intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin lợi nhuận tại các công ty niêm yết

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả mong muốn bài viết sẽ giúp làm rõ chất lượng thông tin lợi nhuận và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán tại các công ty niêm yết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin lợi nhuận tại các công ty niêm yết

  1. Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin lợi nhuận tại các công ty niêm yết ESTABLISHING THE MODEL OF FACTORS AFFECTING THE EARNING QUALITY OF LISTED COMPANIES NCS.ThS. Nguyễn Thị Diệu Thuý- Khoa Kế toán- Đại học Vinh TÓM TẮT: Chất lượng thông tin lợi nhuận là chủ đề luôn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Việc đo lường chất lượng thông tin lợi nhuận, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn cho các nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định đầu tư, quyết định quản lý, giúp cho uỷ ban chứng khoán giám sát thông tin minh bạch hơn trên thị trường chứng khoán. ABSTRACT: Earning quality is a topic that always receives the attention of researchers around the world. Measuring earning quality, studying the factors affecting earning quality has great significance for investors and business managers in making investment decisions, management decisions, helping the Securities Commission to monitor information more transparently on the stock market. Keywords: earning quality, earning management, financial statements. JEL: M30, M49, M 41 1. Đặt vấn đề Chất lượng thông tin lợi nhuận (EQ) là thước đo quan trọng, là căn cứ để để người sử dụng thông tin đưa ra các đánh giá về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính của một công ty. Đối với các công ty niêm yết, chất lượng thông tin lợi nhuận tiết lộ không chỉ đơn thuần về giá trị lợi nhuận mà còn bao hàm cả những thông tin bên trong đó chính là khả năng dự báo lợi nhuận trong tương lai, tính bền vững của lợi nhuận trong tương lai, lợi nhuận có mang tính ổn định, có kịp thời và thận trọng, có giải thích được sự biến động trong giá cổ phiếu của công ty hay không. Việc nghiên cứu chất lượng thông tin lợi nhuận trên nhiều khía cạnh giúp cho các nhà nghiên cứu có cái nhìn đa chiều và toàn diện về chất lượng thông tin lợi nhuận. Và đặc biệt việc đo lường được chất lượng thông tin lợi nhuận giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn trong việc ra các quyết định đầu tư, giảm thiểu các rủi ro, gian lận do sự bất cân xứng thông tin giữa chủ sở hữu và người đại diện trong các công ty niêm yết. Thông qua việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin lợi nhuận, hướng tới giúp cho người sử dụng thông tin, các nhà đầu tư có thể nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin lợi nhuận. Từ đó đánh giá được
  2. chất lượng thông tin lơi nhuận của các công ty niêm yết làm căn cứ đưa ra các quyết định đúng đắn là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán nói chung. Tác giả mong muốn bài báo sẽ giúp làm rõ chất lượng thông tin lợi nhuận và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán tại các công ty niêm yết. 2. Chất lượng thông tin lợi nhuận và các nghiên cứu trước đây 2.1. Khái niệm Theo Dechow và cộng sự (2010), chất lượng thông tin lợi nhuận là khái niệm trừu tượng, đa chiều và không thể đo lường một cách trực tiếp. Quan điểm này về cơ bản cũng thống nhất với quan điểm của các chuyên gia phân tích - đây là một trong những đối tượng sử dụng thông tin quan trọng và cũng là người truyền tải thông tin cho nhà đầu tư, cổ đông và các chủ nợ (Barker và Imam, 2008). Chất lượng thông tin lợi nhuận cần được đánh giá trên nhiều góc độ. Nhiều nhà phân tích cho rằng khi xem xét chỉ tiêu lợi nhuận có đảm bảo tiêu chí chất lượng hay không cần dựa vào nhiều góc độ, chất lượng thông tin lợi nhuận thể hiện được hiệu quả hoạt động hiện tại của công ty, khả năng dự báo lợi nhuận trong tương lai qua đó đánh giá được giá trị doanh nghiệp (Dechow và Schrand 2004). Chất lượng thông tin lợi nhuận theo Hicksian cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như (Hodge, 2003), Schipper và Vincent (2003), các nhà khoa học đều cho rằng: “mức độ báo cáo sự trung thực của lợi nhuận có nghĩa là sự tương ứng hoặc sự đồng ý về cách thức đo lường hoặc miêu tả với thực tế mà nó phản ánh”. Chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán được đo dựa vào sự tương quan của nó với “lợi nhuận thực - true earnings” mà không quan tâm đến các quy tắc kế toán được thừa nhận hay việc thực hiện các quy tắc. Tuy nhiên, quan điểm lợi nhuận của Hicksian rất khó đánh giá trong thực tế bởi lợi nhuận thực tế không thể quan sát được. Theo Schipper và Vincent (2003) nhà quản lý có thể có xu hướng quản trị lợi nhuận vì một số lý do như: liên quan đến áp lực từ thị trường, bồi thường, các khoản thưởng, các hợp đồng vay hoặc cho vay... điều này sẽ dẫn tới chất lượng thông tin lợi nhuận thấp. Chất lượng thông tin lợi nhuận được đánh giá dựa trên tính hữu ích trong việc ra quyết định, từ khung khái niệm FASB và lợi nhuận được phát triển bởi nghiên cứu Hicks (1939). Francis và cộng sự (2004) cho rằng chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán là một biến đại diện cho rủi ro thông tin. Có thể thấy, rất nhiều quan điểm về Chất lượng lợi nhuận được đưa ra trong các nghiên cứu thực chứng. Bài viết thống nhất rằng: “Chất lượng lợi nhuận cao hơn khi cung cấp thông tin nhiều hơn về đặc điểm tình hình tài chính và phù hợp hơn cho các quyết định kinh tế khác nhau được đưa ra bởi các chủ thể khác nhau. Chất lượng thông tin lợi nhuận tốt giúp hạn chế rủi ro thông tin” 2.2. Các nghiên cứu về Chất lượng thông tin lợi nhuận Hiện này nghiên cứu về chất lượng thông tin lợi nhuận vẫn là chủ đề thu hút các nhà nghiên cứu tham gia. Tuỳ vào mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu mà các nhà khoa học tiếp cận theo các hướng nghiên cứu khác nhau. Có ba quan điểm nội trội đo lường về Chất lượng thông tin lợi nhuận. Quan điểm của J. Francis và cộng sự (2004): EQ được tính toán dựa trên cơ sở số liệu kế toán và cơ sở thị trường. Các nhà nghiên cứu đưa ra 7 tiêu chí của EQ: Chất
  3. lượng các khoản dồn tích, tính bền vững của lợi nhuận, khả năng dự báo của lợi nhuận, sự ổn định của lợi nhuận, giá trị thích hợp, tính kịp thời và thận trọng. Bốn tiêu chí đầu được tính dựa trên số liệu kế toán, ba tiêu chí sau căn cứ vào thông tin thị trường về giá cổ phiếu để tính toán. Quan điểm thứ hai, Schiper và Vincent (2003) chia tiêu chí đánh giá EQ theo 4 nhóm. Nhóm 1 căn cứ vào đặc điểm chuỗi thời gian của lợi nhuận gồm: tính bền vững của lợi nhuận, khả năng dự báo, sự biến thiên của lợi nhuận. Nhóm hai được tính toán dựa trên mối quan hệ giữa các khoản lợi nhuận, các khoản dồn tích và luồng tiền. Nhóm ba các tiêu chí đánh giá EQ được phát triển từ đặc điểm định tính của thông tin kế toán theo khung FASB. Nhóm bốn căn cứ vào các quyết định thực hành nghề nghiệp, mức độ xét đoán, ước tính dự báo của người lập BCTC, thông qua các bất thường của thông tin để xem xét khả năng báo cáo bị thao túng. Hai nhóm ba và bốn khi đo lường thực tế không dễ tính toán như nhóm một và hai. Quan điểm P.Dechow (2010) tổng hợp cả hai quan điểm trên, nhà nghiên cứu còn bổ sung tiêu chí về chỉ số bên ngoài về báo cáo lợi nhuận sai. Quan điểm của Dechow và cộng sự đã làm rõ các tiêu chí hơn, làm rõ được vai trò của thị trường và người sử dụng thông tin. Tuy nhiên không rõ nét trong phân loại nhóm tiêu chí, việc tính toán một cách tổng thể về EQ cũng có nhiều khó khăn nhất là nhóm tiêu chí ba. Các thị trường mới nổi như Việt Nam khó đánh giá theo tiêu chí này vì không đủ thông tin làm rõ nguyên nhân các công bố báo cáo lại, các chế tài kiểm soát chất lượng BCTC cũng chưa chặt chẽ như thị trường phát triển. Trên góc độ nghiên cứu thực chứng, việc kế thừa các quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước thực hiện. Đứng ở góc độ nghiên cứu chung toàn diện về EQ, bài báo tập trung theo quan điểm J.Francis và cộng sự (2004) vì khả năng khái quát, dễ tính toán cho các công ty niêm yết. Nhìn chung, lợi nhuận được xem là có chất lượng cao khi lợi nhuận có tính bền vững cao, ổn định hơn, có khả năng dự báo lợi nhuận trong tương lai, ít biến động, thích hợp, có mức quản trị lợi nhuận thấp hơn, kịp thời và thận trọng hơn. 3. Các nhân tố của mô hình 3.1. Các biến độc lập trong mô hình Dựa vào nghiên cứu tổng hợp, P.Dechow và cộng sự (2010) đã đưa ra sáu nhóm nhân tố tác động đến EQ: đặc điểm doanh nghiệp; hoạt động lập BCTC; hoạt động quản trị và kiểm soát; kiểm toán viên; tác động của thị trường vốn và các nhân tố bên ngoài. Trong phạm vi bài báo, dựa trên nghiên cứu về thị trường các công ty niêm yết ở Việt Nam, tác giả đưa vào mô hình các biến sau: Quy mô hội đồng quản trị: Xuất phát từ lý thuyết đại diện cho rằng, ngoài cơ chế lương, thưởng, cơ chế để bảo vệ cho quyền lợi của cổ đông là thông qua hội đồng quản trị. Theo Dalton và cộng sự (1998) quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì có nhiều thành viên có chuyên môn, có kinh nghiệm khác nhau. Điều này giúp tăng khả năng giám sát hoạt động của ban giám đốc. Nghiên cứu của Xie (2003) cũng cho thấy quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì điều chỉnh lợi nhuận càng nhỏ, EQ càng tăng. Còn Jensen (1993) cho rằng khi tăng thêm thành viên trong hội đồng quản trị sẽ làm tăng chi phí và
  4. hiệu quả hoạt động bị giảm xuống. Trong nghiên cứu này tác giả đưa ra nhân tố tác động của quy mô hội đồng quản trị đến EQ Giả thuyết 1: Quy mô Hội đồng quản trị càng lớn thì chất lượng thông tin lợi nhuận càng cao? Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch hội đồng quản trị: Lý thuyết thông tin bất cân xứng cho thấy rằng khi CEO kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT thì vấn đề bất cân xứng thông tin sẽ có xu hướng tăng lên, sẽ làm cho cổ đông gặp nhiều thiệt hại hơn do thiếu thông tin. Nhà quản trị có xu hướng làm dụng quyền lực nhằm thay đổi các thông tin biết trước của họ, thay đổi số liệu kế toán nên EQ có xu hướng giảm. Vậy có hay chăng tác động của sự kiêm nhiệm chức năng CEO và chủ tịch HĐQT đến EQ. Giả thuyết 2: Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT có quan hệ ngược chiều với chất lượng thông tin lợi nhuận? Thành viên nữ trong HĐQT: theo lý thuyết các bên liên quan, các bên liên quan có quan hệ về mặt lợi ích với công ty. Các công ty không chỉ quan tâm đến lợi ích của các cổ đông mà còn quan tâm đến lợi ích của chủ nợ, người lao động và các bên liên quan khác. Do đặc tính về giới, thành viên nữ trong HĐQT có thể thực hiện tốt việc giám sát của HĐQT. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết: Giả thuyết 3: Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT có quan hệ thuận chiều với chất lượng thông tin lợi nhuận? Mức độ chuyên môn tài chính của thành viên HĐQT: lý thuyết kế toán thực chứng cho rằng các hành động của nhà quản lý đều xuất phát từ lợi ích cá nhân. Việc sự dụng quyền hành để thay đổi thông tin đặc biệt là số liệu kế toán nhằm che dấu thông tin, tăng lợi ích cho nhà quản lý. Thành viên HĐQT có chuyên môn về tài chính sẽ hoạt động giám sát của HĐQT hiệu quả hơn, giúp ngăn ngừa được các hành vi thao túng lợi nhuận, giúp chất lượng thông tin lợi nhuận cao hơn. Giả thuyết 4: Mức độ chuyên môn tài chính của các thành viên HĐQT có quan hệ thuận chiều với chất lượng thông tin lợi nhuận? Sự hiện diện của Kiểm toán nội bộ (KTNB): việc xây dựng phòng kiểm toán nội bộ ở các công ty có tác dụng rất lớn trong ngăn ngừa các hành vi gian lận, sai phạm, góp phần làm chất lượng thông tin lợi nhuận ngày càng cao. Giả thuyết 5: Sự hiện diện của KTNB có liên quan tích cực đến chất lượng thông tin lợi nhuận? Kiểm toán độc lập: hoạt động kiểm toán độc lập sẽ phát sinh chi phí đại diện cao hơn. Nhưng các báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ được xác minh tính trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu của thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính. Các công ty niêm yết khi tiến hành công bố thông tin về BCTC năm đều phải được các hãng kiểm toán thực hiện. Các công ty kiểm toán Big 4 được kỳ vọng chất lượng sẽ tốt hơn do quá trình giám sát chất lượng kiểm toán, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên cao hơn. Vì vậy tác giả hy vọng báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Big Four sẽ có chất lượng thông tin lợi nhuận cao hơn Giả thuyết 6: Các công ty được Kiểm toán báo cáo tài chính bởi các hãng kiểm toán Big 4 sẽ có EQ cao hơn các công ty được kiểm toán không phải là Big 4?
  5. Quy mô công ty: Các công ty có quy mô lớn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị hơn các công ty nhỏ. Watts (1990) cho rằng công ty càng lớn thì chi phí chính trị càng cao. Aves (2014) cũng cho thấy quy mô công ty càng lớn thì chất lượng thông tin lợi nhuận càng kém xuất phát từ hành vi quản trị lợi nhuận. Giả thuyết 7: Quy mô công ty có quan hệ ngược chiều với chất lượng thông tin lợi nhuận? Hệ số nợ: trong lý thuyết kế toán thực chứng giả thuyết về hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu là một ba giả thuyết. Hệ số nợ càng cao thì công ty có xu hướng chuyển lợi tương lai sang kỳ hiện tại. Lý thuyết đại diện khuyến khích bổ sung thêm các khoản hạn chế trong hợp đồng vay như hạn chế hạn mức vay, hoặc giới hạn cổ tức nhà quản lý. Nhiều nhà nghiên cứu như Richardson và cộng sự (2002), Riahi và Omri (2013) đều cho rằng nhà quản lý có xu hướng dịch chuyển lợi nhuận sang kỳ hiện tại thông qua các ước tính kế toán, ghi nhận sớm doanh thu. Tác giả đưa ra giả thuyết hệ số nợ có quan hệ ngược chiều với chất lượng thông tin lợi nhuận. Giả thuyết 8: Hệ số nợ có quan hệ ngược chiều với chất lượng thông tin lợi nhuận? 3.2. Mô hình nghiên cứu tổng quát Hình 1: Mô hình nghiên cứu tổng quát 4. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng thông tin lợi nhuận tại các công ty niêm yết 4.1. Đo lường biến Chất lượng thông tin lợi nhuận Nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường chất lượng thông tin lợi nhuận của Francis và cộng sự (2004). Sau khi tính các chỉ tiêu chất lượng lợi nhuận, tác giả sẽ xếp hạng chất lượng lợi nhuận theo từng chỉ tiêu và đưa ra chỉ tiêu xếp hạng tổng hợp của chất lượng thông tin lợi nhuận.
  6. Tên tiêu Giải thích biến Viết tắt Cách tính chí trong mô hình =Trung bình xếp hạng của các thuộc tính (tiêu chí) Lợi nhuận (không trọng Chất lượng số) thông tin EQ Mỗi thuộc tính xếp hạng từ 0-100 lợi nhuận Mức xếp hạng cao nhất tương ứng mức lợi nhuận cao nhất. WCAi,t là vốn lưu động dồn AQi = σ (υi,t) tích năm t của Chất lượng AQ Trong: WCAi,t = β0,i +β1,i CFOi,t-1 +β2,i hãng i dồn tích CFOi,t + β3,i CFOi,t+1 + υi,t CFOi,t là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Ei,t là lợi nhuận từ PERSi = - μ1,i hoạt động kinh Bền vững PER Trong: Ei,t= μ0,I + μ1,iEi,t-1+ υi,t doanh năm t của hãng i Khả năng √ 𝜎 2(υi,t ) là dự báo lợi PRE PREDi= √ 𝜎2(υi,t ) phương sai của nhuận cú sôc thu nhập NIBEi,t là lợi nhuận thuần từ SMOOTHi=σ(NIBEi,t)/σ(CFOi,t) Ổn định SMO hoạt động kinh doanh của hãng i năm t. RETi,t là lợi nhuận quý 1 của RELVi =-R2i,eq năm t+1 Trong: EARNi,t là lợi Thích hợp RET RETi,t =λ0,I + λ1,i EARNi,t + λ3,i nhuận thuần từ ΔEARNi,t +υi,t hoạt động kinh doanh năm t của hãng i TIMELi =- R2i,eg NEGi,t là biến Trong:EARNi.t = φ0,i + φ1,i NEGi,t + φ2,i giả=1 nếu RETi,t Kịp thời TIME RETi,t + φ3,i NEGi,t RETi,t +ηi,t
  7. 4.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán tại các công ty niêm yết EQ= β0 + β1QMHĐQT + β2CEO_HĐQT + β3W_HĐQT + β4CMTC_HĐQT + β5KTNB + β6KTĐL + β7QM + β8 No+ ε Trong đó: QMHĐQT là quy mô hội đồng quản trị; CEO_HĐQT là sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT, nhận giá trị 1 nếu kiêm nhiệm; W_HĐQT là tỷ lệ nữ trong HĐQT; CMTC_HĐQT là chuyên môn tài chính của HĐQT; KTNB là kiểm toán nội bộ có tồn tại nhận giá trị 1; KTĐL là kiểm toán độc lập, BCTC được kiểm toán bởi Big 4 nhận giá trị 1; QM là quy mô tài sản của công ty tính bằng Log( tổng tài sản); No là hệ số nợ. β1,…. β8. là là hệ số ước lượng của mô hình. ε là sai số ngẫu nhiên. 5. Kết luận Nghiên cứu nhằm mục tiêu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin lợi nhuận nhằm đưa ra hàm ý cho các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cơ quan quản lý, uỷ ban chứng khoán nhà nước. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu với đề xuất 9 biến với 8 giả thuyết, trong đó có 8 biến độc lập bao gồm: quy mô HĐQT; Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT; Thành viên nữ trong HĐQT; Chuyên môn tài chính của HĐQT; Kiểm toán nội bộ; Kiểm toán độc lập; Quy mô công ty; Hệ số nợ. Từ mô hình được xây dựng trong nghiên cứu trên, hy vọng các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư sẽ có thể tiến hành khảo sát và đo lường chất lượng thông tin lợi nhuận một cách toàn diện nhất, từ đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin lợi nhuận, là căn cứ đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý. Tài liệu tham khảo Alves Sandra. (2014), The effect of board independence on the earnings quality: evidence from portuguese listed companies, Tạp chí Australasian Accounting Business & Finance Journal, Số 8(3), Trang: 23. Dalton, D. R., Daily, C. M., Ellstrand, A. E., & Johnson, J. L. (1998). Meta‐ analytic reviews of board composition, leadership structure, and financial performance. Strategic management journal, 19(3), 269-290. Dechow Patricia, Weili Ge và Catherine Schrand. (2010), Understanding earnings quality: A review of the proxies, their determinants and their consequences, Tạp chí Journal of accounting and economics, Số 50(2-3), Trang: 344-401. Francis Jennifer, Ryan LaFond, Per M Olsson và Katherine Schipper. (2004), Costs of equity and earnings attributes, Tạp chí The Accounting Review, Số 79 (4), Trang: 967-1010. Jensen Michael C. (1993), The modern industrial revolution, exit, and the failure of internal control systems, Tạp chí The journal of Finance, Số 48(3), Trang: 831-880. Schipper Katherine và Linda Vincent (2003), Earnings quality, Tạp chí Accounting horizons, Số 17, Trang: 97-110.
  8. Xie Biao, Wallace N Davidson III và Peter J DaDalt. (2003), Earnings management and corporate governance: the role of the board and the audit committee, Tạp chí Journal of corporate finance, Số 9(3), Trang: 295-316. Watts Ross L và Jerold L Zimmerman. (1990), Positive accounting theory: a ten year perspective, Tạp chí Accounting review, Trang: 131-156.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2