XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THANH HOÁ THÀNH ĐÔ THỊ<br />
THÔNG MINH TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0<br />
<br />
ThS.NCS. Phạm Văn Chinh<br />
Trường Đại học Kinh tế quốc dân<br />
<br />
Tóm tắt:<br />
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi mọi mặt hoạt<br />
động của con người. Cuộc cách mạng công nghiệp này chẳng những tác động sâu<br />
sắc đối với các ngành sản xuất, mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành dịch vụ<br />
như y tế, giáo dục, du lịch, đô thị thông minh. Bài này trình bày các tác động của<br />
công nghiệp 4.0 đối với phát đô thị thông minh ở Việt Nam nói chung và phát triển<br />
tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua và đề xuất các giải pháp để phát triển thành<br />
phố Thanh Hoá thành đô thị thông minh trong kỷ nguyên cách mạng 4.0 này.<br />
Từ khoá: cách mạng 4.0, Thanh Hoá, đô thị thông minh<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Đô thị thông minh là mô hình thành phố ứng dụng công nghệ thông tin, trí<br />
tuệ nhân tạo để quản lý, nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng<br />
phục vụ của chính quyền thành phố và sử dụng hiệu quả các ngồn năng lượng tài<br />
nguyên thiên nhiên. Đối với nước ta, Đảng và nhà nước đã đẩy mạnh cho các tỉnh<br />
xây dựng đô thị thông minh trên quốc gia nhằm giúp cho nước phát triển hơn.<br />
Thanh Hoá là một tỉnh có dân số đứng thứ 3 quốc gia sau Hà Nội và<br />
TPHCM, con người còn có nhiều hạn chế và mặt nhân lực. Định hướng phát triển<br />
khu đô thị thông minh trong những năm tới là tập trung phát triển đô thị thông minh<br />
có ý nghĩa rất thiết thực, hữu ích cho tỉnh Thanh Hoá, cho khu vực Bắc Trung bộ<br />
trong công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền địa phương, tạo điều<br />
kiện cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân và du khách được sử dụng tiện ích<br />
thông minh và góp phần đưa tỉnh Thành phố Thanh Hoá trở thành thành phố du<br />
lịch, dịch vụ, công nghiệp và công nghệ cao, được thu hút bởi sự thông minh, thân<br />
thiện và an toàn về an ninh và sớm trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại, tài<br />
chính của Việt Nam và khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triền bền vững và hội nhập<br />
quốc tế. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi mọi mặt hoạt<br />
động của con người. Cuộc cách mạng công nghiệp này chẳng những tác động sâu<br />
sắc đối với các ngành sản xuất, mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành dịch vụ<br />
như y tế, giáo dục, du lịch, đô thị. Bài này trình bày các tác động của công nghiệp<br />
4.0 đối với đô thị thông minh cũng như phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam và<br />
đề xuất các giải pháp để phát triển xây dựng đô thị thông minh trong CMCN 4.0<br />
<br />
215<br />
2. Tổng quan về đô thị thông minh<br />
2.1. Lịch sử phát triển của công nghiệp cách mạng 4.0 trên thế giới<br />
Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế<br />
Thế Giới, cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 được hiểu giản đơn như sau: “Cách<br />
mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa<br />
sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng<br />
loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa<br />
sản xuất. Bây giờ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách<br />
mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý,<br />
kỹ thuật số và sinh học”. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực<br />
chính gồm công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý.<br />
Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: trí tuệ nhân tạo<br />
(AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh<br />
vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghệ 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo<br />
ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm,<br />
bảo vệ môi trường năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.<br />
Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các<br />
vật liệu mới (graphene, skyrmions,...) và công nghệ nano.<br />
Cũng theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0<br />
hiện “không có tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp<br />
trước đây, cuộc cách mạng 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải<br />
là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi<br />
quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển<br />
đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.<br />
Hiện cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như<br />
Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công<br />
nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.<br />
2.2. Tác động CMCN đối với đô thị thông minh<br />
Singapore là quốc gia có lực lượng lao động trình độ tay nghề cao, hiệu suất tốt<br />
và luôn ứng dụng được công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Trong xã hội Singapore, công<br />
nghệ mới được đưa vào giảng dạy tại các trường Đại học để đào tạo nguồn nhân lực<br />
chất lượng cao cho tương lai. Chính vì vậy, tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0, chính<br />
phủ Singarpore đã đẩy nhanh triển khai và ban hành nhiều chính sách nhằm giúp cho<br />
quốc gia này có sự vượt trội so với các nước khác trong khu vực châu Á.<br />
Chẳng hạn, trong lĩnh vực xây dựng, chính phủ nước này đã áp dụng những<br />
chính sách ưu tiên những kiến trúc sư, nhà thiết kế, công ty hoạt động trong ngành<br />
<br />
216<br />
công nghiệp xây dựng và đặc biệt là các công ty chuyên về công trình xanh và tiết<br />
kiệm năng lượng. Ngành hàng hải nói riêng cũng tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho vận<br />
chuyển xanh và xây dựng cảng.<br />
Trong lĩnh vực y tế, thì nước này cũng quan tâm đến các giải pháp công nghệ<br />
phát triển y tế và các giải pháp sáng tạo có tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó, trong<br />
việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chính phủ Singapore có chương trình ưu<br />
đãi thu hút các công ty có năng suất cao và các công nghệ tiên tiến.<br />
Mặt khác, Chính phủ Singapore còn có các chính sách thu hút sinh viên tài<br />
năng và học giả nước ngoài đến tham gia vào lực lượng lao động, mời gọi các công<br />
ty làm đối tác với các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu để đa dạng hóa các<br />
hoạt động nghiên cứu và phát triển ở nước này.<br />
Chính phủ Singapore cũng đầu tư lớn vào việc nâng cao kỹ năng, chuyên<br />
môn và khả năng sáng tạo của người dân và DN. Chiến lược này gọi tắt là “người<br />
dân tay nghề cao, nền kinh tế sáng tạo, thành phố toàn cầu riêng biệt”. Những nỗ<br />
lực trên đã giúp quốc đảo này trở thành một quốc gia - đô thị thông minh với cơ sở<br />
hạ tầng đồng bộ, môi trường kinh doanh hấp dẫn và dịch vụ chất lượng cao. Điều đó<br />
được thể hiện thông qua các vấn đề như:<br />
+ Quy hoạch thành phố thông minh: Cơ quan tái phát triển các đô thị<br />
Singapore có nhiệm vụ định hướng việc sử dụng quỹ đất trong khoảng thời gian từ<br />
40 - 50 năm. Định hướng sử dụng quỹ đất này được cụ thể hóa thành kế hoạch trung<br />
hạn từ 10 - 15 năm. Kế hoạch này được đánh giá định kỳ 5 năm và được chuyển hóa<br />
thành các kế hoạch chi tiết để định hướng cho sự phát triển.<br />
+ Quy hoạch tổng thể về sử dụng quỹ đất cho biết, mật độ và vị trí thửa đất<br />
được phép sử dụng. Căn cứ vào đó Ban Phát triển nhà ở chịu trách nhiệm phát triển các<br />
dự án nhà ở công và các dự án phải được thực hiện theo cách thức bền vững nhất.<br />
- Sử dụng công nghệ thông tin thông minh: Sự phát triển công nghệ thông tin<br />
thông minh trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm giữ vị trí quan trọng trong việc<br />
đưa Singapore trở thành một thành phố thông minh. Chiến lược Intelligent Nation<br />
2015 (iN2015) là quy hoạch 10 năm về công nghệ thông tin được thực hiện bởi<br />
Infocomm Development Authority (IDA).<br />
Mục đích của chiến lược này là phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,<br />
truyền thông tốc độ cao và mang tính cạnh tranh toàn cầu; hỗ trợ quan trọng cho các<br />
ngành kinh tế trọng điểm, cho Chính phủ và cho xã hội thông qua việc sử dụng sáng<br />
tạo công nghệ thông tin, truyền thông.<br />
Chính phủ áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin để cải thiện dịch vụ của<br />
mình thông qua các chương trình “Chính phủ điện tử” (eGov2015). Chương trình<br />
eGov2015 hướng dẫn các cơ quan thực hiện các chương trình công nghệ thông tin mới.<br />
<br />
217<br />
Theo chương trình này, Chính phủ đã liên kết tất cả các trang web của mình<br />
để cung cấp dịch vụ “một cửa” cho cộng đồng. Ứng dụng di động và xã hội cũng<br />
được giới thiệu để cho phép công dân nhận thông báo bằng điện thoại di động và<br />
cung cấp thông tin phản hồi và những đề nghị của họ.<br />
- Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường thông minh: Singapore là đất<br />
nước không có các nguồn năng lượng từ tài nguyên thiên nhiên nên phụ thuộc vào<br />
nhập khẩu nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Do đó, chính sách năng lượng<br />
của nước này dựa trên sự đa dạng hóa các nguồn năng lượng và giảm nhu cầu năng<br />
lượng. Singapore cũng tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các nguồn năng<br />
lượng tái tạo và biến mình thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ<br />
năng lượng mới ở châu Á.<br />
- Dịch vụ hàng hải và logistics thông minh: Dịch vụ hàng hải của Singapore<br />
được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao ở sự thông quan thuận lợi. Đây cũng là<br />
kết quả của sáng kiến tạo điều kiện tối ưu cho thương mại trước tiên. Nhờ sáng kiến<br />
này các doanh nghiệp có thể đơn giản hóa các thủ tục thông quan hàng hóa, từ đó<br />
tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.<br />
Thành phố Barcelona đã thực hiện một số dự án có thể coi là ứng dụng của<br />
đô thị thông minh trong khuôn khổ chiến lược xây dựng đô thị thông minh của mình.<br />
Ví dụ, công nghệ cảm biến đã được triển khai cho hệ thống tưới trong công viên<br />
trung tâm Poblenou qua đó dữ liệu về nhu cầu nước cho cây được chuyển theo thời<br />
gian thực cho đội làm vườn. Thành phố này cũng triển khai một hệ thống mạng lướt<br />
xe buýt mới dựa trên việc phân tích các luồng giao thông chính của thành phố để từ<br />
đó đưa ra hệ thống giao thông công cộng tối ưu cho thành phố. Việc kết hợp nhiều<br />
công nghệ thông minh cho thành phố cũng được thực hiện thông qua hệ thống đèn<br />
giao thông thông minh để ưu tiên cho hệ thống phương tiện giao thông công cộng.<br />
Thành phố Columbus bang Ohio bắt đầu sáng kiến đô thị thông minh từ năm<br />
2017. Đối tác của thành phố là công ty điện lực Mỹ tại Ohio để tạo ra các trạm nạp điện<br />
thông minh. Rất nhiều các thành phố đã làm giống như Columbus để đối phó với biến<br />
đổi khí hậu, thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng từ điện thay vì năng lượng<br />
hóa thạch, ví dụ như hệ thống giao thông công cộng và khuyến khích người dân chia sẻ<br />
các chuyến đi. Để làm được điều này, bộ giao thông vận tải Mỹ đã tài trợ cho thành<br />
phố 40 triệu đô la và thành phố nhận được thêm 10 triệu đô la từ công ty Vulcan Inc.<br />
Một trong những mục tiêu của các trạm nạp điện là thu thập dữ liệu. Nguồn dữ liệu thu<br />
thập được sẽ giúp cho thành phố xây dựng được bản đồ di chuyển của thành phố và từ<br />
đó tối ưu hóa mạng lưới giao thông cho hệ thống xe tự lái trong tương lai.<br />
Thành phố Madrid, Tây Ban Nha, là một trong những thành phố đi tiên phong<br />
trong việc xây dựng đô thị thông minh thông qua việc xây dựng nền tàng thông minh<br />
<br />
218<br />
MINT để quản lý đồng bộ các dịch vụ khác nhau của thành phố. Các dịch vụ này bao<br />
gồm quản lý hạ tầng, thu gom và xử lý, tái chế rác thải, quản lý không gian công cộng<br />
và không gian xanh, v.v. Các chương trình thông minh này được hợp tác với IBM và<br />
INSA nhằm đưa ra các giải pháp thông minh dựa trên việc thu thập và xử lý dữ liệu<br />
thông minh. Cách tiếp cận từ dưới lên trong xây dựng đô thị thông minh tại Madrid<br />
được thể hiện qua việc các vấn đề xã hội trước hết được xác định và sau đó các công<br />
nghệ riêng lẻ và tích hợp được đề xuất để giải quyết vấn đề đặt ra.<br />
Thành phố Manchester, Vương quốc Anh, từ năm 2015 đã chọn dự án<br />
CityVerve thắng cuộc và được thưởng 10 triệu bảng Anh để phát triển hệ thống<br />
Internet vạn vật của thành phố thông minh. Kể từ năm 2016 dự án được triểu khai<br />
bởi 22 tổ chức công cộng và tư nhân, trong đó có cả hội đồng thành phố<br />
Manchester. Dự án này thống nhất với mục tiêu phát triển chung của thành phố. Dự<br />
án CityVerve dựa trên ý tưởng dữ liệu mở gắn với các ứng dụng được phát triển từ<br />
các dữ liệu này trong 4 lĩnh vực chìa khóa: giao thông và đi lại, y tế và sức khỏe,<br />
năng lượng và môi trường, văn hóa và lĩnh vực công.<br />
2.3. Ảnh hưởng CMCN 4.0 đối với đô thị thông minh Việt Nam<br />
2.3.1. Phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam<br />
Hiện nay, Việt Nam đã có gần 20 tỉnh, thành phố khởi động các đề án về<br />
thành phố thông minh. Đặc biệt việc phát triển đô thị thông minh là một chủ đề<br />
ngày càng thu hút được sự quan tâm của cả chính quyền các cấp và người dân.<br />
Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, Đảng và Chính phủ đã có một số chủ<br />
trương phát triển đô thị thông minh trong một số văn bản chính sau:<br />
+ Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp<br />
hành Trung ương khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ<br />
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.<br />
+ Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 Hội nghị Trung ương 4<br />
khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình<br />
tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh<br />
của nền kinh tế” đã đề cập đến một nội dung “ưu tiên phát triển một số đô thị<br />
thông minh”;<br />
+ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về chính phủ<br />
điện tử.<br />
+ Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê<br />
duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của<br />
cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, trong đó yêu cầu: "Triển khai đô thị thông<br />
minh ít nhất tại 3 địa điểm theo các tiêu chí do Bộ Thông tin và Truyền thông<br />
hướng dẫn".<br />
<br />
<br />
219<br />
+ Thực hiện nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 nhằm đổi mới mô<br />
hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh<br />
tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016<br />
của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020<br />
Nhiều địa phương trong cả nước đang có chủ trương phát triển đô thị thông<br />
minh và bước đầu tiến hành xây dựng các đề án đô thị thông minh ở địa phương<br />
mình. Căn cứ kiến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 01/12/2016, Văn<br />
phòng Chính phủ đã có văn bản số 10384/VPCP-KGVX gửi các bộ, ngành, địa<br />
phương về việc phát triển đô thị thông minh bền vững trên thế giới và Việt Nam<br />
trong đó Thủ tướng có ý kiến: Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã<br />
hình thành xu thế phát triển mới trong nhiều lĩnh vực trong đó có thành phố thông<br />
minh. Đây là khái niệm mới, cần được nghiên cứu thấu đáo chỉ đạo thống nhất từ<br />
Trung ương đến địa phương, phù hợp với xu thế phát triển chung với điều kiện của<br />
Việt Nam để phát triển bền vững.<br />
Trong các vấn đề liên quan đến phát triển thành phố thông minh, vấn đề vốn<br />
được coi là một vấn đề hết sức quan trọng. Nhu cầu vốn cho phát triển đô thị thông<br />
minh là rất lớn, ngay cả đối với các quốc gia phát triển. Bởi vậy, với một quốc gia<br />
đang phát triển như Việt Nam, vấn đề vốn cho phát triển đô thị thông minh lại càng<br />
quan trọng hơn. Vốn cho phát triển đô thị thông minh là rất lớn, nhưng nguồn vốn<br />
ngân sách lại chỉ có thể đáp ứng được một phần nhỏ, trong khi đó các doanh nghiệp<br />
tư nhân lại do dự bởi tính rủi ro cao nếu một mình đầu tư vào các dự án phát triển<br />
thành phố thông minh. Theo con số của Tổng cục thống kê, tổng số vốn đầu tư toàn<br />
xã hội năm 2018 là khoảng gần 80 tỷ đô la Mỹ. Tức là, nếu đem chia đều cho tất cả<br />
các tỉnh thành thì mỗi tỉnh thành sẽ có khoảng hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Con số này là rất<br />
khiêm tốn so với nhu cầu vốn xây dựng đô thị thông minh với chi phí cao như đã<br />
thấy ở trên, chưa tính đến việc số tiền này được chi cho rất nhiều các dự án kinh tế<br />
xã hội khác nhau chứ không chỉ tập trung vào xây dựng thành phố thông minh.<br />
2.3.2. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với đô thị thông minh<br />
Việt Nam<br />
Tại Việt Nam, đô thị hóa vẫn giữ ở tốc độ cao trên phạm vi khá rộng lớn.<br />
Theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009) lên<br />
khoảng 36,6% với 850 đô thị (năm 2018), mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020<br />
đạt 45%. Ở Việt Nam, các đô thị chiếm 10% diện tích cả nước nhưng đóng góp tới<br />
hơn 70% tổng thu ngân sách toàn quốc (GDP). Chỉ tính riêng 5 thành phố trực<br />
thuộc Trung ương chiếm 50% GDP cả nước. Mức độ đô thị hóa tại nước ta vẫn<br />
chưa tiệm cận với mức trung bình trên thế giới tuy nhiên các đô thị lớn đều bộc lộ<br />
các vấn đề về quản lý và vận hành hạ tầng, cụ thể là các vấn đề mang tính thời sự<br />
như: ùn tắc giao thông, ngập lụt, nước thải đô thị, ô nhiễm không khí, v.v.v<br />
<br />
220<br />
Việc phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam có cả những thuận lợi và khó<br />
khăn. Sự phát triển và phổ biến nhanh chóng của CNTT và sử dụng Internet tại Việt<br />
Nam: tính đến hết tháng 5/2018, số thuê bao Internet băng rộng cố định đạt 9,9<br />
triệu; thuê bao Internet băng rộng di động đạt 49 triệu thuê bao. Những hạn chế về<br />
việc tốc độ đô thị hóa quá nhanh gây áp lực lên hạ tầng đô thị kém phát triển và có<br />
xuất phát điểm thấp. Hạn chế về tiềm lực kinh tế cũng như kinh nghiệm phát triển<br />
và quản lý đô thị nói chung cũng là một điểm yếu của Việt Nam trong quá trình<br />
phát triển thành phố thông minh. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn<br />
ra, dựa trên 3 trụ cột chính là Internet vạn vật, Dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo, việc<br />
phát triển đô thị thông minh trở thành một lựa chọn tất yếu của tất cả các quốc gia<br />
không muốn bị bỏ lại phía sau.<br />
2.3.3. Phương hướng phát triển<br />
Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị 16 CT-TTg về tăng<br />
cường năng lực tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó nêu rõ yêu<br />
cầu đẩy mạnh, phát triển thành phố thông minh. Do vậy, cần sớm xây dựng chiến<br />
lược từng bước phát triển thành phố thông minh nhằm hướng tới tiếp cận với đô thị<br />
thông minh 4.0 trong tương lai.<br />
3. Phát triển thành phố Thanh Hoá thành đô thị thông minh<br />
3.1. Tình hình đô thị trong tỉnh Thanh Hoá<br />
Tính đến nay, toàn tỉnh có 33 đô thị, trong đó có 1 thành phố loại II, 2 thị xã<br />
loại IV, 24 đô thị là thị trấn huyện lỵ loại V, 6 thị trấn công nghiệp, dịch vụ loại V,<br />
dân số trên 400.000. Cụ thể:<br />
Phía đông có đô thị du lịch Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ ven biển.<br />
Phía tây đang hình thành các đô thị động lực (Thạch Quảng, Cẩm Thủy, Ngọc<br />
Lặc, Lam Sơn, Sao Vàng, Yên Cát, Bãi Trành...) gắn kết với tuyến đường Hồ Chí Minh.<br />
Phía nam là khu kinh tế ven biển Nghi Sơn nằm trong vùng Nam Thanh - Bắc<br />
Nghệ, đây là một động lực chính để phát triển đô thị, kinh tế - xã hội trong tương lai, đã<br />
bước đầu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh theo hướng CNH, HĐH.<br />
Phía bắc là các đô thị: Bỉm Sơn, Nga Sơn, Vân Du, Kim Tân, Bá Thước.<br />
TP. Thanh Hóa là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh.<br />
Những năm gần đây, đi xa có dịp trở về nhiều người là con em sinh ra lớn<br />
lên ở thành phố Thanh Hóa, kể cả kiều bào ở nước ngoài không khỏi bồi hồi trước<br />
những đổi thay của thành phố mình, quê hương mình. Nhiều công trình kiến trúc<br />
mới được cải tạo, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới nối thành phố với các khu công<br />
nghiệp, nhà máy, khu du lịch... tiền đề bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội của<br />
thành phố Thanh Hóa.<br />
<br />
<br />
221<br />
Ảnh Một góc thành phố Thanh Hóa<br />
- Tuy nhiên tỷ lệ đô thị hóa của Thanh Hóa rất thấp chỉ đạt 13,5%, đứng thứ<br />
58/63 tỉnh, thành.<br />
- Trong giai đoạn 2001-2011, tuy tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh tăng chậm nhưng<br />
việc phát triển hệ thống đô thị của tỉnh cũng đã đạt được nhiều kết quả.<br />
Hệ thống đô thị đã đóng vai trò là trung tâm phát triển kinh tế toàn tỉnh, là<br />
trung tâm phát triển công nghiệp, xây dựng, tiểu - thủ công nghiệp, chuyển giao<br />
công nghệ, phát triển thương mại du lịch, thu hút vốn đầu tư xây dựng. Cơ sở hạ<br />
tầng kỹ thuật của TP Thanh Hóa, các thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn đã được đầu tư xây<br />
dựng mới, cải tạo nâng cấp, từng bước tạo bộ mặt khang trang cho đô thị.<br />
Một số đô thị lớn và Khu Kinh tế Nghi Sơn đã bước đầu đảm đương vai trò<br />
động lực phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh theo hướng công<br />
nghiệp hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.<br />
Cùng với đó, công tác quy hoạch chung cho tất cả các đô thị đã được thực<br />
hiện khá tốt, bảo đảm việc quản lý và định hướng phát triển đô thị. Điển hình như<br />
các đô thị mới có quy mô lớn như: Nghi Sơn, Lam Sơn-Sao Vàng, Ngọc Lặc, Vân<br />
Du, Bãi Trành, Thạch Quảng, Bà Triệu...<br />
Quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị cũng đã được lập từ 60 đến 80%<br />
tại các đô thị lớn đã có quy hoạch chung, đối với các huyện lỵ đều đã lập quy hoạch<br />
chi tiết khu vực trung tâm, một số nơi đã lập quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp.<br />
Công tác quản lý đô thị đã có nhiều tiến bộ, chính quyền các đô thị đã quan<br />
tâm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng nếp sống văn hóa ở phố,<br />
phường, góp phần hình thành đô thị văn minh, cải thiện vệ sinh môi trường; trong<br />
đó, chính quyền và các ngành quản lý đã tích cực trong công tác phân loại đô thị,<br />
như lập hồ sơ, thủ tục để TP Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại II, hay việc<br />
đề nghị thành lập, công nhận 9 đô thị mới.<br />
<br />
222<br />
Điểm nhấn mang tính đột phá của quá trình đô thị hóa ở Thanh Hóa là:<br />
- Sự hình thành, quy hoạch và phát triển của các khu công nghiệp.<br />
- Quá trình đô thị hoá ở Thanh Hóa gắn liền với việc di dời, giải toả, tái định<br />
cư trên diện rộng:<br />
Như: đã thực hiện đề án đưa 6 xã thành phường với 31 dự án, tổng mức đầu<br />
tư khoảng 200 tỷ đồng. Từ đó làm gia tăng tỉ lệ dân đô thị.<br />
Quan tâm các quy hoạch lớn như khu đô thị trung tâm mới thành phố, quảng<br />
trường trung tâm, khu đô thị bắc cầu Hạc, nam Đông Hương, khu vực Hàm Rồng.<br />
- Xây dựng và quy hoạch hệ thống đường giao thông ngày càng khang trang<br />
và có chất lượng, trong đó đã và đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình<br />
trọng điểm như đại lộ Đông Tây, đại lộ nam sông Mã, quốc lộ 47, tuyến ngã ba Voi<br />
đi Sầm Sơn, dự án tiêu úng Đông Sơn.<br />
Ngoài ra, hệ thống các đô thị loại V hiện có cũng như các trung tâm cụm xã,<br />
thị tứ đang từng bước được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và phát triển.<br />
3.2 Đề xuất một số giải pháp<br />
Thứ nhất, cần phải có một chiến lược phát triển đô thị thông minh cấp thành<br />
phố, chiến lược này phải được tính toán nhằm đưa ra những tiêu chí phát triển được<br />
với xu hướng chung của tỉnh trong thời gian dài.<br />
Thứ hai, cần phân tích sâu nghiêm túc trong việc đánh giá về thực trạng về<br />
quy hoạch, dân số, văn hoá, kinh tế, y tế, văn hoá ở tỉnh Thanh Hoá để phân tích và<br />
tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong phát triển đô thị của tỉnh nhà.<br />
Thứ ba, cần phải có một tiêu chí định lượng mà tỉnh quan tâm, với mục đích<br />
tạo ra một công cụ có ích trong việc áp dụng và và triển khai phát triển đô thị đô thị<br />
thông minh ở Thanh Hoá, Chính quyền tỉnh cần sử dụng linh hoạt các tiêu chí nhằm<br />
xây dựng cho tỉnh các chuẩn mực phù hợp về mục đích xây dựng đô thị thông minh<br />
từng lĩnh vực khác nhau.<br />
Trong đó, các tiêu chí về đô thị thông minh tại tỉnh Thanh Hoá cần lấy người<br />
dân làm trọng tâm để địa hình và hoàn thiện về các nôị dung phát triển về mặt kinh tế,<br />
quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng giao thông, vấn đề về phát triển văn hoá, giáo dục,<br />
y tế. Đồng thời tỉnh cũng cần sử dụng dữ liệu thu nhập được từ chính cộng đồng để liên<br />
tục hoàn thiện các chính sách , dịch vụ công của tỉnh, để đáp ứng tối đa yêu cầu của đại<br />
bộ phận người dân và các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở trong tỉnh.<br />
Thứ tư, Việc áp dụng các thành tựu công nghệ hiện đại từ cuộc cách mạng<br />
công nghiệp 4.0 cần phải được cân nhắc và lựa chọn trọng điểm để tạo ra sự lan toả<br />
trong việc phát triển toàn tỉnh . Do cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn đang diễn ra tốc<br />
<br />
223<br />
độ ngày càng nhanh chóng với sự ra đời và xoay vòng liên tục của các công nghệ<br />
mới , nên việc ứng dụng vào phát triển đô thị cần phải thu hút được các nguồn lực<br />
trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung còn thu hút được các doanh nghiệp nước<br />
ngoài để tối ưu hoá chi phí.<br />
4. Kết Luận<br />
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động ngày càng mạnh mẽ đối với<br />
xây dựng đô thị thông minh ở Thanh Hoá, Dựa vào nền tảng công nghệ thông tin<br />
tương đối phát triển và con người việt Nam năng động, sáng tạo, tin tưởng rằng xây<br />
dựng đô thị thông minh bắt nhịp được với trào lưu phát triển du lịch 4.0 của thế giới,<br />
và xây dựng nhiều đô thị thông minh trong nước nói chung và thành phố Thanh Hoá<br />
nói riêng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế nước nhà.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Chính phủ điện tử và đô thị thông minh. http://Thanhhoa.gov.vn/sxd/Pages/chinh-<br />
phu-dientu-va-do-thi-thong-minh.aspx<br />
2. Minh Khoa (2017), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?,<br />
https://baomoi.com/cuoc-cach- mang-cong-nghiep-4-0-la-<br />
gi/c/22861841.epi,truy cập ngày 20/7/2018 .<br />
3. PhạmHồng Quang. Xây dựng Hạ tầng Kỹ thuật Đô thị thông minh.<br />
http://www.antoanthongtin.vn/Portals/0/TempUpload/pProceedings/2016/4/22<br />
/S2%20- %205.%20Pham%20Hong%20Quang.pdf<br />
4. Phạm Hồng Quang. Xây dựng Hạ tầng Kỹ thuật Đô thị thông minh.<br />
http://www.antoanthongtin.vn/Portals/0/TempUpload/pProceedings/2016/4/22/S<br />
2%20- %205.%20Pham%20Hong%20Quang.pdf 12. Top-down or bottom-up?<br />
5. Manon Bril, 2016. Un jour nous vivrons dans des villes intelligentes.<br />
https://sms.hypotheses.org/8615<br />
6. Monetizing smart cities: framing the debate.<br />
https://www.cigionline.org/articles/monetizingsmart-city-data<br />
7. Paying for Smart Cities: Where’s the Money?<br />
https://hub.beesmart.city/strategy/paying-forsmart-cities-wheres-the-money<br />
8. Washburn, D. and Sindhu, U. (2010) Helping CIOs Understand “Smart City”<br />
Initiatives.ForresterResearch,February.<br />
http://www.uwforum.org/upload/board/forrester_help_cios_smart_city.pdf<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
224<br />