Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
XÁC ĐỊNH TÝP HPV TRONG CÁC TỔN THƯƠNG UNG THƯ<br />
VÙNG MŨI HỌNG<br />
Nguyễn Thị Ngọc Dung *, Lê Thanh Lâm **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Gần đây có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới nhận thấy có sự liên quan giữa ung thư<br />
vùng mũi họng với việc nhiễm các dạng virus HPV có khả năng sinh ung cao tại vùng này.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự liên quan và xác định týp HPV trong các tổn thương ung thư biểu mô tế<br />
bào gai (UTBMTBG) vùng mũi họng tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tiến hành trên 47 trường hợp có tổn<br />
thương UTBMTBG vùng mũi họng được điều trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2011<br />
đến tháng 10/2011.<br />
Kết quả: 70% bệnh nhân ở độ tuổi 50-64. Tỉ lệ nam : nữ = 8,4 : 1. Phát hiện được HPV trong mô u (8,5%).<br />
4 týp HPV trong mô u là 16, 18, 35, và 1 týp không xác định. Đặc điểm mô học của các tổn thương có HPV (+) là<br />
biệt hóa kém (75%), không sừng hóa (100%). Không trường hợp HPV (+) nào có tiền căn bị u nhú tại chỗ. 50%<br />
tổn thương HPV (+) là ở họng miệng. 100% tổn thương HPV (+) ở giai đoạn T1 hoặc T2.<br />
Kết luận: Phát hiện được HPV trong mô u với các týp được biết có khả năng sinh ung cao là 16, 18, 35. Sự<br />
nhiễm HPV có thể liên quan với UTBMTBG vùng mũi họng.<br />
Từ khóa: Týp HPV, HPV (+), độc lực cao, ung thư vùng mũi họng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
IDENTIFYING TYPE OF HPV IN NASAL CAVITY AND PHARYNGEAL CANCER<br />
Nguyen Thi Ngoc Dung, Le Thanh Lam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 6 - 10<br />
Background: Recently, many studies on the world recognised a relationship between virulent types of HPV<br />
infection and nasal cavity and pharyngeal cancer.<br />
Objectives: To evaluate the relationship and to identify type of HPV in squamous cell carcinoma lesions of<br />
nasal cavity and pharynx in otorhinolaryngology department of Cho Ray hospital.<br />
Method: A case series study perform on 47 cases of squamous cell carcinoma lesions of nasal cavity and<br />
pharynx in otorhinolaryngology department of Cho Ray hospital from 1/2011 to 10/2011.<br />
Results: 70% patients in the age 50-64. Male : female = 8.4 : 1. 8.5 % cases are HPV (+). Identified types of<br />
HPV are 16, 18, 35, and one unknown. Histologic findings of HPV (+) cases are low differentiated (75%), non<br />
keratonized (100%). No HPV (+) cases have past history of local papillomatosis. 50% HPV (+) in oropharynx.<br />
100% HPV (+) cases in T1 or T2 stage.<br />
Conclusion: We found HPV in lesion tissue with known virulent types: 16, 18, 35. There may be a<br />
relationship between HPV infection and squamous cell carcinoma of nasal cavity and pharynx.<br />
Key words: Type of HPV, HPV (+), virulent, nasal cavity and pharyngeal cancer.<br />
* BM Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TPHCM, BM Tai Mũi Họng ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
** BV Tai Mũi Họng TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Lê Thanh Lâm<br />
ĐT: 01697514603<br />
Email: thanhlamxu@yahoo.com<br />
<br />
6<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
10/2011.<br />
<br />
Các ung thư vùng đầu mặt cổ thường xuất<br />
phát từ niêm mạc lót vùng ổ miệng, hầu, mũi<br />
xoang và thanh quản. Thường gặp nhất là ung<br />
thư biểu mô tế bào gai (95%) với mức độ biệt hóa<br />
rất dao động, từ thấp đến cao(1,7). Trước đây,<br />
nguyên nhân hàng đầu gây nên các ung thư này<br />
được cho là thuốc lá và rượu bia, nhưng trong<br />
khoảng 20 năm gần đây có nhiều công trình<br />
nghiên cứu trên thế giới nhận thấy có sự gia tăng<br />
về xuất độ của các ung thư biểu mô tế bào gai<br />
vùng họng miệng (đặc biệt là amiđan và đáy<br />
lưỡi)(2,3,6,7,10). Điều đặc biệt là đa số các bệnh nhân<br />
này không có tiền sử dùng thuốc lá và bia rượu<br />
hoặc chỉ dùng rất ít không đáng kể. Thay vào đó,<br />
người ta phát hiện ra rằng phần lớn những bệnh<br />
nhân này lại bị nhiễm các dạng virus HPV có<br />
khả năng sinh ung cao. Thêm vào đó, những<br />
bệnh nhân có HPV (+) thì lại có tiên lượng tốt<br />
hơn những bệnh nhân còn lại vì đáp ứng tốt hơn<br />
đối với xạ và hóa trị(4,78).<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
<br />
Trên thế giới đã có nhiều cuộc nghiên cứu<br />
góp phần thay đổi quan niệm về bệnh nguyên,<br />
bệnh sinh, phương pháp điều trị, tiên lượng của<br />
các ung thư có kết hợp với HPV. Thế nhưng ở<br />
nước ta vấn đề này vẫn còn rất mới mẻ và chưa<br />
được quan tâm nhiều. Do đó, chúng tôi thực<br />
hiện nghiên cứu này với mong muốn có 1 nhận<br />
định rõ hơn về các loại ung thư vùng mũi họng<br />
thường gặp và khảo sát sự kết hợp với HPV khi<br />
nó xảy ra ở người Việt Nam, nhằm góp phần vào<br />
việc phòng ngừa, chẩn đoán sớm, điều trị thích<br />
hợp và giảm tỉ lệ tử vong của bệnh.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tất cả các trường hợp có UTBMTBG vùng<br />
mũi họng có kết quả giải phẫu bệnh (GPB).<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Không khảo sát các trường hợp không có kết<br />
quả GPB, hoặc không tiếp cận được lam GPB.<br />
Không khảo sát các trường hợp có chẩn đoán<br />
GPB khác.<br />
Không khảo sát các ung thư vòm, thanh<br />
quản.<br />
Không khảo sát các ung thư của tuyến nước<br />
bọt.<br />
Không khảo sát các trường hợp đã hóa, xạ trị<br />
trước đó.<br />
<br />
Cách thu thập và đánh giá số liệu<br />
Dùng biểu mẫu thu thập số liệu.<br />
Khám + cận lâm sàng (nội soi mũi họng,<br />
CTscan) để đánh giá tổn thương và phân độ<br />
TNM.<br />
GPB: Sau khi bệnh nhân đã được sinh thiết<br />
hoặc phẫu thuật và có kết quả GPB là<br />
UTBMTBG, mẫu mô đã đóng sáp của bệnh nhân<br />
sẽ được cắt tiếp 6 lát (slide) (kích thước # 5 µm).<br />
Slide thứ nhất sẽ được nhuộm màu và dàn lên<br />
lam để đọc xác định lại 1 lần nữa về mặt GPB. 5<br />
slide tiếp theo sẽ được gửi đến phòng xét<br />
nghiệm Nam Khoa Biotek để thực hiện PCR xác<br />
định týp HPV.<br />
PCR: Xác định có HPV trong tổn thương hay<br />
không và định týp HPV.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
Khảo sát sự liên quan và xác định týp HPV<br />
trong các tổn thương UTBMTBG vùng mũi họng<br />
tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
Đa số bệnh nhân có tổn thương ung thư<br />
vùng mũi họng là ở độ tuổi 50-64. Trung bình là<br />
55,7. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có<br />
14,9% (7 trường hợp) dưới 50 tuổi, trong đó bệnh<br />
nhân trẻ nhất là 27 tuổi, điều này khác với các y<br />
văn trước đây (đối tượng của bệnh là trong độ<br />
tuổi trung niên trở lên) nhưng lại phù hợp với<br />
các nghiên cứu gần đây trên thế giới.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tiến hành trên<br />
47 trường hợp có tổn thương UTBMTBG vùng<br />
mũi họng được điều trị tại khoa Tai Mũi Họng<br />
bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2011 đến tháng<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
7<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỉ lệ nam: nữ = 8,4 : 1 nói lên tính ưu thế về<br />
giới của bệnh.<br />
Chúng tôi dùng PCR để phát hiện DNA<br />
HPV trong mô u, đây là 1 phương pháp có độ<br />
nhạy và độ đặc hiệu cao hơn hẳn so với các<br />
phương pháp khác. Hơn nữa, chúng tôi còn<br />
kiểm soát kết quả bằng â-globin (được xem là<br />
marker về chất lượng của mẫu DNA, cũng<br />
như tính tin cậy của kết quả PCR), nghĩa là<br />
mẫu nào có kết quả PCR (+) với β-globin thì<br />
mới tiếp tục được xem xét. Trong nghiên cứu<br />
này, chúng tôi đã phải loại 1 mẫu vì kết quả βglobin (-). Như vậy, chúng tôi đã tuân thủ khá<br />
nghiêm ngặt quy trình thực hiện và đánh giá<br />
PCR so với nhiều nghiên cứu khác, vì theo<br />
Kreimer_2005(13): đa số các nghiên cứu có đánh<br />
giá β-globin (hoặc marker khác có chức năng<br />
tương tự), nhưng lại không báo cáo về kết quả<br />
đó. Do đó, chúng tôi đã loại trừ được sai lầm<br />
trong khâu xử lý bệnh phẩm.<br />
Khi nói đến ung thư có liên quan với HPV,<br />
người ta thường nhắc đến 3 yếu tố: hành vi tình<br />
dục nguy cơ cao (quan hệ tình dục đường<br />
miệng), phơi nhiễm với HPV (phát hiện bằng xét<br />
nghiệm máu), và nhiễm HPV tại chỗ (xác định<br />
bằng việc tìm ADN HPV tại chỗ). Nghiên cứu<br />
của chúng tôi chỉ tập trung vào 1 yếu tố là sự<br />
nhiễm HPV, và kiểm tra trong lam giải phẫu<br />
bệnh của mô u. Như vậy sẽ đảm bảo rằng mô<br />
được xét nghiệm thực sự là mô ung thư.<br />
Bảng 1: Tỷ lệ HPV.<br />
HPV<br />
+<br />
Tổng số<br />
<br />
n<br />
43<br />
4<br />
47<br />
<br />
%<br />
91,5<br />
8,5<br />
100<br />
<br />
Chúng tôi phát hiện được HPV trong mô u,<br />
tỉ lệ là 8,5% (4 ca), kết quả này thấp hơn các<br />
nghiên cứu khác trên thế giới (Kreimer 2005:<br />
26%, Umudum 2005: 15,4%, Gillison 2000:<br />
24,5%)(6,13,26). Nguyên nhân có thể là do mẫu<br />
nghiên cứu của chúng tôi còn ít, đa dạng, và<br />
chưa lấy nhiều nơi trên khối u.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được 4<br />
týp HPV trong mô u là 16, 18, 35, và 1 týp không<br />
<br />
8<br />
<br />
xác định, trong đó có týp 16, 18, 35 là các týp có<br />
khả năng sinh ung cao đã được báo cáo trong<br />
nhiều nghiên cứu. Theo nhiều nghiên cứu thì các<br />
týp có độc lực cao này thường xuyên có mặt<br />
trong các mẫu mô u và chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt là<br />
týp 16 nhưng có thể do mẫu nghiên cứu của<br />
chúng tôi còn ít và đa dạng nên không thấy rõ<br />
được ưu thế của týp HPV bị nhiễm nào. Ngoài ra<br />
chúng tôi không ghi nhận được trường hợp nào<br />
có sự đa nhiễm các týp HPV.<br />
Bảng 2: Vị trí.<br />
Týp HPV<br />
Không xác định<br />
16<br />
18<br />
35<br />
<br />
n<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
%<br />
25<br />
25<br />
25<br />
25<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
4<br />
<br />
100<br />
<br />
Vị trí<br />
Hạ họng<br />
Họng miệng<br />
Mũi xoang<br />
Họng miệng<br />
<br />
D’Souza 2007: HPV 16 chiếm 72% carcinôm<br />
họng miệng(2).<br />
Kreimer 2005(13): HPV 16 chiếm 30.9%<br />
carcinôm họng miệng, 16% ở ổ miệng và 16.6% ở<br />
thanh quản và hạ họng, còn HPV 18 có tỉ lệ ít<br />
hơn hẳn và thấy ở ổ miệng và thanh quản-hạ<br />
họng, ít thấy ở họng miệng. Riêng týp 35 cũng<br />
được báo cáo thuộc nhóm có độc lực cao nhưng<br />
rất ít thấy trong các tổn thương carcinôm ở vùng<br />
đầu mặt cổ. Phân tích này cũng ghi nhận hiện<br />
tượng đa nhiễm các týp HPV chiếm tỉ lệ thấp<br />
3,6%, và chủ yếu là nhiễm HPV 16 chung với 1<br />
týp khác.<br />
Gillison_2000: HPV 16 chiếm 22% carcinôm<br />
ĐMC, các týp khác chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều<br />
bao gồm: 11, 18, 31, 33, không thấy có týp 35<br />
nhưng thấy có đa nhiễm týp 16 + týp 31(3).<br />
Việc HPV 18, loại týp HPV sinh ung thường<br />
gặp thứ 2 sau týp 16, rất ít thấy ở carcinôm họng<br />
miệng, đã được khẳng định trong tất cả các<br />
nghiên cứu lớn, gợi ý cho chúng ta rằng bên<br />
cạnh sự nhiễm HPV, loại týp HPV bị nhiễm<br />
cũng thay đổi tùy theo phân vùng giải phẫu.<br />
Điều này được giải thích là do khác biệt về mô<br />
học giữa các vùng và ái lực khác nhau đối với<br />
từng loại mô cũng như đặc tính riêng biệt của<br />
các týp HPV. Theo Kreimer 2005(5) thì HPV 16 có<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
ái lực cao với vùng tiếp giáp phức tạp giữa biểu<br />
mô gai và mô lympho ở amiđan giống như ái lực<br />
cao với vùng tiếp giáp biểu mô trụ – biểu mô gai<br />
ở cổ tử cung, do đó amiđan hay bị nhiễm HPV.<br />
Thêm vào đó, tại các khe amiđan có sự xâm nhập<br />
sâu của biểu mô gai vào tổ chức lympho, càng<br />
tạo điều kiện cho HPV xâm nhập vào lớp màng<br />
đáy của biểu mô gai để gây bệnh. Còn HPV 18<br />
thì lại ưa thích mô tuyến, nó là týp HPV chủ yếu<br />
trong các carcinôm tuyến ở cổ tử cung. Ngoài ra,<br />
người ta cũng thấy rằng nhiễm HPV 18 ít có khả<br />
năng trở thành dai dẳng như nhiễm HPV 16.<br />
Bảng 3: Tiền căn u nhú<br />
<br />
HPV<br />
Tổng<br />
<br />
+<br />
<br />
Tiền căn u nhú<br />
Không<br />
Có<br />
39<br />
4<br />
4<br />
0<br />
43<br />
4<br />
<br />
Tổng<br />
43<br />
4<br />
47<br />
<br />
Không có trường hợp nhiễm HPV nào có<br />
tiền căn u nhú tại chỗ, một số tác giả cho rằng<br />
việc tiền căn có u nhú và HPV sinh ung lại<br />
không liên quan gì với nhau, họ giải thích rằng<br />
đa số u nhú gây ra bởi các týp HPV có nguy cơ<br />
thấp như 6, 11, các týp này ít có khả năng sinh<br />
ung. Sau đó BN được chữa khỏi u nhú, sau 1 thời<br />
gian nữa mới bị carcinôm tế bào gai tại chỗ do<br />
nguyên nhân khác, do đó không phát hiện HPV<br />
trong tổn thương ung thư.<br />
Việc tất cả các tổn thương có HPV (+) đều<br />
không có sừng hóa gợi ý rằng loại virus ưa niêm<br />
mạc này có ái lực cao với tế bào carcinôm không<br />
sừng hóa hoặc sự nhiễm và hoạt động của HPV<br />
vào tế bào đã ức chế sự sừng hóa. Cần có thêm<br />
nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về điều này.<br />
Phần lớn tổn thương HPV (+) nằm ở họng<br />
miệng (50%), toàn bộ là ở amiđan giống như các<br />
nghiên cứu khác. Nhưng có thể do mẫu nghiên<br />
cứu chưa đủ lớn nên không thấy rõ được sự liên<br />
quan này.<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của<br />
Gillison_2000(6): HPV (+) chiếm 57% carcinôm ở<br />
họng miệng, qua phân tích hồi quy logistic để<br />
loại trừ các yếu tố nguy cơ khác, và với việc phát<br />
hiện DNA trong nhân tế bào u ở tất cả các giai<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đoạn của ung thư (tiền xâm lấn, xâm lấn, và hạch<br />
lympho), nghiên cứu còn kết luận rằng carcinôm<br />
họng miệng có HPV (+) (đặc biệt là týp 16) khác<br />
hẳn carcinôm có HPV (-) về giải phẫu bệnh, đặc<br />
điểm sinh học của khối u (ít đột biến gen p53),<br />
yếu tố nguy cơ (ít liên quan với thuốc lá và rượu<br />
bia), và biểu hiện lâm sàng (cải thiện tỉ lệ sống<br />
còn); hay nói cách khác đây có thể là 1 thể ung<br />
thư riêng biệt có giải phẫu bệnh và bệnh học<br />
phân tử hoàn toàn khác so với các ung thư ở<br />
vùng khác. Thêm vào đó, tác giả còn cho rằng ít<br />
có liên quan giữa HPV và carcinôm các vùng<br />
khác ngoài họng miệng và các trường hợp xác<br />
định HPV (+) bằng PCR ở các vùng đó thì ít khi<br />
cho kết quả (+) khi kiểm tra lại với các phương<br />
pháp Southern blot hoặc phối bản tại chỗ. Điều<br />
này được nhóm nghiên cứu giải thích rằng do sự<br />
quá nhạy cảm của PCR đã phát hiện cả những<br />
trường hợp nhiễm HPV muộn không liên quan<br />
đến sự phát triển của ung thư.<br />
Ngoài ra, có 1 mẫu HPV (+) nằm ở mũi<br />
xoang, vốn là vị trí trước nay ít được nghiên cứu<br />
về HPV sinh ung. Nghiên cứu của<br />
Gillison_2000(6), và của Kreimer_2005: phân tích<br />
meta 60 nghiên cứu cũng không thấy có nghiên<br />
cứu về HPV sinh ung ở mũi xoang.<br />
Cũng theo Kreimer-2005(13), 1 trong những<br />
yếu tố làm thay đổi hoặc làm thiếu chính xác tỉ lệ<br />
các vùng ung thư của đầu mặt cổ là do sự phổ<br />
biến của các khối u to, tiến triển, đa vùng. Nghĩa<br />
là u có thể nằm ở 2 vùng hoặc hơn làm khó khăn<br />
cho việc phân loại. Với sự kết hợp khám lâm<br />
sàng, nội soi, CTscan, và phẫu thuật (nếu có),<br />
chúng tôi đã hạn chế được vấn đề này bằng việc<br />
xác định chính xác hơn khởi nguồn của khối u.<br />
Nhiễm HPV thường xảy ra ở các tổn thương<br />
có giai đoạn T sớm, điều này giống 1 phần so với<br />
các nghiên cứu khác: theo Marur (2010)(7) thì các<br />
tổn thương có HPV (+) có T sớm (T1-2) và N<br />
muộn, riêng ung thư họng miệng thường xuất<br />
hiện với giai đoạn III hoặc IV.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra một số<br />
<br />
9<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
kết luận như sau:<br />
Không thấy có tỉ lệ cao nhiễm HPV trong các<br />
tổn thương UTBMTBG như cảnh báo của các<br />
nghiên cứu gần đây trên thế giới (8,5%). Có thể<br />
là do mẫu nghiên cứu còn ít, và đa dạng.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Tuy vậy vẫn thấy có vai trò của các týp HPV<br />
có độc lực cao là 16, 18, 35.<br />
Không thấy có liên quan rõ rệt giữa nhiễm<br />
HPV và vị trí ung thư, nhưng cũng cần lưu ý vị<br />
trí họng miệng.<br />
Đặc điểm mô học của các tổn thương có HPV<br />
(+) là biệt hóa kém (75%), không sừng hóa<br />
(100%).<br />
HPV 18 có thể có vai trò trong ung thư mũi<br />
xoang.<br />
Các tổn thương HPV (+) thường có giai đoạn<br />
T sớm.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
10<br />
<br />
Bailey, Byron J (2006). “Head and Neck surgery”. Head Neck<br />
surgery – Otolaryngology 1(4): 3978-4973<br />
<br />
10.<br />
<br />
D'Souza, G., et al (2007). “Case-control study of human<br />
papillomavirus and oropharyngeal cancer”. N Engl J Med.<br />
356(19): 1944-56<br />
Gillison, M.L., et al (2000). “Evidence for a Causal Association<br />
Between Human Papillomavirus and a Subset of Head and<br />
Neck Cancers”. J Natl Cancer Inst,. 92(9): 709-20<br />
Gillison, M.L (2006). “Human papillomavirus and prognosis of<br />
oropharyngeal squamous cell carcinoma: implications for<br />
clinical research in head and neck cancers”. J Clin Oncol,.<br />
24(36): 5623-5<br />
Kreimer, A.R., et al (2005). “Human papillomavirus types in<br />
head and neck squamous cell carcinomas worldwide: a<br />
systematic review”. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev,. 14(2):<br />
467-75<br />
Machado, J., et al (2010). “Low prevalence of human<br />
papillomavirus in oral cavity carcinomas”. Head Neck Oncol,.<br />
2: 6<br />
Marur, S., et al (2010). “HPV-associated head and neck cancer:<br />
a virus-related cancer epidemic”. Lancet Oncol,. 11(8): 781-9<br />
Meyer, M.S., et al (2008). “Human papillomavirus-16 modifies<br />
the association between fruit consumption and head and neck<br />
squamous cell carcinoma”. Cancer Epidemiol Biomarkers<br />
Prev,. 17(12): 3419-26<br />
Umudum H, et al (2005). “Human Papillomavirus Genome<br />
Detection by in Situ Hybridization in Fine-Needle Aspirates of<br />
Metastatic Lesions from Head and Neck Squamous Cell<br />
Carcinomas”. American Cancer Society. 1-6<br />
Westra W H, et al (2009). “Human Papillomavirus and Head<br />
and Neck Squamous Cell Carcinoma: Recent Evidence and<br />
Clinical Implications”. J Dent Res 88(4): 300-306.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />