XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THEO HƯỚNG PHÁT<br />
TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN<br />
LÊ ĐỒNG QUANG<br />
Trường Dân tộc Nội trú tỉnh Tây Ninh<br />
NGUYỄN HOÀNG SƠN<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Khu vực ven biển tỉnh Phú Yên nằm trải dài theo đường bờ biển,<br />
bao gồm: huyện Đông Hòa, Tp.Tuy Hòa, huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu.<br />
Nơi đây có sự phân hóa tự nhiên phức tạp, phát triển kinh tế còn nhỏ lẻ và<br />
mang tính tự phát. Nguyên nhân chính là do việc quy hoạch phát triển các<br />
ngành kinh tế (đặc biệt là ngành nông - lâm - thủy sản) chưa được xem xét<br />
một cách khoa học từ sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên do vậy mà hiệu<br />
quả kinh tế mang lại không cao. Dựa trên sơ sở nghiên cứu đặc điểm tự<br />
nhiên của khu vực, tập quán canh tác của người dân, nhóm tác giả đã đề xuất<br />
xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với từng tiểu vùng ven biển<br />
bao gồm các mô hình: (1) Vườn nhà - rừng - chăn nuôi bò - trồng cây dược<br />
liệu; (2) Vườn nhà - ruộng lúa - cây hoa màu và rau quả; (3) Vườn nhà - cây<br />
công nghiệp - ao, đầm nuôi thủy sản và phát triển du lịch sinh thái.<br />
Từ khóa: Mô hình, kinh tế sinh thái, phát triển bền vững; khu vực ven biển<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khu vực ven biển tỉnh Phú Yên có đường bờ biển dài 189 km, bắt đầu từ Đầm Cù Mông<br />
(thị xã Sông Cầu) đến Vũng Rô (huyện Đông Hoà). Nơi đây có nhiều thuỷ vực với hệ<br />
sinh thái ven bờ khá đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, xây<br />
dựng bến cảng; có khí hậu mát mẻ, có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử cấp<br />
quốc gia là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Ngoài ra, đây cũng là khu vực có<br />
nhiều tài nguyên khoáng sản có thể khai thác phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xây<br />
dựng và các ngành kinh tế khác.<br />
Cấu trúc địa chất với sự có mặt các hệ tầng từ Proterozoi đến Đệ tứ với nhiều hệ tầng<br />
khác nhau, phân bố rộng rãi theo không gian trên toàn lãnh thổ. Địa hình kiểu núi uốn<br />
nếp nâng lên nên có độ cao thuộc dạng trung bình. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt khá<br />
phức tạp, độ cao từ 400 đến 500m, độ dốc vùng núi biến động lớn, tập trung ở khu vực<br />
phía Nam Đông Hòa và phía Tây Sông Cầu [4]. Kiểu đồng bằng phù sa do sông bồi đắp<br />
và phù sa trên cát, với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao chênh lệch không lớn, tập<br />
trung chủ yếu ở đồng bằng Tuy Hòa. Kiểu đồng bằng cồn cát ven biển, tập trung ở khu<br />
vực phía Đông Sông Cầu và phía Đông Tuy An. Kiểu đồi núi xen gò đồi với nhiều núi<br />
nhỏ nằm rải rác ở khu vực trung tâm của vùng, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc Tuy<br />
Hòa và phía Tây Nam Tuy An.<br />
Khu vực nghiên cứu nằm sát biển Đông, gần đường hàng hải quốc tế, có Quốc lộ 1A,<br />
đường sắt Bắc Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối Gia Lai, tỉnh lộ 645 nối Đắc Lắc, phía<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(39)/2016: tr. 108-116<br />
<br />
XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...<br />
<br />
109<br />
<br />
Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hoà… Vì vậy, đây là khu vực có nhiều thuận<br />
lợi để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật với các tỉnh, thành trong cả<br />
nước, đồng thời trở thành cửa ngõ hướng ra biển Đông của Tây Nguyên và các nước<br />
trong khu vực. Tuy nhiên, nền kinh tế nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn, sự phát triển<br />
của các ngành kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Do đó, việc nhận<br />
biết ranh giới các tiểu vùng sinh thái, xác định những tiềm năng, ưu thế đối với các loại<br />
hình sản xuất nông - lâm - nghiệp để xác lập được các mô hình kinh tế sinh thái bền<br />
vững, mang lại thu nhập ổn định cho người dân là việc làm cần thiết.<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ khu vực ven biển tỉnh Phú Yên<br />
<br />
2. PHÂN VÙNG CÁC TIỂU VÙNG SINH THÁI KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN<br />
2.1. Cơ sở khoa học của phân vùng sinh thái tự nhiên<br />
Theo Fedina: “Phân vùng địa lý tự nhiên là phân chia bề mặt quả đất hay một vùng<br />
lãnh thổ sao cho các vùng được phân chia (các địa tổng thể tự nhiên) phải giữ được<br />
<br />
110<br />
<br />
LÊ ĐỒNG QUANG – NGUYỄN HOÀNG SƠN<br />
<br />
tính toàn vẹn lãnh thổ, phải giữ được tính thống nhất nội tại xuất phát từ sự thống nhất<br />
về lịch sử phát triển, vị trí địa lý, các quá trình địa lý và sự gắn bó về mặt lãnh thổ của<br />
các bộ phận cấu tạo riêng biệt” [1].<br />
Một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với bất cứ nhà khoa học nào khi tiến hành phân<br />
vùng tự nhiên đó là phải xác định được các nguyên tắc phân vùng, bao gồm: Nguyên tắc<br />
khách quan; Nguyên tắc đồng nhất tương đối; Nguyên tắc tổng hợp; Nguyên tắc phát<br />
sinh; và nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ [6].<br />
2.2. Phương pháp phân vùng<br />
Do địa tổng thể tự nhiên có tính đồng nhất tương đối nên trong phân vùng tự nhiên có<br />
hai cách thực hiện:<br />
- Phân vùng từ trên xuống: Dựa vào sự phân hóa để chia cấp lớn thành các đơn vị cấp nhỏ.<br />
- Phân vùng từ dưới lên: Xét những đặc trưng cơ bản, tương đồng của các địa tổng thể<br />
cấp nhỏ gộp lại thành một đơn vị cấp lớn hơn.<br />
Dựa vào quá trình phân chia tự nhiên ở địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thực hiện cách<br />
phân vùng từ trên xuống.<br />
Vận dụng phương pháp luận phân vùng, chúng tôi xác định yếu tố quyết định đến sự<br />
phân hóa tự nhiên khu vực nghiên cứu là độ cao địa hình (yếu tố trội). Vì yếu tố địa<br />
hình là yếu tố đại diện cho địa chất kiến tạo, chi phối phân hóa nhiệt - ẩm, vừa tác động<br />
trực tiếp vừa tác động gián tiếp đến hình thành đất.<br />
2.3. Kết quả phân vùng<br />
Bằng phương pháp phân vùng dựa vào phân tích vai trò, yếu tố trội, chúng tôi phân chia<br />
khu vực nghiên cứu thành 6 tiểu vùng tự nhiên (khoanh vi, cụ thể hóa bằng bản đồ và<br />
mô tả đặc trưng tự nhiên).<br />
- Tiểu vùng núi phía Nam Đông Hòa.<br />
- Tiểu vùng đồng bằng phù sa Tuy Hòa.<br />
- Tiểu vùng đồi cao trung tâm.<br />
- Tiểu vùng đồng bằng cát ven biển Tuy An.<br />
- Tiểu vùng đồng bằng ven biển Sông Cầu.<br />
- Tiểu vùng đồi núi phía Tây Sông Cầu.<br />
2.3.1. Tiểu vùng núi phía Nam Đông Hòa<br />
Nằm ở phía Nam của huyện, kéo dài từ Tây sang Đông, đây là tiểu vùng chiếm khá lớn<br />
diện tích tự nhiên của huyện. Địa hình bị chia cắt phức tạp. Độ cao trung bình từ 400<br />
đến 500m, độ dốc vùng núi biến động lớn.<br />
Phần phía Tây với loại đất chủ yếu là đất xám bạc màu, độ dốc lớn, phần phía Đông<br />
giáp biển chủ yếu là đất cát ngập mặn (diện tích mặt nước lợ ven biển). Lượng mưa<br />
trung bình hàng năm lớn nhất trong khu vực (trên 2.600mm). Do đặc điểm của địa hình<br />
và địa chất, khả năng giữ nước của khu vực này không tốt nên mực nước ngầm hạ thấp.<br />
<br />
XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...<br />
<br />
111<br />
<br />
2.3.2. Tiểu vùng đồng bằng phù sa Tuy Hòa<br />
Đây là đồng bằng lớn nhất của tỉnh. Địa hình bằng phẳng nằm ở phía Bắc huyện Đông<br />
Hòa và phía Nam Thành Phố Tuy Hòa, thuộc dạng địa hình đồng bằng ven sông, kéo<br />
dài từ Tây sang Đông, độ chênh cao nhỏ. Phía Đông là vùng đất cát ven biển, phía Tây<br />
Bắc là vùng đất phù sa do hai con sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch bồi đắp. Độ dốc<br />
trung bình của tiểu vùng là 0,05%. Độ cao trung bình khoảng 2,5 -3m, nơi cao nhất<br />
khoảng 5,5 - 5,7m (phân bố dọc quốc lộ 1A, nơi thấp nhất khoảng từ 0,5 -1,5m (phân bố<br />
dọc hai bên sông Bàn Thạch) [2].<br />
2.3.3. Tiểu vùng đồi cao trung tâm<br />
Nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn gồm phần phía Tây Bắc của TP Tuy Hòa và<br />
Phía Tây Nam của huyện Tuy An. Phần lớn diện tích là những đồi cao (trong tiểu vùng<br />
còn có 1 số núi như: Núi Yang, Ông La, núi Miếu...), địa hình với mức độ chia cắt sâu,<br />
độ dốc lớn.<br />
Phần lớn diện tích đất là đất xám bạc màu, ngoài ra còn có đất nâu tím trên đá bazan. Địa<br />
hình cao trung bình trên 300m. Chủ yếu phát triển cây công nghiệp và phát triển rừng.<br />
2.3.4. Tiểu vùng đồng bằng cát ven biển Tuy An<br />
Tiểu vùng có địa hình đồng bằng thấp, có nhiều vũng, vịnh, đầm. Nằm ở phía Đông của<br />
huyện Tuy An. Nền địa chất chủ yếu là trầm tích đệ tứ có nguồn gốc sông biển, tuy nhiên<br />
nguồn gốc biển chiếm ưu thế có tuổi từ Pleistocen thượng và Holocen thượng. Thành<br />
phần gồm đất cát vàng, đất cát đỏ, cát có lẫn sạn, sỏi nhỏ, cát bột dày 8 - 12 m. Khí hậu<br />
nhiệt đới ẩm, có lượng mưa trung bình hàng năm không cao so với những nơi khác từ<br />
1.700 - 1.900 mm, có mùa khô trung bình kéo dài 2 - 3 tháng. Một số nơi có đất mặn và<br />
trung tính, ngoài ra còn có đất phù sa glay, đất có hàm lượng mùn từ trung bình đến khá.<br />
Đây là tiểu vùng chủ yếu phát triển lúa, hoa màu và rừng phòng hộ ven biển [3].<br />
2.3.5. Tiểu vùng đồng bằng ven biển Sông Cầu<br />
Đây là tiểu vùng nằm ở phía Đông Thị Xã Sông Cầu, với địa hình có độ cao chênh lệch<br />
không lớn với nhiều loại đất khác nhau như: Đất xám, đất cát vàng, đất cát đỏ, đất phù<br />
sa trên cát, đất mặn và trung tính.<br />
Khí hậu Sông Cầu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt.<br />
Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây và gió Tây Nam, tháng 4<br />
là tháng khô nhất. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió mùa Mùa<br />
Đông. Hàng năm, thường mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, chiếm 60% lượng mưa<br />
hàng năm. Tổng số ngày mưa trong năm là 130 ngày, độ ẩm trung bình là 81%. Số giờ<br />
nắng trung bình trong năm là 2500 giờ. Số giờ nắng trung bình trong một ngày là 6 - 8<br />
giờ. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 290C, thấp nhất là 200C, trung bình là 250C [5].<br />
2.3.6. Tiểu vùng đồi núi phía Tây Sông Cầu<br />
Nằm ở phía tây Sông cầu với địa hình có những nhánh núi tách ra từ dãy Trường Sơn<br />
chạy theo hướng Đông - Nam, tạo thành những đèo, dốc tương đối cao, hiểm trở như<br />
<br />
LÊ ĐỒNG QUANG – NGUYỄN HOÀNG SƠN<br />
<br />
112<br />
<br />
đèo Cù Mông, dốc Găng… Địa hình có độ dốc lớn, cao từ 300 - 500m, nhiều nơi cao<br />
hơn 500m. Loại đất chủ yếu ở khu vực này là đất xám bạc màu. Đây là vùng có lượng<br />
mưa cao từ 2.200 - 2.600mm nên quá trình bóc mòn, rửa trôi diễn ra mạnh mẽ.<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ các tiểu vùng sinh thái của khu vực nghiên cứu<br />
<br />
3. ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG CHO TỪNG<br />
TIỂU VÙNG<br />
3.1. Đề xuất các mô hình<br />
Khu vực ven biển tỉnh Phú Yên bao gồm 6 tiểu vùng địa lí tự nhiên. Tuy nhiên, các tiểu<br />
vùng ở khu vực núi thấp và đồi cao là khu vực phân bố rừng phòng hộ đầu nguồn của<br />
lãnh thổ nên cần được giữ nguyên hiện trạng. Một số tiểu vùng khác có mức độ tương<br />
đồng cao về nhu cầu sinh thái cây trồng. Vì vậy, chỉ đề xuất một số mô hình kinh tế sinh<br />
thái đặc trưng cho các tiểu vùng sinh thái tự nhiên sau:<br />
<br />