CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN<br />
<br />
<br />
<br />
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KIỂM CHỨNG HIỆU QUẢ<br />
CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP<br />
TẠI TỈNH TRÀ VINH<br />
A model for evaluation and verification of the efficiency of microorganic organic<br />
fertilizer in agricultural production in Tra Vinh province<br />
<br />
Huỳnh Vân An 1 và Trương Ngọc Phương Nhi 2<br />
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Trà Vinh<br />
Email: huynhan88hlb@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Xây dựng mô hình đánh giá, kiểm chứng<br />
hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Trà Vinh”, một quy trình sử<br />
dụng cân đối phân hữu cơ vi sinh và phân vô cơ đã được đề xuất theo hướng sử dụng đúng liều<br />
lượng, đúng phương pháp nhằm mang lại hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh một cách tốt nhất. Kết<br />
quả xây dựng mô hình cho thấy khi sử dụng cân đối phân hữu cơ vi sinh và phân vô cơ đã mang<br />
lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách sử dụng phân theo tập quán của người nông dân. Ngoài<br />
việc lượng phân vô cơ giảm 30% so với đối chứng thì tỉ lệ sâu, bệnh hại của các mô hình xây dựng<br />
được ghi nhận không xuất hiện hoặc có xuất hiện với tỉ lệ rất thấp.<br />
Từ khóa: bệnh hại, sản xuất nông nghiệp,phân hữu cơ vi sinh, sâu.<br />
ABSTRACT<br />
In the framework of the topic of scientific research at the grassroots level, “A model for evaluation<br />
and verification of the efficiency of microorganic organic fertilizer in agricultural production in Tra<br />
Vinh province”, a process of using organic fertilizer microorganisms and inorganic fertilizers have<br />
been proposed in the right direction to use the right dosage, the right way to bring the best results<br />
of microorganism. The results of the modeling show that the use of microbial organic fertilizers and<br />
inorganic fertilizers has brought about higher economic efficiency than the use of manure. In addi-<br />
tion to the reduction in inorganic manure by 30% compared to the control, the incidence of pests<br />
and diseases was not reported or appears to be very low.<br />
Key words: agricultural production, diseases, microorganic organic fertilizer, pests.<br />
<br />
<br />
<br />
I.ĐẶT VẤN ĐỀ vật trong canh tác đã gây ra ô nhiễm môi trường và<br />
<br />
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp về lâu dài sẽ không những làm cho đất chai cứng,<br />
ở Trà Vinh khá phát triển, sản xuất lúa, hoa màu bạc màu mà còn làm hệ vi sinh vật có ích trong đất<br />
và cây ăn trái được thực hiện quanh năm và sản bị thay đổi dẫn đến không có sự điều hòa trong<br />
lượng ngày càng gia tăng.Việc sử dụng nhiều phân đất trồng, gây nhiều bệnh nguy hiểm cho cây, ảnh<br />
bón vô cơ hay sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực hưởng đến tính bền vững của sản xuất [1,2].<br />
<br />
<br />
1<br />
Thạc sỹ, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Trà Vinh<br />
1<br />
Kỹ sư, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Trà Vinh<br />
<br />
<br />
TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 - 51<br />
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN<br />
<br />
<br />
Để thích ứng với tác động của biến đổi khí ure (46% N), phân lân (16% P2O5), phân kali (61%<br />
hậu như nắng nóng kéo dài, nguồn nước mặt K2O).<br />
(kênh cấp 2, cấp 3) bị thiếu nước vào mùa khô,<br />
2. Phương pháp xây dựng mô hình<br />
nguồn nước ngầm hạn chế, Tổ hợp tác sản xuất<br />
bắp giống ấp Bào Mốt xã Long Sơn xây dựng kế 2.1. Khảo sát và chọn lựa địa điểm xây<br />
<br />
hoạch sản xuất bắp giống năm 2015 - 2016 theo dựng mô hình<br />
mô hình “Sử dụng phân hữu cơ vi sinh và nước Tiêu chí chọn hộ xây dựng mô hình cũng như<br />
tưới hợp lý”. Mô hình được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ các ruộng/vườn đối chứng được chọn phải đồng<br />
đồng tài trợ mô hình thích ứng biến đổi khí hậu (gọi nhất về các yếu tố: vùng thực hiện, diện tích,<br />
tắt là Quỹ CCA) của Dự án AMD Trà Vinh và hợp giống sử dụng, công chăm sóc và cùng thời điểm<br />
đồng hợp tác với Công ty Cổ phần Giống cây trồng gieo trồng.<br />
miền Nam.<br />
Mô hình lúa sẽ tiến hành xây dựng ở các huyện:<br />
Để nông dân trong tỉnh có sự tiếp cận trực tiếp Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè. Chọn mỗi huyện<br />
hơn về phân hữu cơ vi sinh thì đề tài “Xây dựng<br />
03 mô hình với diện tích 2.000 m2, tổng số mô hình<br />
mô hình đánh giá, kiểm chứng hiệu quả của phân<br />
sử dụng cân đối phân hữu cơ vi sinh kết hợp với<br />
hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh<br />
phân vô cơ trên lúa là 09 mô hình.<br />
Trà Vinh” được tiến hành thực hiện. Qua đó là cơ<br />
sở khoa học để triển khai rộng rãi, nhân rộng mô Mô hình rau màu sẽ tiến hành xây dựng tại<br />
hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hạn chế phân huyện Châu Thành. Chọn 03 mô hình với diện tích<br />
vô cơ. mỗi mô hình là 1.000 m2.<br />
<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô hình cam sành sẽ tiến hành xây dựng tại<br />
huyện Cầu Kè. Chọn 03 mô hình với diện tích mỗi<br />
1. Phương tiện nghiên cứu<br />
mô hình là 2.000 m2.<br />
Phân vi sinh được sử dụng kiểm chứng là phân<br />
2.2. Quy trình chuẩn bị phân hữu cơ vi sinh<br />
hữu cơ vi sinh EMZ- USA. Là một loại phân bón<br />
trước khi sử dụng<br />
hữu cơ sinh học, làm xốp, cải tạo và thúc đẩy sự<br />
cố định đạm cho cây trồng bằng con đường sinh Phân được ủ trước khi sử dụng từ 5- 7 ngày.<br />
học trong đất (BNF) với công thức polyme sinh học Tỉ lệ ủ giữa phân vi sinh: rỉ đường: nước sạch là 1:<br />
biệt dược (BioProtect SystemTM).Phân hữu cơ vi 1: 100. Dụng cụ dùng để ủ phải là bằng nhựa tránh<br />
sinh EMZ-USA được sản xuất theo công nghệ của những dụng cụ bằng kim loại. Nơi ủ phải thoáng<br />
Hoa Kỳ, được phân phối tại nhiều nước trên thế mát tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Hỗn hợp<br />
giới như Hoa Kì, Argentina, Brazin, Colombia, Úc, phân được ủ kín 24h sau đó hé nhẹ và ủ thêm 5- 7<br />
Pháp, Đức,Việt Nam... Phân hữu cơ vi sinh EMZ- ngày tiếp theo. Hỗn hợp sau khi ủ sẽ được pha<br />
USA đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận với lượng nước cần để tưới cho cây trồng. Nước<br />
là phân bón mới, nằm trong danh mục phân bón dùng để ủ hỗn hợp là nước không có mùi clo. Thời<br />
được phép lưu hành tại Việt Nam. Thành phần chủ<br />
gian sử dụng phối hợp phân vi sinh và vô cơ cách<br />
yếu của phân hữu cơ vi sinh được sử dụng bao<br />
nhau 7- 10 ngày. Không sử dụng thuốc trừ bệnh<br />
gồm các chất đa, trung và vi lượng. Bên cạnh đó,<br />
gốc đồng khi đang sử dụng phân vi sinh hữu cơ<br />
còn có các axit hữu cơ như axit humic, các vi sinh<br />
EMZ-USA.<br />
vật: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật khoáng hóa<br />
hợp chất phốt pho khó tan, vi sinh vật chuyển hóa 2.3. Quy trình bón phân cân đối giữa phân<br />
Lactobacillus, nấm rễ: …. vi sinh và phân vô cơ cho đối tượng cây trồng<br />
<br />
Phân vô cơ sử dụng các loại phân đơn: phân 2.3.1. Đối tượng lúa<br />
<br />
<br />
52 - TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018<br />
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN<br />
<br />
<br />
Bảng 1. Thời điểm và lượng phân vô cơ bổ sung khi kết hợp phân hữu cơ vi sinh<br />
<br />
Đơn vị tính: kg/1.000m2, ml/1.000m2<br />
<br />
Phân Đạm Phân Lân Phân Kali Phân hữu cơ vi sinh<br />
Thời điểm bón phân<br />
(kg/1.000m2) (kg/1.000m2) (kg/1.000m2) (ml/1.000m2)<br />
<br />
7- 10 ngày sau sạ 3- 6 5- 15 1-2 -<br />
14- 17 ngày sau sạ - - - 200<br />
25 ngày sau sạ 3- 8 15- 23 0- 5 -<br />
30 ngày sau sạ - - - 200<br />
35 ngày sau sạ 5- 6 9- 14 2- 5 -<br />
<br />
2.3.2. Đối tượng rau màu<br />
<br />
Bảng 2. Thời điểm và lượng phân vô cơ bổ sung khi kết hợp phân hữu cơ vi sinh<br />
<br />
Đơn vị tính: kg/1.000m2, ml/1.000m2<br />
<br />
Phân hữu cơ<br />
Phân Đạm Phân Lân Phân Kali<br />
Thời điểm bón phân vi sinh<br />
(kg/1.000m2) (kg/1.000m2) (kg/1.000m2)<br />
(ml/1.000m2)<br />
<br />
Trước khi xuống giống 7<br />
- - - 250<br />
ngày<br />
<br />
Sau khi xuống giống 4 ngày 5 - - -<br />
Sau khi trồng 11 ngày - - - 200<br />
Sau khi trồng 18 ngày 11 31 6 -<br />
Sau trồng 25 ngày 22 62 12 -<br />
<br />
2.3.3. Đối tượng cam sành<br />
<br />
Bảng 3. Thời điểm và lượng phân vô cơ bổ sung khi kết hợp phân hữu cơ vi sinh<br />
<br />
Đơn vị tính: kg/1.000m2, ml/1.000m2<br />
<br />
Phân hữu cơ<br />
Phân Đạm Phân Lân Phân Kali<br />
Thời điểm bón phân vi sinh<br />
(kg/1.000m2) (kg/1.000m2) (kg/1.000m2)<br />
(ml/1.000m2)<br />
<br />
Bón phân vi sinh đợt 1 - - - 700<br />
<br />
Sau 30 ngày từ ngày<br />
20 36 8 -<br />
bón phân vi sinh đợt 1<br />
<br />
Lần bón phân vi sinh<br />
thứ 2 (cách 30 ngày so<br />
- - - 700<br />
với đợt bón phân vô cơ<br />
đợt 1)<br />
<br />
Sau 30 ngày từ ngày<br />
25 39 9 -<br />
bón phân vi sinh đợt 2<br />
<br />
<br />
<br />
TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 - 53<br />
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN<br />
<br />
<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
1. Kết quả xây dựng mô hình với đối tượng lúa<br />
<br />
Bảng 4: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình xây dựng và đối chứng tại Châu Thành<br />
<br />
Đơn vị tính: đồng<br />
<br />
Thông số Mô hình sử dụng kết hợp Ruộng lúa chỉ sử dụng<br />
(được tính trên phân vi sinh và phân vô cơ phân vô cơ<br />
1.000 m2) Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Đối chứng<br />
Tổng chi (1) 1.566.000 1.566.000 1.566.000 1.550.000<br />
Tổng thu (2) 4.410.000 3.615.000 3.747.500 2.820.000<br />
Lợi nhuận: (2)- (1) 2.844.000 2.049.000 2.181.500 1.270.000<br />
Lợi nhuận: (2)- (1) 2.844.000 2.049.000 2.181.500 1.270.000<br />
<br />
Hiệu quả kinh tế cao nhất là mô hình 1 với lợi nhuận là 2.844.000 đồng, mô hình 2 và 3 lần lượt là<br />
2.049.000 đồng và 2.181.500 đồng, trung bình lợi nhuận của 3 mô hình là 2.358.000 đồng. Tuy mô hình<br />
2 và 3 có lợi nhuận thấp hơn mô hình 1 nhưng đều cao hơn đối chứng là 1.270.000 đồng. Sự khác biệt<br />
giữa các mô hình được xây dựng do các nguyên nhân như công chăm sóc và tùy vào loại đất của mô<br />
hình được xây dựng.<br />
<br />
Bảng 5: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình xây dựng và đối chứng tại Càng Long<br />
Đơn vị tính: đồng<br />
<br />
<br />
Thông số Mô hình sử dụng kết hợp Ruộng lúa chỉ sử dụng<br />
(được tính trên phân hữu cơ vi sinh và phân vô cơ phân vô cơ<br />
1.000m2)<br />
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Đối chứng<br />
Tổng chi (1) 1.400.000 1.400.000 1.400.000 1.346.000<br />
Tổng thu (2) 2.730.000 2.592.000 2.730.000 2.040.000<br />
Lợi nhuận (2) - (1) 1.330.000 1.192.000 1.330.000 694.000<br />
<br />
Qua bảng số liệu trên cho thấy đối chứng đạt lợi nhuận là 694.000 đồng thấp hơn rất nhiều so với<br />
Mô hình 1 và 3 đồng đạt được lợi nhuận là 1.330.000 đ/1.000 m2. Trong 3 mô hình được xây dựng thì<br />
Mô hình 2 có lợi nhuận thấp nhất với tổng lợi nhuận là 1.192.000 đồng. Lợi nhuận trung bình của 3 mô<br />
hình là 1.072.000 đồng. Tuy có sự khác nhau về lợi nhuận giữa các mô hình thực hiện nhưng số liệu<br />
sau khi mô hình kết thúc được ghi nhận là cao hơn nhiều so với đối chứng.<br />
<br />
Bảng 6: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình xây dựng và đối chứng tại Cầu Kè<br />
Đơn vị tính: đồng<br />
<br />
Thông số Mô hình sử dụng kết hợp Ruộng lúa chỉ sử dụng<br />
(được tính trên phân vi sinh và phân vô cơ phân vô cơ<br />
1.000 m2)<br />
Mô hình 1 Đối chứng Mô hình 3 Đối chứng<br />
Tổng chi (1) 1.568.000 1.568.000 1.568.000 1.606.000<br />
Tổng thu (2) 4.660.000 4.873.750 4.612.500 3.900.000<br />
Lợi nhuận (2)- (1) 3.092.000 3.305.750 3.044.500 2.294.000<br />
<br />
<br />
54 - TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018<br />
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN<br />
<br />
<br />
Các mô hình xây dựng đạt lợi nhuận ở mỗi mô hình từ 3.044.500 đến 3.305.750 đồng. Trong đó đạt<br />
hiệu quả cao nhất là Mô hình 2 với hiệu quả kinh tế đạt 3.305.750 đồng và thấp nhất là Mô hình 3 là<br />
3.044.500 đồng, lợi nhuận trung bình đạt 3.147.000 đồng. Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh có sự<br />
khác biệt về lợi nhuận thu được nhưng đều cao hơn so với đối chứng. Và sự khác biệt này có ý nghĩa<br />
về mặt thực tiễn. Ruộng đối chứng chỉ đạt lợi nhuận 2.294.000 đồng/1.000 m2.<br />
<br />
* So sánh hiệu quả kinh tế giữa các huyện xây dựng mô hình<br />
<br />
Qua 9 mô hình được xây dựng tại 3 huyện, mỗi huyện với 3 mô hình đạt diện tích 2.000 m2/MH, kết<br />
quả dù có sự khác nhau về lợi nhuận thu được của mỗi mô hình nhưng nhìn chung các mô hình đều<br />
đạt được lợi nhuận cao hơn ruộng đối chứng ở từng huyện. Kết quả cuối cùng cho thấy khi giảm lượng<br />
phân vô cơ và bổ sung phân vi sinh mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời làm giảm mật số sâu bệnh hại<br />
cây trồng. Đây được xem là kết quả rất tích cực, giúp nông dân tiếp cận phân vi sinh ngày càng đơn giản<br />
hơn và nhận rõ về các hiệu quả của phân vi sinh.<br />
<br />
Qua đó, dần thay đổi quan điểm canh tác truyền thống nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do<br />
sử dụng phân vô cơ quá nhiều và dư hàm lượng thuốc BVTV [2].<br />
<br />
2. Kết quả xây dựng mô hình với đối tượng rau màu<br />
<br />
Bảng 7: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình xây dựng và đối chứng<br />
<br />
Đơn vị tính: đồng<br />
<br />
<br />
Thông số Mô hình sử dụng kết hợp Vườn rau chỉ sử dụng<br />
(được tính trên phân vi sinh và phân vô cơ phân vô cơ<br />
1.000 m2)<br />
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Đối chứng<br />
Tổng chi: (1) 4.133.000 5.910.000 5.720.000 8.660.000<br />
Tổng thu: (2) 16.000.000 16.800.000 16.800.000 12.000.000<br />
Lợi nhuận: (2) - (1) 11.870.000 10.890.000 11.080.000 3.340.000<br />
<br />
Qua số liệu của bảng 12 cho thấy mô hình sử dụng cân đối phân vi sinh và phân vô cơ có hiệu quả<br />
rât khác biệt so với đối chứng chỉ sử dụng phân vô cơ. Ở 3 mô hình (mô hình 1, mô hình 2 và mô hình<br />
3) đều cho kết quả hiệu quả kinh tế gần như nhau. Trong đó mô hình 1 có hiệu quả cao nhất với tổng lợi<br />
nhuận là 11.870.000 đồng, mô hình 2 và mô hình 3 lần lượt là 10.890.000 đồng và 11.080.000 đồng, lợi<br />
nhuận trung bình đạt 11.280.000 đồng. Trong đó vườn rau đối chứng đạt lợi nhuận là 3.340.000 đồng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. So sánh giữa mô hình rau được xây dựng (ảnh phải) và vườn rauđối chứng (ảnh trái) tại cùng thời<br />
điểm gieo trồng và đồng bộ về cách chăm sóc<br />
<br />
<br />
TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 - 55<br />
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN<br />
<br />
<br />
3. Kết quả xây dựng mô hình với đối tượng cam sành<br />
<br />
Bảng 8: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình xây dựng và đối chứng.<br />
<br />
Đơn vị tính: đồng<br />
<br />
Thông số Mô hình sử dụng kết hợp Vườn chỉ sử dụng<br />
(được tính trên phân vi sinh và phân vô cơ phân vô cơ<br />
diện tích 1.000 m2) Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Đối Chứng<br />
Tổng chi: (1) 2.072.000 2.072.000 2.072.000 2.446.000<br />
Tổng thu:(2) 15.750.000 10.784.000 10.500.000 6.300.000<br />
Lợi nhuận: (2)- (1) 13.678.000 8.712.000 8.428.000 3.854.000<br />
<br />
Hiệu quả kinh tế của 03 mô hình xây dựng là cao hơn so với đối chứng. mô hình có lợi nhuận cao<br />
nhất là mô hình 1 với hiệu quả 13.678.000 đồng, kế đến là mô hình 2 là 8.712.000 đồng và thấp nhất là<br />
mô hình 3 với lợi nhuận 8.428.000 đồng, lợi nhuận trung bình đạt được là 10.273.000 đồng. Vườn đối<br />
chứng có hiệu quả kinh tế thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt lợi nhuận 3.854.000 đồng. Do sử dụng lượng phân<br />
vô cơ nhiều hơn so với mô hình phân cân đối, từ đó dẫn đến chi phí đầu tư của vườn đối chứng nhiều<br />
hơn so với mô hình xây dựng.<br />
<br />
Khi kết thúc quá trình xây dựng mô hình theo ghi nhận của cán bộ đề tài cũng như đánh giá của<br />
nông dân tham gia mô hình cho biết hiệu quả của phân vi sinh không chỉ thể hiện ở năng suất cao mà<br />
còn hạn chế được bệnh. Các loại bệnh không xuất hiện ở mô hình xây dựng như: nấm hồng, ghẻ trái và<br />
ghẻ lá. Trong khi đó chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật cho mô hình đối chứng mất khoảng 1.000.000<br />
đồng/1.000m2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. So sánh giữa mô hình cam sành được xây dựng (phải) và vườn cam sành đối chứng (trái)<br />
cùng độ tuổi và cách chăm sóc<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
<br />
Hiệu quả kinh tế trung bình của các mô hình lúa tại Châu Thành đạt 2.358.000 đồng/m2, Càng Long<br />
đạt 1.284.000 đồng/m2,Cầu Kè đạt 3.147.000 đồng/m2. Hiệu quả kinh tế trung bình tại Cầu Kè là cao<br />
nhất và thấp nhất là Châu Thành. Trong thời gian thực hiện mô hình thời tiết không thuận lợi làm tác<br />
động đến hiệu quả năng suất. Tuy nhiên, các mô hình xây dựng vẫn mang lại hiệu quả cao hơn so với<br />
đối chứng.<br />
<br />
Hiệu quả kinh tế khi sử dụng kết hợp phân hữu cơ vi sinh và phân vô cơ đã được thể hiện rõ ở các<br />
mô hình xây dựng. Ở thời điểm thu hoạch các mô hình sử dụng cân đối phân vi sinh và phân vô cơ đều<br />
<br />
<br />
56 - TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018<br />
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cho kết quả lợi nhuận cao hơn hẳn so với mô hình đối chứng. Đối với vườn cam hiện đang vẫn phát triển<br />
tốt và dự kiến vẫn sẽ được thu hoạch trong thời gian tới (dự kiến đạt sản lượng 600- 750 kg/1.000 m2).<br />
<br />
Qua quá theo dõi mô hình, hiệu quả của phân vi sinh thể hiện rất rõ thông qua việc đạt được năng<br />
suất cao và tình hình bệnh hại có xu hướng giảm rõ rệt. Giữa các mô hình xây dựng có sự chênh lệch<br />
hiệu quả là do trong quá trình canh tác kỹ thuật trồng đóng vai trò khá quan trọng. Khi kết thúc quá trình<br />
xây dựng mô hình theo ghi nhận của cán bộ đề tài cũng như đánh giá của nông dân tham gia mô hình<br />
cho biết hiệu quả của phân vi sinh không chỉ thể hiện ở năng suất cao mà còn hạn chế được sâu, bệnh.<br />
<br />
Kết quả đề tài đã giúp cho nông dân có cái nhìn trực diện hơn về phân hữu cơ vi sinh, dần chuyển<br />
sang hướng canh tác nông nghiệp sạch. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ giúp nông dân thu được<br />
lợi nhuận kinh tế cao hơn thông qua quy trình bón phân cân đối của đề tài. Kết quả nghiên cứu này cũng<br />
giúp cán bộ địa phương có những kế hoạch cụ thể, thích hợp nhằm nâng cao mức thu nhập cho người<br />
dân và đảm bảo an toàn về chất lượng nông sản.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] J. F. Walter and A. S. Paau (1996): Microbial inoculant production and formulation. Soil microbial<br />
ecology: Applications in agriculture and environmental management edited by F. Blaine Meting,<br />
Marcel Dekker, Inc.579-594.<br />
[2] Nguyễn Kim Vũ (1995). Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp nhà nước KC-08-01: Nghiên cứu công<br />
nghệ sản xuất và ứng dụng phân VSV cố định nitơ nhằm nâng cao năng suất lúa và cây trồng cạn.<br />
Hà Nội12/1995.<br />
<br />
<br />
TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 - 57<br />