Xạ trị toàn não - tủy bệnh nhi có gây mê tại Bệnh viện Trung ương Huế
lượt xem 1
download
Bài viết phân tích ưu nhược điểm trong kế hoạch xạ trị toàn não - tủy (CranioSpinal Irradiation - CSI) có gây mê, đánh giá các chỉ số về độ bao phủ liều tại thể tích lập kế hoạch (Planning Target Volume-PTV), các cơ quan nguy cấp (Organs At Risk-OARs) và vùng ghép trường (Junction).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xạ trị toàn não - tủy bệnh nhi có gây mê tại Bệnh viện Trung ương Huế
- NHI - PHỤ KHOA - NIỆU NHI - - XẠ TRỊ TOÀN NÃO - TỦY BỆNH NHI CÓ GÂY MÊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ LÊ TRỌNG HÙNG1, LÊ THÀNH NGUYÊN1, PHAN CẢNH DUY2, NGÔ DŨNG3, LÊ NGỌC BÌNH3, HỒ THỊ THANH PHƯƠNG4 TÓM TẮT Mục tiêu: Phân tích ưu nhược điểm trong kế hoạch xạ trị toàn não - tủy (CranioSpinal Irradiation - CSI) có gây mê, đánh giá các chỉ số về độ bao phủ liều tại thể tích lập kế hoạch (Planning Target Volume-PTV), các cơ quan nguy cấp (Organs At Risk-OARs) và vùng ghép trường (Junction). Đối tượng và phương pháp: 10 bệnh nhi độ tuổi trung bình 4 tuổi (nhỏ nhất 2 tuổi, lớn nhất 7 tuổi) có chỉ định xạ trị toàn não - tủy có gây mê từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Chúng tôi áp dụng kỹ thuật xạ trị 3D-CRT (Three Dimensional-Conformal Radiation Therapy) cho kế hoạch 1 xạ trị toàn não - tủy (PTV1) và kỹ thuật xạ trị hình cung điều biến liều theo thể tích khối u (Volumetric Modulated Arc Therapy - VMAT) cho kế hoạch 2 nâng liều tại u nguyên phát (PTV2). Trong suốt quá trình chụp CT mô phỏng và điều trị hàng ngày, bệnh nhân đều được gây mê. Điều trị trên máy gia tốc Elekta AXESSE, chụp cone beam CT kiểm tra bởi thiết bị hướng dẫn ảnh XVI và kế hoạch được lập trên phần mềm XiO 5.10 và Monaco 5.11. Kết quả và bàn luận: Liều chỉ định từ 24Gy đến 54Gy (từ 16 đến 30 buổi chiếu). Giá trị trung bình độ bao phủ theo liều chỉ định tại PTV1 là 90%, PTV2 là 95%, liều cao (hotspot) tại vùng ghép trường là 115%. Các tổ chức nguy cấp như: phổi, gan, thận, dây thần kinh thị, thân não… nhận liều trong giới hạn cho phép. Kết luận: Nhờ kết hợp với gây mê, bệnh nhi mới hoàn thành tốt phác đồ xạ trị toàn não - tủy. Ưu điểm của việc phối hợp trên đem lại độ chính xác cao, hiệu quả điều trị tốt. Bên cạnh đó với việc xoay bàn điều trị 270 0 trong việc lập kế hoạch và điều trị sẽ hạn chế được liều cao hay thiếu liều chỉ định tại vùng ghép trường. Nhược điểm là tốn nhiều thời gian và nhân lực cho quá trình lập kế hoạch và điều trị. Từ khóa: Xạ trị toàn não - tủy, Xạ trị hình cung điều biến liều theo thể tích khối u, gây mê, bệnh nhi. ABSTRACT Pediatric craniospinal irradiation with general anesthesia at Hue Central Hospital Purpose: To give advantages and disadvantages in pediatric Craniospinal Irradiation (CSI) planning with general anesthesia, to evaluate some criteria about doses covering at Planning Target Volume (PTV), Organs At Risk (OARs) and junction areas. Materials and Methods: There were 10 pediatric patients with an average age of 4 years (minimum 2 years, maximum 7 years) underwent CSI technique with general anesthesia from August 2017 to August 2018. We applied 3D-CRT (Three Dimensional-Conformal radiation therapy) technique for CSI (plan1-PTV1) and Volumetric Modulated Arc Therapy technique (VMAT) to boost primary tumor (plan2-PTV2). All processes of taking CT simulation and daily radiotherapy delivery in pediatric patients were done under general anesthetic. Radiotherapy was given on Linac of Elekta AXESSE, Image Guided Radiotherapy (IGRT) performed by cone beam CT/XVI device, radiotherapy plans were made by XiO 5.10 and Monaco 5.11 version. 1 Kỹ sư vật lý-Trung tâm Ung Bướu-Bệnh viện Trung Ương Huế 2 Bác sĩ xạ trị-Trung tâm Ung Bướu-Bệnh viện Trung Ương Huế 3 Bác sĩ gây mê-Khoa gây mê-Bệnh viện Trung Ương Huế 4 Điều dưỡng-Trung tâm Ung Bướu-Bệnh viện Trung Ương Huế TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 15
- NHI - PHỤ KHOA - NIỆU Results and Discussion: Prescribed dose ranged from 24Gy to 54Gy (16 to 30 fractions). The medium coverage dose at PTV1 was 90%, PTV2 95% the medium high dose (hotspot) at the junction areas was 115%. Critical organs such as lungs, liver, kidneys, optic nerves, brainstem ... received the acceptance limited dose. Conclusion: Pediatric Craniospinal Irradiation is completely done with general anesthesia. The advantages of CSI are high accuracy and efficacy. Furthermore, the rotation treatment couch in 270 degrees for planning and treatment would limit high dose and missing dose at the junction areas. The disavantages are taking a long time in planning and treatment delivery, requiring many official persons involved. Key words: Craniospinal Irradiation (CSI), Volumetric Modulated Arc Therapy (VMAT), general anesthetic, pediatric. ĐẶT VẤN ĐỀ Xạ trị toàn não - tủy thường có chỉ định cho ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP bệnh nhân ung thư nhi. Vị trí khối u nguyên phát Đối tượng thường nằm hố sau sọ, nó có xu hướng phát tán tế bào ung thư ra toàn bộ hệ thần kinh trung ương từ Bao gồm 10 bệnh nhân nhi có chỉ định xạ trị rất sớm. Đa số trường hợp khi phát bệnh, tế bào toàn não - tủy tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện ung thư thường đã lan rộng tại vùng não và tủy. Trung ương Huế. Bệnh nhân được chỉ định điều trị đa mô thức, áp Vật liệu nghiên cứu dụng phẫu thuật để xử lý phần lớn thể tích khối u nguyên phát và kết hợp với hóa trị và xạ trị toàn não Máy xạ trị gia tốc tuyến tính AXESSE. - tủy để xử lý phần thể tích u còn dư và các tế bào đã di căn nơi phẫu thuật không thể can thiệp được Máy CT mô phỏng xạ trị chuyên dụng. và xạ dự phòng tủy nhằm mang lại cải thiện chất Phần mềm lập kế hoạch điều trị XiO 5.10 và lượng sống tốt hơn cho bệnh nhân. Monaco 5.11. Kỹ thuật xạ trị toàn não - tủy là một kỹ thuật xạ Thiết bị hướng dẫn hình ảnh trong xạ trị, XVI trị khá phức tạp, do thể tích cần điều trị gồm toàn não và tủy sống trong khi giới hạn về kích thước Dụng cụ cố định bệnh nhân: Bodyfit, mặt nạ cố trường chiếu của máy gia tốc không thể bao phủ định 3 điểm. toan bộ thể tích cần điều trị khi sử dụng một tâm Máy Gia Tốc Axesse (isocenter), vì vậy cần sử dụng 2 - 3 tâm để thực Máy có các đặc tính kỹ thuật sau hiện ghép trường chiếu não và trường chiếu tủy. Việc ghép trường cần phải đảm bảo tạo nên sự 3 mức năng lượng photon .6MV, 10MV, 15MV. đồng nhất liều trên toàn bộ thể tích điều trị PTV1. 5 mức năng lượng electron. 6Mev, 9Mev, Các ảnh hưởng từ sai số do thiết bị hoặc đặt vị trí 12Mev, 15Mev, 18Mev bệnh nhân sẽ làm các trường chiếu có nguy cơ bị chồng trường (Overlap) lên nhau dẫn đến quá liều MLCs 80 lá (4mm) cao hay tạo nên khoảng cách giữa các trường (Gap) dẫn đến thiếu liều và có nguy cơ tái phát sau điều trị. Hiện nay, tại Việt nam, kỹ thuật xạ trị toàn não - tủy được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở xạ trị. Nhưng riêng xạ trị toàn não - tủy có kết hợp với gây mê cho bệnh nhân nhi thì ít được triển khai ở các đơn vị xạ trị do tốn nhiều nhân lực và mất nhiều thời gian trong việc lập kế hoạch và điều trị. . Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Trung ương Huế đã triển khai kỹ thuật xạ trị toàn não - tủy (CSI) Hình 1. Máy gia tốc tuyến tính với kỹ thuật xạ trị 3D-CRT cho PTV1 và VMAT cho PTV2 trên máy gia tốc AXESSE – ELEKTA từ năm Hướng dẫn hình ảnh (IGRT) 2015, và từ năm 2017 xạ trị toàn não- tủy được thực XVI là thiết bị sử dụng với mức năng lượng hiện điều trị thường quy trên bệnh nhân nhi có gây Kylovoltage (KV). Loại này sử dụng thiết bị chụp ảnh mê. riêng biệt, nhưng cũng được gắn ngay trên khung của máy điều trị. Thiết bị này sử dụng chùm tia X 16 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- NHI - PHỤ KHOA - NIỆU tương tự như các máy CT thường quy.Thiết bị này tư thế bệnh nhân trong suốt quá trình tạo khuôn cố để thực hiện chụp cone beam CT hay còn gọi là xạ định bệnh nhân, chụp CT mô phỏng và điều trị. trị dưới hướng dẫn hình ảnh (IGRT). Phần lớn các bệnh nhân nhi thì các tổ chức cơ Mục tiêu chính của IGRT là làm cho xạ trị thể còn đang phát triển, nếu sai lệnh trong quá trình được chính xác hơn.Vì vậy việc sử dụng IGRT nhận liều điều trị vào các tổ chức lành thì có thể ảnh thường xuyên trong quá trình xạ trị để cải thiện tính hưởng đến quá trình phát triển về sau. Chúng tôi sử chính xác. dụng bộ cố định bộ Bodyfit và bộ cố định đầu với mặt nạ 3 điểm. Hình 3. Tư thế cố định bệnh nhân Hình 2. Hình ảnh chụp cone beam chụp CT mô phỏng Phần mềm máy tính chuyên dụng sẽ so sánh Vì có kết hợp với gây mê nên tư thế của bệnh những hình ảnh khối u hay mốc giải phẫu của bệnh nhân không thể nằm gập đầu khi mô phỏng và xạ trị nhân khi chụp CT mô phỏng lập kế hoạch và khi được, nếu gập đầu sẽ làm ảnh hưởng đến đường điều trị. thở lúc gây mê. Như vậy đối với bệnh nhân nhi có gây mê thì bắt buộc tư thế bệnh nhân phải nằm Phương pháp nghiên cứu ngữa đầu dẫn đến những đốt sống cổ bệnh nhân Chúng tôi sử dụng 2 kế hoạch: không thẳng. + Kế hoạch 1 xạ trị toàn não-tủy với kỹ thuật xạ Sau khi bệnh nhân được tạo khuôn làm mặt nạ trị 3D-CRT. cố định, bệnh nhân được chụp CT mô phỏng có gây mê, chụp từ đỉnh đầu đến xương cùng cụt với độ + Kế hoạch 2 xạ trị nâng liều tại U với kỹ thuật dày lát cắt 5mm. Toàn bộ hình ảnh CT mô phỏng xạ trị VMAT. được chuyển đến phần mềm lập kế hoạch. Sử dụng chùm photon 6MV, 10MV và khoảng Thông tin giải phẫu các cấu trúc cách SAD. Bác sĩ xạ trị xác định thông tin giải phẫu khối u Sử dụng 3 tâm (isocenter). và các tổ chức lành liền kề dựa vào hình ảnh CT mô phỏng có thể kết hợp với MRI, PET-CT. Trong quá trình lập kế hoạch phải đảm bảo đạt liều lượng tối ưu tại thể tích khối u, đồng thời Lập kế hoạch điều trị giảm liều chiếu các tổ chức lành xung quanh. Kỹ sư vật lý lựa chọn các thông số: Mức năng Trên cơ sở thể tích bia lâm sàng (CTV), thể tích bia lượng, hướng thân máy, hướng collimator, hướng lập kế hoạch (PTV) và các cơ quan nguy cấp đã của bàn điều trị và cung quay của thân máy. được xác định, chúng tôi khảo sát so sánh và đánh giá trên 3 hình ảnh trực giao axial, coronal, sagittal Lập kế hoạch điều trị với 2 kế hoạch 3D-CRT và trên biểu đồ thể tích liều lượng (Dose Volume (kế hoạch 1) và VMAT (kế hoạch 2). Histogram-DVH). Trong quá trình lập kế hoạch phải đảm bảo Tạo khuôn cố định bệnh nhân và chụp CT mô đạt liều lượng tối ưu tại thể tích khối u, đồng thời phỏng giảm liều chiếu các tổ chức lành xung quanh. Trên cơ sở thể tích bia lâm sàng (CTV), thể tích bia Trong xạ trị việc cố định bệnh nhân là rất quan lập kế hoạch (PTV) và các cơ quan nguy cấp đã trọng, đặc biệt là bệnh nhân nhi thường không chịu được xác định, chúng tôi khảo sát và đánh giá kế hợp tác với đội ngũ nhân viên xạ trị. Vì vậy, chúng hoạch trên 3 hình ảnh trực giao và trên biểu đồ thể tôi phải kết hợp với gây mê để bất động và cố định tích liều lượng (DVH) của kế hoạch. Đặc biệt là vùng TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 17
- NHI - PHỤ KHOA - NIỆU giao nhau giữa các trường xạ (overlap và gap). Kế hoạch 1: Xạ trị toàn não - tủy Nếu đạt được các tiêu chí theo RTOG kế hoạch đó Tâm 1 sử dụng mức năng lượng 6MV với ganty được chấp nhận. 900 và 2700 đối nhau để xạ trị toàn não và 1 phần Đánh giá kế hoạch trên của cột sống cổ. Bàn điều trị 00. Xoay collimator Sau khi kế hoạch được lập xong, Bác sĩ cùng để 2 trường não (tâm 1) phù hợp ghép với trường kỹ sư vật lý đánh giá kế hoạch theo tiêu chí phân bố tủy trên (gantry 1800) Lúc này mép dưới 2 trường liều trên PTV bằng cách xác định các vùng thể tích chiếu não sẽ song song với mép trên của trường (cm3) PTV nhận liều 90%, 95%, 100%, 110%, 115%. chiếu tủy trên (tâm 2). Liều cao hotspot và thiếu liều tại vị trí ghép trường. Các tổ chức lành liên quan. Khảo sát đường đồng liều trên 3 hình ảnh trực giao và trên DVH. Cone beam CT và thực hiện điều trị Bệnh nhân được gây mê sau đó đặt đúng vị trí như lúc tạo khuôn chụp CT mô phỏng trên bàn điều trị, tiến hành dịch tâm theo kế hoạch chụp cone beam CT bởi thiết bị hướng dẫn hình ảnh XVI, sau khi Bác sĩ hoàn tất kiểm tra hình ảnh bệnh nhân trùng khớp với hình ảnh chụp CT mô phỏng lập kế hoạch thì tiến hành điều trị, kết thúc điều trị bệnh nhi được chuyển về phòng hồi tỉnh để Bác sĩ gây mê theo dõi tiếp. Hình 5. Trường chiếu tâm 1 Tâm 2 sử dụng mức năng lượng 10MV với gantry 1800, bàn điều trị 00, collimator 00 để xạ trị tủy sống trên. Di chuyển tâm sao cho mép trên của trường chiếu song song và chồng khít với mép dưới của trường chiếu tâm 1. Từ đó sẽ hạn chế được sự quá liều hay thiếu liều tại vị trí trường giao nhau. Hình 4. Hình ảnh chụp cone beam khi bệnh nhân nằm điều trị KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Ca bệnh minh họa Bệnh nhân nam 5 tuổi, chẩn đoán u nguyên bào tủy ở tiểu não đã phẫu thuật. Liều chỉ định: 54Gy, 1,8Gy/ngày, 30Fx. + Kế hoạch 1 xạ toàn não - tủy 36Gy/ 20Fx. Kỹ Hình 6. Trường chiếu tâm 2 thuật 3D- CRT. Tâm 3 sử dụng mức năng lượng 10MV với + Kế hoạch 2 nâng liều tại u 18Gy/ 10Fx. Kỹ gantry 1700, bàn điều trị 2700, collimator 900 để xạ trị thuật VMAT. tủy sống dưới. Lúc này xoay gantry sao cho mép Kế hoạch 1 sau 7 phân liều, tiến hành dịch tâm trên của trường chiếu tâm 3 song song và trùng khít 5mm theo 1 chiều để dịch chuyển vị trí ghép trường. với mép dưới trường chiếu tâm 2. Tương tự tâm 2 Mục đích dịch chuyển này để giảm thiểu mức độ quá để kiểm soát liều ở vị trí tiếp giáp trường được liều hay hụt liều tại vị trí ghép trường trong quá trình đồng nhất. đặt vị trí bệnh nhân hàng ngày. 18 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
- NHI - PHỤ KHOA - NIỆU Kế hoạch 2: Nâng liều tại u nguyên phát Áp dụng kỹ thuật xạ trị hình cung, điều biến liều theo thể tích khối u VMAT. Sử dụng chùm photon 6MV, thân máy quay 2 cung, mỗi cung 1400 (400-1800, 1800-3200), collimator 150. Hình 7. Trường chiếu tâm 3 Mục đích của kỹ thuật này sẽ làm hạn chế sự chồng lên nhau (overlap) hay độ hở (gap) tại vị trí trường giao nhau, từ đó hạn chế được liều cao hay thiếu liều tại khu vị trí ghép trường. Từ đó cho độ bao phủ liều chỉ định được đồng nhất trên PTV. Hình 11. Đường đồng liều bao phủ PTV kế hoạch PTV kế hoạch 2 Sau khi lựa chọn các thông số về liều lượng, các góc chùm tia thì sự phân bố liều lượng cụ thể của các chùm tia nguyên tố tương ứng sẽ được thực hiện qua phần mềm máy tính. Các thuật toán được thực hiện qua nguyên lý tích chập. Vì chuyển động của thân máy và các MLC là liên tục nên có thể tạo ra những chùm tia với kích thước tùy ý. Độ bao phủ liều lên PTV2 đạt ít nhất 95% liều Hình 8. Vị trí giao nhau của 2 trường chiếu chỉ định, liều cao hotspot 110%. Các tổ chức nguy Trường chiếu tâm 1 và 2 cấp trong giới hạn cho phép. Gộp kế hoạch 1 và kế hoạch 2 Chúng tôi khảo sát đường đồng liều trên 3 hình ảnh trực giao axial, coronal, sagittal và DVH là rất tối ưu. 90% liều chỉ định bao phủ hết toàn bộ PTV1, 95% bao phủ PTV2. Liều các tổ chức nguy cấp nhận một liều xạ không mong muốn nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Hình 9. Vị trí giao nhau của 2 trường chiếu Trường chiếu tâm 2&3 Hình 12. Đường đồng liều cả 2 kế hoạch Tiêu chuẩn đánh giá kế hoạch Bác sĩ cùng kỹ sư vật lý đánh giá kế hoạch theo tiêu chí phân bố liều trên PTV bằng cách xác định các vùng thể tích PTV nhận liều 90%, 95%, 100%, Hình 10. Hình ảnh đường đồng liều bao phủ PTV TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 19
- NHI - PHỤ KHOA - NIỆU 110%, 115%. Liều cao hotspot và thiếu liều tại vị trí Khảo sát bảng 1 cho thấy, 100% thể tích PTV1 ghép trường. Các tổ chức lành liên quan. nhận liều 90%, 95% thể tích PTV1 nhận liều 95%, 87% thể tích PTV1 nhận liều 100%, 7% thể tích Bảng 1. Độ bao phủ liều chỉ định tại PTV PTV1 nhận liều 110% và 0.01% thể tích PTV1 nhận Cơ quan Liều chỉ định % Thể tich PTV % DPre (cGy) liều 115%; 100% thể tích PTV2 nhận liều 95%, 95% thể tích PTV2 nhận liều 100%, 12,3% thể tích PTV2 90 100 nhận liều 105% và 0.01% thể tích PTV2 nhận liều 95 95 110%. PTV 1 100 87 3600 Theo hướng dẫn của QUANTEC, Version 110 7 10.2010 115 0,01 95 100 100 95 PTV 2 1800 105 12.3 110 0.01 Bảng 2. Liều các tổ chức nguy cấp. Tổ chức liên tục Tổ chức song song OARs Kết quả Liều giới hạn Kết quả kế hoạch Liều giới hạn kế hoạch Tim Mean dose < 26% 21.5% Phổi (2 bên) V20 ≤ 30% 29.7% Gan Mean dose< 28Gy Mean dose =13.9Gy Thận P Mean dose < 28Gy Mean dose =20.8Gy Thận T Mean dose < 28Gy Mean dose =8.6Gy Thân não Dmax
- NHI - PHỤ KHOA - NIỆU Độ bao phủ và đồng nhất liều trên PTV1 đều không đạt 95% liều chỉ định do bệnh nhân có gây mê nên tư thế cột sống bệnh nhân không thể thẳng được nên khi lập kế hoạch khoảng cách từ nguồn đến PTV1 trong 1 trường chiếu có sự khác nhau lớn về khoảng cách. Dẫn đến sự bao phủ liều sẽ khác nhau. Hình 13. Tư thế bệnh nhân khi không gây mê Hình 14. Tư thế bệnh nhân khi có gây mê Có 2 vị trí giao nhau của ghép trường nên có sự hở của sự giao nhau này. Bên cạnh đó cũng có sự chồng chập của vùng ghép trường này nên liều cao hotspot lên đến 115%. Nhưng so với kỹ thuật xạ trị trường tủy dưới mà không xoay bàn điều trị 270 0 thì vùng giao nhau của vị trí ghép trường này liều cao hotspot lên đến 135% và sự hụt liều cũng chỉ đạt 80% liều chỉ định. Hình 15. Vị trí giao nhau trường Hình 16. Vị trí giao nhau trường khi không xoay bàn điều trị 2700 Kế hoạch xoay bàn điều trị 2700 của tâm 3 sẽ mất nhiều thời gian để kỹ thuật viên phải di chuyển các thiết bị phục vụ gây mê và xoay bàn điều trị. Hình 17. Vị trí máy và bệnh nhân khi điều trị tâm 3 KẾT LUẬN này sẽ hạn chế liều cao hotspot và giảm sự hụt liều chỉ định tại vùng ghép trường. Sau khi triển khai kỹ thuật này, chúng tôi đưa ra một số ưu, nhược điểm sau: Nhược điểm Ưu điểm Tốn nhiều thời gian và nhân lực cho quá trình lập kế hoạch và điều trị. Nhờ kết hợp với gây mê, bệnh nhi mới hoàn thành phác đồ xạ trị toàn não - tủy. Đồng thời việc Phải thêm 1 hệ thống cho gây mê. phối hợp trên đem lại độ chính xác cao, hiệu quả Chi phí điều trị cao. điều trị tốt. Áp dụng kỹ thuật xoay giường 2700 ở trường tủy dưới trong thực hành lâm sàng, cho thấy kỹ thuật TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 21
- NHI - PHỤ KHOA - NIỆU TÀI LIỆU THAM KHẢO 3. W. A Parker, C. R. Freeman. “A simple technique for craniospinal radiotherapy in the 1. Lawrence B. Marks, M.D. “Use of normal tissue supine position” Radiation. Oncol., vol. 78, no 2, complication probability model in the clinic” Int. J. pp 217-22, 2006 Radiation Oncology Biol. Phys., vol. 76, No. 3, pp 1-19, 2010. 2. Emami B, Lyman J, Brown A, et al. Tolerance of normal tissue to therapeutic irradiation. Int J Radiat Oncol Biol Phys 1991. 22 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư vú có di căn não
5 p | 16 | 6
-
Kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ không đột biến EGFR di căn não bằng tia xạ kết hợp hóa chất phác đồ có platinum tại Bệnh viện K
6 p | 10 | 3
-
Nhân một trường hợp u vùng đồi thị đáp ứng hoàn toàn sau xạ trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark
5 p | 6 | 3
-
Kết quả điều trị ung thư phổi biểu mô tuyến di căn não có đột biến EGFR bằng TKIs thế hệ 1
4 p | 38 | 3
-
Đánh giá bước đầu xạ trị điều biến thể tích cung tròn (VMAT) toàn não bảo tồn hồi hải mã: Báo cáo kinh nghiệm qua 3 trường hợp bệnh
6 p | 9 | 3
-
Kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú nạo vét hạch nách sau xạ trị trong điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Bạch Mai
4 p | 53 | 2
-
Vai trò của PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn và lập kế hoạch xạ trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III tại Bệnh viện K
5 p | 9 | 2
-
Đánh giá kỹ thuật trường trong trường trong xạ toàn não
9 p | 9 | 2
-
Xạ toàn não bảo tồn hồi hải mã (WBRT-HA) bằng kỹ thuật điều biến thể tích VMAT tại Bệnh viện K
8 p | 25 | 2
-
Đánh giá kết quả xạ trị toàn não điều trị các tổn thương ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não
5 p | 30 | 2
-
Điều trị Gefitinib kết hợp xạ trị tổn thương não ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến gen EGFR
10 p | 17 | 2
-
Xác định thể tích chiếu xạ các khối u não dựa vào hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ
8 p | 29 | 2
-
Đánh giá kết quả điều trị ung thư di căn não tại khoa chăm sóc giảm nhẹ trung tâm ung bướu bệnh viện Trung ương Huế
5 p | 36 | 2
-
Kết quả xạ trị di căn não bệnh nhân ung thư phổi
4 p | 29 | 1
-
Điều trị u nguyên sống vùng cùng cụt - Ca lâm sàng và quan điểm của Y Văn
4 p | 31 | 1
-
Vai trò xạ trị dự phòng não đối với ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn
4 p | 3 | 1
-
Ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến EGFR điều trị erlotinib: Đánh giá vai trò của kết hợp xạ trị toàn não
4 p | 2 | 1
-
Kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ được xạ trị gia tốc toàn não tại Bệnh viện 19-8
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn