intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng hiến pháp và những hướng dẫn thiết thực: Phần 2

Chia sẻ: ViApollo11 ViApollo11 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1 của tài liệu Xây dựng hiến pháp và những hướng dẫn thiết thực, phần 2 sẽ tiếp tục trình bày các nội dung về thiết kế nhánh hành pháp, đặc trưng của mô hình nghị viện, hành pháp tập trung trong bối cảnh dân chủ, phương thức phân tán quyền lực trong nội bộ nhánh hành pháp, thiết kế nhánh lập pháp, thiết kế nhánh tư pháp, các hình thức phi tập trung hóa của chính quyền,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng hiến pháp và những hướng dẫn thiết thực: Phần 2

4<br /> <br /> CHƯƠNG 4<br /> CHƯƠNG 4<br /> <br /> 154<br /> <br /> Những hướng dẫn thiết thực về xây dựng Hiến Pháp<br /> <br /> Thiết kế nhánh hành pháp<br /> <br /> Markus Böckenförde<br /> 1. Dẫn nhập<br /> Nhánh hành pháp là một trong ba nhánh của chính quyền. Việc thiết kế ba nhánh cơ<br /> quan này là trọng tâm của việc thiết kế mô hình tổ chức chính quyền trong hiến pháp. Sự<br /> phân công quyền lực và mối quan hệ qua lại giữa ba nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp<br /> là các yếu tố căn bản của cấu trúc đó. Để thiết kế sự cân bằng hợp lý giữa ba nhánh chính<br /> quyền, ngoài điểm khác biệt chung và tổng quát là cơ quan lập pháp làm luật và thông qua<br /> ngân sách, cơ quan hành pháp thi hành pháp luật, và cơ quan tư pháp xét xử và giải thích<br /> luật, còn có rất nhiều vấn đề cần được xem xét và giải đáp một cách thỏa đáng. Mức độ<br /> phân chia quyền lực giữa ba nhánh cơ quan cũng như mức độ kiểm soát và đối trọng lẫn<br /> nhau giữa ba nhánh là vấn đề luôn luôn gây tranh luận trong quá trình soạn thảo hiến pháp<br /> hoặc sửa đổi hiến pháp. Do đó, việc thiết kế nhánh hành pháp không thể được xem xét một<br /> cách biệt lập, mà đòi hỏi sự hiểu biết tổng thể về cấu trúc bộ máy nhà nước mà nhánh hành<br /> pháp là một bộ phận.<br /> Trước khi đi vào trình bày chi tiết các phương án thiết kế nhánh hành pháp, cần<br /> có một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ qua lại giữa ba nhánh quyền lực. Đặc biệt, sự<br /> cân bằng về cấu trúc giữa nhánh hành pháp<br /> và nhánh lập pháp đặt ra rất nhiều phương<br /> Việc phân bổ quyền lực và mối quan hệ qua<br /> án sắp xếp và thiết kế tổ chức khác nhau. lại giữa ba nhánh hành pháp, lập pháp và tư<br /> Những học giả nghiên cứu và tranh luận về pháp là yếu tố chính để thiết kế mô hình tổ<br /> hiến pháp thường phân loại các mô hình tổ chức chính quyền trong hiến pháp. Mỗi bản<br /> chức quyền lực vốn rất đa dạng thành ba hiến pháp thiết kế sự cân bằng giữa ba nhánh<br /> nhóm chủ yếu: mô hình tổng thống, mô hình này theo cách thức riêng và phù hợp với điều<br /> kiện cụ thể của mỗi quốc gia.<br /> nghị viện và mô hình hỗn hợp. Sự khác biệt<br /> 155<br /> <br /> dễ nhận thấy giữa mô hình tổng thống và mô hình nghị viện là ở chỗ: trong mô hình tổng<br /> thống, cả nghị viện và người đứng đầu chính phủ đều được bầu trực tiếp theo một nhiệm kỳ<br /> xác định, trong khi đó, ở mô hình nghị viện, chỉ có nghị viện được bầu trực tiếp còn người<br /> đứng đầu chính phủ được lựa chọn hoặc được bầu ra bởi nghị viện và cần có sự ủng hộ của<br /> nghị viện. Giữa các mô hình này còn có nhiều điểm khác biệt, nhưng<br /> các quan điểm hiện nay không thống nhất là liệu những điểm khác biệt đó có phải là<br /> đặc trưng thuộc về một mô hình nhất định là mô hình tổng thống, mô hình nghị viện, hoặc<br /> mô hình hỗn hợp hay không.<br /> 2. Các mô hình tổ chức quyền lực nhà nước và ảnh hưởng của chúng<br /> Vấn đề trọng tâm của việc xây dựng<br /> Việc thiết kế một bản hiến pháp ổn định, dân<br /> một hiến pháp dân chủ là thiết kế tổ chức chủ nhằm thiết lập chính quyền hòa bình và<br /> quyền lực nhà nước.<br /> vận hành hiệu quả thường gắn liền với việc<br /> Nhìn chung, các bản hiến pháp đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của các<br /> thường không tuyên bố một cách rõ ràng mô hình tổ chức quyền lực khác nhau.<br /> rằng mô hình tổ chức quyền lực nào được<br /> áp dụng: mô hình tổng thống, mô hình nghị viện, hay mô hình hỗn hợp. Mỗi bản hiến pháp<br /> thiết kế mối quan hệ giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp theo cách thức riêng và phù hợp<br /> với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, và sau này, các nhà khoa học chính trị xếp cách thức<br /> tổ chức theo hiến pháp đó vào một mô hình nhất định. Do mỗi học giả dựa vào các tiêu chí<br /> khác nhau để xác định các mô hình tổ chức quyền lực, nên xảy ra trường hợp cùng một<br /> quốc gia được xếp vào các mô hình khác nhau bởi các học giả khác nhau. Sự không rõ ràng<br /> này khiến cho việc đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của mỗi mô hình là rất khó khăn,<br /> thậm chí là không thể thực hiện được.60 Vì vậy, phần viết dưới đây sẽ giới thiệu vắn tắt về<br /> các mô hình và cung cấp một cái nhìn tổng quan. Các đặc điểm được các học giả thừa nhận<br /> chung là đặc trưng của mỗi mô hình tổ chức quyền lực sẽ được trình bày bằng phông chữ<br /> đậm từ Hộp 1 đến Hộp 3. Các đặc điểm được một số nhà nghiên cứu đề cập nhưng bị một<br /> số khác cho là không điển hình cũng sẽ được trình bày dưới đây, mặc dù những đặc điểm<br /> này không được coi là yếu tố có tính định nghĩa một mô hình nhất định.<br /> 2.1. Mô hình tổng thống (presidential system)<br /> Hộp 1. Các đặc trưng của mô hình tổng thống<br /> Đặc trưng cơ bản của mô hình tổng thống là: cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp là những đại<br /> diện độc lập của cử tri, do đó, nguồn gốc hình thành và sự tồn tại của các cơ quan này độc lập với<br /> nhau (điều này có khả năng gây ra sự bế tắc giữa hai nhánh cơ quan này nếu thiếu đi một công cụ<br /> hiến pháp để giải tỏa thế bế tắc).<br /> - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ.<br /> <br /> 60 Xem Mainwaring, S. và Shugart, M. S., ‘Juan Linz, Presidentialism, and Democracy:<br /> A Critical Appraisal’ (Juan Linz, Mô hình tổng thống và Dân chủ), Comparative Politics (Tạp chí Chính trị học<br /> so sánh), 29/4 (1997), tr. 449–71.<br /> <br /> 156<br /> <br /> - Tổng thống có nhiệm kỳ xác định (không có cơ chế bỏ phiếu bất tín nhiệm). Tổng thống<br /> không<br /> nhiệm<br /> chính theo<br /> trị trước<br /> quan<br /> lập thống<br /> pháp, và cũng không phụ thuộc vào sự<br /> Hình chịu<br /> 1. Tổtrách<br /> chức<br /> nhà nước<br /> mô cơ<br /> hình<br /> Tổng<br /> ủng hộ của đảng mình để duy trì địa vị Tổng thống.<br /> - Thông thường, quyền lực Nội các chỉ bắt nguồn từ Tổng thống.<br /> - Tổng thống thường có ảnh hưởng mang tính chính trị đối với quy trình xây dựng luật.<br /> <br /> Hình 1: Tổ chức nhà nước theo mô hình Tổng thống<br /> Người đứng đầu<br /> hành pháp<br /> <br /> Nguyên thủ quốc gia<br /> <br /> Nghị viện<br /> <br /> Tổng thống<br /> Nội các/các bộ<br /> trưởng*<br /> <br /> bầu<br /> <br /> bầu<br /> <br /> Nhân dân<br /> <br /> * Các bộ trưởng được người đứng đầu chính phủ bổ nhiệm/bãi nhiệm, trong một số<br /> trường hợp phải có sự chấp thuận của nghị viện<br /> 2.2. Mô hình nghị viện (parliamentary system)<br /> Hộp 2. Các đặc trưng của mô hình nghị viện<br /> Đặc trưng cơ bản là sự thống nhất về mặt quyền lực: cơ quan hành pháp là cấp dưới<br /> của cơ quan lập pháp theo thứ bậc, do đó, sự hình thành và tồn tại của hành pháp phụ<br /> thuộc vào cơ quan lập pháp.<br /> - Người đứng đầu chính phủ do cơ quan lập pháp bầu ra.<br /> - Người đứng đầu chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện (thông qua cơ chế bỏ<br /> phiếu bất tín nhiệm) và phụ thuộc vào sự ủng hộ của đảng mình.<br /> - Thông thường, nguyên thủ quốc gia không đồng thời là người đứng đầu chính phủ.<br /> <br /> 157<br /> <br /> Những hướng dẫn thiết thực về xây dựng Hiến Pháp<br /> <br /> - Tổng thổng được bầu thông qua bỏ phiếu phổ thông (hoặc bằng một định chế trung gian có<br /> tính chất phổ thông).<br /> <br /> Hình 2: Tổ chức nhà nước theo mô hình nghị viện<br /> <br /> Nguyên thủ quốc gia<br /> Thực hiện chức năng lễ nghi<br /> Tổng thống/Vị quân chủ<br /> <br /> Người đứng đầu chính phủ<br /> Nội các/các bộ trưởng*<br /> <br /> bầu và/hoặc bãi nhiệm<br /> Được chỉ đích danh hoặc lựa chọn<br /> bởi một thiết chế nhà nước<br /> khác/thiết chế nhà nước đặc biệt<br /> <br /> Nghị viện<br /> <br /> bầu<br /> <br /> Nhân dân<br /> <br /> 2.3. Mô hình hỗn hợp (thường được gọi là “mô hình tổng thống bán phần” (semipresidential system)<br /> Hộp 3. Các đặc trưng của mô hình hỗn hợp<br /> Đặc trưng cơ bản của mô hình hỗn hợp là chế độ hành pháp lưỡng đầu. Nó là sự kết<br /> hợp mối quan hệ phối hợp theo chiều ngang giữa hành pháp và lập pháp với mối quan hệ<br /> thứ bậc theo chiều dọc giữa hai nhánh cơ quan này.<br /> - Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, được bầu trực tiếp thông qua bỏ phiếu phổ<br /> thông.<br /> - Cả Tổng thống và nghị viện đều không nắm quyền kiểm soát toàn bộ việc lựa chọn/<br /> bổ nhiệm và cách chức Thủ tướng.<br /> - Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, chịu trách nhiệm trước Nghị viện (thông<br /> qua cơ chế bỏ phiếu bất tín nhiệm).<br /> - Thông thường, Tổng thống nắm giữ quyền hành pháp khá lớn.<br /> <br /> 158<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2