Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
XÂY DỰNG QUY TRÌNH BẢO QUẢN CÁ GIÒ NGUYÊN LIỆU TƯƠI<br />
BẰNG DỊCH BACTERIOCIN THÔ TỪ VI KHUẨN LACTIC<br />
PROTOCOL FOR THE PRESERVATION OF FRESH COBIA FISH USING CRUDE<br />
BACTERIOCIN EXTRACTS OF LACTIC ACID BACTERIA<br />
Phạm Ngọc Minh Quỳnh1, Nguyễn Văn Duy2, Vũ Ngọc Bội3<br />
Ngày nhận bài: 08/02/2012; Ngày phản biện thông qua: 03/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cá giò (cá bớp) sau khi thu hoạch từ các lồng nuôi tại Lương Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa, được bảo quản bằng dịch<br />
bacteriocin thô tách chiết từ vi khuẩn lactic T8 có hoạt độ riêng 800 AU/ml trong môi trường lạnh 0 - 40C. Sau thời gian<br />
bảo quản 7 ngày, các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu cá giò được xử lý với dịch bacteriocin thô đều có kết quả tốt hơn<br />
so với mẫu đối chứng bảo quản trong cùng điều kiện, không sử dụng dịch bacteriocin. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch<br />
bacteriocin thô từ vi khuẩn lactic T8 có khả năng kháng khuẩn và có những tác động tốt đến chất lượng cá giò trong điều<br />
kiện bảo quản lạnh.<br />
Từ khóa: Cá giò, Bacteriocin, Vi khuẩn lactic, Bảo quản thực phẩm<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Fresh cobia (Rachycentron canadum) obtained from farms in Luong Son, Nha Trang, Khanh Hoa were immersed<br />
in crude bacteriocin extract from lactic acid bacterial strain T8 with bacteriocin activity of 800 AU/ml in the cold storage<br />
condition at 0 - 40C. After fish was preserved for 7 days, the quality factors of fresh cobia that immersed by bacteriocin<br />
extracts give the better results compared with the control sample preserved in the same condition. The results have shown<br />
that the bacteriocin extracts from lactic acid bacterial strain T8 have strong antibacterial activity and good effect on fresh<br />
cobia quality in the cold storage condition.<br />
Key words: Cobia, Bacteriocin, Lactic acid bacterial, Food preservation<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thủy sản là nguồn nguyên liệu xuất khẩu thu<br />
ngoại tệ cao, góp phần lớn phát triển kinh tế đất<br />
nước. Hiện nay, nguyên liệu sau đánh bắt hoặc<br />
sau thu hoạch chủ yếu được bảo quản bằng các<br />
phương pháp như ướp đá, ướp muối, đông lạnh tuy<br />
vẫn đáp ứng được yêu cầu về thời hạn bảo quản<br />
nhưng khá bất tiện khi tàu đánh bắt xa bờ. Vì thế,<br />
nhiều ngư dân đã sử dụng hóa chất để bảo quản<br />
nguyên liệu thủy sản gây mất an toàn thực phẩm,<br />
ảnh hưởng đến giá trị kinh tế và sức khỏe người tiêu<br />
dung (Nguyễn Trọng Cẩn, 2006). Vấn đề đặt ra cho<br />
các nhà khoa học là phải tìm ra một giải pháp thích<br />
hợp hơn để thay thế. Phương pháp sử dụng các<br />
<br />
1<br />
3<br />
<br />
hoạt chất sinh học có khả năng bảo quản tốt được<br />
xem như là giải pháp hữu hiệu cho sự thay thế này.<br />
Ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là<br />
công nghệ vi sinh vào việc bảo quản thực phẩm,<br />
nguyên liệu thủy sản… nhằm khắc phục các nhược<br />
điểm trên đang được các nhà khoa học và xã hội<br />
rất quan tâm. Khi lựa chọn thực phẩm, các tiêu chí<br />
về an toàn, chất lượng, hiệu quả luôn được người<br />
tiêu dùng đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, các chất<br />
bảo quản sinh học đang là đối tượng được ưu tiên<br />
sử dụng trong thực phẩm. Bacteriocin từ vi khuẩn<br />
lactic được xem như là chất bảo quản có nhiều ưu<br />
điểm nổi bật về tính an toàn và hiệu quả bảo quản<br />
thực phẩm, nhất là đối với các thực phẩm thủy sản<br />
<br />
ThS. Phạm Ngọc Minh Quỳnh, 2 TS. Nguyễn Văn Duy: Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Vũ Ngọc Bội: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
56 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
tươi sống (Abee et al., 1995; Cleveland et al., 2001;<br />
Deegan et al., 2006; De Vuyst et al., 2007).<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này xây dựng quy<br />
trình bảo quản cá giò nguyên liệu tươi trong điều<br />
kiện nhiệt độ thấp bằng dịch bacteriocin thô thu từ<br />
chủng vi khuẩn lactic.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng thí nghiệm<br />
1.1. Cá giò<br />
Tên Việt Nam: Cá giò, cá bớp<br />
Tên tiếng Anh: Cobia<br />
Tên khoa học: Rachycentron canadum<br />
Cá giò dùng trong nghiên cứu này được lấy từ<br />
các lồng nuôi của ngư dân tại xã Lương Sơn, Nha<br />
Trang, Khánh Hòa.<br />
1.2. Dịch bacteriocin từ vi khuẩn lactic<br />
Dịch bacteriocin thô được thu nhận từ chủng<br />
vi khuẩn lactic T8 phân lập từ nước dưa lên men<br />
truyền thống (Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Thị Hải<br />
Thanh, 2012).<br />
1.3. Môi trường nuôi cấy<br />
Môi trường MRS, TCBS, RV được sử dụng<br />
tương ứng để nuôi cấy vi khuẩn lactic T8, Vibrio và<br />
Salmonella.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đánh giá chất lượng của cá giò sau khi bảo<br />
quản bằng dịch bacteriocin thô<br />
Chất lượng cảm quan được xác định bằng<br />
phương pháp cho điểm theo TCVN 3215 - 79.<br />
Chất lượng hóa học được đánh giá qua hàm lượng<br />
NH3, được định lượng theo phương pháp chưng<br />
cất lôi cuốn hơi nước (Nguyễn Văn Mùi, 2007). Để<br />
đánh giá chất lượng vi sinh, các vi sinh vật đích<br />
(Salmonella và Vibrio cholera) được lây nhiễm lên<br />
bề mặt của cá giò vào ngày bảo quản thứ ba. Sau<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
đó, sự gia tăng mật độ tế bào của chúng theo thời<br />
gian bảo quản được xác định bằng phương pháp<br />
đếm khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc tương ứng<br />
(Trần Linh Thước, 2007).<br />
2.2. Đánh giá hoạt tính của dịch bacteriocin thô sau<br />
quá trình bảo quản cá giò<br />
Dịch bacteriocin sau thời gian 3, 5, 7 ngày bảo<br />
quản cá giò nguyên liệu tươi được sử dụng để đánh<br />
giá hoạt tính. Phương pháp khuếch tán trên thạch<br />
được sử dụng để kiểm tra hoạt tính (Daeschel et<br />
al, 1990)<br />
2.3. Xây dựng quy trình công nghệ bảo quản cá giò<br />
tươi nguyên liệu bằng dịch bacteriocin thô<br />
Quy trình bảo quản cá giò nguyên liệu tươi<br />
bằng dịch bacteriocin thô từ vi khuẩn lactic T8<br />
được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các đặc<br />
điểm và tính chất của cá giò tươi nguyên liệu, dịch<br />
bacteriocin, các tài liệu hướng dẫn phương pháp<br />
bảo quản thủy sản tươi (Chu Thị Thơm và cs, 2006)<br />
và quá trình thực nghiệm.<br />
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu<br />
Số liệu được ghi nhận và xử lý bằng phần mềm<br />
Excel 2003. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Đánh giá chất lượng của cá giò sau khi bảo<br />
quản bằng dịch bacteriocin thô<br />
Theo TCVN 3215 - 79, chúng tôi đánh giá chất<br />
lượng cảm quan cá giò bằng 4 tiêu chí: màu, mùi, vị<br />
và trạng thái. Kết quả từ hình 1A chỉ ra rằng, điểm<br />
cảm quan tổng số của mẫu cá giò đối chứng không<br />
nhúng dịch bacteriocin sau 7 ngày bảo quản giảm<br />
54% so với ban đầu và không đạt yêu cầu theo tiêu<br />
chuẩn này. Ngược lại, mẫu cá thí nghiệm nhúng<br />
dịch bacteriocin có điểm cảm quan chỉ giảm 17%.<br />
Trong số 4 chỉ tiêu thì màu và mùi có điểm cảm quan<br />
khác biệt rõ nhất giữa hai mẫu bảo quản (hình 1B).<br />
<br />
Hình 1. Biểu đồ so sánh điểm cảm quan của mẫu cá giò nhúng dịch bacteriocin (----) và mẫu đối chứng (---)<br />
A: Điểm cảm quan tổng số theo thời gian bảo quản. B: Điểm cảm quan của mỗi tiêu chí (màu, mùi, vị và trạng thái) sau 7 ngày bảo quản<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 57<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
Thông thường chất lượng cảm quan của<br />
nguyên liệu cá giò sẽ giảm sút rất nhanh sau đánh<br />
bắt nếu không được bảo quản đúng cách. Kết quả<br />
từ nghiên cứu này cho thấy nguy cơ đó có thể được<br />
ngăn chặn nếu cá giò được bảo quản bằng dịch<br />
bacteriocin của chủng vi khuẩn T8 trong điều kiện<br />
lạnh. Điểm cảm quan cao của mẫu cá nhúng dịch<br />
bacteriocin cho thấy triển vọng về chất lượng bên<br />
trong của nguyên liệu cá giò. Điều này cũng giúp<br />
người tiêu dùng đưa ra quyết định đúng đắn khi<br />
mua hàng (Hà Duyên Tư, 2006).<br />
Kết quả của phép đo lưu biến cho thấy, mẫu<br />
cá giò được bảo quản bằng dịch bacteriocin thô<br />
có độ đàn hồi cơ thịt tốt hơn nhiều so với mẫu cá<br />
đối chứng không được xử lý với dịch bacteriocin<br />
thô (hình 2 và 3). Sau 7 ngày bảo quản, độ cứng<br />
tương đối của cơ thịt cá và da cá được xử lý với dịch<br />
bacteriocin thô cao gấp khoảng 2 lần độ cứng<br />
tương đối của mẫu đối chứng. (Số liệu tương ứng là<br />
66,67% so với 32% và 49,1% so với 23,4%).<br />
<br />
Hình 4. So sánh hàm lượng NH3 của mẫu cá giò nhúng dịch<br />
bacteriocin thô từ chủng T8 (----)<br />
và mẫu đối chứng (---) theo thời gian bảo quản<br />
Chú thích: hàm lượng NH3 tương đối của các mẫu ở thời điểm ban đầu<br />
được coi là 100%<br />
<br />
Từ hình 4, ta thấy hàm lượng NH3 của hai mẫu<br />
thí nghiệm và đối chứng trong 3 ngày bảo quản đầu<br />
tiên đều tăng do vi sinh vật phân hủy khử amin của<br />
các protein, peptide và acid amin tạo thành NH3. Xu<br />
hướng tăng này vẫn được giữ nguyên ở mẫu đối<br />
chứng vào các ngày bảo quản tiếp theo. Tuy nhiên,<br />
sau 5 ngày bảo quản, lượng NH3 của mẫu cá nhúng<br />
dịch bacteriocin vẫn ổn định, thậm chí có xu hướng<br />
giảm do trong quá trình lấy mẫu NH3 bị bay hơi. Nếu<br />
chọn hàm lượng NH3 của các mẫu ở thời điểm ban<br />
đầu đều là 100% thì sau 7 ngày lượng NH3 của mẫu<br />
thí nghiệm thấp hơn mẫu đối chứng là 18,9%. Điều<br />
này có thể do bacteriocin ức chế một phần vi khuẩn<br />
gây hư hỏng phân hủy protein thành peptide và acid<br />
amin nên lượng NH3 tạo thành ít hơn. Kết quả này<br />
phù hợp với nghiên cứu trước đây của chúng tôi<br />
rằng dịch bacteriocin từ chủng T8 có thể ức chế<br />
mạnh sinh trưởng của một số chủng Bacillus, một<br />
nhóm vi khuẩn gây hư hỏng điển hình.<br />
<br />
Hình 2. Biểu đồ so sánh độ cứng tương đối của mẫu cá giò<br />
nguyên con bảo quản bằng bacteriocin và mẫu đối chứng<br />
<br />
Hình 3. Biểu đồ so sánh độ cứng tương đối của mẫu da cá<br />
giò bảo quản bằng bacteriocin và mẫu đối chứng<br />
<br />
58 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Hình 5. So sánh sự gia tăng mật độ tế bào tương đối của<br />
mẫu cá giò nhúng dịch bacteriocin thô của chủng T8 (----) và<br />
mẫu đối chứng (---) sau khi lây nhiễm với Vibrio cholerae<br />
hoặc Salmonella vào ngày bảo quản thứ 3<br />
Chú thích: mật độ tế bào tương đối của các mẫu ở thời điểm lây nhiễm<br />
được coi là 100%<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
Trước tiên, mật độ tế bào của Vibrio và<br />
Salmonella trong mẫu cá giò tươi được xác định<br />
trên môi trường chọn lọc tương ứng là TCBS và RV.<br />
Kết quả cho thấy mật độ tế bào của chúng rất thấp<br />
(< 103 cfu/g). Do vậy, để thuận lợi cho việc kiểm tra<br />
chỉ tiêu vi sinh, Vibrio cholera và Salmonella được<br />
lây nhiễm ở nồng độ 107 cfu/ml lên bề mặt mẫu cá<br />
vào ngày bảo quản thứ 3. Kết quả từ hình 5 cho<br />
thấy trong mẫu đối chứng cả hai chủng chỉ thị đều<br />
tăng rất nhanh về mật độ tế bào sau. Xu hướng này<br />
chậm hơn rõ rệt ở mẫu nhúng dịch bacteriocin. Cụ<br />
thể, các mẫu cá giò có nhúng dịch bacteriocin giảm<br />
được tương ứng 4 lần và gần 3 lần sự gia tăng mật<br />
độ tế bào của Salmonella và Vibrio cholera so với<br />
mẫu đối chứng sau 4 ngày gây nhiễm, tức là sau 7<br />
ngày bảo quản.<br />
2. Đánh giá biến đổi hoạt tính của dịch bacteriocin<br />
thô sau quá trình bảo quản cá giò<br />
2.1. Đánh giá sự biến đổi hoạt tính của dịch bacteriocin<br />
thô qua khả năng kháng vi khuẩn Bacillus<br />
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hoạt tính của<br />
dịch bacteriocin thô giảm dần theo thời gian bảo<br />
quản, điều này thể hiện rõ qua kích thước đường<br />
kính vòng kháng khuẩn Bacillus nhỏ dần của dịch<br />
bacteriocin. Khả năng kháng vi khuẩn Bacillus của<br />
dịch bacteriocin thô khá tốt ở ngày bảo quản thứ 3<br />
và thứ 5 với kích thước vòng kháng lần lượt là 12 và<br />
13 mm, hoạt tính kháng giảm dần ở ngày bảo quản<br />
thứ 7 thể hiện qua kích thước vòng kháng nhỏ hơn<br />
(9 mm).<br />
2.2. Đánh giá sự biến đổi hoạt tính của dịch<br />
bacteriocin thô qua khả năng kháng vi khuẩn Vibrio<br />
Thử nghiệm khả năng kháng Vibrio của dịch<br />
bacteriocin trong quá trình bảo quản cá giò đã chỉ<br />
ra rằng hoạt tính dịch bacteriocin bị giảm sút theo<br />
thời gian. Vòng kháng Vibrio của dịch bacteriocin<br />
thô từ chủng lactic T8 dùng bảo quản cá giò sau 3<br />
và 5 ngày thể hiện khá rõ với đường kính lần lượt<br />
là 7 và 9 mm. Tuy nhiên, kích thước vòng kháng có<br />
xu hướng giảm dần ở ngày bảo quản thứ 7 (6 mm).<br />
Điều này chứng tỏ hoạt tính kháng khuẩn của dịch<br />
bacteriocin thô bị giảm xuống trong thời gian bảo<br />
quản cá. Như vậy, để đảm bảo chất lượng cá giò,<br />
ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây hại sau<br />
3 ngày bảo quản nên bổ sung thêm dịch bacteriocin<br />
thô hoặc thay dịch bacteriocin mới.<br />
2.3. Xác định hoạt độ của dịch bacteriocin thô sau<br />
khi bảo quản cá giò<br />
Kết quả từ hình 6 cho thấy dịch bacteriocin thô<br />
của chủng T8 trong quá trình bảo quản cá giò giảm<br />
33,3% hoạt tính ở ngày thứ 7 so với ban đầu, thể<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
hiện qua khả năng kháng với vi khuẩn Bacillus và<br />
Vibrio. Hoạt độ riêng của dịch bacteriocin thô sau 7<br />
ngày bảo quản là 400 AU/ml, giảm 50% so với dịch<br />
bacteriocin ban đầu.<br />
<br />
Hình 6. Đồ thị biểu diễn hoạt độ dịch bacteriocin thô trong<br />
quá trình bảo quản cá giò nguyên liệu tươi<br />
<br />
3. Xây dựng quy trình công nghệ bảo quản cá<br />
giò tươi nguyên liệu bằng dịch bacteriocin thô<br />
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề<br />
xuất quy trình công nghệ bảo quản cá giò nguyên<br />
liệu bằng dịch bacteriocin thô từ vi khuẩn lactic T8<br />
như thể hiện trong hình 7.<br />
<br />
Hình 7. Quy trình công nghệ bảo quản cá giò nguyên liệu<br />
bằng dịch bacteriocin thô từ vi khuẩn lactic T8<br />
<br />
Thuyết minh quy trình<br />
1. Cá giò sau khi đánh bắt hoặc thu mua được<br />
vận chuyển ngay về nơi bảo quản bằng xe đông<br />
lạnh hoặc trong thùng xốp cách nhiệt, nhiệt độ bảo<br />
quản trong quá trình vận chuyển là 0 - 40C.<br />
2. Cá giò được rửa sạch bằng nước máy, nhiệt<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 59<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
độ nước rửa 0 - 50C theo tiêu chuẩn SSOP trong hệ<br />
thống bể rửa bằng xi măng.<br />
3. Sau khi rửa xong, cá được để ráo nước và<br />
nhúng vào dung dịch bacteriocin thô thu từ vi khuẩn<br />
lactic T8 trong thời gian 5 phút.<br />
4. Cho cá đã xử lý với dịch bacteriocin thô vào<br />
túi PE, đặt vào kho bảo quản có nhiệt độ 0 - 40C.<br />
5. Cá giò nguyên con được bảo quản theo quy<br />
trình trên đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, chất<br />
lượng cảm quan và an toàn vệ sinh thực phẩm theo<br />
tiêu chuẩn Việt Nam ít nhất là 7 ngày sau bảo quản.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Xác định được các biến đổi về mặt cảm quan,<br />
hóa học, vi sinh của cá giò nguyên liệu tươi khi bảo<br />
quản bằng dịch bateriocin thô từ chủng vi khuẩn<br />
lactic T8 so với cá giò nguyên liệu tươi không sử<br />
dụng chất bảo quản ở điều kiện lạnh. Kết quả cho<br />
thấy điểm cảm quan của mẫu cá giò có nhúng dịch<br />
bacteriocin cao hơn mẫu đối chứng là 37%. Hàm<br />
lượng NH3 của mẫu cá thí nghiệm thấp hơn mẫu<br />
đối chứng 18,9%. Cuối cùng, sau khi gây nhiễm với<br />
Salmonella và Vibrio cholera vào ngày bảo quản<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
thứ ba, các mẫu cá giò có nhúng dịch bacteriocin<br />
giảm được tương ứng 4 lần và 3 lần sự gia tăng mật<br />
độ tế bào của chúng so với mẫu đối chứng. Những<br />
kết quả trên chứng tỏ sử dụng dịch bacteriocin từ<br />
vi khuẩn lactic T8 có thể giữ chất lượng cá giò tốt<br />
hơn về cảm quan, hóa học và vi sinh so với mẫu đối<br />
chứng sau một tuần bảo quản.<br />
Hoạt tính của dịch bacteriocin thô của chủng T8<br />
giảm dần trong quá trình bảo quản cá giò. Hoạt độ<br />
riêng của dịch bacteriocin thô sau 7 ngày bảo quản<br />
là 400 AU/ml, giảm 50% so với dịch bacteriocin ban<br />
đầu. Vì vậy, sau 3 ngày bảo quản nên bổ sung lại<br />
dịch bacteriocin.<br />
Đã xây dựng thành công quy trình bảo quản cá<br />
giò nguyên liệu tươi bằng dịch bacteriocin thô thu từ<br />
chủng vi khuẩn lactic T8.<br />
2. Kiến nghị<br />
Định danh chủng vi khuẩn lactic T8 đến loài<br />
bằng phương pháp sinh học phân tử.<br />
Tinh chế bacteriocin từ chủng vi khuẩn lactic T8<br />
để thu nhận bacteriocin tinh khiết.<br />
Hoàn thiện quy trình bảo quản nguyên liệu<br />
thủy sản tươi bằng bacteriocin tinh chế từ vi khuẩn<br />
lactic T8.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Nguyễn Trọng Cẩn - chủ biên (2006), Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản tập 1 - Nguyên liệu chế biến thủy sản; NXB<br />
Nông nghiệp, Hà Nội, 255 tr.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Thị Hải Thanh (2012), Một số tính chất của bacteriocin từ hai chủng vi khuẩn lactic chứng tỏ<br />
tiềm năng ứng dụng của chúng trong bảo quản nguyên liệu thủy sản ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản,<br />
Trường Đại học Nha Trang số 1.2012: 88-93.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Nguyễn Văn Mùi (2007), Thực hành hóa sinh học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp bảo quản và chế biến thủy sản, NXB Lao động, Hà Nội,<br />
125tr.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Trần Linh Thước (2007), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Hà Duyên Tư (2006), Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Abee T, Krockel L, and Hill C (1995), Bacteriocins: modes of action and potentials in food preservation and control of food<br />
poisoning - Int. J. Food Microbiol, 28:169.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Cleveland J, Montville TJ, Nes IF, Chikindas ML (2001), Bacteriocins: safe, natural antimicrobials for food preservation; Int.<br />
J. Food Microbiology, 71, p.1-20.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Daeschel MA, McKenney MC and McDonald LC (1990), Bacteriocidal activity of Lactobacillus plantarum C-11. Food<br />
Microbiol 7(2): 91-98.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
10. De Vuyst L, Leroy F (2007), Bacteriocins from lactic acid bacteria: production, purification, and food applications. J Mol<br />
Microbiol Biotechnol, 13(4):194-9.<br />
11. Deegan LH, Cotter PD, Hill C, Ross P, (2006), Bacteriocins: biological tools for bio-preservation and self-life extension. Int<br />
Dairy J, 16: 1058-1071.<br />
<br />
60 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />