Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG BẢO QUẢN SẢN PHẨM<br />
SAU THU HOẠCH TRÊN TÀU CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG<br />
CỦA NGƯ DÂN CÁC TỈNH BÌNH ĐỊNH, PHÚ YÊN, KHÁNH HÒA<br />
RESEARCH RESULTS ON PRODUCTS PRESERVATION THE STATUS AFTER<br />
HARVEST IN TUNA LONGLINE VESSELS OF FISHERMEN BINH DINH, PHU YEN,<br />
KHANH HOA PROVINCES<br />
Hoàng Văn Tính1<br />
Ngày nhận bài: 09/01/2013; Ngày phản biện thông qua: 06/3/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu cách bảo quản cá ngừ trên 96 tàu câu ngư dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa cho thấy: 100%<br />
mẫu điều tra bảo quản lạnh bằng nước đá xay và cơ bản phù hợp với quy trình, quy phạm về bảo quản cá ngừ đã được ứng<br />
dụng trong thực tế. Tuy nhiên, các tàu không ngâm hạ nhiệt trước lúc đưa cá vào hầm bảo quản và thời gian bảo quản cá<br />
dài ngày trên tàu câu là những yếu tố trong số các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cá ngừ sau thu hoạch.<br />
Tổ chức lại sản xuất, thay đổi công nghệ, cải tiến hầm bảo quản, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm<br />
nghề cá của ngư dân sẽ góp phần nâng cao chất lượng cá ngừ sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả của các chuyến biển, tăng<br />
thu nhập cho ngư dân.<br />
Từ khóa: Bảo quản sản phẩm, cá ngừ đại dương, nghề câu vàng, sau thu hoạch<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Research methods preserved tuna on 96 longline vessels in Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa provinces show: 100%<br />
of the sample preserved with ice cold milling and essentially consistent with procedures and regulationsof preserved tuna<br />
have been applied in practice. However, the vessels does not dip to cool before put fish into underground storage and long<br />
shelf life of fish on the vessels of the elements of the causes affecting quality tuna products after harvest.<br />
Reorganization of production, technological change, improved underground storage, development of human<br />
resources in accordance with the fisheries characteristics of fishermen will contribute to improving the quality tuna<br />
products after harvest, improve the efficiency of trips, increase income for fishermen.<br />
Keyword: products preservation, tuna, longline, after harvest<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nghề câu vàng cá ngừ đại dương được du nhập<br />
vào nước ta từ năm 1992, theo cách “tự phát”. Năm<br />
1994, số lượng tàu câu vàng cá ngừ đại dương cả<br />
nước có khoảng 1670 tàu, trong đó khoảng 45 tàu<br />
câu công nghiệp [5]. So với năm 2004, đội tàu câu<br />
vàng cá ngừ của ngư dân hiện nay đã giảm 32,18%<br />
(từ 1625 tàu [5] xuống 1102 tàu [2, 3, 6]). Hoạt động<br />
của đội tàu câu công nghiệp cũng giảm và một số<br />
tàu đã giải thể.<br />
<br />
1<br />
<br />
Sản lượng cá ngừ khai thác được bằng nghề<br />
câu giai đoạn 2007 - 2011 biến động không theo<br />
quy luật. Năm 2007 đạt 19979,2 tấn, sau đó giảm<br />
từ 27259,3 tấn (năm 2008) xuống 16252,5 tấn (năm<br />
2010), nhưng năm 2011 tăng so với năm 2007<br />
là 14,8%.<br />
Nguyên do dẫn đến sự suy giảm của đội tàu<br />
câu vàng cá ngừ đại dương nước ta là hiệu quả kinh<br />
tế (lợi nhuận) các chuyến biển giảm. Có nhiều yếu<br />
tố tác động đến vấn đề này như giá xăng dầu tăng<br />
<br />
TS. Hoàng Văn Tính: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
không tương xứng với giá bán sản phẩm, sự biến<br />
1. Phương pháp tiếp cận<br />
động nguồn lợi cá ngừ đại dương… và trong đó có<br />
- Tìm hiểu tài liệu: Báo cáo khoa học, các tiêu<br />
vấn đề bảo quản sản phẩm khai thác sau thu hoạch<br />
chuẩn, quy chuẩn và các văn bản pháp lý liên quan<br />
ở trên tàu.<br />
đến vấn đề nghiên cứu.<br />
Đã có một số nghiên cứu khoa học trong nước<br />
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn theo<br />
về bảo quản cá ngừ đại dương theo phương pháp<br />
mẫu điều tra.<br />
ướp lạnh bằng đá xay. Các nghiên cứu đó đã đưa<br />
- Trực tiếp: Khảo sát trực tiếp khi tàu sản xuất<br />
ra quy trình bảo quản khá hoàn chỉnh, các tiêu chí<br />
theo mẫu điều tra.<br />
và yêu cầu tối thiểu cần đạt để bảo quản cá ngừ đại<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
dương trên tàu câu như dụng cụ bảo quản; cách xử<br />
- Thu thập số liệu thứ cấp: Từ các nguồn tài liệu<br />
lý và sơ chế cá; cách bảo quản cá dưới hầm như:<br />
tiếp cận, thu thập các thông tin nghiên cứu sau: Số<br />
cách xếp cá, số lớp cá xếp trong hầm, lượng đá sử<br />
lượng tàu thuyền, sản lượng khai thác, mùa vụ và ngư<br />
dụng khi bảo quản... [4, 5, 8, 13, 14].<br />
trường khai thác, các hình thức bảo quản sản phẩm<br />
Phương pháp bảo quản cá ngừ đại dương của<br />
trên tàu câu vàng cá ngừ đại dương của ngư dân.<br />
ngư dân hiện nay có gì khác so với khuyến cáo của<br />
- Điều tra số liệu sơ cấp: Điều tra ngẫu nhiên<br />
các nghiên cứu khoa học. Bài viết trình bày kết quả<br />
theo mẫu đại diện tại các địa phương có nghề câu<br />
nghiên cứu cách bảo quản cá ngừ trên các đội tàu<br />
cá ngừ đại dương với số mẫu là 96 tàu. Với tổng<br />
câu vàng cá ngừ đại dương của 3 tỉnh Bình Định,<br />
thể mẫu là 1102, đạt độ tin cậy khoảng 94% (Hướng<br />
Phú Yên, Khánh Hòa. Nghiên cứu này nằm trong<br />
dẫn “Quy mô mẫu an toàn trong điều tra nghề cá”<br />
Dự án “Điều tra thực trạng bảo quản sau thu hoạch<br />
của FAO). Số mẫu điều tra theo nhóm công suất và<br />
sản phẩm khai thác trên tàu cá xa bờ và đề xuất giải<br />
theo địa phương thể hiện ở bảng 1.<br />
pháp” của Tổng cục Thủy sản.<br />
Bảng 1. Phân bố mẫu điều tra<br />
Phân theo nhóm công suất (CV)<br />
<br />
Số mẫu<br />
điều tra<br />
<br />
90 - < 150<br />
<br />
150 - < 250<br />
<br />
250 - < 400<br />
<br />
≥ 400<br />
<br />
Bình Định<br />
<br />
16<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />
8<br />
<br />
2<br />
<br />
Phú Yên<br />
<br />
50<br />
<br />
4<br />
<br />
32<br />
<br />
14<br />
<br />
0<br />
<br />
Khánh Hòa<br />
<br />
30<br />
<br />
11<br />
<br />
8<br />
<br />
11<br />
<br />
0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
96<br />
<br />
16<br />
<br />
45<br />
<br />
33<br />
<br />
2<br />
<br />
Địa phương<br />
<br />
- Xử lý số liệu điều tra: dựa vào phần mềm toán học Excel và phân tích theo kiến thức chuyên môn.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Kết quả điều tra [7, 9, 10]<br />
1.1. Hầm bảo quản và hệ thống thoát nước đáy hầm<br />
Điều tra về sử dụng vật liệu cách nhiệt trong hầm bảo quản sản phẩm của 96 hộ ngư dân ở 3 tỉnh Bình<br />
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Vật liệu cách nhiệt sử dụng trong hầm bảo quản sản phẩm<br />
Xốp ghép<br />
<br />
Vật liệu PU (Xốp thổi)<br />
<br />
Tổng mẫu điều tra<br />
<br />
Số lượng (Tàu)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số lượng (Tàu)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số lượng (Tàu)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
93<br />
<br />
96,875<br />
<br />
3<br />
<br />
3,125<br />
<br />
96<br />
<br />
100<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy, nghề câu vàng cá ngừ của ngư dân chủ yếu sử dụng vật liệu cách nhiệt là xốp ghép,<br />
chiếm 96,87% số mẫu điều tra; 3,13% số tàu điều tra sử dụng xốp bọt (Polyurethane, PU, ngư dân gọi là xốp<br />
thổi). Sở dĩ có sự khác biệt như vậy do: kinh phí đầu tư làm hầm bằng vật liệu cách nhiệt (PU) cao, ngư dân<br />
chưa hiểu nhiều về chất lượng của loại vật liệu này.<br />
Hệ thống thoát nước đáy hầm: Kết quả điều tra cũng cho thấy, 100% số mẫu điều tra có hệ thống thoát<br />
nước đáy hầm tốt, đáy hầm khô. Miệng hầm cách mặt boong từ 15 - 20cm, nên ngăn chặn hoàn toàn nước<br />
chảy từ mặt boong xuống hầm.<br />
<br />
50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
1.2. Chất lượng cá khi đưa lên tàu<br />
Điều tra 96 mẫu về tình trạng cá khi đưa lên tàu thu được kết quả sau:<br />
Bảng 3. Hiện trạng cá đánh bắt được khi đưa lên tàu<br />
Mẫu điều tra<br />
<br />
Tỷ lệ cá sống khi đưa lên tàu (%)<br />
50 - < 59<br />
<br />
60 - < 69<br />
<br />
70 - < 79<br />
<br />
80 - < 89<br />
<br />
≥ 90<br />
<br />
Số lượng tàu (mẫu)<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
49<br />
<br />
32<br />
<br />
6<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
3,125<br />
<br />
6,25<br />
<br />
51,04<br />
<br />
33,33<br />
<br />
6,25<br />
<br />
Tỷ lệ cá sống khi đưa lên tàu khá cao, chủ yếu<br />
từ 70 - 90% (chiếm 84,37% số mẫu điều tra). Điều<br />
này cho thấy, nếu công đoạn xử lý cá không tốt sẽ<br />
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm.<br />
1.3. Xử lý cá và sơ chế cá<br />
Theo khuyến cáo của [5, 8, 13] cần thực hiện<br />
đầy đủ các công đoạn: làm choáng cá, phá hủy não,<br />
cắt tiết, lấy mang, làm sạch nội tạng, rửa sạch cá,<br />
ngâm hạ nhiệt trước lúc đưa vào bảo quản.<br />
Kết quả điều tra cho thấy: 100% số tàu điều tra<br />
<br />
sử dụng móc/khấu chụp đưa cá lên tàu; 85,42%<br />
số tàu điều tra sử dụng tấm đệm để lót khi đưa<br />
cá lên tàu và xử lý cá; 49% số tàu điều tra thực<br />
hiện công đoạn làm choáng cá; 51% số tàu điều<br />
tra phá hủy não; 100% số tàu điều tra lấy mang và<br />
nội tạng; 3,12% số tàu điều tra ngâm hạ nhiệt. Mục<br />
đích ngâm hạ nhiệt nhằm làm giảm nhanh nhiệt độ<br />
thân cá (từ 25 - 28oC xuống 5 - 8oC), giúp mau đạt<br />
tới nhiệt độ cần thiết cho bảo quản, chất lượng cá<br />
tốt hơn.<br />
<br />
Hình 1. Đưa cá lên tàu<br />
1.4. Bảo quản cá<br />
Trước khi chuyển cá xuống hầm bảo quản đều<br />
thực hiện rửa sạch cá, cho đầy đá xay vào mang và<br />
bụng. Sau đó bọc cá bằng túi vải hoặc túi PE được<br />
đâm thủng để thoát nước. Kết quả điều tra 96 tàu<br />
cho thấy, chỉ có 28 tàu câu Khánh Hòa sử dụng túi<br />
vải (29,17% số mẫu điều tra).<br />
Cách xếp cá trong hầm: Kết quả điều tra 96 tàu<br />
cho thấy: các tàu câu của Khánh Hòa, Phú Yên xếp<br />
cá ở tư thế đang bơi. Tỉnh Bình Định xếp cá nghiêng<br />
45o (bụng xuống dưới). Khoảng cách giữa 2 lớp cá<br />
(10 - 30) cm, trong đó từ 10 - 20 cm chiếm 53,12 số<br />
mẫu điều tra, khoảng cách giữa 2 con cá 10 - 20<br />
cm và các khoảng cách đó đều được nhét đá xay.<br />
<br />
Hình 2. Làm choáng cá bằng vồ<br />
Trước lúc đưa cá xuống hầm bảo quản, ngư dân rải<br />
1 lớp đá xay dưới đáy hầm dày 20 - 30 cm, xung<br />
quanh hầm từ 10 - 20 cm và rải lớp đá trên mặt dày<br />
từ 10 - 30 cm.<br />
Số lớp cá xếp trong hầm từ 2 - 4 lớp, trong đó<br />
số tàu xếp 4 lớp có 7/96 mẫu điều tra (chiếm 7,29%).<br />
Như vậy, cách xếp cá, số lớp cá xếp trong<br />
1 hầm, lượng sử dụng đá bảo quản cá trong hầm<br />
ngư dân thực hiện phù hợp với nghiên cứu của<br />
[5, 8, 13].<br />
Tần suất bổ sung đá vào hầm: Bổ sung đá ở lớp<br />
cá trên cùng hàng ngày nhằm giữ được độ lạnh cần<br />
thiết của hầm. Kết quả điều tra tiêu chí này được thể<br />
hiện ở bảng 4.<br />
<br />
Bảng 4. Tần suất bổ sung đá<br />
Tần suất bổ sung đá hàng ngày của các tàu (ngày/lần)<br />
<br />
Mẫu điều tra<br />
<br />
1/1<br />
<br />
2 /1<br />
<br />
3 /1<br />
<br />
> 3 /1<br />
<br />
1/≥2<br />
<br />
Số lượng tàu (mẫu)<br />
<br />
96<br />
<br />
40<br />
<br />
18<br />
<br />
2<br />
<br />
6<br />
<br />
30<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
100<br />
<br />
41,67<br />
<br />
18,75<br />
<br />
2,08<br />
<br />
6,25<br />
<br />
31,25<br />
<br />
Bảng 4 cho thấy, tần suất bổ sung đá hàng<br />
ngày chủ yếu thực hiện 1 ngày bổ sung 1 lần (chiếm<br />
41,67% số mẫu điều tra). Tàu câu Khánh Hòa bổ<br />
sung nước đá hàng ngày từ 2 lần trở lên.<br />
<br />
Lượng nước đá sử dụng khi bảo quản cá: Chỉ<br />
số này được đánh giá theo tỷ lệ lượng nước đá xay<br />
sử dụng so với cá. Kết quả điều tra 96 tàu cho thấy:<br />
68,75 số tàu điều tra bảo quản cá với tỷ lệ nước đá/cá<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 51<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
là 1/1; chỉ có 30 tàu tỉnh Khánh Hòa bảo quản tỷ lệ<br />
nước đá/cá là 2/1.<br />
Thời gian bảo quản cá trên tàu câu:<br />
Nghề câu cá ngừ đại dương của 3 tỉnh không<br />
có chuyển tải trên biển và tự chở sản phẩm về bờ<br />
để tiêu thụ sau mỗi chuyến biển, nên thời gian bảo<br />
quản cá trên tàu bằng độ dài chuyến biển.<br />
Kết quả điều tra 96 tàu câu vàng của 3 tỉnh Bình<br />
Định, Phú Yên, Khánh Hòa cho thấy: thời gian trung<br />
bình của chuyến biển từ 20 - 30 ngày. Như vậy, thời<br />
gian bảo quản cá trên tàu trung bình của đội tàu câu<br />
vàng cá ngừ của 3 tỉnh từ 3 - 4 tuần.<br />
Thời gian chuyến biển dài, tăng thời gian sản<br />
xuất trên biển của đội tàu nên tăng sản lượng khai<br />
thác, song nếu không thực hiện chuyển tải sản<br />
phẩm sẽ ảnh hưởng chất lượng cá trong thời gian<br />
bảo quản trên tàu.<br />
1.5. Vấn đề vệ sinh trên tàu<br />
Chất lượng cá ngừ không chỉ chịu ảnh hưởng<br />
của vấn đề bảo quản sản phẩm, mà còn chịu ảnh<br />
hưởng của các yếu tố khác như động vật gây hại<br />
<br />
trên tàu, công tác vệ sinh tàu sau mỗi lần xử lý cá,<br />
sau mỗi mẻ câu, mỗi chuyến biển… Điều tra các nội<br />
dung trên của 96 tàu câu vàng cá ngừ ngư dân 3<br />
tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa cho thấy:<br />
- 100% số tàu điều tra đều có động vật gây hại:<br />
chuột, gián, kiến;<br />
- 100% số tàu điều tra đều giặt sạch tấm đệm lót<br />
bằng nước biển sau mỗi lần xử lý cá;<br />
- 100% số tàu điều tra đều vệ sinh boong tàu<br />
sau mỗi lần xử lý cá, mỗi mẻ câu bằng nước biển;<br />
- 100% số tàu điều tra đều tổng vệ sinh tàu<br />
khi rời khỏi ngư trường kết thúc chuyến biển bằng<br />
nước biển;<br />
- 100% số tàu điều tra đều vệ sinh hầm bảo<br />
quản và tàu sau khi bốc xong cá.<br />
- 100% số tàu điều tra không sử dụng hóa chất<br />
trong quá trình vệ sinh tàu và hầm bảo quản.<br />
1.6. Thực trạng lao động làm công tác bảo quản<br />
trên tàu<br />
Kết quả điều tra lao động chuyên trách về bảo<br />
quản sản phẩm trên tàu được thể hiện bảng 5.<br />
<br />
Bảng 5. Thống kê lao động chuyên trách về bảo quản sản phẩm<br />
Thông tin tìm hiểu<br />
<br />
Số mẫu điều tra<br />
<br />
Kết quả điều tra<br />
Số lượng (Tàu)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Có người chuyên trách bảo quản SP<br />
<br />
96<br />
<br />
86<br />
<br />
89,6<br />
<br />
Người phụ trách BQSP được đào tạo<br />
<br />
96<br />
<br />
24<br />
<br />
25,0<br />
<br />
Kết quả điều tra cũng cho thấy, hình thức đào<br />
tạo cho người phụ trách bảo quản sản phẩm theo<br />
dạng tập huấn ngắn hạn. Điều này cho thấy, kiến<br />
thức về bảo quản sản phẩm và vệ sinh an toàn<br />
thực phẩm của người chuyên trách về bảo quản<br />
sản phẩm trên tàu có được chủ yếu nhờ học tập lẫn<br />
nhau, thể hiện số tàu chưa được học hoặc tập huấn<br />
về lĩnh vực này chiếm 75% số mẫu điều tra.<br />
1.7. Nhu cầu của ngư dân<br />
Kết quả điều tra nhu cầu của ngư dân về cải<br />
tiến hầm bảo quản bằng xốp thổi (PU), ứng dụng<br />
<br />
công nghệ bảo quản lạnh bằng nước để nâng<br />
cao chất lượng sản phẩm thể hiện ở bảng 6.<br />
Ngoài ra, ngư dân rất muốn được tiếp cận cách<br />
thức tiêu thụ sản phẩm hợp lý hoặc Nhà nước<br />
quản lý được khâu tiêu thụ sản phẩm, nhằm<br />
giảm thiệt hại cho họ khi bán sản phẩm do bị ép<br />
giá, hạ cấp chất lượng từ các chủ nậu. Bởi lẽ,<br />
điều tiết giá bán sản phẩm hiện nay của nghề<br />
câu cá ngừ nói riêng và nghề cá nói chung chủ<br />
yếu do tư thương, Nhà nước chưa có sự can<br />
thiệp đáng kể.<br />
<br />
Bảng 6. Kết quả điều tra về nhu cầu của ngư dân<br />
Số mẫu điều<br />
tra<br />
<br />
Không có<br />
nhu cầu<br />
<br />
Bình Định<br />
<br />
16<br />
<br />
Phú Yên<br />
Khánh Hòa<br />
<br />
Địa phương<br />
<br />
Nhu cầu cải tiến<br />
Nhu cầu 1<br />
<br />
Nhu cầu 2<br />
<br />
Cả hai<br />
<br />
-<br />
<br />
14<br />
<br />
-<br />
<br />
2<br />
<br />
50<br />
<br />
10<br />
<br />
6<br />
<br />
17<br />
<br />
17<br />
<br />
30<br />
<br />
7<br />
<br />
7<br />
<br />
1<br />
<br />
15<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
96<br />
<br />
17<br />
<br />
27<br />
<br />
18<br />
<br />
34<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
100<br />
<br />
17,71<br />
<br />
27,12<br />
<br />
18,75<br />
<br />
35,42<br />
<br />
(Nhu cầu 1: Cải tiến hầm bảo quản; Nhu cầu 2: Cải tiến công nghệ bảo quản lạnh bằng nước)<br />
<br />
52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
2. Phân tích, đánh giá công tác bảo quản sản<br />
phẩm trên tàu câu cá ngừ đại dương<br />
2.1. Quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo quản<br />
sản phẩm<br />
Kết quả điều tra mục (III 1.2) cho thấy:<br />
- Hầm bảo quản sản phẩm: Hệ thống thoát<br />
nước đáy hầm của các tàu điều tra tốt, đáy hầm<br />
luôn khô ráo, thỏa mãn tiêu chí của Quy chuẩn Kỹ<br />
thuật Quốc gia (QCVN 02 - 13: 2009/BNNPTNT) về<br />
tàu cá.<br />
Miệng hầm bảo quản sản phẩm cao hơn mặt<br />
boong tàu 15 - 20cm, ngăn chặn nước từ mặt boong<br />
chảy xuống hầm, đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn<br />
Kỹ thuật Quốc gia (QCVN 02 - 13: 2009/BNNPTNT)<br />
về tàu cá.<br />
Chất liệu cách nhiệt của hầm bảo quản sản<br />
phẩm chủ yếu là xốp ghép (chiếm 97 % mẫu điều<br />
tra), khả năng giữ lạnh thấp nên ảnh hưởng chất<br />
lượng sản phẩm nhất là khi quá trình bảo quản<br />
chưa đáp ứng với quy trình bảo quản cá ngừ sau<br />
khai thác ở trên tàu.<br />
- Xử lý và sơ chế cá: Dụng cụ xử lý cá ngư dân<br />
sử dụng phù hợp với những nghiên cứu khoa học<br />
khuyến cáo và ứng dụng trong thực tế.<br />
Hầu hết các tàu điều tra chỉ thực hiện công<br />
đoạn làm choáng cá hoặc phá hủy não, chưa đúng<br />
quy trình xử lý đã ứng dụng trong thực tế và những<br />
nghiên cứu khoa học đã đúc kết. Thực hiện đúng<br />
quy trình lấy mang, nội tạng, làm sạch hốc mang, ổ<br />
bụng trước lúc bảo quản.<br />
Sử dụng tấm đệm lót khi xử lý và túi PE hoặc túi<br />
vải bảo quản nên không làm trầy xước cá khi bán.<br />
Bao bì dùng túi PE thường không bị nhiễm khuẩn<br />
từ túi gây ra (vì sử dụng 1 lần), nhưng làm ô nhiễm<br />
môi trường, tăng kinh phí chuyến biển. Sử dụng túi<br />
vải, nước tan ra từ nước đá thoát ra ngoài mọi phía,<br />
không có hiện tượng ứ đọng và sử dụng được nhiều<br />
lần nên tiết kiệm được kinh phí, không gây ô nhiễm<br />
môi trường.<br />
Hạn chế của sử dụng túi vải là cần giặt sạch túi<br />
sau mỗi lần bảo quản. Nếu túi không được giặt sạch<br />
sẽ gây nhiễm bẩn cho lần bảo quản sau và sẽ ảnh<br />
hưởng đến chất lượng cá.<br />
Do không thuận lợi về diện tích thao tác cũng<br />
như tác động của vấn đề đầu tư kinh phí nên hầu<br />
hết các tàu không thực hiện công đoạn ngâm hạ<br />
nhiệt, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình làm lạnh toàn<br />
thân cá khi đưa vào bảo quản và có thể ảnh hưởng<br />
tới chất lượng sản phẩm.<br />
- Bảo quản cá trong hầm:<br />
Bề dày lớp đá dưới đáy hầm, xung quanh hầm,<br />
lớp đá trên mặt, lớp đá giữa 2 lớp cá và giữ 2 con<br />
<br />
Số 2/2013<br />
cá tương đối thỏa mãn với những nghiên cứu khoa<br />
học đã khuyến cáo.<br />
Cách xếp cá dưới hầm thỏa mãn với những<br />
khuyến cáo của các nhà khoa học đã nghiên cứu<br />
thể hiện: cá xếp trong hầm ở tư thế đang bơi (chiếm<br />
83,26% số mẫu điều tra) hoặc nghiêng 45o (bụng<br />
xuống dưới, chiếm 16,84% số mẫu điều tra), và số<br />
lớp cá xếp trong mỗi hầm từ 2 - 3 lớp.<br />
Tỷ lệ đá so với cá chưa đảm bảo, thể hiện<br />
68,75% số mẫu điều tra bảo quản với tỷ lệ đá/cá là<br />
1/1. Hơn nữa, tần suất bổ sung đá xuống hầm thực<br />
hiện 2 ngày bổ sung 1 lần. Điều này có thể làm ảnh<br />
hưởng đến chất lượng sản phẩm.<br />
- Thời gian bảo quản cá trên tàu quá dài. Thời<br />
gian bảo quản cá tại tàu câu ngắn nhất trên 2 tuần,<br />
vượt quá khuyến cáo của các nhà khoa học là<br />
không nên quá 12 ngày nếu bảo quản cá bằng nước<br />
đá xay. Đây là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến chất<br />
lương cá ngừ sau thu hoạch.<br />
Từ những phân tích trên cho thấy cần thiết có<br />
nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức sản xuất hợp<br />
lý cho nghề câu vàng cá ngừ đại dương, cải tiến<br />
hầm và công nghệ bảo quản để đảm bảo chất lượng<br />
sản phẩm khai thác sau thu hoạch.<br />
2.2. Lao động bảo quản sản phẩm trên tàu<br />
Kết quả điều tra cho thấy, những người<br />
chuyên trách công việc bảo quản sản phẩm trên<br />
các tàu câu vàng cá ngừ đại dương của ngư<br />
dân hầu hết chưa được tập huấn về nghiệp vụ<br />
chuyên môn. Kiến thức về bảo quản sản phẩm<br />
họ tích lũy được nhờ tự tìm hiểu và học tập lẫn<br />
nhau. Đây cũng là một trong những lý do “góp<br />
phần” tạo nên sự giảm chất lượng cá ngừ sau<br />
thu hoạch. Chính do nhận thức chưa đầy đủ về<br />
các công đoạn trong quy trình bảo quản cá ngừ<br />
đại dương mà họ đã bỏ qua một vài công việc<br />
trong công đoạn xử lý cá ngừ chẳng hạn như<br />
làm choáng cá khi đưa cá lên tàu, phá hủy não,<br />
ngâm hạ nhiệt độ của cá trước lúc đưa vào bảo<br />
quản. Tuy nhiên, để thực hiện được công đoạn<br />
này ngâm hạ nhiệt cần có thùng ngâm hạ nhiệt<br />
hoặc hầm ngâm hạ nhiệt. Điều kiện này rất khó<br />
thực hiện đối với những tàu câu nhỏ. Đây là vấn<br />
đề cần được quan tâm khi quy hoạch phát triển<br />
nghề câu vàng cá ngừ đại dương.<br />
Kết quả điều tra cũng cho thấy, công tác kiểm<br />
tra về sinh an toàn trên các tàu câu vàng cá ngừ<br />
chưa được coi trọng. Thiết nghĩ, nếu công việc này<br />
được thực hiện đều đặn và được sự hưởng ứng của<br />
ngư dân sẽ góp phần nâng cao nhận thức hơn nữa<br />
của người dân về bảo quản sản phẩm khai thác sau<br />
thu hoạch.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53<br />
<br />