Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2012
lượt xem 5
download
Bắc Ninh là một trong những tỉnh, thành phố có sức thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài. Số dự án và tổng số vốn đầu tư FDI liên tục tăng. Dòng vốn FDI tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp và ngành công nghiệp điện tử - tin học. Có nhiều các tập đoàn xuyên quốc gia danh tiếng đầu tư vào tỉnh. Khu vực kinh tế vốn FDI có vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2012
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00024 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 154-159 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2000-2012 Nguyễn Thị Huyền Trang Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh Tóm tắt. Bắc Ninh là một trong những tỉnh, thành phố có sức thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài. Số dự án và tổng số vốn đầu tư FDI liên tục tăng. Dòng vốn FDI tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp và ngành công nghiệp điện tử - tin học. Có nhiều các tập đoàn xuyên quốc gia danh tiếng đầu tư vào tỉnh. Khu vực kinh tế vốn FDI có vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Từ khóa: Bắc Ninh, vốn đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu công nghiệp. 1. Mở đầu Trải qua 15 xây dựng và phát triển (1997 - 2012), từ một tỉnh thuần nông, Bắc Ninh đang phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Với nhiều lợi thế so sánh, Bắc Ninh là địa bàn có sức thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm hoàn thiện hệ thống chính sách, tạo cơ sở pháp lí đầy đủ cho vốn đầu tư dễ dàng và nhanh chóng được tiếp cận. Trong đó, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được “trải thảm đỏ” khi đến với tỉnh Bắc Ninh. Cho đến nay, nguồn vốn FDI đã hoạt động có hiệu quả và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ thực tế đó, nguồn vốn FDI đã được các cấp lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành rất quan tâm đề cập đến trong nhiều bài viết (trên báo, tạp chí), các báo cáo tổng kết hoạt động thu hút vốn đầu tư, các hội thảo và xây dựng đề án thu hút vốn FDI đến năm 2030. Tất cả các nghiên cứu đều là những phân tích, đánh giá hiện trạng [6, 7, 8] và đưa ra các giải pháp huy động, sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI [9]. Bài viết này sẽ tiếp tục đi vào phân tích, đánh giá nguồn vốn FDI những dưới góc độ quy mô, cơ cấu và những đóng góp của nó vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2000-2012 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh liên tục tăng, từ năm 2000 đến hết năm 2012 đã có 343 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng kí là 4,8 tỉ USD. Vốn thực hiện đạt khoảng 65% so với vốn đăng kí. Bắc Ninh đứng thứ 11 toàn quốc, thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong việc thu hút các doanh nghiệp FDI đến đầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ Ngày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 20/11/2014 Liên hệ: Nguyễn Thị Huyền Trang, e-mail: huyentrangnguyen81@gmail.com 154
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2012 6/63 tỉnh, thành phố, là tỉnh dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về môi trường kinh doanh [2, 6]. Bảng 1. Tổng số dự án và vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000 – 2012 [2, 9] Giai đoạn Tổng số dự án Tổng vốn đầu tư (Tỉ đồng) FDI Số dự án Vốn đầu tư 2000-2005 116 9.133,4 11 1.913,6 2006-2008 271 83.600,4 118 62.251,5 2009-2012 596 82.326,3 214 35.462,1 Trước khi có Luật đầu tư năm 2005, số lượng các dự án đầu tư còn rất ít, toàn tỉnh chỉ có 11 dự án với tổng số vốn đăng kí là 1.913,6 tỉ đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu tư. Đây là giai đoạn đầu khi Bắc Ninh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chính sách về đầu tư còn rườm rà, bất cập nên các nhà đầu tư còn e ngại. Đến giai đoạn 2006- 2008, nhờ sự ra đời của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp cùng nhiều chính sách khác về kinh tế đi vào thực tiễn, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục và chính sách đầu tư, tạo ra một khung pháp lí thống nhất và hoàn thiện về đầu tư. Những vấn đề liên quan đến đầu tư được giải quyết nhanh gọn, đơn giản và có cơ sở pháp lí rõ ràng. Tỉnh cũng đã đưa ra nhiều sách lược và các chính sách hỗ trợ, ưu tiên để thu hút đầu tư nước ngoài. Vì vậy, giai đoạn này đã có 118 dự án đầu tư với số vốn đăng kí là 62.251,5 tỉ đồng, chiếm 74,5% tổng vốn đầu tư, tăng 5,7 lần so với giai đoạn 2000 -2005. Năm 2008, được coi là dấu mốc quan trọng khi tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đầu tư 670 triệu USD với dự án Samsung Electronics VietNam (SEV) tại khu công nghiệp Yên Phong (năm 2012 tăng lên 1,2 tỉ USD). Dự án SEV đã tạo ra hiệu ứng lan toả tích cực tới thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Bắc Ninh trong lĩnh vực sản xuất, gia công linh kiện và thiết bị điện tử [8]. - Giai đoạn 2009-2012, là giai đoạn vốn đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh có nhiều biến động với sự sụt giảm về số vốn đầu tư và số dự án. Năm 2009 số dự án đầu tư vào tỉnh chỉ bằng 1/2 so với năm 2008. Đây là giai đoạn mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra rộng khắp trên toàn cầu. Tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn duy trì được kết quả thu hút đầu tư khá tốt là do những lợi thế cạnh tranh của tỉnh, đặc biệt là vị trí địa lí đã tạo nên địa tô chênh lệch (giá thuê đất rẻ hơn so với các tỉnh, thành phố lân cận), các chính sách hỗ trợ, cơ sở hạ tầng thuận lợi tạo mối liên kết các tỉnh và vùng. Cả giai đoạn đã có 214 dự án với số vốn đăng kí 35.462,1 tỉ đồng. Bảng 2. FDI và cơ cấu vốn FDI ở tỉnh Bắc Ninh năm 2012 [2, 9] Chỉ tiêu Tỉ đồng (giá thực tế) % Tổng vốn đầu tư 31.984,0 100,0 Trong đó FDI 17.471,0 54,6 FDI (triệu USD) Tổng vốn Vốn thực hiện Tổng số 1.079,6 449,0 Chia ra + Công nghiệp 1.050,3 449,0 + Xây dựng 15,3 - + Dịch vụ 14,0 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp điện tử - tin học, chiếm 54,2% tổng vốn FDI vào công nghiệp. Suất đầu tư của FDI đạt giá trị cao 197 tỉ 155
- Nguyễn Thị Huyền Trang đồng/ha (cao gấp 6,4 lần so với đầu tư trong nước), như vậy chất lượng đầu tư của FDI cao hơn hẳn so với đầu tư trong nước ở lĩnh vực này. Riêng điện tử đã chiếm đến 39% tổng số dự án và 68% tổng vốn FDI trên địa bàn. Dòng vốn trong lĩnh vực này ngày càng tăng bởi sự thành công các dự án của những tập đoàn lớn như Canon, SamSung và Nokia, cùng với nhiều chính sách ưu tiên đặc biệt với các dự án liên quan đến điện tử của tỉnh. Thực phẩm đồ uống là ngành có sức hút vốn đầu tư lớn thứ hai, chiếm 7% tổng vốn FDI (năm 2012), do có một thị trường tiêu thụ rộng lớn vì tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng. Với sự góp mặt của những doanh nghiệp nổi tiếng trong nước như: Sữa Vinamilk, nước giải khát - bia Việt Hà... Các ngành cơ khí (6,8%), vật liệu xây dựng (6,6%), hóa chất (3,9%) và giấy (3,3%) cũng có sức hút với nguồn vốn FDI, tuy nhiên tỉ trọng trong cơ cấu còn nhỏ [2]. Trong các quốc gia có tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư vào Bắc Ninh, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có số dự án và số vốn đăng kí lớn nhất. Hàn Quốc có 130 dự án đang hoạt động (tính đến năm 2012), chiếm tới 37,6% số dự án với tổng số vốn chiếm tới 53,1% tổng số vốn đầu tư FDI. Một trong những nguyên nhân thu hút các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Bắc Ninh là hiệu ứng lan toả của sự thành công dự án SamSung. Nhật Bản cũng là quốc gia có số lương đầu tư lớn vào tỉnh. Số các dự án đầu tư vào Bắc Ninh là 66, chiếm tới 19,1% tổng các dự án với số vốn là 961,3 triệu USD, chiếm 24,8% tổng số vốn FDI. Cũng như Hàn Quốc, Nhật Bản đầu tư nhiều vào Bắc Ninh do sự thành công của dự án Canon. Trung Quốc và Đài Loan cũng là hai quốc gia và vùng lãnh thổ có doanh nghiệp đầu tư vào Bắc Ninh với 62 (chiếm 17,9%) số dự án và 417,6 triệu USD (chiếm 10,8% tổng số vốn FDI). Một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng đã đầu tư vào tỉnh nhưng còn khiêm tốn. Tỉnh cũng đã gây được sức hút với một số tập đoàn châu Âu như Nokia của Phần Lan và ABB của Thủy Điển. Toàn tỉnh đã có 289 đơn vị FDI đến đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng kí của các dự án thứ cấp và các dự án kinh doanh hạ tầng KCN là 4,8 tỉ USD. Đặc biệt, Bắc Ninh đã hội tụ được nhiều Tập đoàn có danh tiếng trên thế giới như: Canon, Sumitomo đến từ Nhật Bản; Samsung, Orion đến từ Hàn Quốc; Foxconn, Mictac đến từ Đài Loan; Tyco Electronics đến từ Hoa Kỳ; ABB đến từ Thụy Điển. . . và gần đây nhất là Tập đoàn Nokia đến từ Phần Lan. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều đánh giá rất cao tiềm năng và môi trường đầu tư ở Bắc Ninh. Như vậy, việc thu hút các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao và các nhà đầu tư có uy tín trên thế giới là một trong những điều kiện quan trọng giúp tăng cường thu hút FDI vào Bắc Ninh. KCN là khu vực có sức hút rất lớn với nguồn FDI, năm 2012 chiếm tới 71,9% số dự án đầu tư và 97% tổng số vốn FDI toàn tỉnh. Số lượng các dự án và tổng số vốn đầu tư liên tục tăng. Năm 2005, số dự án tại KCN chỉ là 19 với tổng vốn đăng kí là 132,1 triệu USD. Nhưng đến năm 2012, các KCN đã thu hút tới 41 dự án với số vốn đăng kí là 1.157,9 triệu USD. Trong năm 2009, khi cuộc suy thoái kinh tế diễn ra mạnh mẽ trên thế giới thì số lượng các dự án và tổng vốn đầu tư giảm nhẹ [9]. Bên cạnh sức hút nguồn vốn của KCN, các cụm công nghiệp bước đầu có được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đến nay, số lượng các dự án và số vốn đăng kí còn rất khiêm tốn. Các cụm công nghiệp của tỉnh chưa thực sự trở thành một thị trường đầu tư hấp dẫn là do quy mô sản xuất trong cụm công nghiệp còn nhỏ, việc quảng bá để thu hút đầu tư chưa thực sự được quan tâm và chuyên nghiệp nên các nhà đầu tư còn thiếu thông tin và chưa đánh giá được hết tiềm năng phát triển. Trong tương lai, cụm công nghiệp sẽ có sức thu hút đầu tư FDI rất lớn. Dòng vốn FDI tập trung mạnh vào khu vực phía bắc sông Đuống gồm có T.P Bắc Ninh, T.X Từ Sơn, huyện Tiên Du, huyện Quế Võ và huyện Yên Phong. Khu vực phía nam sông Đuống đang 156
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2012 bắt đầu có dự án đăng kí đầu tư. Có sự khác biệt như vậy là do ở khu vực phía bắc sông Đuống có nhiều KCN với quy mô lớn đang hoạt động, do các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, địa hình tạo nên các mối liên hệ vùng dễ dàng và thường xuyên hơn. Trong tương lai, tỉnh Bắc Ninh định hướng thu hút nguồn FDI từ những dự án lớn, công nghệ cao, hiện đại và thân thiện với môi trường. Tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm cho người lao động; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, ngành du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, dịch vụ giải trí, các dự án đầu tư công nghệ sinh học, dự án đầu tư công nghệ chế biến thực phẩm. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, tỉnh khuyến khích các dự án đầu tư vào các huyện Gia Bình, Lương Tài và Thuận Thành. Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia được khuyến khích cả hai hướng: thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số tập đoàn đa quốc gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. 2.2. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh Nguồn vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khu vực kinh tế có vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn. Tỉ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP toàn tỉnh tăng đáng kể: năm 2005 là 5,9%, năm 2012 tăng lên 47,5%. Đóng góp của khu vực FDI gần ngang bằng với khu vực kinh tế trong nước. Biểu đồ 1. Cơ cấu GDP trên địa bàn tỉnh phân theo thành phần kinh tế (%) [2] Nguồn vốn FDI góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua việc đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh từ đó làm tăng tỉ trọng của công nghiệp trong cơ cấu GDP (72% năm 2012), đồng thời góp phần hình thành nên ngành công nghiệp mũi nhọn. Nguồn vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả đã đem lại những thành tựu to lớn như kinh tế tăng trưởng ở mức cao, ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,1%/năm. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có FDI chỉ chiếm khoảng 13% giá trị sản xuất công nghiệp, đến 2012 tăng lên 85,6%. Nhờ có những đóng góp tích cực của FDI, Bắc Ninh vươn lên vị trí thứ 5 về giá trị sản xuất công nghiệp [2]. Từ những thành công của các dự án FDI lớn như Samsung và Canon đã tạo ra hiệu ứng lan toả, hình thành các cụm công nghiệp điện tử trong các khu công nghiệp tập trung (Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn) để cung cấp các dịch vụ, linh kiện, phụ kiện cho công ti chính. Trong cơ cấu 157
- Nguyễn Thị Huyền Trang ngành của các khu công nghiệp đều thấy sự có mặt của ngành điện tử - tin học hay lắp ráp kĩ thuật cao. Đây cũng chính là những ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Nguồn vốn FDI cũng góp phần làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tỉ trọng ngành công nghiệp tăng lên 72,3%, nông nghiệp giảm còn 6,9% (năm 2012) [2]. Bảng 3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2012 [2] Chỉ tiêu 2005 2012 GTSXCN (tỉ đồng, giá hiện hành) 13.373,9 237.435,2 Trong đó (%) - Theo thành phần kinh tế 100 100 + Kinh tế Nhà nước 8,8 1,2 + Kinh tế ngoài Nhà nước 77,7 13,4 + FDI 13,5 85,4 - Theo ngành (%) 100 100 + Điện tử - tin học 5,6 77,7 + Chế biến thực phẩm - đồ uống 15,1 6,0 + Cơ khí 9,5 4,6 + Hóa chất 2,6 2,6 + Khác 67,2 9,1 Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,7 lần trong vòng 7 năm, từ 13.373,9 năm 2005 lên 237.435,2 năm 2012. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, năm 2012 chiếm tới 85,4%. Điều đó cho thấy, sản xuất công nghiệp của khu vực FDI chính là động lực thúc đẩy giá trị sản xuất công nghiệp Bắc Ninh tăng nhanh. Những ngành công nghiệp tạo ra giá trị lớn là những ngành thế mạnh và cũng là sản phẩm chủ lực của KCN. Ngành điện tử - tin học chiếm tới 77,7%, chế biến thực phẩm - đồ uống chiếm 6,0%, cơ khí chiếm 4,6% giá trị sản xuất công nghiệp. Đây đồng thời là những ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Sở dĩ ngành điện tử - tin học chiếm tỉ trọng cao như vậy là do sự có mặt của nhiều tập đoàn lớn, nổi tiếng trên thế giới (Samsung, Canon, Nokia) về điện tử - tin học và những công ty vốn FDI sản xuất các sản phẩm hỗ trợ đang hoạt động tại KCN. Điển hình như tập đoàn Samsung với dự án Samsung Electronics Viet Nam (SEV) tại KCN Yên Phong 1 đi vào hoạt động đã có 40 doanh nghiệp FDI tại các KCN, cụm công nghiệp thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ, linh kiện và phụ kiện. Vốn FDI đã góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn FDI tăng lên nhanh chóng và đóng vai trò thúc đẩy toàn bộ hoạt động xuất - nhập khẩu của Bắc Ninh. Giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế FDI đạt 54,8 triệu USD, chỉ chiếm 19% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh thì đến giai đoạn 2006-2011 đạt 2.444,3 triệu USD, chiếm tới 54%. Đặc biệt năm 2012, đã đạt con số kỉ lục từ trước đến nay là 13.579 triệu USD, chiếm 98,9% tổng kim ngạch xuất khẩu [4]. Khu vực kinh tế vốn FDI góp phần vào tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Năm 2005, thu ngân sách đạt 8.59805 tỉ đồng, tương đương với mức thu ngân sách của khu vực kinh tế trong nước nhưng đến năm 2012 đã tăng lên 15.43823 tỉ đồng, cao hơn 1,7 lần. Tuy nhiên, mức thu ngân sách của khu vực FDI còn chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân của tình trạng này là do một số dự án lớn được hưởng nhiều ưu đãi và đang trong thời gian ưu đãi, một số hoạt động trên địa bàn tỉnh nhưng hạch toán phụ thuộc vào công ti mẹ ở nước ngoài. . . 158
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2012 Khu vực kinh tế có vốn FDI còn góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Vai trò này được thể hiện qua số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 chỉ có 6.112 người, chiếm 1,09% tổng lao động nhưng đến năm 2012, đã tăng lên 68.753 người, chiếm 11,3%. Mức lương của người lao động tại các doanh nghiệp FDI đạt trung bình 4.728.000 đồng/tháng, cao hơn 1.000.000 đồng/tháng so với các doanh nghiệp trong nước [9]. 3. Kết luận Những năm qua, các dự án nước ngoài đầu tư vào Bắc Ninh đều tăng về số lượng và chất lượng. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng ổn định và hiệu quả. Dòng vốn FDI của tỉnh tập trung vào các KCN và ngành công nghiệp điện tử - tin học. Nguồn vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh. Nó làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tăng giá trị xuất khẩu, hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách Nhà nước và tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Trong bối cảnh, nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng nhưng Bắc Ninh vẫn là địa bàn hấp dẫn đối với vốn FDI do có những lợi thế so sánh và đó sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban quản lí các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, 2012. Quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. [2] Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2009, 2014. Niên giám thống kê Bắc Ninh 2009 và 2013. [3] Lê Thông, Nguyễn Quý Thao (đồng chủ biên), 2009. Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm. Nxb Giáo dục Việt Nam. [4] Tỉnh ủy Bắc Ninh (tháng 4/2012). Báo cáo hiệu quả đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. [5] Tỉnh ủy Bắc Ninh (2013). Nghị Quyết ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. [6] http://baodautu.vn/bac-ninh-phat-huy-vai-tro-lan-toa-cua-doanh-nghiep-fdi.html. [7] http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=432&idmid=3. [8] http://baobacninh.com.vn/news_detail/79709/doanh-nghiep-fdi-tang-von-qua-ngot-tu-cai-thien -moi-truong-dau-tu.html. [9] Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, 2013. Báo cáo thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000 - 2012. ABSTRACT The capital foreign direct investment (FDI) in Bac Ninh province Bac Ninh is one of the local strong attraction of foreign investment. The number of projects and total FDI continued to increase. FDI inflows mainly focused on the industrial and electronics industry - information. There are many transnational corporations to invest in the province’s reputation. Economic sector FDI plays an important role for the entire economy of Bac Ninh. Từ khóa: Bac Ninh, FDI, foreign investment, the industrial. 159
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh tế phát triển FDI
26 p | 1632 | 209
-
Các dòng vốn tư nhân quốc tế
13 p | 376 | 118
-
BÀI THẢO LUẬN VỀ MÔN KINH TẾ LƯỢNG
7 p | 234 | 38
-
Kinh nghiệm thu hút FDI của các nước và vận dụng vào Việt Nam - 3
10 p | 119 | 24
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 9
21 p | 94 | 10
-
Định hướng và giải pháp tăng cường FDI khi hội nhập AFTA - 3
7 p | 91 | 7
-
Hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật và phương hướng thúc đẩy - 5
7 p | 68 | 6
-
Quản lý Nhà Nước trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dệt may Việt Nam - 1
12 p | 69 | 5
-
Lợi ích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đến sự phát triển kinh tế xã hội - 3
8 p | 97 | 5
-
Vai trò lực lượng lao động với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh Đông Nam Bộ
10 p | 88 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tạo việc làm - Trường hợp một số quốc gia Châu Á điển hình
12 p | 10 | 4
-
Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học pháp quyền của Samuel von Pufendorf
8 p | 62 | 3
-
Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam
13 p | 84 | 3
-
Hoạt động của các doanh nghiệp trên 50% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2021: Phần 2
66 p | 8 | 1
-
Hoạt động của các doanh nghiệp trên 50% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2021: Phần 1
54 p | 3 | 1
-
Cộng đồng kinh tế ASEAN: cơ hội và thách thức cho thị trường tài chính Việt Nam - Nguyễn Thị Tuyết
8 p | 62 | 1
-
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ấn Độ
7 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn