Xây dựng khu công nghiệp sinh thái
lượt xem 283
download
Phải khẳng định rằng mô hình khu công nghiệp sinh thái đã phổ biến trên thế giới từ đầu những năm 1990 tuy nhiên, ở VN đây vẫn là vấn đề khá mới mẻ. Theo khái niệm của thế giới, trong khu công nghiệp sinh thái cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng khu công nghiệp sinh thái
- MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN Xây dựng khu công nghiệp sinh thái -1-
- 1. Khái niệm khu công nghiệp sinh thái 1.1Khái niệm: Phải khẳng định rằng mô hình khu công nghiệp sinh thái đã phổ biến trên thế giới từ đầu những năm 1990 tuy nhiên, ở VN đây vẫn là vấn đề khá mới mẻ. Theo khái niệm của thế giới, trong khu công nghiệp sinh thái cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Khái niệm sinh thái công nghiệp (STCN) còn được xem xét ở khía cạnh tạo thành mô hình hệ công nghiệp bảo toàn tài nguyên là chiến lược có tính chất đổi mới nhằm phát triển công nghiệp bền vững bằng cách thiết kế những hệ công nghiệp theo hướng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải và tăng đến mức tối đa khả năng tái sinh - tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng. STCN là một hướng mới tiến đến đạt được sự phát triển bền vững bằng cách tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải. Hay nói cách khác, khái niệm STCN còn bao hàm tái sinh, tái chế, tuần hoàn các loại phế liệu, giảm thiểu chi phí xử lý, tăng cường việc sử dụng tất cả các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm cả sản xuất sạch hơn về xử lý cuối đường ống. Ở đây sản xuất sạch hơn là hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức cơ sở sản xuất riêng lẻ, trong khi đó STCN hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức hệ công nghiệp. KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại. Khái niệm KCN sinh thái (KCNST) bắt đầu được phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp (STHCN): Hệ công -2-
- nghiệp không phải là các thực thể riêng rẽ mà là một tổng thể các hệ thống liên quan giống như hệ sinh thái; STHCN tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp. Mục tiêu cơ bản của nó là tăng cường hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi trường: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực,... KCN Kalundborg, Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiên trên thế giới ứng dụng Cộng sinh công nghiệp, một trong những nghiên cứu của STHCN, vào việc phát triển một hệ thống trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty từ năm 1972. Trong vòng 15 năm (từ 1982-1997), lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu, 30.000 tấn than, 600.000 m3 nước, và giảm 130.000 tấn cácbon dioxide thải ra. Theo thống kê năm 2001, các công ty trong KCN này thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên tổng đầu tư 75 triệu USD. Mô hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận STHCN và các KCNST trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu. Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác. Với sự nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và các lĩnh vực liên quan khác, -3-
- với các tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở thành một mô hình mới cho phát triển công nghiệp, kinh tế và xã hội phù hợp với ti ến trình phát triển bền vững toàn cầu. KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại. KCNST được hình thành dựa trên các nghiên cứu và thử nghiệm trong các lĩnh vực cấp thiết hiện nay như: sinh thái học công nghiệp, sản xuất sạch; quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững; tiết kiện năng lượng; hợp tác doanh nghiệp. Các lĩnh vực này đang tạo nên một trào lưu rộng khắp bằng các nghiên cứu, chính sách và dự án cụ thể nhằm chứng tỏ các nguyên tắc của phát triển bền vững. Mục tiêu của KCNST là cải thiện hoạt động kinh tế đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường của các doanh nghiệp thành viên (DNTV) trong KCNST. Song hành với phát triển công nghiệp truyền thống, suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là điều không tránh khỏi. Mặc dù hiệu quả kinh tế do SXCN đem lại đã rõ, nhưng không thể không tính đến chữa trị môi trường. Nhiều nước phát triển và đang phát triển phải trả giá đắt cho sự phá huỷ môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình. Chi phí này có th ể chiếm từ 1 đến 7% tổng thu nhập quốc nội của mỗi quốc gia, ở Việt Nam là 7,2%. Do vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Không thể có một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững trong một thế giới còn nghèo đói, đại dịch và suy thoái môi trường. 1.2 Mô hình khu công nghiệp sinh thái (KCNST) Khái niệm KCNST được hai nhà khoa học Mỹ là FROSCH và GALLOPOULOS đề xuất vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. KCNST hình thành trên cơ sở Sinh thái học Công nghiệp (STHCN), sản xuất sạch, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh nghiệp -4-
- (DN). GIA CÔNG CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU NGUYÊN LIỆU, KHU VỰC NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ NGUYÊN THUỶ XỬ LÝ CHẤT THẢI Hình 1. Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp Các nhà khoa học cho rằng: Hệ thống CN không phải là các thực thể đơn lẻ mà là tổng thể các hệ thống giống như hệ sinh thái tự nhiên (STTN). STHCN tìm cách loại trừ khái niệm "chất thải" trong SXCN. Mục tiêu của STHCN là bảo vệ sự tồn tại sinh thái của hệ thống tự nhiên, đảm bảo chất lượng sống của con người và duy trì sự tồn tại mang tính kinh t ế của hệ thống CN, kinh doanh, thương mại, với các nguyên tắc cơ bản: - Tập hợp các doanh nghiệp độc lập vào Hệ Sinh thái công nghiệp (STCN). - Thiết lập chu trình khép kín tái sử dụng và tái chế, cân bằng đ ầu ra và đ ầu vào với khả năng cung cấp và tiếp nhận của Hệ STTN. - Tìm ra các giải pháp mới cho việc sử dụng năng lượng và nguyên - vật liệu trong CN. Thiết kế hệ thống CN hoà nhập với sự phát triển kinh tế và xã hội quanh vùng. Sơ đồ trên hình 1 phản ánh mô hình hoạt động SXCN theo hệ thống, các dòng năng lượng và vật chất luân chuyển tuần hoàn. Những bán thành phẩm, chất thải hoặc năng lượng thừa có cơ hội quay vòng tối đa ngay bên trong hệ thống, giảm đến mức thấp nhất các chất thải phát tán vào môi trường tự nhiên. Do vậy mô hình này đáp ứng hai mục tiêu: - Các cơ sở sản xuất thu được nguồn lợi về kinh tế do trao đổi, chuyển nhượng hoặc bán các sản phẩm phụ của mình cho các XN khác trong cùng hệ -5-
- thống trong mối quan hệ Cung - Cầu, đôi bên cùng có lợi. - Giảm đáng kể những chi phí xử lý, khắc phục sự cố môi trường đối với chất thải. Từ đó có thể hiểu một cách đầy đủ KCNST là tập hợp các CSSX và dịch vụ tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường sống và hiệu quả kinh tế bằng cách phối hợp quản lý môi trường và tài nguyên. Bằng cách này, các CSSX trong cùng KCNST sẽ thu được lợi ích chung lớn hơn nhiều so với tổng lợi ích mà từng cơ sở đạt được khi tối ưu hoá hiệu quả hoạt động riêng cơ sở mình. Mục tiêu của KCNST là cải thiện hiệu quả kinh tế của các DN tham gia KCNST đồng thời giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường. Như vậy, yêu cầu đặt ra với KCNST là: - Phải tương thích về quy mô diện tích chiếm đất, sử dụng nguyên - nhiên liệu, bán thành phẩm, chất thải,... - Giảm khoảng cách giữa các cơ sở sản xuất. - Hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi. - Kết hợp giữa phát triển CN với các Hệ STTN lân cận: vùng nông nghiệp, cộng đồng dân cư. So sánh mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: mô hình KCN truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc: cộng sinh CN, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế đ ồng thời đạt được hiệu quả môi trường là không phủ nhận. Phân tích và tổng hợp các quan điểm về STCN của nhiều nhà khoa học từ nhiều quốc gia, nhận thấy có sự đồng thuận: Các nhà khoa học không nhìn nhận SXCN thông qua một công ty riêng lẻ hoặc viễn cảnh một dây chuy ền s ản xuất đơn lập, mà nhận thức SXCN như là Hệ sinh thái của mọi tổ chức - trao đổi thông tin, năng lượng và vật chất với nhau và với môi trường của chúng. 1.3 Phương pháp luận xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam Mô hình kỹ thuật. Theo Diệu (2003), mô hình kỹ thuật xây dựng hệ sinh thái -6-
- KCN không chất thải (hay gọi tắt KCNST) gồm có bốn bước chính. Bước thứ nhất là phân tích dòng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu. Bước thứ hai tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn. Bước thứ ba chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn. Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn, sẽ được tái sinh tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN. Bước cuối cùng đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Công nghệ xử lý cuối đường ống rất hữu dụng trong việc xử lý hoàn toàn các chất ô nhiễm còn lại này. Sự tổ hợp của 4 bước nói trên hình thành một phương pháp có tính hệ thống cho phép chúng ta phân tích và xây dựng mô hình kỹ thuật của hệ sinh thái công nghiệp không chất thải hay KCNST. Trong điều kiện kinh tế-xã hội và công nghệ hiện có của nước ta, với nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường hiện tại của các nhà sản xuất cũng như thực tế khó khăn và hạn chế về tài chánh, việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và xử lý chất thải theo thứ tự ưu tiên nói trên sẽ ít khả thi. Hiển nhiên đ ể đạt đ ược mục tiêu phát triển bền vững, chiến lược quản lý chất thải và bảo vệ môi trường của nước ta cuối cùng sẽ phải tiến tới mô hình nói trên. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, để khắc phục và hạn chế quá trình hủy hoại môi trường đang diễn ra hàng ngày hàng giờ do chất thải công nghiệp đã và đang phát sinh, giải pháp tình thế có tính khả thi nhất, dễ áp dụng nhất sẽ phải theo thứ tự ưu tiên khác với mô hình đã trình bày trong Hình 6: (1) tái sinh và tái sử dụng chất thải, (2) xử lý cuối đường ống, và (3) dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến. Phương pháp luận xây dựng mô hình khu công nghiệp không chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và công nghệ hiện tại của Việt Nam đ ược đ ề xuất xây dựng theo bốn bước cơ bản như sau: • Bước 1 – Xác định thành phần và khối lượng chất thải: Trong bước này, thành phần và khối lượng chất thải của tất cả các nhà máy thuộc khu công nghiệp nghiên cứu, các phương pháp xử lý và quản lý hiện -7-
- tại cũng như các tác động của chúng đến môi trường phải được xác đ ịnh. Bên cạnh đó, nguyên liệu và năng lượng cần thiết cho dây chuyền sản xuất của các nhà máy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng tái sử dụng chất thải từ nhà máy để thay thế một phần nguyên liệu của các nhà máy khác trong cùng khu công nghiệp hay khu vực. Các số liệu thu này là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp khắc phục trong các bước tiếp theo. •Bước 2 – Đánh giá và lựa chọn phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải: •Một cách tổng quát, việc tái sinh, tái sử dụng chất thải của một nhà máy này cho các nhà máy khác (offsite reuse and recycling) có thể phân thành hai dạng chính: (1) tái sử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy khác và (2) xử lý hoặc tái chế thành nguyên liệu mới trước khi tái sử dụng. Điều quan trọng cần xác định là loại và lượng chất thải cần xử lý và nhu cầu cần thiết của các cơ sở có khả năng tiếp nhận các chất thải này làm nguyên liệu sản xuất. Một cách cụ thể, để xây dựng mạng lưới tái sinh – tái sử dụng chất thải giữa các nhà máy trong khu công nghiệp, những thông tin sau đây cần thu thập: •- Nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cũng như sản phẩm và chất thải tạo ra của tất cả các nhà máy trong khu công nghiệp (bao gồm cả các nhà máy phát sinh chất thải và các nhà máy có thể sử dụng chất thải làm (một phần) nguyên liệu sản xuất). Trong đó: •+ Thành phần và đặc tính của dòng chất thải, vật liệu và năng lượng có khả năng tái chế (tính ổn định của chúng theo thời gian) + Lượng vật liệu và năng lượng thải; •+ Sự phân bố của các dòng vật liệu và năng lượng thải này theo thời gian. (liên tục, gián đoạn, thỉnh thoảng). •- Các cơ sở (bao gồm cả nhà máy công nghiệp, khu trồng trọt, nguồn nước mặt,…) có khả năng tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải. Những thông tin sau đây cần xác định: •+ Tiềm năng tái sinh tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải; + Công nghệ xử lý sơ bộ hay chế biến cần thiết để chuyển chất thải thành -8-
- nguyên liệu theo yêu cầu của cơ sở tái chế; •+ Nhu cầu về vật liệu và năng lượng thải của các cơ sở hiện có trong khu công nghiệp hay khu vực.... • Bước 3 – Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh Đối với các chất thải còn lại (không có khả năng tái sinh, tái sử dụng), công nghệ xử lý cuối đường ống sẽ là giải pháp chính để bảo đảm loại trừ hoàn toàn tác động của chất thải phát sinh đến môi trường và tiến tới mô hình khu công nghiệp không chất thải. Để lựa chọn công nghệ xử lý hợp lý, những nội dung sau cần được xem xét, đánh giá: - Đặc tính và khối lượng chất thải; •- Tiêu chuẩn môi trường và yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm; - Công nghệ xử lý sẵn có; • Yếu tố môi trường đối với công nghệ xử lý, ví dụ ưu tiên phương án ít sử dụng thêm hóa chất; •- Hiệu quả kinh tế. •Sự thành công và thất bại của các hệ thống (công nghệ) xử lý chất thải hiện có là bằng chứng thực tế và kinh nghiệm hữu ích nên xem xét khi đề xuất giải pháp công nghệ mới. Bước 4 - Tổ hợp các giải pháp lựa chọn -9-
- Hình 3: Các bước cơ bản trong phương pháp luận xây dụng mô hình kỹ thuật KCNST tại Việt Nam (tham khảo Dieu, 2003). Vai trò của các cơ quan chức năng và thể chế chính sách. Để đưa mô hình kỹ thuật đã thiết kế vào thực tế áp dụng, điều quan trọng là cần xem xét và hiểu rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình với các yếu tố kinh tế, xã hội và thể chế chính sách hiện tại ở nước ta. Chỉ có hiểu rõ mối quan hệ giữa KCNST xây dựng với các cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và môi trường, về kinh tế tài chính, về chính sách luật lệ và các tổ chức xã hội khác, chúng ta mới có th ể (i) xác định những yếu tố cản trở việc áp dụng mô hình đã xây dựng vào thực tế .Mô hình triad-network do Mol (1995) phát triển được áp dụng để phân tích mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng này và các thành phần của KCNST xây dựng theo ba lĩnh vực chính: (1) kinh tế (economic network), (2) chính sách (policy network), và (3) xã hội (social network). Economic network phân tích mối quan hệ - 10 -
- giữa hệ công nghiệp với (i) các nhà cung cấp nguyên vật liệu và người tiêu thụ sản phẩm; (ii) với các hệ công nghiệp khác sản xuất cùng mặt hàng, cũng như các hiệp hội ngành hay chi nhánh; (iii) với các cơ quan tài chính khác (như thuế, ngân hàng, bảo hiểm,…) và các viện nghiên cứu, trường đại học,… và (iv) với các yếu tố tự nhiên khác trong khu vực. Policy network phân tích mối tương quan giữa hệ công nghiệp và nhà nước (industry – government), tập trung vào chính sách, luật lệ, quy định, tiêu chuẩn đang được áp dụng và thực tế thực thi. Social network nhằm phân tích vai trò của các tổ chức xã hội (như cộng đồng dân cư, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…) trong việc thúc đẩy các cơ sở công nghiệp quan tâm đến môi trường. Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình , quy định, tiêu chuẩn,…) và các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm đưa mô hình kỹ thuật KCNST đã xây dựng vào thực tế ứng dụng 1.4 Hiệu quả ứng dụng mô hình KCNST Các KCNST đem lại lợi ích nhiều mặt, thiết thực, cụ thể: a. Đối với các DN thành viên và chủ đầu tư KCNST - Giảm chi phí, tăng hiệu quả SX bằng cách tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên - vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải. - Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. - Những lợi ích cho các Doanh nghiệp thành viên là làm tăng giá tr ị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư KCNST. b. Đối với SXCN nói chung - KCNST là một động lực phát triển kinh tế CN của toàn khu vực: tăng giá trị SXCN, dịch vụ, thu hút đầu tư, cơ hội tạo việc làm cho người lao động. - Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành CN nhỏ địa phương, làng nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển. - Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới. c. Lợi ích cho xã hội - KCNST là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực lân - 11 -
- cận, thu hút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Tạo việc làm mới trong các lĩnh vực CN và dịch vụ. - Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương về: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống HTKT,... - Tạo một bọ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, làm thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của cộng đồng đối với SXCN lâu nay. - KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lập các chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững. d. Lợi ích cho môi trường - Giảm các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về SXS, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác. - Đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển KCNST: từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, XD, tổ chức hệ thống HTKH, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,... đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của khu đất XD và khu vực xung quanh. - Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về BVMT. 1.5 Cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình KCNST Cơ hội - Chuyển đổi từ mô hình KCN truyền thống thuộc VKTTĐPN sang mô hình KCNST trên nền tảng của vị trí khu đất hiện có, không cần hình thành trên một địa điểm mới, do vậy không ảnh hưởng tới quỹ đất đô thị và không bị chi phối bởi sự bành trướng của quá trình đô thị hoá và không xâm phạm tới đất đai nông nghiệp có giá trị. - Sử dụng có hiệu quả của hệ thống Hạ tầng kỹ thuật có sẵn. - 12 -
- - Sử dụng mạng lưới giao thông vận chuyển hiện hữu của Vùng và kết nối với mạng lưới giao thông thuỷ, đường bộ, đường sắt và đường hàng không quốc gia và quốc tế. Thách thức Trường hợp trên khu đất của KCN cũ: - Khó xây dựng được Hệ STCN đối với bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải nguyên liệu và năng lượng ở đầu vào, đầu ra, vận chuyển trong một số DN hiện hữu và chuyển đổi thành công nghệ Bảo vệ môi trường. - Khó giải quyết mâu thuẫn giữa các DN có sẵn hay tham dự mới vào KCNST. - Khó xác định chính xác năng lực của Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và các hệ thống dịch vụ khác để chuyển đổi sang Hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định. Thật sự khó khăn đối với các DN không đủ tiêu chuẩn là DN thành viên của KCNST phải di dời hay chuyển đổi ngành nghề SX đ ể trở thành các STCN. Trường hợp trên khu đất hoàn toàn mới: - Thuận lợi triển khai Hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định. - Chi phí đầu tư cho hệ thống này sẽ rất cao và phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực Hạ tầng kỹ thuật toàn vùng. - Tối ưu hoá dòng năng lượng và nguyên liệu còn phụ thuộc khả năng tổ chức. Hệ STCN trên quy mô toàn VKTTĐPN. Sự hỗ trợ Xây dựng mô hình KCNST cho các Khu / Cụm CN hiện hữu đòi hỏi sự hỗ trợ của Nhà nước về chính sách, chủ trương và các giải pháp cụ thể, như: - Miễn giảm chi phí thuê đất cho các DN và người thuê đất. - Hỗ trợ tài chính trong quá trình thay đổi công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. - Khuyến khích các DN tham gia KCNST. - Các tiêu chí định hướng phát triển bền vững CN của Bộ Công Nghiệp. 2.Khu công nghệ cao Hòa Lạc: thành phố khoa học - 13 -
- Phối cảnh Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh của Ban quản lý. Theo bản quy hoạch tổng thể mới được Chính phủ phê duyệt cuối tháng 5 vừa qua, Khu công nghệ cao Hòa Lạc có tổng diện tích 1.586 ha, với 4 khu ch ức năng chính là Nghiên cứu triển khai (sẽ là "trái tim" của cả khu), Khu công nghiệp công nghệ cao, Công viên phần mềm và khu Giáo dục đào tạo. So với quy hoạch cũ, Hòa Lạc mới đặt nhiệm vụ quan trọng nhất là nghiên cứu triển khai, là nơi tập trung các viện nghiên cứu ứng dụng và đào tạo, trong khi yếu tố này trước đây rất mờ nhạt và không cụ thể. Đây là điểm khác biệt chính", ông Lạng, Trưởng ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc, cho biết Hiện tại đã có 18 viện và trung tâm nghiên cứu đăng ký xây dựng trụ sở tại đây, và ước tính sẽ có ít nhất 30 đơn vị đăng ký. Một điều chỉnh nữa so với quy hoạch cũ là Hòa Lạc sẽ có riêng một khu đào tạo nhân lực, điều trước kia chưa được đề cập tới hoặc không rõ ràng. Tới nay đã có hai trường đại học đặt trụ sở, gồm Đại học FPT và Đại học khoa học công nghệ Hà Nội (do Viện Khoa học Việt Nam là chủ đầu tư), với mục tiêu trở thành một trường đại học đẳng cấp quốc tế. Hòa Lạc mới cũng sẽ có công viên phần mềm - là nơi nghiên cứu, sản xuất và gia công phần mềm - cũng như có các chung cư và biệt thự cho những người sống và làm việc ở đây, điều chưa từng có trong các khu công nghiệp khác. Ngoài hạ tầng cơ sở đồng bộ và hiện đại, chính sách một c ửa một dấu, các nhà đầu tư vào khu công nghệ này còn được ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật hiện nay, như miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, chỉ phải nộp 10% trong 15 năm đầu tiên chịu thuế... Điều duy nhất khiến các nhà đầu tư còn e dè là hạ tầng nối từ Hà Nội lên chưa hoàn chỉnh. Dự kiến sau 2010, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc sẽ hoàn thành mở rộng, đồng bộ với hệ thống điện, - 14 -
- nước, cáp... Đến nay, tại đây đã có 28 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 587 tri ệu USD, bước đầu có một số nhà máy hoạt động, sản xuất ra các loại sản phẩm như chip điện tử, cáp quang, pin năng lượng mặt trời, đèn led, thiết bị cơ khí chính xác... 2.1 Hiện trạng khu công nghệ cao Hào Lạc Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc Loại hình : Khu công nghiệp Địa chỉ : H. Thạch Thất, Hà Tây Diện tích tổng thể : 1600 ha Số tầng : Ngày khởi công : Ngày hoàn thành : Hiện trạng : Đang mở rộng BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHỆ CAO Chủ đầu tư : HÒA LẠC Đơn vị thi công : Đơn vị quản lý : Đơn vị thiết kế : Theo đó, phạm vi quy hoạch KCNC là 1.586 ha gồm các xã Phú Cát, Tân Xã, Hạ Bằng, Thạch Hòa, Bình Yên, Đồng Trúc, tỉnh Hà Tây. KCNC sẽ mang dáng dấp của một “đô thị công nghệ cao” với 10 khu chức năng liên quan đến công nghệ cao và các khu nhà ở, văn phòng, chung cư, giải trí, thể dục thể thao. Dân số trong KCNC sẽ tăng từ khoảng 11.100 người hiện nay lên 143.500 người (năm 2015), - 15 -
- 229.000 người (năm 2020). Trong đó, Khu Công nghiệp công nghệ cao chiếm diện tích lớn nhất (549.5 ha hay khoảng 35%). Đây là nơi tập trung các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao. KCNC Hòa Lạc cũng dành nhiều không gian cho các dịch vụ tiện ích như khu biệt thự cao cấp, sân golf, trung tâm thể dục thể thao, rạp chiếu phim, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cảnh quan, cây xanh Lần điều chỉnh này, tuyến đường sắt nội vùng kết nối với đường sắt nội đô Hà Nội - Hòa Lạc (tuyến UMRT số 3) dự kiến được xây dựng là một phương tiện vận chuyển hành khách hiệu quả nối KCNC Hòa Lạc và Hà Nội . Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học cung cấp cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cần thiết hỗ trợ và thế giới.Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại nhất, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất nhằm thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao. Trong cố gắng đó, chúng tôi mong muốn nhận được sự chỉ đạo, lãnh đạo của Chính phủ, các bộ ngành, sự hỗ trợ và hợp tác của các đối tác trong nước và cho các hoạt động sản xuất và nghiên cứu - triển khai công nghệ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thúc đẩy quá trình hình thành nền kinh tế tri thức, giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách về kinh tế và khoa học-công nghệ với các nước trong khu vựcnước ngoài vì sự thành công của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nói riêng và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Khu Công nghệ cao Hoà Lạc chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghệ cao ưu tiên như Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm; Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; Công nghệ thân môi trường, công nghệ năng lượng mới ... và một số công nghệ đặc biệt khác.Với tổng diện tích 1600 ha, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc sẽ được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích. - 16 -
- 2.2 Mô hình tổng thể khu công nghệ cao Hào Lạc TỔNG DIỆN TÍCH : 549.5 (ha) Đã sử dụng : 48.3 (ha) Chưa sử dụng : 501.2 (ha) Khu công nghiệp công nghệ cao nơi bố trí các nhà máy là trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ cao và đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế của Việt Nam.Theo quy hoạch Khu công nghiệp công nghệ cao sẽ được bố trí tại khu đất phía Đông Nam của Khu CNC Hòa Lạc cách xa hồ Tân Xã gần với đường cao tốc Làng- Hoà Lạc và đường vành đai Hoà Lạc. Tổng diện tích đã phân bổ cho Khu công nghiệp công nghệ cao là 550 ha và 140 ha sẽ được Phát triển trong giai đoạn 1. Tổng diện tích 550 ha chiếm khoảng gần 34,7 % tổng diện tích phát triển của Khu CNC Hòa Lạc. - 17 -
- Khu công nghiệp công nghệ cao nơi bố trí các nhà máy là trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ cao và đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo quy hoạch Khu công nghiệp công nghệ cao sẽ được bố trí tại khu đất phía Đông Nam của Khu CNC Hòa Lạc cách xa hồ Tân Xã gần với đường cao tốc Làng- Hoà Lạc và đường vành đai Hoà Lạc. Tổng diện tích đã phân bổ cho Khu công nghiệp công nghệ cao là 550 ha và 140 ha sẽ được Phát triển trong giai đoạn 1. Tổng diện tích 550 ha chiếm khoảng gần 34,7 % tổng diện tích phát triển của Khu CNC Hòa Lạc. Các không gian chức năng của khu công nghiệp công nghệ cao gồm các khu vực sau: Nhà máy sản xuất sản • Nhà máy phẩm CNC tâm sản xuất • Trung • Hải quan, kiểm định, kho Kho ngoại quan hàng... Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho khu công nghiệp công nghệ cao được quy định cụ thể như sau: Diện tích TC tối MĐXD HSSĐ Diện tích sàn Ký hiệu Tỉ lệ tối đa (ha) đa (%) (m2) 5- >5 40- CN 549,5 3,0 16.485.000 34,65 điểm 60 nhấn Cấu trúc thành phần không gian của khu vực là công trình kiến trúc phục vụ công nghiệp công nghệ cao, khu sản xuất, kho ngoại quan, các vùng cây xanh, đường dạo, để phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Với các công trình điểm nhấn có thể cao hơn 5 tầng, nhưng không được vượt quỏ chiều - 18 -
- cao tầng tối đa của Khu Trung tâm. Có 2 phần chính để áp dụng qui định: (1) Các công trình kiến trúc, (2) dải cây xanh, ranh giới xác định trong bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Các công trình xây dựng, cây xanh, công trình hạ tầng kĩ thuật phải tuân thủ theo tổng mặt bằng quy hoạch và theo các qui định chung. Sử dụng đất và kích thước lô đất: Các công trình kiến trúc 1. Được phép xây dựng các công trình tạo điểm nhấn o nhưng không được vượt quá chiều cao tầng tối đa của khu trung tâm phù hợp với công nghiệp công nghệ cao... chức năng chính theo lô đất quy hoạch xác định. Không được phép có các hoạt động sản xuất công o nghiệp gây ô nhiễm không khí, nước và rác thải, xây dựng các công trình lưu trú, nhà ở, dịch vụ thương mại, ăn uống. Khuyến khích trồng cây xanh, thảm cỏ và các tiện o ích đô thị tạo cảnh quan góp phần làm tăng hiệu quả khu CNC. Dải cây xanh là phần hai bên đường D, chiều rộng 10m- 20m, song song với đường D và hai bên đường Láng Hoà Lạc xác định trong tổng mặt bằng quy hoạch khu CNC. Được phép xây dựng các không gian xanh theo chức o năng lô đất quy hoạch đã được xác định. Không được phép có các hoạt động sản xuất công o nghiệp- thủ công nghiệp và các hoạt động gây ô nhiễm không khí, nước và rác thải, xây dựng cơ sở lưu trú, nhà ở, dịch vụ thương mại, ăn uống. Khuyến khích trồng cây xanh, thảm cỏ và các tiện o ích phục vụ cộng đồng có đóng góp tốt vào hiệu quả cảnh quan khu CNC. Chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, chiều cao công trình: công trình trong khu công nghiệp công nghệ cao đều phải tuân • Các - 19 -
- thủ các chỉ giới xây dựng và khoảng lùi theo từng cấp loại đường giao thông, theo chiều cao công trình xây dựng (khối kiến trúc chính) và phù hợp với tổ chức không gian quy hoạch khu trung tâm. • Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới đường quy hoạch được quy định tùy thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới, nhưng khoảng lùi tối thiểu phải thỏa mãn“Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01: 2008/BXD” được quy định trong bảng dưới đây. Bảng Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình • Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo tầng cao xây dựng tương ứng của mỗi phần tính từ mặt đất (cốt vỉa hè). - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG HỘ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN "
15 p | 91 | 19
-
câu hỏi mội trường cơ bản
16 p | 140 | 18
-
Một số vấn đề môi trường trong khai thác, chế biến đá tại khu công nghiệp Mông Sơn, tỉnh Yên Bái
6 p | 125 | 13
-
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của ba phương thức xử lý chất thải rắn đô thị tại khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, Củ Chi
12 p | 93 | 7
-
Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy Jeli Kovi công suất 40 m3/ngày đêm, khu công nghiệp Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình
5 p | 14 | 6
-
Đa dạng thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
10 p | 75 | 6
-
Xây dựng mô hình kinh tế sinh thái theo hướng phát triển bền vững khu vực ven biển tỉnh Phú Yên
9 p | 105 | 5
-
Mô hình khu công nghiệp sinh thái: Tiêu chí xây dựng và khả năng ứng dụng đối với khu công nghiệp Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2
4 p | 66 | 4
-
Nghiên cứu khả năng xử lý chất hữu cơ trong nước mặt bằng bể lọc sinh học tiếp xúc BCF - xây dựng mô hình tại nhà máy nước An Dương
8 p | 46 | 2
-
Xây dựng tiêu chí và chỉ số đánh giá khu công nghiệp carbon thấp phù hợp với điều kiện Việt Nam
4 p | 47 | 2
-
Đề xuất giải pháp công nghệ thích hợp xử lý nước thải công nghiệp quy mô công suất vừa và nhỏ ở nước ta
3 p | 38 | 2
-
Vấn đề kinh tế môi trường trong dự báo lượng nước thải, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp ở Việt Nam
4 p | 59 | 1
-
Nghiên cứu xây dựng danh mục các tiêu chí đánh giá khu công nghiệp cacbon thấp ở khu công nghiệp Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
7 p | 35 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn