tăng trư ởng kinh tế đang chậm lại; Thâm hụt cán cân vãng lai tăng vọ t lên xấp xỉ 10% GDP đồng thời kéo theo sự mất giá liên tiếp của đồng nội tệ; Thâm hụ t ngân sách kéo dài và cung tiền trong nước tăng mạnh khiến vòng xoáy tăng giá khó kiểm soát; Lạm phát và lãi suất trái phiếu Chính phủ của Việt Nam hiện đã vư ợt 11%/năm – một dấu hiệu thường xảy ra ở các nước trước khi có khủng ho ảng nợ. Triển vọng kinh tế Việt Nam trong con mắt củ a các nhà đ ầu tư quốc tế đã xấu đi rất nhiều khi liên tiếp bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm. Đã đến lúc Việt Nam cần gác lại tham vọng tăng trưởng cao trước mắt đ ể giải quyết những b ất ổn nội tại. Trung bình trong thập kỉ qua, tổng thu không tính viện trợ của Chính phủ Việt Nam lên tới kho ảng 25,3% GDP. Nếu chỉ tính riêng các khoản thu từ thuế và phí thì con số này là khoảng 21,5% GDP, cao hơn rất nhiều so với các nư ớc khác trong khu vực. Như vậy, ngoài việc chịu “thuế” lạm phát hàng năm hơn 10%, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đ ang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế/thu nh ập cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với nhiều nước châu Á khác. Hơn nữa, thu ngân sách của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu từ việc bán tài sản, bán tài nguyên và thuế liên quan đến ho ạt động thương mại quố c tế. Đây là những nguồn thu kém bền vững và có nguy cơ suy giảm trong những năm tới khi nguồn tài nguyên và tài sản thuộc sở hữu nhà nước dần cạn kiệt, và khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết khi đã gia nh ập Tổ chức Thương mại Quốc tế. Những nỗ lực h ạn chế và dần xóa bỏ thâm hụt ngân sách và kiềm chế sự gia tăng nhanh của nợ công chỉ còn khả năng xu ất phát việc thắt chặt chi tiêu công. So với nợ công trong nước thì nợ công nước ngoài củ a Việt Nam có rủi ro lãi suất khá thấp. Báo cáo Nợ Nước ngoài số 6 củ a Bộ Tài chính cho thấy, tính đến 30/6/2010, có tới gần 85% nợ nư ớc ngoài của Chính phủ có mức lãi suất ưu đãi dưới 3%. Tuy nhiên, cùng với việc trở thành nước có
- mức thu nhập trung bình, việc nền kinh tế đang bộc lộ những rủi ro ngày càng rõ nét sẽ khiến cho Việt Nam khó có thể tiếp tụ c thu hút được những khoản nợ với lãi su ất thấp trong th ời gian tới. Mặc dù các khoản nợ nước ngoài hiện tại được hưởng lãi suất thấp nhưng nó lại tiềm ẩn đầy rủ i ro về tỷ giá. Sự mất giá của đồng nội tệ sẽ khiến cho gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ tăng lên. Kể từ n ăm 2002 đến hết năm 2010, đồng VND đã mất giá tới 42% so với các đồng tiền trong giỏ n ợ nước ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính theo giá trị thực, giá trị các khoản nợ này lại giảm khi lạm phát trong giai đoạn này của Việt Nam lên tới 110%. Tức là, gánh nặng nợ của Chính phủ đ ang được san sẻ sang người dân thông qua thuế lạm phát. Với những giả đ ịnh hợp lý về lạm phát, tăng trưởng kinh tế, sự mất giá củ a đồng nội tệ, kịch b ản tiêu chuẩn trong mô hình dự b áo nợ công của chúng tôi cho thấy nhiều kh ả năng nợ công Việt Nam sẽ tạm chững lại trong năm 2011 nhờ lạm phát tăng mạnh. Tuy nhiên, những năm tiếp theo tỷ lệ nợ công sẽ tăng dần đều và đạt mức 64% GDP vào năm 2015, và 80% GDP vào năm 2020. Kịch bản này đòi hỏi Chính phủ phải đưa d ần thâm hụ t ngân sách tổng thể từ 7,7% trong năm 2009 xuống còn 4,3% năm 2011, 3,1% trong năm 2015 và 2,8% GDP trong năm 2020. Bất cứ chương trình chi tiêu thái quá nào ho ặc sẽ khiến thâm hụt ngân sách và do vậy là nợ công tăng nhanh hơn kịch b ản tiêu chu ẩn, ho ặc sẽ gây lạm phát cao và nội tệ mất giá mạnh. Trong điều kiện tổng thu đã ở mức cao và có nhiều khoản kém bền vững, những nỗ lực hạn chế thâm hụ t ngân sách đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải thực hiện các chương trình cắt giảm chi tiêu công quyết liệt và với định hướng lâu dài. Phân tích cấu trúc thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc Trong những năm gần đây, thâm hụ t cán cân thương mại là vấn đề nộ i cộm nh ất trong quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc. Trên cơ sở so sánh thâm hụt thương mại của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc, đặc biệt thông qua phương pháp phân tích tỷ lệ thâm nhập của hàng hóa Trung Quốc trên th ị trường nội đ ịa Việt Nam, nghiên cứu này đưa ra những nguyên nhân dẫn đến mất cân b ằng cán cân thương mại. Kết quả cho thấy mức độ thâm nhập của Trung Quốc ngày càng tăng trong đa số các sản phẩm từ máy móc thiết bị đến hàng tiêu dùng. Đặc biệt, các ngành sản xuất Trung Quốc thâm nh ập nhiều nhất vào thị trường Việt Nam hiện nay đều tập trung vào một số lĩnh vực: điện lực, dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất - những ngành công nghiệp thượng nguồn hiện đang có nhiều dự án EPC với qui mô lớn do Trung Quố c th ắng thầu đảm nhận, với chủ đầu tư đều là các tập đoàn kinh tế trụ cộ t củ a nền kinh tế Việt Nam. Dù có những quan điểm cho rằng, nhập kh ẩu công
- nghệ, thiết bị là nh ằm tới kỳ vọng nâng cao giá trị gia tăng trong tương lai, thực tế cho thấy, nh ập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nhập siêu củ a Việt Nam, mà giá trị lan tỏa về công nghệ cũng như về xã hộ i không cao như kỳ vọng. Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam Bài viết này đưa ra đánh giá toàn diện về sự năng động của thị trường lao động ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Bài viết cung cấp nghiên cứu trọng tâm về khu vực kinh tế và việc làm phi chính th ức. Các phân tích trong bài viết dựa vào kết quả của các cuộc Điều tra Lao động và Việc làm (ĐT LĐ&VL) thực hiện ở các năm 2007 và 2009, và cuộc điều tra chuyên biệt Hộ Sản xuất Kinh doanh và Khu vực Kinh tế Phi Chính thức (HB&IS) đư ợc tiến hành tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả phân tích cho thấy tác động của cuộc khủng hoảng đến Việt Nam đã giảm nhẹ nhờ vào sự linh hoạt của thị trường lao động. Tỷ lệ th ất nghiệp duy trì ở mức tương đối thấp thuộc về kết cấu. Đã có sự cải thiện chung đáng kể về điều kiện làm việc cùng với sự gia tăng đáng kể của mức thu nhập bình quân. Những kết quả khác với dự tính này khẳng định sự cần thiết thực hiện các cuộc điều tra thường xuyên nh ằm theo dõi một cách chính xác thực tế diễn ra trên thị trường lao động. Mặc dù về mặt tổng thể đã không có tác động ảnh hưởng đến các cấu trúc chính, trên th ị trường lao động đã diễn ra một số điều chỉnh trong thời kỳ suy giảm kinh tế thông qua: giảm thời gian làm việc, gia tăng tình trạng thiếu việc làm và mở rộng quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT). Những điều kiện bất lợi cũng đã thúc đẩy sự tham gia vào thị trường lao động với biểu hiện là tỷ lệ tham gia hoạt động đã tăng lên đối với các nhóm lao động trẻ và cao tuổi. Tỷ lệ tham gia nhiều ho ạt động cũng tăng lên do người lao động phải tìm những nguồn thu nhập bổ sung. Sự linh hoạt đầy ấn tượng của lao động đã giữ vai trò hết sức quan trọng thẩm thấu cú sốc ở cấp độ vĩ mô. Tuy vậy, ở cấp độ cá nhân, các lao động và hộ gia đình chịu ảnh hưởng đã phải gánh toàn bộ tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Về mặt tổng thể, việc làm trong khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức nói chung hiện vẫn là bộ ph ận có tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động, đ ặc trưng bởi điều kiện lao động tồi tàn. Mặc dù về bản ch ất có tính linh hoạt, khu vực KTPCT rõ ràng đã chịu nhiều ảnh hưởng của tình trạng kinh tế khó khăn năm 2008 và 2009. Đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi có khuynh hướng suy giảm thể hiện rõ rệt với những hệ quả bất lợi tác động lên phúc lợi và tình trạng nghèo của hộ gia đình, và điều này càng cho thấy sự cần thiết xem xét những bối cảnh địa phương đa dạng.
- Các kết quả phân tích cho phép rút ra một số gợi ý chính sách. Dù nh ận thức về khu vực KTPCT đã tăng lên trong thời gian gần đây ở Việt Nam, khu vực này hiện vẫn được xem là đối tượng ch ưa được quan tâm nhiều về phương diện chính sách, ít được chính quyền địa phương quan tâm. Khu vực này không được hưởng lợi từ các biện pháp hỗ trợ tạm thời trong gói kích thích nhằm xoa dịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Vấn đề cần đư ợc lưu tâm hơn cả đó là tình trạng nghèo đang dần thay đổi diên mạo, chuyển từ đặc trưng chủ yếu thiên về khu vực nông thôn và nông nghiệp sang nghèo khu vực KTPCT ở th ành thị. Bất kể giả thuyết mà chúng ta đặt ra về sự phát triển trong những năm tới như thế nào, khu vực này sẽ vẫn tồn tại. Ở đây chúng tôi ch ỉ nhấn mạnh một số điểm lưu ý chính: - Thực tế không ai nắm rõ được đối tượng kinh doanh nào thuộc diện bắt buộc phải đăng ký và nộp thuế. Ranh giới không rõ ràng giữa hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) chính thức và phi chính thức cùng với sự kém minh bạch vô hình chung đã tạo ra một vùng xám thu ận lợi cho hình thành các quan hệ và thỏa hiệp phi chính thức gồm cả vấn đề phiền nhiễu. Việc ban hành các qui định rõ ràng có thể góp phần giảm thiểu các quyết định thiếu đồng bộ và gây ảnh hưởng không tốt của các cán bộ cơ quan công quyền, đồng thời cũng cho phép tăng cư ờng hiệu lực của các qui định về lu ật pháp trên một cơ sở rõ ràng. - Chính thức và phi chính thức không phải là những trạng thái cuối cùng, không thay đổi: phương pháp tiếp cận động cho thấy một phần không nhỏ các hộ SXKD phi chính thức đã chuyển đổi thành chính thức và ngư ợc lại. Với những lợi thế của việc chính thức hóa (tiếp cận tín dụng, tránh sự phiền nhiễu, hiệu quả kinh doanh cao hơn, v. v.), cần ban hành các chính sách khuyến khích để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi của các hộ SXKD từ phi chính thức sang chính thức. - Tỷ lệ hộ SXKD gặp khó khăn về tín dụng nhằm tăng c ường trang bị cho sản xuất và nâng cao năng suất đang tăng lên. Các thể chế chế tài chính vi mô, hiện còn ít thấy ở Việt Nam, cần đư ợc tăng cường mạnh mẽ hơn như ở các nước đang phát triển khác. - Trái với những dự tính, khu vực KTPCT chỉ hòa nhập một phần không nhiều vào nền kinh tế. Mối tương tác đôi chút với khu vực chính thức thông qua quan hệ nhận thầu lại và thực hiện các hợp đồng lớn thậm chí đã giảm đi qua hai năm 2007 và 2009. Do vậy, cần quan tâm thêm đ ến các chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường, đặc biệt là thông qua việc cung cấp thông tin thị trường. - Về phương diện nguồn lực con người, một mặt cần xây d ựng các chương trình đào tạo được thiết kế đ ặc thù, phù hợp với những điều kiện củ a khu vực KTPCT nhằm góp phần tăng mức sinh
- lợi về kỹ n ăng. Mặt khác, cần thực hiện các chính sách bảo vệ nguồn nhân lực nhằm hạn chế tính chất tạm th ời và dễ bị tốn thương của lao động trong khu vực KTPCT.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 7)
6 p | 963 | 392
-
Bài giảng bộ môn kinh tế quốc tế - Chương 1 - Tổng quan về kinh tế quốc tế
12 p | 791 | 186
-
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương 1)
19 p | 982 | 139
-
Bài giảng Kinh tế học quản lý: Chương 1 - TS. Phan Thế Công
9 p | 289 | 53
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 1 - TS. Lê Ngọc Uyên
44 p | 153 | 29
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Giới thiệu tổng quan về kinh tế học
13 p | 229 | 19
-
Bài giảng Kinh tế vi mô (GV. Bùi Huy Khôi) - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học
8 p | 355 | 17
-
Bài giảng môn Nguyên lý kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Lưu Thị Phượng
36 p | 149 | 9
-
Bài giảng Kinh tế học quản lý: Chương 1 - TS. Phan Thế Công (2013)
10 p | 99 | 9
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô
39 p | 80 | 8
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Xuân Đạo, MIB
7 p | 95 | 7
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Bài 1 – ThS. Phan Thế Công
19 p | 78 | 6
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 1: Tổng quan về kinh tế đầu tư quốc tế
24 p | 19 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 1 - TS. Phan Thế Công (2020)
29 p | 35 | 5
-
Bài giảng Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô - Trần Thị Minh Ngọc
58 p | 162 | 3
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 1 - Tổng quan về kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam
47 p | 2 | 2
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 1 - Trương Khánh Vĩnh Xuyên
62 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn