intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vụ phá sản của công ty đèn hình Orion - Hanel

Chia sẻ: Dau Con | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

163
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vụ phá sản của công ty đèn hình Orion - Hanel 1. Thời kì hoàng kim: Vào thời kỳ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhắc đến công nghệ đèn hình VN không ai là không nhắc đến Cty TNHH Orion – Hanel. Đây là cty liên doanh được thành lập vào 02/1993 với vốn pháp định 51,1 tỷ và vốn đầu tư trên 178 triệu USD giữa Cty điện tử Hà Nội (Hanel) góp 30% vốn và Orion (Hàn Quốc) góp 70% vốn để kinh doanh sản xuất đèn hình và phụ kiện đèn hình cho tivi và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vụ phá sản của công ty đèn hình Orion - Hanel

  1. V ụ phá sản của công ty đèn hình Orion - Hanel 1. Thời kì hoàng kim: Vào thời kỳ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhắc đến công nghệ đèn hình VN không ai là không nhắc đến Cty TNHH Orion – H anel. Đây là cty liên doanh được thành lập vào 02/1993 với vốn pháp định 51,1 tỷ và vốn đầu tư trên 178 triệu USD giữa Cty điện tử Hà Nội (Hanel) góp 30% vốn và Orion (Hàn Quốc) góp 70% vốn để kinh doanh sản xuất đèn hình và phụ kiện đèn hình cho tivi và máy tính, có thời hạn liên doanh trên giấy phép tới 50 năm. Theo ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, thập kỷ 90, thời điểm hoàng kim của các nhà sản xuất sản phẩm bóng đèn hình màu theo công nghệ CRT, công ty Orion – Hanel hầu như bao thầu toàn bộ việc cung cấp linh kiện đèn hình cho các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ti vi trong nước, với doanh thu trong nước và xuất khẩu có năm lên đ ến gần 200 triệu USD. Sau 11 năm hoạt động và d ẫn đầu trong số các DN FDI tại Hà N ội, ngày 16/10/2004, Orion-Hanel đã khánh thành nhà máy sản xuất đèn hình màu thứ hai tại Khu công nghiệp Sài Đồng B (Hà Nội) đã tạo thêm 1.200 việc làm mới cho người lao động và đưa số cán bộ công nhân viên của cy lên đến 2.500 người, nhưng đã không thành công như mong đợi. 2. C on đường phá sản: - Sự ra đời của công nghệ mới: Thời điểm này đã xuất hiện sự thoái trào của công nghệ sản xuất đèn hình màu, với sự thay thế, chuyển mạnh từ loại tivi thông thường sang các sản phẩm tivi màn hình tinh thể lỏng (LCD), plasma, từ màn hình máy tính CRT sang màn hình LCD - Vốn đ ầu tư ít, dây chuyền, thiết bị mới nhập về nhưng đ ã lạc hậu. Do đó, sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và khô ng có sức cạnh tranh. Vì vậy, cuối năm 2006, tình hình sản xuất kinh doanh đ i xuống, sản lượng sụt giảm, không b án được hàng.
  2. Tuy vậy lãnh đạo công ty vẫn không có kế ho ạch đổi mới trong chiến lược kinh doanh. Theo đó, Ngay từ tháng 9/2007, cty này đ ã phải ngừng sản xuất 3 tháng để giải quyết khó khăn, cho đến khi Hanel (Cty mẹ) “bơm” tiếp cho 100.000 USD để giải quyết nợ lương từ tháng 11/2007 và có tiền đ ể nhập sản phẩm vật tư sản xuất nốt những hợp đồng đã ký với khách hàng. Nhưng số tiền ấy cũng chỉ như muối bỏ bể trước những khó khăn chồng chất của Orion-Hanel. Tháng 01/2008, cty đã hoạt động trở lại với công suất 1 dây chuyền. Nhưng ho ạt độ ng nhỏ nhoi này chỉ cầm cự đ ược tiếp trong 3 tháng và đến tháng 4/2008, toàn bộ hoạt động sản xuất b ị d ừng lại, toàn bộ công nhân tại nhà máy được nghỉ vô thời hạn. Tính đến tháng 12/2008 cty còn 822 hợp đồng dài hạn, trong đó chỉ có hơn 30 người ở vị trí chủ chốt tiếp tục làm việc và được nhận lương. Đặc biệt từ tháng 08/2007, cty không đóng bảo hiểm xã hội cho 1.700 lao động, 31% trong số đó là lao động nữ. Về m ặt tài chính, tổng số nợ lũy kế của cty (tính đến thời điểm tháng 8/2008) đã lên tới 47 triệu USD, trong đó nợ ngân hàng là 34 triệu USD, nợ lương người lao động khoảng 1,9 triệu USD và nợ thuế khoảng 620.000 USD, nợ bảo hiểm x ã hội kho ảng hơn 300.000USD. 3.Kế hoạch giải cứu: Trước những khó khăn của công ty Orion - Hanel, Ban giám đốc và chủ đầu tư đã tìm mọi phương án để cứu công ty - Ban lãnh đ ạo Orion - H anel đã đề xuất UBND thành phố “khẩn cấp” thông qua gói cứu trợ trị giá 10 triệu USD từ quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc nguốn vốn ngân sách nhằm vực dậy liên doanh này. Sau khi nhận được văn bản của Orion-Hanel, UBND TP.Hà Nội đã lấy ý kiến của các ban, ngành và theo tham vấn của Sở Kế hoạch và Đ ầu tư, UBND TP.Hà Nội không thể cứu được công ty như đ ề xuất vì
  3. thành phố không có quỹ đ ầu tư mạo hiểm và cũng không có cơ sở pháp lý để thực hiện việc cấp tiền từ ngân sách. - Sau khi bị từ chối, phương án mới đó là đề cập đến việc bán lại cho nhà đầu tư bên ngoài. H y vọng hồi sinh cho Orion - Hanel được nhen nhóm b ởi công ty quản lý tài sản ProAM. ProAM đã khẩn trương tiến hành làm việc với các ban, ngành liên quan của UBND TP Hà Nội và tiến hành đàm phán xong với phía đối tác Orion (H àn Quốc) và thông qua một biên bản ghi nhớ (MOU) theo đó, Orion “hoàn toàn đồng ý bán lại phần 70% của họ cho chủ đầu tư mới”. Điều này được xem là cơ hội giải cứu cuối cùng cho Orion - H anel. Thế nhưng cơ hội cuối cùng này đã trở nên “vô hiệu” bất chấp sự kiên trì của ProAM cũng như “sự ủng hộ mạnh mẽ” của lãnh đạo UBND thành phố. Dù không đưa ra chi tiết về “sự không đồng thuận” giữa hai bên, ông Lê Quang Việt (ProAM) cho biết, ProAM và Hanel đã không đạt được thống nhất về con số giá trị định giá tài sản của liên doanh này khi chuyển đổi. Phía Hanel đ ã đưa ra mức giá phần đất sở hữu của liên doanh này là hơn 11 triệu USD đ ược xây dựng theo khung giá Nhà nước ở thời điểm hiện tại, một con số m à phía ProAM cho là quá cao bởi phần đất mà liên doanh Orion - Hanel đang có là đ ất thuê công nghiệp có thời hạn 49 năm trong khi chính liên doanh này đã sử dụng hết 15 năm. 4. N ộp đơn phá sản: - Sáng 17/12/2008, tại Khu công nghiệp Sài Đồng, hàng trăm công nhân lao động Orion - Hanel tập trung trước cổng công ty để đòi q uyền lợi lao động. - Và ngày 19/12/2008, cty này đã chính thức nộp hồ sơ xin phá sản lên Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội. Và mới đây, UBND TP. đã thống nhất với ban lãnh đ ạo liên doanh này tiến hành thủ tục xin phá sản. → Cái chết của một cánh chim đầu đ àn trong lĩnh vực sản x uất linh kiện điện tử, - một cái chết được dự b áo từ trước. 5. Bài học:
  4. Orion Hanel đ ã không theo kịp với sự tiến bộ về khoa học và công nghệ sản xuất nên khi chuyển đổi sản xuất giữa công ty mẹ và đối tác sản xuất phía Việt Nam, không đủ vốn để đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao nên bị phá sản là tất nhiên. + quản lý kém: chậm chuyển đổi mô hình sản xuất, chậm thích nghi với những biến đổi của thị trường → Hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp thời kì khủng hoảng hiện nay. Phải: luôn thích ứng với nhu cầu của thị trường, luôn đổi mới và tự đổi mới, tăng cường liên doanh liên kết … để có thể tồn tại và phát triển trong TKKH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2