Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý môi trường
lượt xem 20
download
Họp phần "Kiểm soát ó nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA) " là Ì trọng 5 Hợp phần của "Chương trình Hợp tác phát triển về môi trường (DCE) giai đoạn 2005 2010" được ký kết để triển khai sự hợp tác giữa Chính phu Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam, nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường. Hợp phan được triển khai tại 4 tỉnh: Thải Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam và Ben Tre với hoạt động chủ yếu là xác định, thiết kế và thực...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý môi trường
- Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý môi trường Họp phần "Kiểm soát ó nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA) " là Ì trọng 5 Hợp phần của "Chương trình Hợp tác phát triển về môi trường (DCE) giai đoạn 2005 - 2010" được ký kết để triển khai sự hợp tác giữa Chính phu Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam, nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường. Hợp phan được triển khai tại 4 tỉnh: Thải Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam và Ben Tre với hoạt động chủ yếu là xác định, thiết kế và thực hiện các dự án trình diễn phù hợp nhân rộng tại địa phương và phổ biến trong cả nước. Đối tượng mà Dự án hướng tới là cộng đông dân cư nghèo, vì vậy việc huy động sự tham gia của họ là một tiêu chỉ quan trọng được sử dụng để đánh giả két quả của Dự án. Hai dự án "Cải thiện điêu kiện môi trường chợ Bà Rén (Quảng Nam) " và "Cải tạo môi trường kênh Chín Tế (Bến Tre) " được đảnh giá đạt kết quả tốt, bước đầu cảnh quan môi trường được cải thiện, ý thức
- bảo vệ môi trường của cán bộ các Sở/ban ngành và cộng đông dân cư cũng được nâng cao. Đe đạt được những kết quả như vậy là do Dự án đã huy động sự tham gia của cộng đồng ngay từ khâu lập kế hoạch, thực thi, giám sát và thụ hưởng lợi ích từ việc thực hiện Dự án. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường Trong hệ thống các văn bản pháp lý, chủ trương, chính sách của Việt Nam liên quan tới công tác bảo vệ môi trường (BVMT) đều nêu rõ quan điểm coi cộng đồng là một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện quản lý môi trường bền vững; khuyến khích cộng đồng tham gia công tác BVMT như việc thực hiện các cam kết BVMT; xây dựng các mô hình tự quản, các phong trào liên quan tới BVMT; tăng cường giám sát cộng đồng đối với công tác BVMT. Hệ thống các văn bản này cũng nhấn mạnh vai trò của các cấp chính quyền, tổ chức xã hội trong việc thực hiện tuyên truyền, vận động, tổ chức, quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng. Cộng đồng tham gia quản lý môi trường là một giải pháp cơ bản trong BVMT và phát triển bền vững. Sự tham gia của cộng đồng thể hiện dưới nhiều hình thức như thông báo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường; tham vấn người dân về những vấn đề môi trường tại chính nơi họ sinh sống, thu thập những sáng kiến BVMT của người dân; xây dựng mối quan hệ đối tác giữa nhân dân và chính quyền/tổ chức trong các hoạt động BVMT hay tự quản, tạo điều kiện cho người dân tự thực hiện và kiểm ưa, giám sát công tác BVMT tại địa phương. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường cũng chính là cách để duy trì tính bền vững của hoạt động BVMT. Hiện nay, một số địa phương ở nước ta đã có một số mô hình B VMT dựa vào cộng đồng và đạt được hiệu quả tích cực. Đó là các mô hình cam kết BVMT, tổ chức tự quản xử lý ô nhiễm môi trường, lồng ghép xóa đói giảm nghèo với BVMT, vệ sinh môi trường, các phong trào tình nguyện và BVMT trong sản xuất công nghiệp... Trong đó, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên...) đóng một vai trò quan trọng trong công tác BVMT. Những mô hình này đã đạt được những thành công nhất định, đó là quá trình triển khai thực hiện cộng đồng dân cư được tham gia đầy đủ, ngay từ khâu lập kế hoạch, thực thi, giám sát và chia sẻ quyền lợi từ việc thực hiện các chương trinh đó.
- Thực tiễn cho thấy, sự tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã đạt một số kết quả bước đầu. Có thể nói, Việt Nam đã có cơ sở pháp lý cơ bản tạo điều kiện cho cộng đồng cấp cơ sở tham gia BVMT. Đồng thời, cộng đồng cũng đã có sự quan tâm tới chít lượng môi trường. Trong khi đó, phương thức quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đã được nhiều dự án quan tâm và thực hiện, đặc biệt được xây dựng với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng. Chính điều này đã từng bước nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng. Do vậy, cần thiết nâng cao năng lực cho chính quyền cấp cơ sở, nơi những dự án này được thực hiện. Khi người dân được tham gia trực tiếp vào các bước trong dự án, được chủ động đưa ra các đề xuất, được giám sát quá trình thực hiện và là những người trực tiếp được hưởng thành quả của Dự án thì họ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý môi trường. Sự tham gia của cộng đồng trong các vấn đề môi trường có liên quan làm tăng sự đồng thuận và niềm tin của nhân dân đối với các quyết định của chính quyền, tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương trong việc giải quyết các vấn đề liên quan và tăng cường tính dân chủ. Tuy nhiên, khó khăn và thách thức trong vấn đề quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng lại nảy sinh cả từ phía cộng đồng và chính quyền. Nhận thức và năng lực của cộng đồng chưa đảm bảo để thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý môi trường. Đặc biệt đối với người dân ở cấp cơ sở và các khu vực nghèo, trình độ dân trí cũng như nhân lực BVMT còn hạn chế. Mặt khác, nguồn ngân sách của địa phương trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và BVMT ở cấp cơ sở còn ít. Để đảm bảo tính bền vững trong công tác BVMT với sự tham gia của cộng đồng đối với các công trình dịch vụ công, trong một số trường hợp cần có sự hợp tác
- của người dân (người thụ hưởng) trong việc chia sẻ đóng góp chi trả các dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, tại các khu vực đông dân nghèo, việc thực hiện chi trả này còn rất thấp, không đủ khuyến khích và cải thiện thu nhập của những người tham gia công tác BVMT, ảnh hưởng tới khả năng duy trì dịch vụ. Việc vận động cộng đồng tham gia công tác BVMT là một trở ngại không nhỏ, đặc biệt nếu trong điều kiện khu vực nơi người dân sinh sống là khu vực cộng đồng nghèo, những người lao động không có thu nhập cao dẫn tới thời gian dành cho việc tham gia Dự án là hết sức hạn chế. Việc bù đắp thời gian làm việc của người dân bằng một khoản tài chính nhỏ (từ nhà tài trợ) nhằm kích thích sự tham gia của cộng đồng chỉ là giải pháp tạm thời không bền vững. Một số rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình tham vấn cộng đồng như những kỳ vọng quá cao có thể không đạt được; không thể điều hòa những khác biệt; hoặc thông tin đưa ra gây sự chống đối. Kỉnh nghiệm từ Họp phần PCDA Một trong những hoạt động chủ yếu của Hợp phần PCDA là xác định, thiết kế và thực hiện các dự án trình diễn phù họp, có thể nhân rộng tại địa phương thực hiện dự án và phổ biến trong cả nước. Các dự án đều nhằm tới đối tượng hưởng lợi là cộng đồng dân cư nghèo, vì vậy việc huy động sự tham gia của họ là một tiêu chí quan trọng được sử dụng để đánh giá kết quả của dự án. Dưới đây là một số bài học kinh nghiệm từ 2 dự án trình diễn đầu tiên đã hoàn thành trong năm 2010.
- Dự án Cải tạo môi trường chợ Bà Rén-Quảng Nam Chợ Bà Rén thuộc xã Quế Xuân ì (Quế Sơn - Quảng Nam) có tổng diện tích khoảng 3.000 m2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu bao gồm: mua bán thực phẩm, rau quả tươi, thịt, cá, hàng tạp hóa, quần áo... Chợ Bà Rén là điểm nóng về môi trường bởi cơ sở hạ tầng thấp (nền chợ thấp và thường xuyên bị ngập lớn khi có mưa); Quản lý chất thải kém (không có hệ thống nước thải; chất thải rắn không được thu gom và xử lý tốt, gây ô nhiễm về mùi); Thiếu nhà vệ sinh gây nên những vấn đề nghiêm trọng về môi trường và vệ sinh. Chính vì vậy, Chợ Bà Rén đã được chọn làm điểm thực hiện dự án trình diễn của Hợp phần PCDA với mục tiêu cải thiện một cách bền vững các điều kiện vệ sinh để giảm nhẹ những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe của những người bán và mua hàng cùng với cộng đồng dân cư ở các khu vực lân cận. Đe huy động sự tham gia cộng đồng, Dự án đã giới thiệu và thông báo với dân cư về những phương pháp và tiếp cận các sáng kiến cải thiện vệ sinh và môi trường trên nguyên tắc người sử dụng trả phí thích đáng để những công trình và biện pháp quản lý mới được vận hành bền vững. Kinh phí chi cho vận hành hệ thống thu gom rác và xử lý nước thải được lấy từ nguồn thu phí rác thải của các tiểu th ương trong chợ. Bên cạnh đó, Dự án sử dụng các công cụ truyền thông hỗ trợ nh ư rải tờ bướm, treo áp phích và khẩu hiệu, ký thỏa thuận/hay cam kết tự nguyện về việc giữ sạch nơi buôn bán và môi trường xung quanh... Sau một thời gian được ữình diễn với quy mô nhỏ, Dự án đã tăng cường năng lực cho nhiều đối tượng khác nhau (UBND xã Quế Xuân ì và Ban quản lý Chợ Bà Rén; cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh, huyện; đơn vị thi công công trình; cán bộ truyền thông ở địa phương) và nâng cao nhận thức cho cộng đồng y tế cũng như cộng đồng dân cư địa phương. Bên cạnh đó, Chợ Bà Rén đã được trang bị hệ thống thu gom chất thải và nước thải đồng bộ. Lãnh đạo và thành viên Ban quản lý Chợ Bà Rén được tiếp cận với công nghệ xử lý nước thải hiệu quả, quy trình thu gom và trung chuyển chất
- thải mới. Từ sau khi bàn giao công trình, các thành viên của Tổ thu gom rác Chợ Bà Rén đã làm chủ được quy trình thu gom rác, thu gom nước thải và xử lý sơ bộ. Dự án Cải tạo môi trường kênh Chín Tế-TP Bến Tre Dự án trình diễn "Cải thiện môi trường kênh Chín Tế" được thực hiện tại phường Phú Khuông và Phú Tân (TP Bến Tre -tỉnh Ben Tre). Các nguồn nước thải vào kênh Chín Te bao gồm nước mưa, nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong khu vực từ Quốc lộ 60, Đại lộ Đồng Khởi về đường Nguyễn Huệ ra đến tuyến kênh nổi thông qua các cống thoát nước đổ trực tiếp xuống kênh; nước thải từ các nhà máy sản xuất thuốc lá, Công ty dược liên doanh MEYER- các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ ở hai bên bờ kênh như cơ sở giết mổ, cơ sở sản xuất kẹo dừa khu phố Ì, cơ sở sản xuất thạch dừa ở khu phố 7. Đây là khu vực dân cư đô thị đang phát triển với nhiều loại hình kinh tế khác nhau, ý thức BVMT của người dân trong khu vực còn kém, rác thải vứt bừa bãi xuống kênh, khả năng thoát và trao đối nước rất kém, mùa khô nước bị tù gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân trong vùng. Mục tiêu của Dự án trình diễn là tăng cường năng lực của chính quyền trong việc kiểm soát ô nhiễm, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc tham gia BVMT và góp phần cải thiện môi trường sống, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực kênh Chín Tế chủ động thoát nước mưa, nước thải sản xuất và sinh hoạt, giảm rác thải vào kênh cải thiện cảnh quan và vệ sinh môi trường cho khu vực phía Bắc và phía Đông Bắc phường Phú Khương, kết họp cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng.. Một trong những kết quả quan trọng đạt được của Dự án đó là cải thiện chất lượng nước. Dòng chảy được khơi thông phù hợp với thiết kế kỹ thuật. Dòng kênh được nạo vét và đất đào trong kênh được sử dụng để nâng cấp một số đoạn đường dọc theo bờ kênh. Chất lượng nước được cải thiện rất nhiều so với ban đầu: màu nước ít đen hơn, hàm lượng chất hữu cơ ít hơn, mùi hôi giảm đáng kể. Theo đánh giá của người dân thì chất lượng nước mặt và nước ngầm được cải thiện đáng kể. Hiện nay, dòng kênh vẫn đảm nhận chức năng thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa.
- Kết quả tiếp theo là chất thải rắn của các hộ được thu gom, đem bỏ tại các thùng rác được đặt ở nơi quy định, không vứt bỏ trực tiếp xuống dòng kênh như trước. Đoạn kênh được phân cắt bởi các lưới chắn rác (lưới B40) và các hộ gia đình trong phạm vi giữa 2 tấm lưới chan được tố chức thành các tổ tự quản đế vớt rác còn rơi vãi xuống dòng kênh. Khoảng 85-90% chất thải được đánh giá là không còn thải xuống kênh. Đặc biệt, mùi hôi được giảm thiểu rõ rệt do dòng nước được lưu thông, không tù đọng và không còn rác thải... Đe đạt được các kết quả trên, Dự án đã huy động sự tham gia cộng đồng thông qua các bước: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT cho người dân sống hai bên bờ kênh và cộng đồng dân cư xung quanh; Lập tổ tự quản thu gom rác thải trên toàn tuyến kênh với kinh phí hoạt động từ nguồn thu của các hộ dân theo mức quy định của địa phương; Khuyến khích người dân trong khu vực tham gia phân loại rác tại nguồn và tổ chức thu gom rác thải hiệu quả; Vận động, hồ trợ khuyến khích các hộ dân trong khu vực xây dựng nhà vệ sinh với bể tự hoại 3 ngăn theo tiêu chuẩn của ngành xây dựng; Xây dựng chương trình vớt rác, nạo vét định kỳ nhằm khai thông dòng chảy cho Kênh Chín Te; Từng bước xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong lưu vực, kê cả di dời hoặc đóng cửa các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Ban hành các quy định nghiêm cấm người dân chiếm hành lang an toàn kênh. Triển khai thực hiện nghiêm các quy định xử phạt hành chính đối với cá nhân hoặc tập thể xả rác, nước thải ô nhiễm không qua xử lý xuống kênh.
- Dự án trình diễn đã tác động đến nhận thức của cán bộ các Sở/ban ngành trong tỉnh có liên quan và nhân dân địa phương. Chi cục Bảo vệ môi trường Bến Tre đã phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức nhiều cuộc họp với các bên liên quan và cộng đồng dân cư, đồng thời đưa thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công tác truyền thông của Dự án PCDA cũng được đẩy mạnh thông qua các biểu ngừ có lô gô của Dự án tuyên truyền về môi trường được đặt dọc theo kênh. Nhận thức và hoạt động cộng đồng đã được nâng cao thông qua việc hình thành các tổ tự quản rác thải trên dòng kênh, tự nguyện hoạt động vớt rác luân phiên. Bài học kỉnh nghiệm rút ra từ 2 dự án trên Dự án Cải thiện điều kiện môi trường Chợ Bà Rén mang tính điển hình cao, có thể áp dụng cho các địa phương khác có hoàn cảnh tương tự. Các phương án tách nước thải ra khỏi nước mưa để xử lý, xử lý nước thải bằng bể kỵ khí; xây dựng nhà trung chuyển rác không làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh; tổ chức đội vệ sinh trực thuộc Ban quản lý chợ và thu phí vệ sinh môi trường đã chứng tỏ là những phương pháp đơn giản, hiệu quả, phù họp với điều kiện của khu dân cư nghèo, dễ nhân rộng do chi phí đầu tư thấp. Thông qua Dự án trình diễn, nhận thức của cán bộ các Sở/ban ngành trong tỉnh có liên quan, UBND xã, Ban quản lý chợ, người mua bán và nhân dân địa phương đã được cải thiện rõ rệt. Một trong những thành công nổi bật của Dự án là lôi kéo người dân tham gia vào Dự án ngay tò khâu thiết kế đến xây dựng, vận hành và bảo trì. Qua khảo sát và báo cáo, nhận thấy rõ rệt sự tin tưởng của người dân vào Dự án bởi họ được chủ động đưa ra các đê xuất, chứng kiến những đề xuất và nhu cầu của mình được Dự án giải quyết, được giám sát quá trình thực hiện Dự án và cuối cùng là những người trực tiếp hưởng thành quả của Dự án. Chu trình tạo niềm tin, trao quyền tham gia và giám sát, tham gia xã hội hóa đã được thực hiện một cách nhuần nhuyễn ở Dự án Chợ Bà Rén. Dự án thực hiện xong, niềm tin của người dân vào khả năng cải tạo môi trường càng được củng cố. Đây là tiền đề cho tính bền vững và nhân rộng của Dự án.
- Dự án Cải tạo môi trường kênh Chín Te về thực chất không đơn thuần là một giải pháp mang tính kỹ thuật cải thiện ô nhiễm môi trường mà còn là một điển hình về ý thức BVMT của người dân. Các hoạt động của Dự án được ghi nhận dân. Sự đầu tư của nhà nước sẽ tốt khi có sự đồng thuận của người dân và bản thân người dân ý thức được lợi ích của việc BVMT để tránh việc tái ô nhiễm. Dự án đã áp dụng linh hoạt phương án huy động tài chính từ sự đóng góp của người dân với mức độ phù hợp khả năng tài chính của nhóm người có thu nhập thấp, có thể không phải bằng tiền mà thông qua sức lao động. Cách thức vừa đầu tư kỹ thuật vừa tuyên truyền vận động đế nâng cao ý thức là cách làm đúng và có thể vận dụng được trong những dự án tương tự (các kênh thoát nước ô nhiễm trong thành phố đã được cải thiện môi trường theo cách tiếp cận này). Bên cạnh sự chỉ đạo và tham gia tích cực của các cấp lãnh đạo chuyên môn cấp tỉnh, xã và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương (Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên) cần chú ý thu hút sự phối họp của các tổ chức NGOs và tổ chức kinh tế khác trong địa bàn tỉnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kết nối hỗ trợ cộng đồng bảo vệ môi trường
16 p | 406 | 178
-
Bài báo cáo Cấp thoát nước đề tài: Hầm tự hoại
37 p | 451 | 158
-
Tổng hợp và phân tích hệ dãy
33 p | 658 | 103
-
BÀN VỀ MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO THÍCH NGHI
5 p | 210 | 45
-
Sử dụng vật liệu nanô có thể ảnh hưởng tới môi trường
8 p | 176 | 40
-
NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ KiẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KCN TIÊN SƠN
35 p | 127 | 23
-
Hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã
40 p | 17 | 4
-
Ứng dụng mô hình mất đất phổ quát xây dựng bản đồ xói mòn đất tiềm năng năm 2023 tại các khu vực đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
14 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn