intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 1 - TS. Phan Thế Công (2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 1: Tổng quan về kinh tế học và kinh tế học vi mô" nhằm cung cấp kiến thức đối tượng và nội dung nghiên cứu kinh tế học vi mô; sự khan hiếm nguồn lực và đường giới hạn khả năng sản xuất; ba vấn đề kinh tế cơ bản; các hệ thống kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 1 - TS. Phan Thế Công (2020)

  1. KINH TẾ VI MÔ Giảng viên: TS. Phan Thế Công v2.3014112228 1
  2. BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VI MÔ Giảng viên: TS. Phan Thế Công v2.3014112228 2
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Giải thích được các khái niệm, vấn đề cơ bản, đối tượng, nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô nói riêng. • Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc; vận dụng đường giới hạn khả năng sản xuất để phân tích vấn đề nguồn lực khan hiếm và chi phí cơ hội. • Vận dụng được ba vấn đề kinh tế cơ bản để phân tích các mô hình kinh tế, chỉ ra được các ưu và nhược điểm của từng mô hình kinh tế. v2.3014112228 3
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt môn học này, người học phải có kiến thức ở đại số và hình học trung học phổ thông. v2.3014112228 4
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình trước lúc nghe giảng. • Sử dụng tốt các phương pháp và công cụ trong kinh tế học (bao gồm kiến thức đại số và hình học lớp 12) để phân tích và nghiên cứu bài học. • Thực hành thường xuyên và liên tục các bài tập vận dụng để hiểu được lý thuyết và bài tập thực hành. v2.3014112228 5
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu kinh tế học vi mô Sự khan hiếm nguồn lực và đường giới hạn khả năng 1.2 sản xuất 1.3 Ba vấn đề kinh tế cơ bản 1.4 Các hệ thống kinh tế v2.3014112228 6
  7. 1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC VI MÔ 1.1.1. Khái niệm kinh tế học 1.1.2. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học vi mô và kinh tế học chuẩn tắc 1.1.3. Đối tượng và nội dung 1.1.4. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học nghiên cứu kinh tế vi mô vi mô v2.3014112228 7
  8. 1.1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VI MÔ • Kinh tế học: là môn khoa học xã hội, nghiên cứu cách thức mà các tác nhân trong nền kinh tế lựa chọn kinh tế tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. Người tiêu dùng Doanh nghiệp Sự khan hiếm Lựa chọn Chính phủ Yếu tố nước ngoài • Kinh tế vi mô: là một bộ phận của kinh tế học chuyên nghiên cứu và phân tích các hành vi kinh tế của các tác nhân người tiêu dùng và hãng sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế lựa chọn kinh tế tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. • Kinh tế vĩ mô: là một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của một nền kinh tế như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ mô… 8 v2.3014112228
  9. 1.1.2. KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ KINH TẾ HỌC CHUẨN TẮC • Kinh tế học thực chứng:  Sự mô tả, phân tích, giải thích các sự kiện, hiện tượng kinh tế một cách khách quan, khoa học.  Trả lời cho câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Là như thế nào? Tại sao lại như thế? Điều gì xảy ra nếu?  Ví dụ: Nâng cao mức lương tối thiểu sẽ làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. • Kinh tế học chuẩn tắc:  Sự đánh giá chủ quan, phán xét về mặt giá trị.  Để trả lời cho câu hỏi: Nên làm gì? Nên làm như thế nào?  Ví dụ: Để bảo đảm đời sống cho người lao động, Chính phủ nên tăng tiền lương tối thiểu. v2.3014112228 9
  10. 1.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ HỌC VI MÔ • Đối tượng nghiên cứu: là hành vi kinh tế của các tác nhân trong nền kinh tế. • Nội dung nghiên cứu:  Công cụ mô tả sự khan hiếm nguồn lực và chi phí cơ hội;  Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường và sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường;  Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng;  Lý thuyết về hành vi người sản xuất;  Quyết định sản lượng và lợi nhuận của các hãng trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo;  Quyết định sản lượng và lợi nhuận của các hãng trên thị trường độc quyền;  Thị trường các yếu tố đầu vào. v2.3014112228 10
  11. 1.1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ VI MÔ • Phương pháp chung: quan sát, thống kê số liệu. • Phương pháp đặc thù:  Cân bằng cục bộ, phân tích tối ưu;  Sử dụng các mô hình toán:  Bảng biểu;  Hàm số;  Đồ thị. v2.3014112228 11
  12. 1.2. SỰ KHAN HIẾM NGUỒN LỰC VÀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT 1.2.1. Sự khan hiếm 1.2.2. Đường giới hạn nguồn lực và chi phí cơ hội khả năng sản xuất 1.2.3. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng v2.3014112228 12
  13. 1.2.1. SỰ KHAN HIẾM NGUỒN LỰC VÀ CHI PHÍ CƠ HỘI • Khan hiếm: Tình trạng hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn lực không đủ so với mong muốn hay nhu cầu. • Tại sao nguồn lực khan hiếm? Hàng hóa, Nguồn lực Sản xuất dịch vụ Số lượng nguồn Nhu cầu về hàng hóa >< lực là hữu hạn dịch vụ là vô hạn LỰA CHỌN Khan hiếm CHI PHÍ CƠ HỘI ĐÁNH ĐỔI Giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn kinh tế. 13 v2.3014112228
  14. 1.2.2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT • Giả định để xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). • Khảo sát một doanh nghiệp trong nền kinh tế với giả định sản xuất 2 loại hàng hoá là lương thực và quần áo với điều kiện chỉ có 4 lao động làm việc. • Mỗi lao động có thể làm việc hoặc trong ngành lương thực hoặc trong ngành quần áo. Lương thực Quần áo Phương Lao động X Lao động Y án 0 0 4 32 A 1 11 3 27 B 2 19 2 19 C 3 24 1 12 D 4 27 0 0 E Bảng 1.1. Khảo sát khả năng sản xuất lương thực và quần áo 14 v2.3014112228
  15. 1.2.2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT (tiếp theo) Y A 32 B H 27 C 19 12 D G E 0 X 11 19 24 27 Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF • Đường PPF là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được. • Đường PPF cho biết các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. v2.3014112228 15
  16. 1.2.2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT (tiếp theo) Y Nằm ngoài đường PPF A 40 B H Nước đóng chai (triệu chai) 35 C 30 Không thể đạt tới với nguồn lực và công nghệ hiện có do D nguồn lực khan hiếm. 20 E X 0 4 6 8 10 Đĩa CD (triệu đĩa) Hình 1.2a. Đường PPF minh họa sự khan hiếm nguồn lực v2.3014112228 16
  17. 1.2.2. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT (tiếp theo) Điểm nằm trên hoặc nằm trong đường PPF Y Có thể đạt tới A 40 B H Điểm nằm trên Nước đóng chai (triệu chai) 35 đường PPF C 30 Điểm hiệu quả G D 20 Điểm nằm trong đường PPF Không hiệu quả E X 0 4 6 8 10 Đĩa CD (triệu đĩa) Hình 1.2b. Đường PPF minh họa sự khan hiếm nguồn lực v2.3014112228 17
  18. 1.2.3. QUY LUẬT CHI PHÍ CƠ HỘI NGÀY CÀNG TĂNG Chi phí cơ hội để sản xuất thêm một đĩa CD Y A 40 1 B H Nước đóng chai (triệu chai) Y 35 2   tan  C X 30 = độ dốc đường PPF D 20 E X 0 4 6 8 10 Đĩa CD (triệu đĩa) Hình 1.3. Đường PPF mô tả chi phí cơ hội ngày càng tăng v2.3014112228 18
  19. 1.2.3. QUY LUẬT CHI PHÍ CƠ HỘI NGÀY CÀNG TĂNG (tiếp theo) Bảng 1.2. Đường PPF minh họa cho quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng Phương án Nước đóng chai Đĩa CD Chi phí sản xuất (triệu chai/năm) (triệu đĩa/năm) cơ hội A 40 0 B 35 4 5/4 C 30 6 5/2 D 20 8 5 E 0 10 10 v2.3014112228 19
  20. 1.2.3. QUY LUẬT CHI PHÍ CƠ HỘI NGÀY CÀNG TĂNG (tiếp theo) • Đường PPF minh họa cho quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng:  Nội dung quy luật: Để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa này, xã hội sẽ phải từ bỏ ngày càng nhiều các đơn vị của loại hàng hóa khác.  Giải thích:  Luôn bắt đầu sản xuất bằng cách sử dụng yếu tố đầu vào có năng suất cao nhất.  Khi yếu tố sản xuất này trở nên khan hiếm  buộc phải sử dụng yếu tố sản xuất có năng suất thấp hơn  chi phí tăng lên.  Do quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng nên đường PPF là một đường cong lõm (mặt lõm quay về gốc tọa độ). Hàng hóa Y  Tăng thêm về số lượng nguồn lực;  Chất lượng nguồn lực tăng lên;  Cải tiến về công nghệ; PPF2  Chính sách hỗ trợ. PPF1 0 Hàng hóa X v2.3014112228 Hình 1.4. Sự dịch chuyển đường PPF 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1