intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định hoạt tính quang hoá của lục lạp tách rời

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

424
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành 5 Xác định hoạt tính quang hoá của lục lạp tách rời Lục lạp tách rời khỏi lá bằng các dung dịch dinh dưỡng thích hợp, khi được chiếu sáng có thể thực hiện được một phần các phản ứng quang hợp, cụ thể là có thể thực hiện được các phản ứng quang phân li nước giải phong oxi và có thể khử các chất, nếu có các chất nhận điện tử nhân tạo, nhờ H + và e của nước. Người ta gọi phản ứng của lục lạp tách rời này là phản ứng Hill....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định hoạt tính quang hoá của lục lạp tách rời

  1. Bài thực hành 5 Xác định hoạt tính quang hoá của lục lạp tách rời 1. Nguyên tắc của phương pháp Lục lạp tách rời khỏi lá bằng các dung dịch dinh dưỡng thích hợp, khi được chiếu sáng có thể thực hiện được một phần các phản ứng quang hợp, cụ thể là có thể thực hiện được các phản ứng quang phân li nước giải phong oxi và có thể khử các
  2. chất, nếu có các chất nhận điện tử nhân tạo, nhờ H + và e của nước. Người ta gọi phản ứng của lục lạp tách rời này là phản ứng Hill. Phản ứng diễn ra như sau: A + H2O =(ánh sáng, lục lạp)=> AH2 + 1/2 O2 (A - chất nhận điện tử, Ví dụ: DCPIP - dichlorophenol Indophenolat natri). DCPIP ở trạng thái oxi hoá có màu xanh da trời, ở trạng thái khử mất màu. Lượng oxi thải ra và tốc độ thay đổi màu là chỉ số đánh giá hoạt tính quang hoá của lục lạp tách rời. 2. Đối tượng, hoá chất và dụng cụ thí nghiệm - lá tươi - ống đong
  3. - cân kĩ thuật - cối chày sứ - cốc - vải lọc - ống li tâm - máy so màu - đệm photphat 0,06 M pH = 7,1 - DCPIP 1.10 -4 M - NaCl 3. Các bước tiến hành Thí nghiệm 1 : Cân khoảng 2 gam lá, dùng kéo cắt nhỏ, nghiền trong cối sứ với 10 ml môi trường tách (0, 87g NaCl hoà tan trong 50 ml đệm photphat 0,06 M pH 7,1). Thêm vào dịch nghiền một ít môi trường, rồi lọc dịch nghiền vào cốc qua 2 lớp vải lọc. Sau đó cho dịch
  4. lọc vào ống li tâm và li tâm với tốc độ 500 - 1000 vòng/phút trong 3 phút. Sau khi bỏ cặn, li tâm lớp dịch phía trên 10 phút với tốc độ 2000 vòng / phút. Bỏ lớp dịch lỏng ở phía trên, ta thu được cặn màu xanh lục. Đó chính là lục lạp. Khuấy đều lục lạp trong ống li tâm bằng một ít môi trường, sau đó cho dịch lục lạp vào ống đong, cho thêm môi trường cho đến 20 ml. Đo mật độ quang học của khối dịch chứa lục lạp trên máy so màu quang điện với kính lọc đỏ và pha loãng dịch tới giá trị của OD là 0, 260. Giá trị này tương ứng với nồng độ của clorophin trong khối dịch là 10 micro gam/ ml. Để dịch chứa lục lạp trong tối.
  5. Thí nghiệm 2 : Xác định hoạt tính của phản ứng Hill với 2,6 - DCPIP Để xác định hoạt tính của phản ứng Hill, lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 5 ml dịch lục lạp và 2 ml DCPIP nồng độ 1.10- 4 M (phân tử lượng của DCPIP là 290) Một ống nghiệm đặt trong tối làm ống kiểm tra, ống thứ 2 đặt trong phòng và chiếu sáng bằng bóng đèn điện 200 W trong 5 phút (để ống nghiệm cách đèn 20 cm). Sau 5 phút chiếu sáng, nhanh chóng xác định mật độ quang học của dịch lục lạp trong cả hai ống nghiệm trên máy so màu quang điện. Mẫu đối chứng là nước cất. Dùng cuvet có độ dày 5 mm và đo với kính lọc màu đỏ. Tính sự biến đổi mật độ quang học của ống thí nghiệm trong thời gian thí
  6. nghiệm có tính đến sự khử của chất màu trong tối. Hoạt tính của phản ứng được biểu thị bằng sự biến đổi mật độ quang học trong 1 giờ trên 1 mg clorophin. Ghi số liệu thí nghiệm và tính toán kết quả. 4. Kết luận : 4.1. Quan sát và giải thích sự thay đổi màu của dung dịch thí nghiệm 4.2. Tính hoạt tính của phản ứng Hill.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2