JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 122-129<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0036<br />
<br />
XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC<br />
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br />
Dương Thị Thuý Hà<br />
<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu sự cần thiết của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy<br />
học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm; Từ đó xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá<br />
năng lực dạy học của sinh viên sư phạm và khảo sát về mức độ cần thiết của các tiêu chí<br />
đánh giá năng lực dạy học sinh viên khi tốt nghiệp.<br />
Từ khóa: Năng lực, năng lực dạy học, tiêu chí, đánh giá, sinh viên sư phạm.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Năng lực dạy học (NLDH) là một trong những năng lực (NL) quan trọng nhất của nhà giáo,<br />
việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học cũng như yêu cầu về chuẩn năng lực dạy học đã<br />
được nhiều nước trên thế giới quan tâm và được thể hiệntrong khung chuẩn đầu ra và chuẩn nghề<br />
nghiệp giáo viên của các nước. Cộng hoà Liên bang Đức đã xây dựng Chuẩn đầu ra đối với sinh<br />
viên tốt nghiệp trong đó có đề cập đến các tiêu chí về năng lực dạy học gồm 3 năng lực cơ bản,<br />
đó là: Giáo viên (GV) lập kế hoạch dạy học phù hợp với chuyên môn và công việc và tiến hành nó<br />
khách quan và cụ thể về chuyên môn; GVhỗ trợ việc học của học sinh (HS) qua việc tổ chức các<br />
tình huống học: động viên HS và tạo cho họ có năng lực thiết lập các mối liên hệ và sử dụng cái<br />
đã học; GV khuyến khích các khả năng tự quyết định học và làm việc của HS [2]. Singapore xây<br />
dựng khung NL của giáo sinh tốt nghiệp gồm 3 nhóm với 7 NL cốt lõi (NIE 2009), trong đó có<br />
các NL dạy học là những yêu cầu cơ bản mà giáo sinh phải thể hiện được bằng hành động và nhận<br />
thức khi tốt nghiệp. Malaysia, xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào năm 2009, là nước đầu<br />
tiên trong khu vực Đông Nam Á áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên dựa vào năng lực. Khung<br />
chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm 3 chuẩn chính, trong đó chuẩn thứ 3 là chuẩn về các kĩ năng<br />
dạy-học [13]. Bên cạnh chuẩn giáo viên, Bộ giáo dục Malaysia đã xây dựng và phát triển công cụ<br />
đánh giá năng lực của người giáo viên theo các cấp độ khác nhau theo 4 tiêu chí: dạy và học, giá<br />
trị nghề nghiệp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và sự đóng góp chuyên môn, trong đó tiêu chí dạy<br />
và học chiếm khoảng 60% [12, 13].<br />
Việt Nam đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học và Khung Chuẩn đầu ra đối<br />
với SV tốt nghiệp ĐHSP. Trong đó, NLDH là một tiêu chuẩn quan trọng gồm có các tiêu chuẩn<br />
và tiêu chí cụ thể [1]. Tuy nhiên việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học cho sinh viên<br />
Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018<br />
Liên hệ: Dương Thị Thuý Hà, e-mail: duongha108@gmail.com<br />
<br />
122<br />
<br />
Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm<br />
<br />
tốt nghiệp đại học sư phạm chưa được xây dựng để trở thành công cụ đánh giá năng lực này ở<br />
sinh viên.<br />
Để xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá NLDH gắn với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của<br />
trường ĐHSP, chúng tôi nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước để từ đó đưa ra hệ thống tiêu<br />
chí đánh giá năng lực dạy học cho sinh viên tốt nghiệp ĐHSP và kháo sát mức độ cần thiết các<br />
tiêu chí đánh giá năng lực này. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định được tính khoa học, thực tiễn và<br />
cần thiết của khung tiêu chí đánh giá năng lực sinh viên tốt nghiệp ĐHSP đã được xây dựng.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Sự cần thiết của việc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh<br />
viên tốt nghiệp đại học sư phạm<br />
<br />
Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học là một trong các tiêu chí được nhiều quốc gia quan tâm,<br />
xây dựng và trở thành nhiệm vụ bắt buộc trong xây dựng chuẩn; từ đó xây dựng chương trình đào<br />
tạo. World Bank, 2005 đề xuất một bộ năng lực giáo viên, gồm ba nhóm NL với 12 NL cơ bản: (1)<br />
Thiết kế các tình huống dạy-học phù hợp với HS và nội dung môn học nhằm phát triển ở các em<br />
những NL theo yêu cầu của chương trình giáo dục; (2) Triển khai các tình huống dạy-học phù hợp<br />
với HS và nội dung môn học nhằm phát triển ở các em những NL theo yêu cầu của chương trình<br />
giáo dục; (3) Đánh giá tiến bộ của HS trong việc học nội dung môn học và nắm vững các NL theo<br />
yêu cầu; (4) Lập kế hoạch, tổ chức và giám sát cách thức làm việc của lớp hoặc tổ/nhóm nhằm tạo<br />
điều kiện cho sự học và xã hội hóa của HS; (5) Xử lí việc dạy cho thích ứng với tính đa dạng của<br />
HS; (6) Tích hợp công nghệ ICT vào việc chuẩn bị và triển khai các hoạt động dạy và học, vào<br />
quản lí lớp học và phát triển nghề nghiệp; (7) Truyền đạt đúng và rõ, bằng miệng cũng như bằng<br />
văn bản, trong các bối cảnh khác nhau liên quan đến nghề dạy học. Liên minh Châu Âu coi cải<br />
cách đào tạo giáo viên là lĩnh vực ưu tiên trong phát triển giáo dục để đạt các mục tiêu tham vọng<br />
của Chiến lược Lixbon. Có hai văn bản chỉ đạo quan trọng xác định các NL chủ chốt của GV (EC<br />
2005) và các ưu tiên chính sách nhằm nâng cao chất lượng ĐTGV (EC 2007). Theo đó, các NL<br />
GV có thể gộp thành 8 nhóm với tổng cộng 36 NL, trong đó có năng lực dạy học bao gồm (Finnish<br />
Institute of Educational Research 2009: 52) [6, 7, 8, 9]: (1) Vận dụng các chiến lược dạy và học;<br />
(2) Hỗ trợ HS tự học; (3) Áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau;(4) Khơi dạy sự phát triển<br />
tinh thần và xúc cảm-xã hội của HS; (5) Khích lệ sự tôn trọng và hiểu biết đa văn hóa; (6) Dạy các<br />
lớp học không thuần nhất; (7) Dẫn dắt và hỗ trợ HS. Nâng cao chất lượng của GV không phải là<br />
kết quả học tập của giáo sinh như thế nào mà là năng lực thực hiện công việc của một người GV<br />
trong thực tiễn dạy học ra sao. Vậy nên năm 2013, Bộ giáo dục Malaysia đã xây dựng và phát triển<br />
công cụ đánh giá năng lực của người giáo viên theo các cấp độ khác nhau theo 4 tiêu chí: dạy và<br />
học, giá trị nghề nghiệp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và sự đóng góp chuyên môn. Theo công<br />
cụ này, tiêu chí dạy và học chiếm khoảng 60% kết quả.Về tiêu chí dạy học gồm 3 cấp độ: Cấp độ<br />
1-2 (Kế hoạch bài giảng có mục tiêu rõ ràng; Lựa chọn đồ dùng dạy học); Cấp độ 3-4 (Kế hoach<br />
bài giảng có mục tiêu rõ ràng và có thể đánh giá được; Hoạt động dạy và học đáp ứng được mục<br />
tiêu đã đề ra; Đồ dùng dạy học phù hợp); Cấp độ 5-6 (Kế hoach bài giảng có mục tiêu rõ ràng và<br />
có thể đánh giá được và phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh; Hoạt động dạy và học đáp<br />
ứng được mục tiêu đã đề ra; Đồ dùng dạy học phù hợp và tạo hứng thú cho học sinh) [10].<br />
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào<br />
tạo(NQ số 29-NQ/TW) đã xác định phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận<br />
năng lực: “. . . Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy<br />
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối<br />
123<br />
<br />
Dương Thị Thuý Hà<br />
<br />
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích<br />
tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển<br />
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại<br />
khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và<br />
học. . . ”. Từ mục tiêu và những định hướng đổi mới của giáo dục phổ thông sau 2015, vị trí và vai<br />
trò của GV cũng có những thay đổi tương ứng. GV phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang vai<br />
trò là người hướng dẫn, tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh tri thức, gợi mở những con đường<br />
phát hiện tri thức, qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học; tạo hứng thú<br />
học tập cho HS; coi trọng DH phân hoá cá nhân; DH tích hợp; dạy HS biết sử dụng tối đa những<br />
nguồn tri thức trong xã hội;... Tóm lại, họ phải trở thành NHÀ GIÁO DỤC hơn là những chuyên<br />
gia truyền đạt kiến thức, phải là nhà quản lí, nhà tổ chức, nhà tư vấn giáo dục học sinh. . . Vấn đề<br />
trên đặt ra cần đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo<br />
dục phổ thông. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ này, các cơ sở đào tạo giáo viên tương lai cần<br />
hướng vào những phẩm chất, năng lực như: có tầm nhìn hướng ra thế giới, có bản lĩnh và hoài bão<br />
là những năng lực chủ đạo của chương trình đào tạo giáo viên phổ thông của Việt Nam trong bối<br />
cảnh thay đổi. Quan trọng hơn cả phải xây dựng được tiêu chí đánh giá năng lực của sinh viên qua<br />
đó điều chỉnh hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới.<br />
Ở Việt Nam, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và Chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt<br />
nghiệp ĐHSP đều có các yêu cầu về các tiêu chuẩn cụ thể. Nhìn chung, các chuẩn nghề nghiệp<br />
nhà giáo được xây dựng công phu, khoa học, đã được đưa vào thực tế nghề dạy học từ vài năm nay<br />
và đang được sử dụng làm căn cứ xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp hệ sư phạm ở<br />
các cơ sở đào tạo giáo viên; các chuẩn đầu ra này về cơ bản là hệ thống NL mà giáo sinh phải có<br />
và chứng tỏ được khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hệ thống NL này sẽ chuyển động như<br />
thế nào cùng với việc thay thế chương trình giáo dục phổ thông hiện nay bằng chương trình giáo<br />
dục phổ thông mới. Hiện chưa có nghiên cứu đáng kể nào về vấn đề này. Vì vậy, việc xây dựng các<br />
tiêu chí đánh giá năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm là cần thiết, điều này gắn liền với xu thế<br />
chuyên nghiệp hóa nghề dạy học.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp ĐHSP<br />
<br />
2.2.1. Năng lực dạy học cho sinh viên tốt nghiệp ĐHSP<br />
Trong tâm lí học, năng lực được chia thành nhiều loại khác nhau. Theo đó, những năng<br />
lực đảm bảo thành công cho hoạt động nghề nghiệp được gọi là những năng lực nghề nghiệp. Và<br />
như vậy, có thể nói rằng, có bao nhiêu loại hình nghề nghiệp thì có bấy nhiêu loại năng lực nghề<br />
nghiệp.<br />
Theo ERIC Thesaurus: "Năng lực giáo viên: Kiến thức rõ ràng, sâu sắc và các kĩ năng cần<br />
thiết để thực hiện vai trò của người GV" (30/06/1993).<br />
Một GV có năng lực là người biết tổ chức hoạt động của nhóm HS; quan tâm đến sự tiến bộ<br />
của các em; tổ chức hoạt động học tập hướng đến mục tiêu đặt ra; biết đào sâu một số nội dung;<br />
biết giao tiếp với các đồng nghiệp; biết tự đặt câu hỏi về việc mình làm và biết đánh giá chất lượng<br />
công việc của bản thân. Những vấn đề này, GV có thể đã được học tất cả về mặt lí thuyết, nhưng<br />
có thể không biết áp dụng vào thực tế nghề nghiệp. Có năng lực có nghĩa là biết làm.<br />
World Bank (2005) đã đưa ra định nghĩa như sau về khái niệm năng lực GV: Một năng lực<br />
hoặc kĩ năng dạy học là khả năng huy động nhiều nguồn lực nhận thức để xử lí một loại tình huống<br />
dạy học đặc biệt. Thay vì liên quan đến việc dạy một nội dung hoặc kiến thức đặc biệt, các kĩ<br />
năng và năng lực dạy học gắn kết và tích hợp các nguồn lực nhận thức phù hợp với tình huống xẩy<br />
124<br />
<br />
Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm<br />
<br />
ra [15].<br />
Nói đơn giản, năng lực dạy học (NLDH) liên quan đến khả năng giảng dạy tốt và năng lực<br />
GV là những kiến thức, kĩ năng và thái độ giúp cho việc đáp ứng thỏa mãn những yêu cầu xã hội<br />
và nghề nghiệp đối với vai trò giảng dạy và đem đến quá trình học tập tốt [11].<br />
<br />
2.2.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên tốt nghiệp ĐHSP<br />
Ở nước ta, khi mà chuẩn nghề nghiệp GV các cấp học được ban hành, nhiều nghiên cứu về<br />
năng lực nghề nghiệp đối với SV tốt nghiệp đã và đang được triển khai. Trên cơ sở chuẩn nghề<br />
nghiệp GV phổ thông, chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo GV, yêu cầu của thực tiễn hoạt động<br />
nghề nghiệp GV, vai trò của người GV hiện đại với tư cách là nhà giáo dục, nhà hoạt động văn<br />
hoá-xã hội, nhà nghiên cứu và người tự học (4N), và những định hướng đổi mới căn bản và toàn<br />
diện GDPT sau 2015, kế thừa từ các kết quả nghiên cứu của các đề tài thuộc chương trình nghiên<br />
cứu khoa học cấp Bộ, cũng như các đề tài khác có liên quan [3, 8], chúng tôi xây dựng 10 tiêu chí<br />
đánh giá NLDH của sinh viên tốt nghiệp ĐHSP như sau:<br />
TT<br />
<br />
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của sinh viên sư phạm<br />
<br />
Tiêu chí<br />
<br />
1<br />
<br />
Năng lực phát<br />
triển<br />
chương<br />
trình và tài liệu<br />
giáo khoa<br />
<br />
2<br />
<br />
Năng lực lập kế<br />
hoạch dạy học, kế<br />
hoạch bài học<br />
<br />
Chỉ báo<br />
- Trình bày được những vấn đề lí luận cơ bản về thiết kế và phát triển chương<br />
trình, chương trình môn học;<br />
- Phân tích và nhận xét về một chương trình môn học sẽ dạy ở phổ thông;<br />
- Xác định được hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện học tập của<br />
học sinh ứng với chương trình (môn, bài, tiết học và các mục học tập trong<br />
tiết); các điều kiện học sinh thực hiện chương trình này;<br />
- Phân tích chỉ ra mối liên kết giữa chương trình môn học cụ thể và các tài<br />
liệu giáo khoa có liên quan;<br />
- Phân tích và nhận xét một tài liệu giáo khoa có liên quan với chương trình<br />
môn học cụ thể.<br />
- Phân tích được những nội dung lí luận cơ bản về “Kế hoạch dạy học”, “Kế<br />
hoạch bài học”;<br />
- Xây dựng được kế hoạch dạy học năm học, học kì, kế hoạch tháng, tuần;<br />
và dự kiến những tình huống có thể nảy sinh và cách xử lí trong kế hoạch<br />
bài học;<br />
- Xác định được mục tiêu dạy học (cho cả môn học, từng chương, bài) theo<br />
hướng hình thành năng lực, thể hiện tính tích hợp (dạy học và giáo dục) và<br />
phân hóa theo các bậc nhận thức, phù hợp với đối tượng học sinh và điều<br />
kiện cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của nhà trường, đặc điểm tình hình địa<br />
phương;<br />
- Xác định được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chính phù hợp<br />
với từng chủ đề nội dung, từng bài học;<br />
- Thiết kế được các hoạt động học tập của HS phù hợp với mục tiêu, nội<br />
dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,<br />
sáng tạo ở học sinh và phù hợp với từng loại đối tượng HS;<br />
- Xác định được nội dung, hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học<br />
tập của HS sau mỗi bài, chương, mỗi phần của chương trình.<br />
<br />
125<br />
<br />
Dương Thị Thuý Hà<br />
<br />
3<br />
<br />
Năng lực tổ chức<br />
các hoạt động học<br />
tập của HS/Năng<br />
lực thực hiện kế<br />
hoạch bài học<br />
<br />
4<br />
<br />
Năng lực vận<br />
dụng<br />
phương<br />
pháp,<br />
phương<br />
tiện và hình thức<br />
tổ chức dạy học<br />
bộ môn<br />
<br />
5<br />
<br />
Năng lực dạy học<br />
phân hóa<br />
<br />
6<br />
<br />
Năng lực dạy học<br />
tích hợp<br />
<br />
7<br />
<br />
Năng lực tổ chức<br />
và quản lí lớp<br />
học, tạo môi<br />
trường học tập<br />
hiệu quả trong<br />
giờ học<br />
<br />
126<br />
<br />
- Trình bày được những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động học, hoạt động<br />
dạy, tự học của HS; các cách thức, phương pháp đánh giá và thu thập thông<br />
tin phản hồi về hoạt động dạy học ;<br />
- Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động học tập theo phương thức trải<br />
nghiệm cho HS trên lớp và ở nhà theo mục tiêu và nội dung học tập;<br />
- Thu thập và xử lí thông tin phản hồi từ học sinh, đồng nghiệp và từ các<br />
nguồn khác để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học cho HS theo thiết<br />
kế ban đầu phù hợp với thực tế lớp học.<br />
- Trình bày được nội hàm và phân biệt được các phương pháp, phương tiện<br />
và biện pháp (kĩ thuật), hình thức dạy học phổ biến hiện nay (Nội dung<br />
phương pháp, kĩ thuật, cách tiến hành, điểm mạnh và hạn chế, điều kiện sử<br />
dụng. . . );<br />
- Lựa chọn và sử dụng phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức dạy<br />
học vào tình huống dạy học cụ thể; giải thích và bình luận việc chọn và sử<br />
dụng phương pháp, phương tiện và kĩ thuật đó;<br />
- Vận hành các loại phương tiện dạy học đúng kĩ thuật, quy trình sư phạm,<br />
hiệu quả, an toàn;<br />
- Sử dụng một số phần mềm công cụ để dạy học; chế tạo một số phương<br />
tiện dạy học phổ biến, đơn giản.<br />
- Phân tích được những nội dung cốt lõi của phân hóa trong tổ chức dạy học<br />
(bản chất, các hình thức, phương pháp dạy học phân hóa. . . );<br />
- Nhận xét và định dạng được các chương trình môn học hiện nay ở phổ<br />
thông theo tiêu chí phân hóa;<br />
- Lựa chọn phương pháp, và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với mục<br />
tiêu, nội dung và từng đối tượng học sinh;<br />
- Thiết kế và triển khai được một kế hoạch bài học có tính đến các đặc điểm<br />
khác nhau về khả năng, thái độ nhận thức. . . của HS.<br />
- Trình bày và phân tích được bản chất của dạy học tích hợp, phân tích được<br />
xu hướng dạy học tích hợp; các phương pháp, hình thức dạy học tích hợp và<br />
các nguyên tắc phát triển chương trình quán triệt dạy học tích hợp;<br />
- Nhận xét được các chương trình môn học hiện nay ở phổ thông theo tiêu<br />
chí tích hợp;<br />
- Phân tích khả năng dạy học tích hợp của một chủ đề, một phần, một<br />
chương trong chương trình môn học;<br />
- Soạn và triển khai kế hoạch dạy học tích hợp một chủ đề, một bài;<br />
- Lập ma trận thể hiện nội dung tri thức tích hợp trong chương trình môn<br />
học ở THPT.<br />
- Trình bày những vấn đề lí luận về tổ chức và quản lí lớp học (khái niệm;<br />
nội dung, phương pháp và kĩ thuật tổ chức tạo môi trường học tập hiệu quả<br />
cho HS);<br />
- Tổ chức và quản lí lớp học theo hướng tạo môi trường lớp học an toàn,<br />
thân thiện, tích cực, hiệu quả học tập của học sinh trong giờ học;<br />
- Sử dụng các phương pháp, biện pháp tổ chức và duy trì kỉ luật tích cực<br />
của lớp học theo hướng tăng cường vai trò tự quản của HS;<br />
<br />