Vũ Thị Như Trang và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
58(10): 86 - 89<br />
<br />
XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ VÙNG ĐIỀU KHIỂN D-LOOP DNA TY THỂ CỦA GÀ RI, GÀ TRE, GÀ<br />
ÁC ĐƯỢC NUÔI Ở BẮC GIANG<br />
Vũ Thị Như Trang*, Nguyễn Trọng Lạng<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br />
TÓM TẮT<br />
DNA ty thể (mtDNA) bao gồm những gen mã hoá protein, gen tRNA, gen rRNA và vùng<br />
điều khiển – vùng không mã hoá duy nhất với các promoter điều khiển sự tái bản và<br />
phiên mã mtDNA. Vùng điều khiển mtDNA là vùng tiến hoá nhanh nhất của mtDNA, dựa<br />
trên cơ sở đó có thể đánh giá mối quan hệ gần gũi về mặt di truyền trong nghiên cứu<br />
giữa các quần thể của loài. Chúng tôi xác định được trình tự vùng điều khiển D-loop của<br />
3 giống gà Ri, Ác, Tre gồm 1223 nucleotid và so sánh chúng với trình tự của gà<br />
Whitelergo gốc Anh thấy rằng giữa chúng có 15 điểm đa hình (đột biến).<br />
Từ khóa: DNA ty thể, vùng điều khiển D-loop, promoter, vùng tiến hóa<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Như Trang và cs<br />
<br />
*<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
DNA ty thể (mtDNA) có dạng chuỗi kép, trần,<br />
mạch vòng và là vật chất di truyền nằm ngoài<br />
nhân di truyền theo dòng mẹ. DNA ty thể bao<br />
gồm những gen mã hoá protein, gen tRNA,<br />
gen rRNA và vùng điều khiển – vùng không<br />
mã hoá duy nhất với các promoter để tái bản<br />
và phiên mã mtDNA. DNA ty thể có những<br />
đặc tính đáng quan tâm như sau: (1) Tỷ lệ<br />
tiến hoá phân tử của chúng nhanh hơn<br />
khoảng 5 lần so với bất kỳ một gen trong<br />
nhân nào. (2) mtDNA là một phân tử đơn bội<br />
mà không tái tổ hợp. Vùng điều khiển mtDNA<br />
là vùng tiến hoá nhanh nhất của mtDNA:<br />
chúng tích luỹ các đột biến với tỷ lệ cao hơn<br />
gấp 5–10 lần so với các gen khác của<br />
mtDNA, dựa trên cơ sở đó có thể đánh giá<br />
mối quan hệ gần gũi về mặt di truyền trong<br />
nghiên cứu giữa các quần thể của loài. Trong<br />
bài báo này, chúng tôi công bố kết quả xác định<br />
trình tự vùng điều khiển D-loop DNA ty thể của<br />
gà Ri, gà Tre, gà Ác được nuôi ở Bắc Giang.<br />
<br />
58(10): 86 - 89<br />
<br />
của gà mà đầu 3’ của tiếp hợp vào (Desjadins<br />
và Morais, 1990) [3].<br />
- Tinh sạch sản phẩm PCR (thôi gel) theo<br />
protocol của hãng Promega để thu sản phẩm<br />
PCR tinh sạch. Kiểm tra sản phẩm thôi gel<br />
trên gel agarose 0,8%.<br />
- Trình tự vùng D-loop được xác định dựa<br />
trên nguyên tắc chung của phương pháp<br />
Sanger [1], [2]. Vì đoạn gen cần xác định có<br />
chiều dài khoảng 1.3 kb nên chúng tôi đã xác<br />
định trình tự nucleotid từ hai chiều của tất cả<br />
các đoạn DNA có trong sản phẩm PCR nhờ<br />
cặp mồi H1255- L16725 và nhờ máy xác định<br />
®<br />
trình tự ABI PRISM 3100 Genetic Analyzer.<br />
Sau đó chúng tôi sử dụng các phần mềm<br />
Seqscape & Bio Edit để kết hợp số liệu của<br />
hai chiều đọc và thu được trình tự hoàn chỉnh<br />
của vùng D-loop của 3 giống gà Ri, Ác, Tre.<br />
Các thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí<br />
nghiệm công nghệ DNA ứng dụng - Viện<br />
Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học và<br />
Công nghệ Việt Nam.<br />
<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
2.1. Vật liệu<br />
<br />
3.1. Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số<br />
từ máu gà<br />
<br />
Các mẫu máu được lấy từ các giống gà Ri,<br />
gà Ác, gà Tre nuôi tại Bắc Giang.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số theo<br />
Sambrook và Russell [6].<br />
- Điện di DNA theo phương pháp của Hồ<br />
Huỳnh Thùy Dương [1].<br />
<br />
Chúng tôi đã lựa chọn phương pháp tách<br />
chiết DNA tổng số của Sambrook và Russell<br />
[6]. Kiểm tra sản phẩm tinh sạch trên gel<br />
agarose 0,8%. Kết quả được thể hiện trên<br />
hình 1.<br />
<br />
- Nhân vùng điều khiển D-loop bằng kỹ thuật<br />
PCR theo McPherson M.J. và Quirke P.,<br />
Taylor G.R. [4] bằng cặp mồi chuyên biệt là<br />
H1255- L16725 và đầy đủ các thành phần<br />
của phản ứng PCR.<br />
Trình tự của cặp mồi như sau:<br />
+ Mồi xuôi H1255:<br />
5’- CATCTTGGCATCTTCACTGCC -3’<br />
+ Mồi ngược L16725: 5’AGGACTACGGCTTGAAAGC - 3’<br />
Trong đó H, L là chữ viết tắt cho chuỗi nặng<br />
(Heavy) và chuỗi nhẹ (Light), chữ số là vị trí<br />
nucleotid trên mtDNA trong trình tự đầy đủ<br />
<br />
*<br />
<br />
Vũ Thi Như Trang, Tel: 01685 475 445,<br />
College of Education, Thai Nguyen University<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Hình 1. Kết quả điện di DNA tổng số<br />
1. Gà Ri; 2. Gà Ác; 3. Gà Tre<br />
Kết quả cho thấy, cả 3 băng DNA tổng số của<br />
gà Ri, Ác, Tre đều sáng tập trung và tương<br />
đối rõ nét. Ba băng DNA thu được có kích<br />
thước khoảng 21kb. Như vậy, có thể đánh giá<br />
DNA tổng số thu được đã đạt yêu cầu về<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Như Trang và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
58(10): 86 - 89<br />
<br />
nồng độ và độ tinh sạch để dùng cho các thí<br />
nghiệm tiếp theo.<br />
3.2. Nhân vùng điều khiển D-loop của DNA<br />
ty thể<br />
Bằng kỹ thuật PCR, chúng tôi đã khuếch đại<br />
được vùng điều khiển D-loop. Sản phẩm PCR<br />
được kiểm tra trên gel agarose 0,8% với thể<br />
tích là 8 ml. Kết quả PCR được thể hiện trên<br />
hình 2.<br />
<br />
Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR<br />
M: Marker DNA lamda;<br />
1. Gà Ri; 2. Gà Ác; 3. Gà Tre<br />
Kết quả cho thấy, cả 3 mẫu đều xuất hiện<br />
băng DNA có kích thước khoảng 1,3 kb, phù<br />
hợp với tính toán lý thuyết. Các băng sáng<br />
đậm, rõ nét, tập trung, chứng tỏ sản phẩm<br />
PCR đặc hiệu, chúng tôi đã nhân được vùng<br />
D-loop. Sản phẩm PCR sẽ được sử dụng ở<br />
các thí nghiệm tiếp theo.<br />
3.3. Xác định trình tự vùng điều khiển Dloop của DNA ty thể<br />
Sau khi tinh sạch sản phẩm PCR, chúng tôi<br />
tiến hành xác định trình tự đoạn D-loop trên<br />
máy đọc trình tự tự động trên cơ sở của<br />
phương pháp Sanger. So sánh trình tự của<br />
Ri, Ác, Tre với nhau và với trình tự D-loop<br />
của gà Whitelergo gốc Anh mã số AB114078<br />
[5]. Kết quả được thể hiện trên hình 3.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Như Trang và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
58(10): 86 - 89<br />
<br />
Hình 3. So sánh trình tự đoạn D-loop của 3<br />
mẫu gà Ri, Ác, Tre với gà Whitelergo gốc Anh<br />
mã số AB114078<br />
So sánh trình tự của 3 mẫu gà nghiên cứu là<br />
gà Ri, gà Ác, gà Tre nuôi tại Bắc Giang với<br />
trình tự tham khảo mã số AB114078 chúng<br />
tôi nhận thấy có 15 điểm đa hình/đột biến (tức<br />
là khác biệt nucleotid). Giữa 3 mẫu gà Ri, Ác,<br />
Tre còn khác biệt nhau ở 11 điểm đa hình<br />
(chiếm 0,9%). Mẫu gà Ác có 11 điểm (chiếm<br />
0,9%), mẫu gà Ri có 4 điểm (chiếm 0,33%) và<br />
mẫu gà Tre có 13 điểm khác biệt so với trình<br />
tự tham khảo (chiếm 0,98%). Trong 15 điểm<br />
khác biệt này, phần lớn là đột biến thay thế.<br />
Riêng ở mẫu gà Ác, tại vị trí nucleotid số 1 bị<br />
mất nucleotid A so với trình tự tham khảo,<br />
đồng thời ở mẫu gà Tre tại vị trí nucleotid số<br />
859 có thêm nucleotid là C trong khi trình tự<br />
tham khảo, mẫu gà Ri và mẫu gà Ác không<br />
có nucleotid này. Còn lại là các đột biến thay<br />
thế làm cho trình tự nucleoitd của các mẫu gà<br />
nghiên cứu khác với trình tự tham khảo như<br />
sau: thay thế A bằng C (A®C) tại vị trí<br />
nucleotid số 1 của mẫu gà Ri và gà Tre; thay<br />
thế C thành T (C®T) tại vị trí 167, 246, 315<br />
của mẫu gà Ác và gà Tre, tại vị trí 355 của cả<br />
3 mẫu gà Ri, Ác và Tre, tại vị trí 219 của mẫu<br />
gà Tre; thay thế G thành A (G®A) tại vị trí<br />
212, 1216 của 2 mẫu gà Ác và gà Tre, tại vị<br />
trí 792 của mẫu gà Ác và 1193 của mẫu gà<br />
Tre; thay thế T thành C (T®C) tại vị trí 225<br />
của mẫu gà Ác và Tre; thay thế A thành T<br />
(A®T) tại vị trí 504, 992 của cả 3 mẫu gà Ri,<br />
Ác và Tre; thay thế A thành G (A®G) tại vị trí<br />
1032 của mẫu gà Ác. Sự khác nhau về trình<br />
tự nucleotid của 3 mẫu gà Ri, Ác, Tre so với<br />
gà Whitelergo gốc Anh mã số AB114078<br />
được thống kê trên bảng 1.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Như Trang và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
58(10): 86 - 89<br />
<br />
Bảng 1. Thống kê các điểm đa hình ở 3 mẫu gà nghiên cứu so với gà Whitelergo gốc Anh mã số<br />
AB114078<br />
STT<br />
<br />
Mẫu gà<br />
<br />
Thay đổi nucleotid<br />
<br />
Vị trí trên ty thể<br />
<br />
Kiểu biến dị<br />
<br />
1<br />
<br />
Ác<br />
<br />
del A<br />
<br />
1<br />
<br />
Mất 1 nucleotid<br />
<br />
2<br />
<br />
Tre, Ri<br />
<br />
A®C<br />
<br />
1<br />
<br />
Dị hoán<br />
<br />
3<br />
<br />
Ác, Tre<br />
<br />
C®T<br />
<br />
167<br />
<br />
Đồng hoán<br />
<br />
4<br />
<br />
Ác, Tre<br />
<br />
G®A<br />
<br />
212<br />
<br />
Đồng hoán<br />
<br />
5<br />
<br />
Tre<br />
<br />
C®T<br />
<br />
219<br />
<br />
Đồng hoán<br />
<br />
6<br />
<br />
Ác, Tre<br />
<br />
T®C<br />
<br />
225<br />
<br />
Đồng hoán<br />
<br />
7<br />
<br />
Ác, Tre<br />
<br />
C®T<br />
<br />
246<br />
<br />
Đồng hoán<br />
<br />
8<br />
<br />
Ác, Tre<br />
<br />
C®T<br />
<br />
315<br />
<br />
Đồng hoán<br />
<br />
9<br />
<br />
Ác, Tre, Ri<br />
<br />
C®T<br />
<br />
355<br />
<br />
Đồng hoán<br />
<br />
10<br />
<br />
Ác, Tre, Ri<br />
<br />
A®T<br />
<br />
504<br />
<br />
Dị hoán<br />
<br />
11<br />
<br />
Tre<br />
<br />
Thêm C<br />
<br />
859<br />
<br />
Thêm 1 nucleotid<br />
<br />
11<br />
<br />
Ác<br />
<br />
G®A<br />
<br />
792<br />
<br />
Đồng hoán<br />
<br />
12<br />
<br />
Ác, Tre, Ri<br />
<br />
T®C<br />
<br />
992<br />
<br />
Đồng hoán<br />
<br />
13<br />
<br />
Ác<br />
<br />
T®C<br />
<br />
1032<br />
<br />
Đồng hoán<br />
<br />
14<br />
<br />
Tre<br />
<br />
G®A<br />
<br />
1193<br />
<br />
Đồng hoán<br />
<br />
15<br />
<br />
Ác, Tre<br />
<br />
G®A<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Tách chiết và tinh sạch được DNA tổng số<br />
từ máu gà thuộc 3 giống gà Ri, Ác, Tre. Nhân<br />
bản thành công vùng D-loop của 3 giống gà<br />
này với kích thước khoảng 1,3 kb bằng kỹ<br />
thuật PCR nhờ cặp mồi H1255-L16725.<br />
2. Xác định được trình tự vùng điều khiển Dloop gồm 1223 nucleotid của 3 mẫu gà<br />
nghiên cứu Ri, Ác, Tre và phát hiện được 15<br />
điểm đa hình về nucleotid giữa trình tự tham<br />
khảo mang mã số AB114078 với 3 giống gà<br />
nghiên cứu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Hồ Huỳnh Thuỳ Dương (1997), Sinh học<br />
phân tử, Nxb Giáo dục.<br />
<br />
1216<br />
Đồng hoán<br />
[4]. McPherson M.J., Quirke P., Taylor G.R.<br />
(1991), PCR – A Pratical Approach, IRL<br />
Press at Oxford University Press.<br />
[5]. Komiyama T., Ikeo K. and Gojobori T.,<br />
(2004), “The evolutionary origin of longcrowing chicken: its evolutionary relationship<br />
with fighting cocks disclosed by the mtDNA<br />
sequence analysis”, Gene 333, pp. 91-99,<br />
GenBank, Accession AB114078.<br />
[6]. Sambrook J., Russell D. W (2001),<br />
Molecular Cloning: A labroratory manual,<br />
Cold Spring Harbor labroratory press, New<br />
York.<br />
<br />
[2]. Chu Hoàng Mậu (2005), Cơ sở và phương<br />
pháp sinh học phân tử, Nxb ĐHSP.<br />
[3]. Desjardins P., Morais R., (1990),<br />
“Sequence and gene ogranization of the<br />
chicken mitochondrial genome”, J. Mol. Biol.<br />
212, pp. 599-634.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />