intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định hàm lượng Cu(II), Pb(II), Zn(II) trong Hàu ở vùng quán Hàu tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Xác định hàm lượng Cu(II), Pb(II), Zn(II) trong Hàu ở vùng quán Hàu tỉnh Quảng Bình trình bày: Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit (GF-AAS) được áp dụng để xác định Cu II và Pb II và phương pháp hấp thụ ngọn lửa(F- AAS) được áp dụng xác định Zn II trong Hàu ở vùng Quán Hàu - Quảng Bình. Phương pháp này có độ thu hồi đạt từ 93,5 ÷ 102,2%,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định hàm lượng Cu(II), Pb(II), Zn(II) trong Hàu ở vùng quán Hàu tỉnh Quảng Bình

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Cu(II), Pb(II), Zn(II) TRONG HÀU<br /> Ở VÙNG QUÁN HÀU TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> VÕ THỊ NGỌC CHIẾN<br /> Học viên Cao học, Trường ĐHSP - Đại học Huế<br /> QUÁCH NGUYỄN KHÁNH NGUYÊN<br /> Học viên Cao học, Đại học Khác cốp, Ucraina<br /> Tóm tắt: Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit (GF-AAS)<br /> được áp dụng để xác định CuII và PbII và phương pháp hấp thụ ngọn lửa(FAAS) được áp dụng xác định ZnII trong Hàu ở vùng Quán Hàu - Quảng<br /> Bình. Phương pháp này có độ thu hồi đạt từ 93,5 ÷ 102,2%, giới hạn phát<br /> hiện từ 1,1 ÷ 56,5 ppb. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng trung bình<br /> ( µg / g tươi) của các kim loại trong Hàu như sau: với CuII từ 1,88 ± 0,25 đến<br /> 2,75 ± 0,57; PbII từ 0,28 ± 0,07 đến 0,36 ± 0,04, ZnII từ 410,0 ± 43,0 đến<br /> 492,1 ± 75,8. Hàm lượng PbII thấp hơn so với các tiêu chuẩn cho phép của<br /> Châu Âu, Australia - New Zealand và tiêu chuẩn Việt Nam, còn hàm lượng<br /> ZnII thì rất cao.<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Đã từ lâu thị trấn Quán Hàu - Quảng Bình nổi tiếng cả nước với nhiều món ăn ngon<br /> được chế biến từ Hàu. Người dân Quảng Bình lớn lên từ mảnh đất này không một ai lại<br /> chưa thưởng thức một vài món ăn được chế biến từ Hàu bắt từ sông Nhật Lệ. Không<br /> những người dân trong tỉnh mà những người từ nơi khác đến đây cũng muốn được<br /> thưởng thức loài hải sản bổ dưỡng này. Song song với việc khai thác thì vấn đề môi<br /> trường ở đây cũng cần được quan tâm, đặc biệt sự ô nhiễm kim loại nặng (Hg, Cd, Pb,<br /> Cr, Cu, Zn…) do bởi tính độc hại và sự khuếch đại sinh học của chúng qua chuỗi thức<br /> ăn gây hại cho sức khoẻ con người [1, 3, 6, 9, 10]. Ngoài ra Hàu còn là sinh vật chỉ thị<br /> để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nước [10]. Vì vậy, trong bài báo<br /> này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu xác định CuII, PbII, ZnII trong Hàu ở vùng<br /> Quán Hàu - Quảng Bình bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử (AAS).<br /> 2. THỰC NGHIỆM<br /> 2.1. Thiết bị và hoá chất<br /> - Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử hiệu AA 6800 Shimazu (Nhật) cùng với hệ<br /> ghép nối thiết bị tự động bơm mẫu (ASC-6100) vào lò GFA-EX7.<br /> - Đèn catot rỗng HCL Data Coded, máy cất nước siêu sạch (Easypurell).<br /> <br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 29-35<br /> <br /> 30<br /> <br /> VÕ THỊ NGỌC CHIẾN và cs.<br /> <br /> - Dung dịch chuẩn làm việc của CuII, PbII, ZnII được pha từ các dung dịch gốc CuII,<br /> PbII, ZnII 1000 mg/L của hãng Merck chuyên dùng cho AAS<br /> - HNO3 nồng độ 65% , H2O2 P.A, Merck được sử dụng để xử lí mẫu.<br /> - Nước cất siêu sạch thu được bằng phương pháp khử ion (cột khử: Millipore - Q.<br /> Bed ford, MA, USA), dùng để pha loãng.<br /> - Khí Argon có độ sạch cao được dùng làm khí trơ bao quanh lò graphit, bảo vệ lò<br /> không bị oxi hóa trong quá trình làm việc ở nhiệt độ cao.<br /> 2.2. Chuẩn bị mẫu<br /> Các mẫu Hàu được lấy 4 đợt (đợt 1: 5/1/2009, đợt 2: 12/2/2009, đợt 3: 25/5/2009, đợt 4:<br /> 18/6/2009), mỗi đợt gồm 4 mẫu được lấy ở 4 vị trí khác nhau, mỗi mẫu gồm 20 cá thể.<br /> Mẫu Hàu được lấy ở môi trường có pH = 7,66 ÷ 8,18, độ mặn 29,5÷ 40,5ppt<br /> Dùng dao nhựa tách đôi vỏ, toàn bộ phần thịt bên trong được bảo quản trong chai nhựa<br /> PE sạch và giữ trong tủ lạnh sâu -200C. Trước khi phân tích, mẫu được lấy ra và được<br /> làm nhuyễn đều trong cối nhựa sạch, để yên đến nhiệt độ phòng rồi cân một lượng<br /> chính xác 1,0000 gam để phân hủy mẫu cho phân tích.<br /> Ký hiệu mẫu: Các mẫu Hàu được ký hiệu Hij, trong đó: i = 1 ÷ n (thứ tự đợt lấy mẫu), j<br /> = 1 ÷ m (vị trí lấy mẫu).<br /> 2.3. Tiến hành phân tích<br /> * Chuẩn bị mẫu phân tích<br /> Cân chính xác 1,0000 g mẫu Hàu tươi (sau khi đã được làm nhuyễn đều) cho vào bình<br /> Kjeldahl. Thêm 7mL dung dịch HNO3 65% và 3 mL H2O2, đậy nắp kín, đưa vào bộ bếp<br /> phá mẫu điều nhiệt, để ở nhiệt độ thấp trong khoảng 1 giờ. Sau đó, nâng dần nhiệt độ<br /> lên đến 1500C và giữ trong khoảng 4 giờ tới khi màu vàng nâu của dung dịch không còn<br /> nữa và dung dịch có màu vàng nhạt trong suốt, chuyển toàn bộ dung dịch sang cốc thủy<br /> tinh và đun trên bếp cách cát để đuổi axit cho đến gần khô, cuối cùng thêm nước cất hai<br /> lần định mức đến 10mL (dung dịch A).<br /> Mẫu trắng là nước cất hai lần và được phân hủy hoàn toàn tương tự như đối với mẫu<br /> Hàu và mẫu nước.<br /> Lấy 5mL dung dịch A pha loãng thành 50 mL, lấy 2 mL dung dịch này cho vào bình<br /> định mức 10 mL thêm nước cất 2 lần cho đến vạch dùng để định lượng ZnII, CuII ,PbII.<br /> * Cách tiến hành phân tích mẫu thực tế<br /> Phương pháp AAS xác định MeII được thực hiện tại Trung tâm Kiểm nghiệm Dược<br /> phẩm - Mỹ phẩm Thừa Thiên Huế. Định lượng MeII theo phương pháp đường chuẩn với<br /> Cu, Pb dùng phương pháp GF-AAS, Zn dùng phương pháp F-AAS. Các thông số xác<br /> định như ở các bảng 1, 2, 3.<br /> <br /> XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Cu(II), Pb(II), Zn(II) TRONG HÀU Ở VÙNG QUÁN HÀU...<br /> <br /> 31<br /> <br /> Bảng 1. Chương trình nhiệt độ của lò graphit [7]<br /> Nguyên tố<br /> <br /> Cu<br /> <br /> Pb<br /> <br /> Giai đoạn<br /> Sấy khô<br /> Tro hóa<br /> Nguyên tử hóa<br /> Làm sạch lò<br /> Sấy khô<br /> Tro hóa<br /> Nguyên tử hóa<br /> Làm sạch lò<br /> <br /> Nhiệt độ (0C)<br /> 150-250<br /> 450-600<br /> 2200<br /> 2400<br /> 150-250<br /> 450-800<br /> 2400<br /> 2500<br /> <br /> Thời gian<br /> giữ (s)<br /> 30<br /> 20<br /> 5<br /> 3<br /> 30<br /> 20<br /> 4<br /> 3<br /> <br /> Lưu lượng dòng Ar<br /> (L/phút)<br /> 0,1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 0,1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Bảng 2. Điều kiện đo GF-AAS với lò graphit được xử lý nhiệt với đĩa đệm (platform)<br /> xác định Cu, Pb [7]<br /> Thông số<br /> Λ (nm)<br /> Độ rộng khe (nm)<br /> Thời gian đo (s)<br /> Dòng HCL (mA)<br /> <br /> Cu<br /> 324,8<br /> 0,5<br /> 58<br /> 6<br /> <br /> Pb<br /> 283,3<br /> 1,0<br /> 57<br /> 10<br /> <br /> Bảng 3. Điều kiện đo F-AAS xác định Zn [2]<br /> Thông số<br /> λ (nm)<br /> Độ rộng khe (nm)<br /> Hỗn hợp khí đốt<br /> Cường độ dòng (mA)<br /> Kiểu đèn<br /> Chiều cao đầu đốt (mm)<br /> <br /> Zn<br /> 213,9<br /> 0,5<br /> KK-C2H2<br /> 8<br /> BGC-D2<br /> 7<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Phương trình đường chuẩn và xác định giới hạn định lượng của phép đo MeII<br /> * Xây dựng phương trình đường chuẩn<br /> Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn CuII có nồng độ 5; 10; 15; 20; 25 ppb. Dựa vào kết<br /> quả khảo sát các thông số máy đo xác định CuII ở các điều kiện tối ưu, tiến hành đo độ<br /> hấp thụ của dãy dung dịch chuẩn này. Kết quả sau khi xử lí thống kê nhận được phương<br /> trình đường chuẩn:<br /> <br /> 32<br /> <br /> VÕ THỊ NGỌC CHIẾN và cs.<br /> <br /> A = 0,0228C + 0,0273 với R = 0,9992. Trong đó C(ppb) là nồng độ CuII trong mẫu và A<br /> là độ hấp thụ. Đồ thị đường chuẩn được biểu diễn ở hình 1.<br /> <br /> A<br /> <br /> 0.6<br /> 0.5<br /> 0.4<br /> 0.3<br /> 0.2<br /> 0.1<br /> 5<br /> <br /> 10<br /> <br /> 15<br /> <br /> 20<br /> <br /> 25<br /> <br /> C (ppb)<br /> <br /> Hình 1. Đồ thị đường chuẩn xác định CuII<br /> <br /> Tương tự, chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn PbII có nồng độ 5; 10; 20; 30; 50 ppb, dung<br /> dịch chuẩn ZnII có nồng độ 0,1; 0,25; 0,5; 1,0; 2,0 ppm, tiến hành đo độ hấp thụ của các<br /> dãy dung dịch chuẩn này. Kết quả thực nghiệm sau khi xử lí thống kê, nhận được<br /> phương trình đường chuẩn của PbII có dạng: A = 0,0144 C + 0,0870 với R = 0,9972;<br /> của ZnII có dạng A = 0,4092 C + 0,0043 với R = 0,9998.<br /> * Khảo sát giới hạn định lượng của các phép đo<br /> Để xác định LOD và độ nhạy của phương pháp, chúng tôi áp dụng quy tắc 3σ [8]. Kết<br /> quả thu được ở bảng 4.<br /> Bảng 4. Các giá trị a, b, Sy, LOD, LOQ tính từ phương trình đường chuẩn A= bC + a<br /> MeII<br /> CuII<br /> PbII<br /> ZnII<br /> <br /> a<br /> -0,0273<br /> 0,0870<br /> 0,0043<br /> <br /> b<br /> 0,0228<br /> 0,0144<br /> 0,4092<br /> <br /> Sy<br /> 0,0766<br /> 0,0222<br /> 0,0077<br /> <br /> LOD, ppm<br /> 0,0011<br /> 0,0046<br /> 0,0565<br /> <br /> LOQ, ppm<br /> 0,0037<br /> 0,0153<br /> 0,1883<br /> <br /> 3.2. Khảo sát sơ bộ hàm lượng CuII, PbII, ZnII trong mẫu phân tích và đánh giá độ<br /> lặp lại, độ đúng của phương pháp<br /> * Khảo sát sơ bộ hàm lượng CuII, PbII, ZnII trong mẫu phân tích<br /> Kết quả khảo sát sơ bộ hàm lượng CuII, PbII, ZnII trong 16 mẫu Hàu ở trong các dung<br /> dịch A cho kết quả là: Cu trong khoảng 0,135 ÷ 0,467 (ppm); Pb 0,017÷ 0,048 (ppm);<br /> Zn 32,251 ÷ 65,492 (ppm). Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng các kim loại trong các<br /> mẫu Hàu đều lớn hơn LOQ nên không cần làm giàu mẫu. Hàm lượng các kim loại trong<br /> dung dịch A lớn nên phải pha loãng 10 lần để định lượng CuII; 2 lần để định lượng PbII<br /> và 50 lần để định lượng ZnII.<br /> <br /> XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Cu(II), Pb(II), Zn(II) TRONG HÀU Ở VÙNG QUÁN HÀU...<br /> <br /> 33<br /> <br /> * Đánh giá độ đúng và độ lặp lại của phương pháp AAS<br /> Để đánh giá độ lặp lại và độ đúng của phương pháp F-AAS và GF-AAS, chúng tôi đã<br /> tiến hành phân tích 4 mẫu Hàu, rồi tiến hành thêm chuẩn CuII, PbII, ZnII vào 4 mẫu đó,<br /> và tiến hành phân tích lại. Các kết quả cho thấy, phương pháp F-AAS và GF-AAS khi<br /> phân tích mẫu Hàu đạt độ lặp lại tương đối tốt RSD < 6,3% và độ thu hồi đạt được 97,6<br /> ÷ 100,4 % đối với Cu; 93,5 ÷ 102,2% đối với Pb và 98,7 ÷ 100,3% đối với Zn.<br /> 3.3. Xác định hàm lượng MeII trong mẫu thực<br /> Áp dụng các điều kiện thí nghiệm thích hợp, tiến hành phân tích CuII, PbII, ZnII trong<br /> các mẫu Hàu tươi và khô kết quả được đưa ra ở bảng 5.<br /> Bảng 5. Kết quả phân tích MeII trong Hàu ở vùng Quán Hàu tỉnh Quảng Bình<br /> Mẫu<br /> II<br /> <br /> H11<br /> H12<br /> H13<br /> H14<br /> H21<br /> H22<br /> H23<br /> H24<br /> H31<br /> H32<br /> H33<br /> H34<br /> H41<br /> H42<br /> H43<br /> <br /> Cu<br /> 1,47<br /> 2,38<br /> 2,11<br /> 1,56<br /> 1,93<br /> 1,63<br /> 1,84<br /> 2,33<br /> 3,31<br /> 1,61<br /> 3,80<br /> 2,28<br /> 1,73<br /> 3,42<br /> 1,56<br /> <br /> H44<br /> <br /> 3,39<br /> <br /> Hàm lượng MeII trong mẫu Hàu<br /> µg/g tươi<br /> µg/g khô<br /> II<br /> II<br /> II<br /> Pb<br /> Zn<br /> Cu<br /> PbII<br /> 0,31<br /> 480,0<br /> 10,35<br /> 2,18<br /> 0,31<br /> 520,2<br /> 13,68<br /> 1,78<br /> 0,26<br /> 442,1<br /> 12,95<br /> 1,69<br /> 0,30<br /> 313,2<br /> 10,2<br /> 1,96<br /> 0,25<br /> 382,0<br /> 11,77<br /> 1,52<br /> 0,20<br /> 414,6<br /> 10,32<br /> 1,27<br /> 0,46<br /> 333,4<br /> 11,43<br /> 2,86<br /> 0,20<br /> 510,0<br /> 16,29<br /> 1,40<br /> 0,33<br /> 491,6<br /> 19,59<br /> 1,95<br /> 0,44<br /> 415,6<br /> 8,99<br /> 2,46<br /> 0,26<br /> 651,5<br /> 19,69<br /> 1,35<br /> 0,31<br /> 388,4<br /> 11,46<br /> 1,56<br /> 0,32<br /> 427,0<br /> 8,74<br /> 1,62<br /> 0,38<br /> 475,2<br /> 16,77<br /> 1,86<br /> 0,29<br /> 385,0<br /> 8,13<br /> 1,51<br /> 0,45<br /> <br /> 681,0<br /> <br /> 17,39<br /> <br /> 2,31<br /> <br /> Độ ẩm, %<br /> II<br /> <br /> Zn<br /> 3380,3<br /> 2988,5<br /> 2712,3<br /> 2496,7<br /> 2329,3<br /> 2624,1<br /> 2070,8<br /> 3566,4<br /> 2908,9<br /> 2321,8<br /> 3375,7<br /> 1951,8<br /> 2156,6<br /> 2329,4<br /> 2005,2<br /> <br /> 85,8<br /> 82,6<br /> 83,7<br /> 84,7<br /> 83,6<br /> 84,2<br /> 83,9<br /> 85,7<br /> 83,1<br /> 82,1<br /> 80,7<br /> 80,1<br /> 80,2<br /> 79,6<br /> 80,8<br /> <br /> 3492,3<br /> <br /> 80,5<br /> <br /> Từ kết quả thu được ở bảng 5 cho thấy: hàm lượng kim loại độc PbII trong Hàu ở vùng<br /> Quán Hàu tỉnh Quảng Bình so với một số loài nhuyễn thể thân mềm ở một số vùng trên<br /> thế giới hầu như không khác nhau nhiều còn hàm lượng kẽm cao hơn rất nhiều lần.<br /> Hàm lượng của PbII trong 16 mẫu Hàu đem phân tích thấp hơn nhiều so với các tiêu<br /> chuẩn cho phép về an toàn thực phẩm của Châu Âu (2001) đối với Pb là 1,5 µg/g tươi;<br /> tiêu chuẩn Australia - New Zealand (2003) đối với Pb là 2,0 µg/g tươi [10]; tiêu chuẩn<br /> Việt Nam (28 TCN 193 :2004) đối với Pb là 1,5 µg/g tươi [4].<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1