Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI<br />
VÀ BẢO QUẢN MUỖI Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM<br />
Lê Thành Đồng*, Huỳnh Kha Thảo Hiền*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và thực hiện các thử nghiệm, khảo nghiệm đánh<br />
giá hiệu lực của các hóa chất, chế phẩm xua, diệt côn trùng sử dụng trong y tế và gia dụng, đồng thời phục vụ<br />
cho công tác giảng dạy, Viện Sốt rét - KST - CT TP. Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy<br />
trình kỹ thuật nuôi và bảo quản muỗi ở phòng thí nghiệm”.<br />
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu là muỗi Anopheles dirus, Anopheles epiroticus<br />
(truyền bệnh sốt rét), muỗi Aedes aegypti (truyền bệnh sốt xuất huyết). Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.<br />
Quan sát các thao tác kỹ thuật, phân tích, bổ sung hoàn thiện các nội dung kỹ thuật, các thành phần, tiêu chuẩn,<br />
điều kiện nuôi, bảo quản và tổ chức biên soạn thành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.<br />
Kết quả: Đã hoàn thiện 3 quy trình kỹ thuật nuôi, bảo quản muỗi An. dirus, An. epiroticus và Ae. Aegypti.<br />
Trong đó có các phần quy định về điều kiện phòng nuôi, dụng cụ, vật tư và thức ăn, nước nuôi bọ gậy và muỗi,<br />
về kỹ thuật nuôi, kỹ thuật lấy trứng và bảo quản trứng, kỹ thuật nuôi và chăm sóc bọ gậy, kỹ thuật chăm sóc<br />
muỗi.<br />
Kết luận: Việc nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, các điều kiện, các bước kỹ thuật và biên soạn thành tài<br />
liệu hướng dẫn kỹ thuật đã đáp ứng nhu cầu đặt ra của đề tài, làm cẩm nang cho việc nuôi, bảo quản muỗi ở<br />
phòng thí nghiệm.<br />
Từ khóa: nuôi muỗi sốt rét, nuôi muỗi sốt xuất huyết.<br />
<br />
ABSTRACTS<br />
DEVELOP A TECHNICAL PROCESS OF FEEDING AND STORING MOSQUITOES IN LABORATORY<br />
Le Thanh Dong, Huynh Khao Thao Hien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 240 - 245<br />
Background: In order to meet demand of scientific research and conduct tests and experiments assessing<br />
validity of chemicals and products to eliminate malaria vectors used in health facilities and households as well as<br />
to develop training materials, Institute of Malariology - Parasitology - Entomology in HCM city has carried out a<br />
research titled "Develop a technical process of feeding and storing mosquitoes in Lab".<br />
Subjects and methodology: The research has been carried out on Anopheles dirus, Anopheles epiroticus<br />
(transmitting of malaria), and Aedes aegypti (transmitting of dengue fever) with field study methodology:<br />
observing technical operation, analyzing, and then developing techniques, standards, conditions of feeding and<br />
storing of mosquitoes in Lab. The research has resulted in a technical manual for feeding and storing mosquitoes<br />
in Lab.<br />
Outputs: 3 technical procedures of feeding and storing mosquitoes of An. dirus, An. epiroticus and Ae.<br />
Aegypt have been developed on specifi regulations of conditions, tools, materials, foods and water while feeding<br />
mosquito larva and mosquitoes, as well as regulations of techniques of picking up and storing mosquito eggs, and<br />
techniques of feeding mosquito larva and mosquitoes.<br />
Conclusion: The research has obtained a set of goals on developing standards, conditions and techniques of<br />
* Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS Lê Thành Đồng, ĐT: 0912009217, Email : lethanhdong@gmail.com<br />
<br />
240<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
feeding and storing malaria and dengue transmitting mosquitoes in Lab and composed a technical written<br />
manual.<br />
Key words: feeding of malaria mosquito, feeding of dengue mosquito.<br />
nghiệm<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong hoạt động phòng chống sốt rét,<br />
phòng chống sốt xuất huyết hiện nay chúng ta<br />
vẫn đang thực hiện 2 biện pháp, đó là vừa điều<br />
trị bệnh nhân vừa phòng chống muỗi truyền<br />
bệnh, do đó nhất thiết phải có các nghiên cứu,<br />
giám sát các quần thể muỗi truyền bệnh cũng<br />
như đánh giá hiệu lực của các hóa chất sử dụng<br />
để xua diệt muỗi(2,4,5). Để đáp ứng nhu cầu<br />
nghiên cứu khoa học và thực hiện các thử<br />
nghiệm, khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của các<br />
hóa chất, chế phẩm xua, diệt côn trùng sử dụng<br />
trong y tế và gia dụng, đồng thời phục vụ cho<br />
công tác giảng dạy. Sau một thời gian dài thực<br />
hiện việc nuôi, bảo quản một số loài muỗi<br />
truyền sốt rét chính, muỗi truyền sốt xuất huyết,<br />
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ<br />
Chí Minh đã nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các<br />
nội dung kỹ thuật, các thành phần, tiêu chuẩn,<br />
điều kiện nuôi, bảo quản và tổ chức biên soạn<br />
thành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi và bảo<br />
quản muỗi ở phòng thí nghiệm(1,3). Tài liệu này<br />
đã được Hội đồng Khoa học kỹ thuật và các<br />
chuyên gia, các nhà khoa học góp ý và thống<br />
nhất thông qua. Đề tài tiến hành nhằm mục tiêu:<br />
- Xây dựng các quy định về điều kiện phòng<br />
nuôi, dụng cụ, vật tư, thức ăn, nước nuôi, quy<br />
trình kỹ thuật nuôi và chăm sóc bọ gậy, kỹ thuật<br />
chăm sóc muỗi.<br />
- Biên soạn thành tài liệu hướng dẫn phục<br />
vụ công tác nuôi, giữ các chủng muỗi tại phòng<br />
thí nghiệm.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Muỗi Anopheles dirus, Anopheles epiroticus<br />
(truyền bệnh sốt rét), muỗi Aedes aegypti (truyền<br />
bệnh sốt xuất huyết).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Quan sát các thao tác kỹ thuật, phân tích, bổ<br />
sung hoàn thiện các nội dung kỹ thuật, các<br />
thành phần, tiêu chuẩn, điều kiện nuôi, bảo<br />
quản và tổ chức biên soạn thành tài liệu hướng<br />
dẫn kỹ thuật.<br />
<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
Thức ăn, nước nuôi bọ gậy và muỗi trưởng<br />
thành<br />
Thức ăn cho bọ gậy<br />
- Thành phần: Tôm, gan vịt, tất cả được nấu<br />
chín, sấy khô và xay mịn (để riêng từng loại),<br />
saccharomycetes.<br />
- Tỷ lệ pha trộn: 50 gram bột gan/150 gram<br />
saccharomyces, trộn đều hỗn hợp.<br />
- Bảo quản: Thức ăn sau khi pha trộn xong<br />
được bỏ vào hộp, đậy kín nắp, để ở ngăn mát tủ<br />
lạnh, thời gian bảo quản tối đa là 01 tháng.<br />
Nước nuôi bọ gậy<br />
Nước máy đã khử clo (lấy nước máy cho<br />
vào thùng và để ít nhất 24 giờ). Nên sử dụng<br />
nước đã khử trùng để nuôi bọ gậy tuổi 1.<br />
Thức ăn cho muỗi<br />
Đường glucose bột (Pha glucose bột thành<br />
dung dịch glucose 10%), multivitamin. Tỷ lệ pha<br />
trộn: 10 ml multivitamin: 50 ml dung dịch<br />
glucose 10%.<br />
Chuột nhắt trắng.<br />
<br />
Các dụng cụ, vật tư<br />
Thau nhựa nuôi bọ gậy<br />
Hộp thủy tinh đựng trứng muỗi hình có nắp<br />
đậy.<br />
Hũ nhựa đựng thức ăn bọ gậy và dụng cụ<br />
múc thức ăn cho bọ gậy (móc tai).<br />
Máy xay thức ăn cho bọ gậy, nồi áp suất<br />
Panasonic 5 lít.<br />
Chén, chậu nhựa đựng bọ gậy, ống hút bọ<br />
gậy, vợt lưới mịn để lọc bọ gậy.<br />
<br />
241<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Miếng rửa khay nuôi bọ gậy, bông gòn thấm<br />
nước (hộp đựng bông).<br />
<br />
đựng trứng nếu thấy khô. Khi cần lấy nhiều<br />
trứng thì cho muỗi đốt chuột liên tục.<br />
<br />
Đĩa petri nhựa hoặc thủy tinh, đường kính 9<br />
cm .<br />
<br />
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc bọ gậy<br />
Trứng sau khi lấy được 2 ngày thì lấy 3-5 vỉ<br />
trứng (tùy lượng trứng nhiều hay ít) cho vào<br />
khay nhựa có kích thước 20 x 30 x 2,5 cm, sau đó<br />
từ từ cho nước vào (nên cho nước chảy từ thành<br />
khay nhựa). Ngay sau khi tiếp xúc với nước,<br />
trứng sẽ nở thành bọ gậy tuổi 1.<br />
<br />
Thùng nhựa chứa nước 200 lít, thiết bị lọc<br />
nước.<br />
Lồng inox nuôi muỗi, kệ inox nhiều tầng,<br />
vợt điện bắt muỗi.<br />
Ống thủy tinh hút muỗi, khăn vải ủ lồng<br />
muỗi.<br />
Nhiệt kế, ẩm kế, dao, kéo, kẹp dài (kim loại).<br />
<br />
Điều kiện phòng nuôi và thiết bị<br />
Phòng nuôi phải đảm bảo đủ diện tích để<br />
đặt các lồng nuôi muỗi, khay nuôi bọ gậy, có lối<br />
đi, nơi đứng thao tác, có điều hoà không khí,<br />
thiết bị tạo ẩm, đèn. Nhiệt độ phòng khoảng<br />
28oC ± 1, ẩm độ > 80%, ánh sáng 30-100LUX.<br />
Trồng nhiều cây xanh tạo không khí ẩm và mát.<br />
Có tủ sấy, tủ lạnh, bình tạo hơi ẩm, máy điều<br />
hòa nhiệt độ.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Kỹ thuật nuôi và bảo quản Anopheles dirus<br />
Kỹ thuật lấy và bảo quản trứng<br />
Bước 1: Chuẩn bị một đĩa petri, trong đĩa có<br />
lót một lớp bông gòn, đặt tờ giấy thấm ở trên,<br />
thấm nước vừa đủ.<br />
Bước 2: Cho đĩa petri có giấy thấm nước vào<br />
lồng muỗi đã no máu chuột (đã cho đốt chuột<br />
liên tiếp 3 đêm. Nên thay chuột mỗi ngày để bảo<br />
quản chuột.<br />
Bước 3: Lấy trứng muỗi (mỗi ngày) ra, giữ<br />
trứng muỗi trong một hộp đựng trứng muỗi,<br />
bên dưới có lót tấm mút thấm ướt nước.<br />
Bước 4: Ghi tên loài, thế hệ trứng, ngày lấy<br />
trứng.<br />
Bước 5: Để hộp đựng trứng muỗi ở nhiệt độ<br />
phòng, tránh kiến.<br />
Lưu ý: Có thể giữ trứng được 12-14 ngày với<br />
tỉ lệ nở trứng khoảng 80%. Tuy nhiên nên giữ<br />
trứng trong khoảng 1 tuần rồi thả thì tỷ lệ nở<br />
cao hơn. Thêm nước vào tấm mút trong hộp<br />
<br />
242<br />
<br />
Bọ gậy tuổi 1: cho ăn ngay khi vừa nở, 2<br />
lần/ngày, mỗi lần 10-15 mg thức ăn (1/2 muỗng),<br />
mật độ bọ gậy 1.000-2.000 con/ khay 600 cm2.<br />
Chú ý nên cho ăn chìm (cho thức ăn dưới đáy<br />
khay) vừa đủ; vì cho ăn nhiều, bọ gậy ăn không<br />
hết sẽ làm môi trường nước mau hư. Quan sát<br />
bọ gậy cẩn thận khi cho ăn nổi vì mật độ bọ gậy<br />
mới nở thường cao. Nếu cho lượng thức ăn nổi<br />
nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp của bọ gậy.<br />
Bọ gậy tuổi 2: cho ăn 4 lần/ngày, mỗi lần 2030 mg thức ăn (1 muỗng vừa), mật độ bọ gậy<br />
500-1.000 con / khay 600 cm2.<br />
Bọ gậy tuổi 3 tuổi 4: cho ăn 5 lần/ngày, mỗi<br />
lần cách nhau 2 giờ (vào lúc 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ,<br />
14 giờ và 16 giờ). Mỗi lần 15-20 mg thức ăn, bổ<br />
sung thêm vài giọt pipet thức ăn bột gan pha với<br />
nước (ăn chìm) vào cuối ngày làm việc. Mật độ<br />
bọ gậy 300-500 con / khay 600 cm2.<br />
Khi cho ăn phải quan sát bề mặt nước bằng<br />
cách thổi nhẹ trên bề mặt nước xem nước có tạo<br />
thành sóng hay không. Nếu nước tạo sóng<br />
chứng tỏ bọ gậy khỏe, ăn hết thức ăn còn ngược<br />
lại thì nước có thể bị đóng váng ảnh hưởng đến<br />
hô hấp bọ gậy. Không cho ăn lúc này. Cần xử lý<br />
trước như: có thể thay nước. Sau đó cho ăn lại<br />
bình thường như trên. Sau khi cho ăn thì bổ<br />
sung một ít nước đề bù vào phần nước đã bị bốc<br />
hơi. Sau 12-14 ngày bọ gậy lột xác thành quăng<br />
(tính từ lúc bọ gậy tuổi 1). Bắt quăng vào chén<br />
và để vào lồng cho nở thành muỗi. Mỗi chén<br />
khoảng 200 - 300 quăng, mỗi lồng đặt 5 chén.<br />
Giai đoạn quăng không cho ăn vì quăng chỉ cần<br />
hô hấp. Giai đoạn này khoảng 2 ngày. Ghi tên<br />
loài, thế hệ muỗi và ngày tháng bỏ quăng vào<br />
lồng.<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Lưu ý: Thay nước cho bọ gậy tuổi 3 và tuổi 4<br />
mỗi ngày vào buổi sáng (bọ gậy tuổi 1, tuổi 2<br />
không nên thay nước). Dùng vợt có lưới mịn lọc<br />
bọ gậy và thay khay mới mỗi ngày. Khi thay<br />
nước, thao tác nhẹ nhàng. Khi thấy bọ gậy trong<br />
1 khay nhiều thì nên tách bọ gậy ra làm 2-3<br />
khay. Tùy vào lượng bọ gậy trong khay nuôi<br />
nhiều hay ít, khi rắc thức ăn thấy không lan trên<br />
mặt nước thì ngưng không cho ăn nữa. Lượng<br />
thức ăn cho vừa đủ, nếu quá nhiều sẽ tạo váng<br />
trên mặt nước. Nếu lượng thức ăn cho quá ít<br />
hoặc quá nhiều thì bọ gậy sẽ phát triển không<br />
đều, có hiện tượng bọ gậy nhiều độ tuổi trong<br />
cùng một khay nuôi. Khi đó phải thay nước và<br />
tách riêng bọ gậy cùng độ tuổi ra riêng để bọ<br />
gậy phát triển tốt hơn, khoẻ hơn. Hút bỏ bọ gậy<br />
chết trong khay (nếu có).<br />
<br />
Kỹ thuật chăm sóc muỗi<br />
- Khi quăng nở thành muỗi, đặt đĩa có bông<br />
gòn thấm dung dịch đường glucose 10% vào<br />
lồng muỗi; lấy chén quăng đã nở hết ra.<br />
- Sau khi muỗi nở được 3 ngày thì cho đốt<br />
chuột (cho chuột đã được cố định trong lồng<br />
vào 1 cái chén và cho vào lồng muỗi), cho chuột<br />
vào buổi chiều hôm trước và lấy ra vào buổi<br />
sáng ngày hôm sau.<br />
- Ghi chú ngày, tháng cho muỗi đốt.<br />
- Sau 3 ngày từ khi muỗi đốt chuột thì đặt<br />
đĩa petri có giấy thấm ướt nước để lấy trứng vào<br />
các lồng muỗi.<br />
- Thay dung dịch glucose 10% mỗi ngày.<br />
(Dung dịch glucose 10% được pha và sử dụng<br />
trong ngày).<br />
- Tiếp tục lại quy trình cho đến khi muỗi<br />
trưởng thành.<br />
Lưu ý: Khi trong lồng còn ít muỗi, dồn muỗi<br />
vào lồng cùng loài và rửa sạch lồng. Khi lấy<br />
chén quăng, thay nước đường, cho chuột vào<br />
lồng, lấy trứng phải chú ý tránh để muỗi bay ra<br />
ngoài. Rửa khay nuôi bọ gậy cho sạch vì thức ăn<br />
còn bám trên bề mặt của khay. Khi chế biến thức<br />
ăn gan vịt: Gan vịt tươi. Luộc thật chín. Bóc tách<br />
hết những mạch máu trong gan (phần này bọ<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
gậy ăn không được tốt) chỉ lấy thịt gan. Bọ gậy<br />
được dinh dưỡng tốt thì quăng có kích thước to<br />
hơn, tỷ lệ lột xác cao, muỗi khỏe hơn, đốt máu<br />
nhiều hơn, đẻ nhiều hơn. Khi muỗi tập trung<br />
vào nước đường để hút một cách bất thường thì<br />
lồng muỗi đã bị nhiễm hóa chất nên thay lồng<br />
muỗi, rửa và phơi nắng lồng muỗi này. Bọ gậy<br />
cần chiếu sáng. Muỗi cần được phủ khăn ướt<br />
giảm thiểu ánh sáng và tăng độ ẩm cho muỗi.<br />
<br />
Kỹ thuật nuôi và bảo quản Anopheles<br />
epiroticus<br />
Kỹ thuật lấy trứng và giữ trứng<br />
- Bước 1: Chuẩn bị một đĩa petri, trong đĩa<br />
có lót một lớp bông gòn, đặt tờ giấy thấm ở trên,<br />
thấm nước muối pha ở trên vừa đủ.<br />
- Bước 2: Cho đĩa petri có giấy thấm nước<br />
muối vào lồng muỗi đã no máu chuột (đã cho<br />
đốt chuột liên tiếp 3 đêm). Nên thay chuột mỗi<br />
ngày để bảo quản chuột.<br />
- Bước 3: Lấy trứng muỗi (mỗi ngày) ra, giữ<br />
trứng muỗi trong một hộp đựng trứng muỗi,<br />
bên dưới có lót tấm mút thấm ướt nước muối.<br />
- Bước 4: Ghi tên loài, thế hệ trứng, ngày lấy<br />
trứng.<br />
- Bước 5: Để hộp đựng trứng muỗi ở nhiệt<br />
độ phòng, tránh kiến.<br />
Lưu ý: Có thể giữ trứng được 12-14 ngày với<br />
tỉ lệ nở trứng khoảng 80%. Tuy nhiên nên giữ<br />
trứng trong khoảng 1 tuần rồi thả thì tỷ lệ nở<br />
cao hơn. Thêm nước muối vào tấm mút trong<br />
hộp đựng trứng nếu thấy khô. Khi cần lấy nhiều<br />
trứng thì cho muỗi đốt chuột liên tục.<br />
<br />
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc bọ gậy<br />
- Trứng sau khi lấy được 2 ngày thì lấy 3-5 vỉ<br />
trứng (tùy lượng trứng nhiều hay ít) cho vào<br />
khay nhựa có kích thước 20 x 30 x 2,5 cm, sau đó<br />
từ từ cho nước muối vào (nên cho nước muối<br />
chảy từ thành khay nhựa). Ngay sau khi tiếp xúc<br />
với nước, trứng sẽ nở thành bọ gậy tuổi 1.<br />
- Bọ gậy tuổi 1: cho ăn ngay khi vừa nở, 2<br />
lần/ngày, mỗi lần 10-15 mg thức ăn (1/2 muỗng),<br />
mật độ bọ gậy 1000-2000 con/ khay 600 cm2. Chú<br />
ý nên cho ăn chìm (cho thức ăn dưới đáy khay)<br />
<br />
243<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
vừa đủ; vì cho ăn nhiều, bọ gậy ăn không hết sẽ<br />
làm môi trường nước mau hư. Quan sát bọ gậy<br />
cẩn thận khi cho ăn nổi vì mật độ bọ gậy mới nở<br />
thường cao. Nếu cho ăn nổi nhiều sẽ ảnh hưởng<br />
đến sự hô hấp của bọ gậy.<br />
- Bọ gậy tuổi 2: cho ăn 4 lần/ngày, mỗi lần<br />
20-30 mg thức ăn (1 muỗng vừa), mật độ bọ gậy<br />
500-1000 con / khay 600 cm2.<br />
- Bọ gậy tuổi 3 và tuổi 4: cho ăn 4 lần/ngày 2<br />
giờ/lần, mỗi lần 15-20 mg thức ăn, mật độ bọ<br />
gậy 300-500 con / khay 600 cm2. Bổ sung vài giọt<br />
pipet thức ăn bột gan pha với nước (ăn chìm)<br />
vào cuối ngày làm việc. Mật độ bọ gậy 300-500<br />
con / khay 600 cm2.<br />
Chú ý: Khi cho ăn phải quan sát bề mặt<br />
nước bằng cách thổi nhẹ trên bề mặt nước xem<br />
nước có tạo thành sóng hay không. Nếu nước<br />
tạo sóng chứng tỏ bọ gậy khỏe, ăn hết thức ăn<br />
còn ngược lại thì nước có thể bị đóng váng ảnh<br />
hưởng đến hô hấp bọ gậy. Không cho ăn lúc<br />
này, cần xử lý trước như thay nước, sau đó cho<br />
ăn lại bình thường như trên. Sau khi cho ăn thì<br />
bổ sung thêm một ít nước muối đề bù vào phần<br />
nước đã bị bốc hơi. Sau 12-14 ngày bọ gậy nở<br />
thành quăng (tính từ lúc bọ gậy tuổi 1). Bắt<br />
quăng vào chén và để vào lồng cho nở thành<br />
muỗi. Mỗi chén khoảng 200 - 300 quăng, mỗi<br />
lồng đặt 5 chén. Giai đoạn quăng không cho ăn<br />
vì quăng chỉ cần hô hấp. Giai đoạn này khoảng<br />
2 ngày. Ghi tên loài, thế hệ muỗi và ngày tháng<br />
bỏ quăng vào lồng.<br />
Lưu ý: Thay nước cho bọ gậy mỗi ngày vào<br />
buổi sáng, dùng vợt có lưới mịn lọc bọ gậy và<br />
thay khay mới mỗi ngày. Khi thay nước, thao<br />
tác nhẹ nhàng. Khi thấy bọ gậy trong 1 khay<br />
nhiều thì nên tách bọ gậy ra làm 2-3 khay. Tùy<br />
vào lượng bọ gậy trong khay nuôi nhiều hay ít,<br />
khi rắc thức ăn thấy không lan trên mặt nước thì<br />
ngưng không cho ăn nữa. Lượng thức ăn cho<br />
vừa đủ, nếu quá nhiều sẽ tạo váng trên mặt<br />
nước. Nếu lượng thức ăn cho quá ít hoặc quá<br />
nhiều thì bọ gậy sẽ phát triển không đều, có<br />
hiện tượng bọ gậy nhiều độ tuổi trong cùng một<br />
khay nuôi. Khi đó phải thay nước và tách riêng<br />
<br />
244<br />
<br />
bọ gậy cùng độ tuổi ra riêng để bọ gậy phát<br />
triển tốt hơn, khoẻ hơn. Hút bỏ bọ gậy chết<br />
trong khay (nếu có).<br />
<br />
Kỹ thuật chăm sóc muỗi<br />
- Khi quăng nở thành muỗi, đặt đĩa có bông<br />
gòn thấm dung dịch đường glucose 10% vào<br />
lồng muỗi; lấy chén quăng đã nở hết ra.<br />
- Sau khi muỗi nở được 3 ngày thì cho đốt<br />
chuột (cho chuột đã được cố định trong lồng<br />
vào 1 cái chén và cho vào lồng muỗi), cho chuột<br />
vào buổi chiều hôm trước và lấy ra vào buổi<br />
sáng ngày hôm sau.<br />
- Ghi chú ngày, tháng cho muỗi đốt.<br />
- Sau 3 ngày từ khi muỗi đốt chuột thì đặt<br />
đĩa petri có giấy thấm ướt nước muối để lấy<br />
trứng vào các lồng muỗi.<br />
- Thay dung dịch glucose 10% mỗi ngày.<br />
(Dung dịch glucose 10% được pha và sử dụng<br />
trong ngày).<br />
- Tiếp tục lại quy trình cho đến khi muỗi<br />
trưởng thành.<br />
Lưu ý: Khi trong lồng còn ít muỗi, dồn muỗi<br />
vào lồng cùng loài và rửa sạch lồng. Khi lấy<br />
chén quăng, thay nước đường, cho chuột vào<br />
lồng, lấy trứng phải chú ý tránh để muỗi bay ra<br />
ngoài.<br />
<br />
Kỹ thuật nuôi và bảo quản Aedes aegypti<br />
Kỹ thuật lấy trứng và bảo quản trứng muỗi<br />
- Bước 1: Cho chuột vào lồng muỗi để muỗi<br />
đốt 3 ngày liên tiếp.<br />
- Bước 2: Sau khi muỗi đốt chuột được 3<br />
ngày, cho vào lồng muỗi 1 chén nước sạch (chén<br />
ăn cơm) bên mặt nước có miếng giấy thấm sạch<br />
để muỗi đậu và đẻ trứng.<br />
- Bước 3: Khi thấy miếng giấy thấm nhiều<br />
trứng thì lấy giấy thấm ra và thay bằng tấm giấy<br />
thấm mới trong cái chén mới như trên. Giấy<br />
thấm đã có trứng muỗi cho vào một cái chén<br />
sạch và để khô tự nhiên trong phòng, ghi ngày<br />
tháng lấy trứng. Sau khi giấy thấm có trứng<br />
muỗi đã khô, cho vào hộp nhựa có nắp để bảo<br />
quản.<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />