intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định tiêu chuẩn cá nhân

Chia sẻ: Kim Tuyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

356
lượt xem
122
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Tiêu chẩn về năng lực Bạn xác định mọi điều mà người nắm giữ công việc cần có để thực hiện công việc một cách thỏa đáng Các tiêu chuẩn cá nhân phải nói cho bạn về các yêu cầu: - Giáo dục: Là nền tảng học vấn của một người, có thể hiểu nôm na là trình độ từ lớp 1 đến lớp 12

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định tiêu chuẩn cá nhân

  1. Xác định tiêu chuẩn cá nhân 1. Tiêu chẩn về năng lực Bạn xác định mọi điều mà người nắm giữ công việc cần có để thực hiện công việc một cách thỏa đáng Các tiêu chuẩn cá nhân phải nói cho bạn về các yêu cầu: - Giáo dục: Là nền tảng học vấn của một người, có thể hiểu nôm na là trình độ từ lớp 1 đến lớp 12 - Đào tạo: Bắt đầu từ đại học, một người được đào tạo để nắm giữ một vị trí/vai trò nhất định trong xã hội. Đào tạo thường đi kèm với bằng cấp đạt được. - Kiến thức: Là những điều hiểu biết có được do từng trải hoặc do học tập - Kỹ năng: Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. - Khả năng: Cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định. Cái vốn về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì. Bạn phải cẩn thận trong phỏng vấn để tránh hỏi những câu hỏi, thay vì ứng viên bộc lộ kỹ năng hay khả năng thì lại bộc lộ kiến thức. Khnông chắc chắn ứng viên có kiến thức có thể hòan thành công việc đòi hỏi kỹ năng. Từ lý thuyết đến thực hành là một khoảng cách khá xa. - Kinh nghiệm: Điều hiểu biết có được do tiếp xúc thực tế, do từng trải. - Thái độ: tổng thể nói chung những biểu hiện ra ngoài. Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình. - Năng lực: kiến thức, kỹ năng, thái độ tồn tại trong một con người, nó dẫn tới một hành vi đáp ứng được những yêu cầu của công việc trong điều kiện và môi trường cụ thể. - Năng lực chủ yếu: mang tính quyết định đến sự thành công. Nếu năng lực chủ yếu không có hoặc thấp hơn so với yêu cầu thì không thể hoàn thành tốt công việc 2. Tiêu chuẩn con người:
  2. Tính cách: bao gồm phần nội dung và hình thức. Nội dung của tính cách hệ thống thái độ của con người đối với: - Đối với thiên nhiên: ý thức bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (vd: phản đối khi thấy thiên nhiên bị tàn phá, yêu mến thiên nhiên...) - Đối với xã hội: ý thức trách nhiệm đối với sự ổn định, sự phát triển của tập thể, của xã hội, thái độ đối với mọi người chung quanh (vd: thái độ tôn trọng, lòng yêu mến, hận thù, ghét bỏ...) - Đối với lao động: ý thức tổ chức kỷ luật, tình yêu lao động, cần cù, chịu khó, tân tâm với công việc... - Đối với bản thân: lòng tự trọng, tính khiêm nhường, tính tự hào, sự can đảm, quả quyết... Hình thức của tính cách là sự biểu hiện ra ngoài tính cách, là hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng... Trên thực tế, có khi "nội dung tính cách" và "hình thức tính cách" của một người không khớp với nhau (vd: "Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không dao". Dựa vào mối quan hệ giữa nội dung (ND) và hình thức (HT) của tính cách, người ta (Trần Trọng Thủy - 1988) có thể chia ra 4 kiểu người như sau: - Kiểu 1: ND & HT tốt. Đây là người toàn diện, vừa có bản chất tốtvừa có thái độ, hành vi, cử chỉ, cách ăn nói tốt. - Kiểu 2: ND tốt, HT chưa tốt: người bản chất tốt nhưng chưa biết thể hiện ra bên ngoài. Là người vụng về trong giao tiếp, trong quan hệ nên dễ bị hiểu lầm là người xấu. Những người này nếu được hướng dẫn, bày vẽ thì có thể trở thành người loại 1. - Kiểu 3: ND xấu, HT tốt: thường là người cơ hội, thủ đoạn, thiếu trung thực. Đây là người lọc lõi, hiểu đời nhưng bản chất không tốt, họ biết che đậy "nội dung xấu" của mình qua thể hiện bằng những "hình thức tốt". - Kiểu 4: ND & HT xấu: loại người xấu cả về bản chất, thái độ, hành vi...
  3. Việc tìm hiểu tính cách con người rất phức tạp. Nếu không chú ý, không tinh vi, chỉ quan sát hời hợt bên ngoài thì có thể nhầm lẫn. Để đánh giá chính xác phải có thời gian và dùng những tình huống khác nhau để thử. Khí chất : biểu hiện cường độ, nhịp độ, tốc độ của hoạt động tâm lý qua hành vi, lời nói... Người ta chia ra 4 loại khí chất. - Khí chất linh hoạt: Nhận thức nhanh, hời hợt, chủ quan. Hoạt bát, dễ tiếp xúc, thích nghi. Nhiệt tình, nhiều sáng kiến. Cảm xúc dể bộc lộ. Dể thay đổi... - Khí chất điềm tĩnh: Tỏ ra ung dung, bình thản. Kiềm chế cảm xúc. Quan hệ đúng mực, dễ bị hiểu lầm là thờ ơ. Chậm, sâu sắc, chín chắn. Hoạt động có tính kế họach, đều đặn, nguyên tắc. - Khí chất nóng: Sức sống dồi dào, sôi nổi, vội vàng. Sôi động, có khi hấp tấp. Quan hệ thường nóng nảy, có khi cộc cằn nhưng không để bụng. Nhanh tâm đắc, dễ yêu nhưng dễ xẹp. Có thể không làm chủ bản thân khi gặp hòan cảnh bất thường... - Khí chất ưu tư: Có vẻ ủy mị, yếu đuối, chậm chạp. Dễ lo lắng, xúc động, ngại va chạm, giao tiếp. Sống trầm lặng, kín đáo, nhận thức hơi chậm nhưng sâu sắc, tinh tế. Tình cảm sâu sắc, tế nhị. Kiên trì, chịu khó trong những công việc đơn điệu...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2