intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khu vực phía nam tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khu vực phía nam tỉnh Lâm Đồng tập trung phân tích các điều kiện để phát triển du lịch tại các huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng. Từ những điều kiện phát triển du lịch đã được nhận diện, nhóm tác giả mạnh dạn lựa chọn và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù cho khu vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khu vực phía nam tỉnh Lâm Đồng

  1. XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CHO KHU VỰC PHÍA NAM TỈNH LÂM ĐỒNG Nguyễn Văn Chất(*) Dương Đức Minh(**) BUILDING TYPICAL TOURISM PRODUCTS FOR THE SOUTHERN AREAS OF LAM DONG Abstract This article focused on analyzing favourable conditions for tourism development in the southern districts of Lam Dong Province. From the identified conditions of tourism development, the authors have boldly chosen and developed typical tourism products for these areas. Building such typical tourism products has been aimed at reorganizing the space, mining conditions to develop tourism reasonably, effectively, preventing wasting valuable resources and accomplished tourism products at Lam Dong Province. * 1. Vai trò của tài nguyên du lịch trong việc cấu thành sản phẩm du lịch đặc thù Sản phẩm du lịch được cấu thành bởi nhiều yếu tố vật chất và phi vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của du khách. Khi nhu cầu của du khách ngày càng cao và đa dạng, chất lượng của sản phẩm du lịch ngày càng được chú trọng. Sản phẩm du lịch của điểm đến càng có cá tính, có bản sắc tạo được cảm xúc mạnh cho du khách thì càng hấp dẫn và kéo dài được thời gian lưu trú của du khách, khiến du khách nhớ lâu, làm cho du khách muốn quay trở lại và sẽ quảng bá cho điểm đến. Những không gian như vậy sẽ tạo ra được thương hiệu riêng cho điểm du lịch. Vì thế việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù là việc cần thiết để nâng cao tính hấp dẫn của điểm đến. Từ đó, việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù để tạo nên tính hấp dẫn và độc đáo của điểm đến ngày càng được quan tâm. Các quan điểm nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc thù cũng được hình thành. Theo Phạm Trung Lương (2007): “Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch; với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Bản chất của hoạt động du lịch là đáp ứng nhu cầu thay đổi không gian sống hiện tại để khám phá các không gian mới lạ của con người. Vì vậy, yêu cầu thiết yếu nhất đối với các sản phẩm du lịch là phải thể hiện được nét đặc trưng độc đáo của không gian du lịch (hay còn gọi là không gian của điểm đến), giúp cho du khách cảm nhận được sâu sắc các giá trị văn hoá và tự nhiên của không gian đó”. Trong các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đặc thù có thể nói, tài nguyên du lịch đóng vai trò như một mảng màu chủ đạo. Còn các yếu tố môi trường và dịch vụ là những mảng màu phụ trợ, góp phần tô điểm, tôn vinh bản sắc đặc trưng của tài nguyên để tạo ra một hoà sắc, một sức hút riêng biệt cho sản phẩm du lịch tổng thể của điểm đến. Hay nói cách khác, tài nguyên là nhóm yếu tố góp phần quan trọng nhất trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng (*) ThS., Bộ môn Du lịch, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. (**) ThS., Bộ môn Du lịch, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
  2. cho điểm du lịch và đóng vai trò quyết định trong việc tạo sức hút đối với các thị trường khách du lịch. Nếu nhận thức được rằng: không có sự hấp dẫn về tài nguyên, sẽ không có sản phẩm du lịch và cũng không có dịch vụ du lịch thì mới hiểu được hết vai trò của tài nguyên và việc giữ gìn và bảo vệ giá trị của tài nguyên chính là bảo vệ sự “sống còn” của du lịch. Vì thế, có thể coi tài nguyên du lịch là điều kiện tiên quyết tạo và là yếu tố cơ sở để xây dựng và cấu thành nên sản phẩm du lịch. 2. Tài nguyên du lịch đặc sắc tại khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Nhóm tác giả giới hạn khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng bao gồm các địa phương: huyện Di Linh, huyện Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc, huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên. (Nguồn: nhóm tác giả) Trong hành trình khám phá các huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, địa hình là “yếu tố động tương đối” khi di chuyển bằng những phương tiện giao thông khác nhau nhưng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để tạo nên những “điểm nhấn” trong dòng cảm xúc khi chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên. Trên nền chung là địa hình đồi núi gắn chặt với hệ thống các cao nguyên xếp tầng, các huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng cũng có những đặc điểm riêng về mặt địa hình đèo Bảo Lộc vừa là ranh giới hành chính giữa thành phố Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai cũng vừa là ranh giới tự nhiên cho sự tách bạch giữa hai dạng địa hình nổi bậc của các địa phương thuộc khu vực này. Ba huyện: Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai là các địa phương nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa các dải đồi gợn sóng của khu vực Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên. Độ cao trung bình của các địa phương này nằm vào khoảng 250 m đến 400 m so với mực nước biển. Địa hình khu vực chia cắt khá mạnh mẽ của hệ thống núi Trường Sơn Nam hình
  3. thành nên các vùng thung lũng. Đặc biệt tại huyện Cát Tiên nơi có dòng sông Đồng Nai cùng với hệ thống chi lưu và hợp lưu của mình đã hình thành nên các cánh đồng lúa nước trên nền đất phù sa màu mỡ. Hàng năm trên địa bàn huyện Cát Tiên chịu ảnh hưởng nhiều của mưa bão, một phần do yếu tố địa hình đặc trưng của huyện với sự chi phối mạnh mẽ của dòng sông Đồng Nai nên huyện Cát Tiên được xem là “rốn lũ” của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình núi xuất hiện chủ yếu ở 2 huyện Đạ Tẻh và Đạ Huoai. Tuy nhiên, dạng địa hình này với đặc trưng là độc dốc cao, mức độ chia sẻ mạnh nên cảnh quan chủ yếu là rừng tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển các hoạt động sinh thái dưới tán rừng. Trong đó, tiêu biểu là núi B’Nom Lu Mu, xã Đạ M’Ri huyện Đạ Huoai với độ cao 1.079 m so với mực nước biển. Núi B’Nom Lu Mu cách thành phố Hồ Chí Minh 160 km về phía Tây Nam, cách thành phố Đà Lạt 140 km. Khu vực núi B’Nom Lu Mu liền kề với cảnh quan rừng tự nhiên tại khu vực đèo Bảo Lộc. Lân cận khu vực đất rừng thuộc núi B’Nom Lu Mu là các vườn cây ăn quả đặc trưng của huyện Đạ Huoai như: mít tố nữ, sầu riêng, chôm chôm... Hình 2.1: Núi B’Nom Lu Mu Hình 2.2: Quầy hàng đặc sản trái cây tại Đạ Huoai (Nguồn: nhóm tác giả) (Nguồn: nhóm tác giả) Góp phần hình thành cảnh quan hùng vĩ của các huyện phía Nam Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung là đèo Bảo Lộc. Đèo Bảo Lộc nằm trên cung đường quốc lộ 20 với lý trình 10 km với hệ thống rừng nguyên sinh nhiều tầng tán điền hình cho kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh của Việt Nam. Cảnh quan đèo hiện lên với địa hình hiểm trở, nhiều đoạn gấp khúc với một bên là vách núi cheo leo, một bên là các vực sâu. Cùng với cảnh quan rừng núi, hệ thống suối tự nhiên và các mạch nước chảy tràn từ các khe đá góp phần làm cho bức tranh thiên nhiên của đèo Bảo Lộc thêm đặc sắc. Hình 2.3: Đèo Bảo Lộc Hình 2.4 Suối Bình An – Đèo Bảo Lộc (Nguồn: nhóm tác giả) (Nguồn: nhóm tác giả)
  4. Vượt qua ranh giới đèo Bảo Lộc là cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh với độ cao trung bình từ 800 đến 1.000 m trên nền khí hậu ôn hòa và mát mẻ hơn so với khu vực dưới chân đèo. Đây cũng là địa bàn tự nhiên của 3 địa phương còn lại là thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh. Trên nền bề mặt cao nguyên với các dải đồi bazan gợn sóng tương đối bằng phẳng xen lẫn là các núi có độ cao xấp xỉ 1.500 m so với mực nước biển. Các dạng địa hình này là điều kiện thuận lợi để hình thành các loại hình du lịch mạo hiểm, thể thao (leo núi). Cùng với các hoạt động thể thao, tham quan, khám phá, nghiên cứu học tập thì các cảnh quan núi gắn với đất rừng tự nhiên là điều kiện thuận lợi để hình thành các hoạt động sinh hoạt dã ngoại như núi Đại Bình (nằm trên ranh giới huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc). Yếu tố đặc sắc về mặt địa hình của khu vực này đó là sự xuất hiện của các thác nước. Có thể nhắc đến các thác nước nổi tiếng như: thác Mây Bay, thác Dambri, thác Bobla, thác Langliang (thác Cầu 4) và thác Bảy Tầng. Một trong những yếu tố cần được quan tâm nghiên cứu trong hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên của khu vực này là yếu tố chí khí hậu. Ở khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng, độ cao khác nhau của các bậc địa hình đã dẫn đến sự biến đổi của khí hậu theo quy luật phi địa đới. Chính sự thay đổi này đã làm nên tính độc đáo về mặt khí hậu tại khu vực này. Tại đây cũng xuất hiện kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mát mẻ, trong lành và lí tưởng cho hoạt động nghỉ dưỡng như khí hậu ở thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới là cảnh quan sinh thái đặc trưng cho khu vực. Cùng với yếu tố phân bậc địa hình và điều kiện khí hậu, thành phần loài trong bức tranh sinh thái cảnh quan cũng có những sự khác biệt nhất định. Điển hình là sự xuất hiện của các loài cây lá kim khi vượt qua ranh giới đèo Bảo Lộc. Các khu vực có đất rừng tự nhiên gần như phân bố rộng khắp trên các địa phương thuộc khu vực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng với các chủng loại khác nhau: rừng lá rộng thường xanh, lá kim, tre nứa, hỗn giao lá rộng – lá kim, lá rộng – tre nứa. Cùng với cảnh quan rừng tự nhiên, lớp phủ thực vật được hình thành trong quá trình lao động và sản xuất của cộng đồng các dân tộc cũng chứa đựng nhiều giá trị trong việc hình thành và khai thác các sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Nổi bật là hệ thống các vườn cây ăn trái – Đạ Huoai, các đồi chè, cà phê, dâu tằm – Bảo Lộc, Di Linh, Bảo Lâm. 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Nằm trên địa bàn Nam Tây Nguyên cùng với không gian văn hóa chuyển tiếp với vùng văn hóa Nam Bộ, khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng đã hình thành nên nhiều giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc và nổi bậc. Xét trong khía cạnh di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc cổ xưa, khi đề cập đến khu vực này, chúng ta không thể không nhắc đến quần thể kiến trúc khu di tích khảo cổ học Cát Tiên. Hình 2.5: Bộ tượng linga và Yoni tại Hình 2.6: Điểm gò đồi A1 tại khu di khu di tích khảo cổ học Cát Tiên tích khảo cổ học Cát Tiên
  5. (Nguồn: nhóm tác giả) (Nguồn: nhóm tác giả) Số lượng di tích lịch sử văn hóa kiến trúc tại các địa phương nằm ở khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng tương đối ít. Tuy nhiên, trong việc sắp xếp hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn ở mục các di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc, nhóm tác giả mạnh dạn liệt kê các điểm tài nguyên có khả năng trở thành các điểm tham quan du lịch: Bảo tàng đá Hoa Tài Ngọc Châu tại xã Lộc Nga thành phố Bảo Lộc và nhà lưu niệm cha Cassainge tại khu điều trị phong Di Linh. Hình 2.7: Hình ảnh tại bảo tàng đá Hình 2.8: Hình ảnh cha Cassainge và Hoa Tài Ngọc Châu (Nguồn: nhóm tác giả) các giáo dân (Nguồn: nhóm tác giả ) Khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng còn là không gian sinh sống của các tộc người bản địa K’ho, Mạ và X’tiêng. Các cộng đồng dân tộc bản địa nơi đây cũng là một thành phần quan trọng góp phần cấu thành nên di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Hình 2.9: Vũ khúc cồng chiêng của người Hình 2.10: Tiếng Chiêng vang lên trong lễ ăn Mạ - Bảo Thuận – Di Linh trâu của người Mạ - Bảo Thuận (Nguồn: P.VH&TT huyện Di Linh) (Nguồn: P.VH&TT huyện Di Linh) Trong hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn, các sự kiện văn hóa thể thao đương đại cũng là các hoạt động cần được quan tâm và triển khai để nâng cao tính hấp dẫn cho các điểm đến. Các sự kiện có ý nghĩa như trên có thể kể đến tại khu vực này là lễ hội tôn vinh nghề trồng trà trên địa bàn thành phố Bảo Lộc và hội thi leo núi Brằh Yàng tại huyện Di Linh.
  6. Hình 2.11 Lễ hội trà Bảo Lộc 2008 Hình 2.12 Các thí sinh tham gia leo núi Brăh Yàng huyện Di linh năm 2010 (Nguồn: http://baolamdong.vn/kinhte) (Nguồn: P.VH&TT huyện Di Linh) 3. Đề xuất quan điểm xây dựng, khai thác và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng Có thể thấy rõ nét đặc trưng về mặt lãnh thổ du lịch của khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng là hệ thống lãnh thổ du lịc đồi núi. Các giá trị đặc sắc về mặt tự nhiên và nhân văn của không gian du lịch tại đây có thể đúc kết ngắn gọn qua thuật ngữ “không gian văn hóa rừng” và “nếp sống nương rẫy”. Từ các yếu tố độc đáo của hệ thống tài nguyên du lịch của khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng có thể xác định đưa vào khai thác và phát triển các loại hình du lịch và hoạt động du lịch gắn liền với hệ thống lãnh thổ du lịch đồi núi như sau: du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch văn hóa, cùng các hoạt động du lịch: sinh hoạt dã ngoại; nghiên cứu, khám phá cảnh quan thiên nhiên và thư giãn xả stress. Trong giới hạn bài viết này, nhóm tác giả gợi ý các quan điểm xây dựng, khai thác và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng như sau: - Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù gắn liền định hướng quy hoạch không gian và chiến lược phát triển kinh tế du lịch tại địa phương - Nhận diện các giá trị đặc trưng trong hệ thống tài nguyên du lịch để xác định tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch - Nhìn nhận các sản phẩm du lịch hiện có tại địa phương để xác định các sản phẩm và chuổi sản phẩm chiến lược - Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù từ những điều kiện sẵn có, xây dựng không có nghĩa là hoàn toàn làm mới mà là quá trình kế thừa và tổ chức lại cho hợp lý - Căn cứ vào khả năng tiếp cận của du khách và những ý kến đóng góp của du khách để nâng cao tính hiệu quả trong quá trình tổ chức phục vụ cho du khách Kết luận Trong bối cảnh đời sống kinh tế - văn hóa và xã hội ngày càng phát triển, khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng có những lợi thế trội thật sự trong việc hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo. Vì thế, việc nhận diện các giá trị tiêu biểu mang những nét rất riêng của lãnh thổ là điều cần và nên được quan tâm kịp hời trong việc hình thành và xây dựng phẩm du lịch đặc thù tại Khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng.
  7. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Trung Lương (2007), Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số tháng 08 năm 2007. 2. Ngoài ra trong bài viết nhóm tác giả có sử dụng các hình ảnh tư liệu của Phòng Văn hóa và Thể thao huyện Di Linh và Báo Lâm Đồng. TÓM TẮT Bài viết này tập trung phân tích các điều kiện để phát triển du lịch tại các huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng. Từ những điều kiện phát triển du lịch đã được nhận diện, nhóm tác giả mạnh dạn lựa chọn và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù cho khu vực này. Mục tiêu của việc xây dựng các sản phẩm du lịch là hướng đến việc tổ chức lại không gian du lịch, khai thác các điều kiện để phát triển du lịch một cách hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí những giá trị tài nguyên du lịch và hoàn thiện sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1