Xây dựng ứng dụng “đi bộ mỗi ngày” thay môn Giáo dục thể chất, vì sức khỏe thế hệ sinh viên Việt Nam
lượt xem 3
download
Đề tài "Xây dựng ứng dụng “đi bộ mỗi ngày” thay môn Giáo dục thể chất, vì sức khỏe thế hệ sinh viên Việt Nam" nhằm xây dựng thành công ứng dụng Strava Hutech giúp sinh viên đăng ký đi bộ mỗi ngày thay thế môn Giáo dục thể chất” nhằm giúp sinh viên hình thành thói quen luyện tập thể lực mỗi ngày, vì sức khỏe của thế hệ sinh viên Việt Nam ngày càng tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng ứng dụng “đi bộ mỗi ngày” thay môn Giáo dục thể chất, vì sức khỏe thế hệ sinh viên Việt Nam
- XÂY DỰNG ỨNG DỤNG “ĐI BỘ MỖI NGÀY” THAY MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT, VÌ SỨC KHỎE THẾ HỆ SINH VIÊN VIỆT NAM Nazirs Hanaphi, Nguyễn Phạm Yến Nhi*, Phạm Viết Phước, Bùi Văn Dũng, Nguyễn Lê Ngọc Nhi Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh TÓM TẮT Theo nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, có tới 30% người trưởng thành thiếu hoạt động thể lực. Ngoài ra, theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng, trung bình người Việt Nam đi bộ 3.600 bước một ngày và giới văn phòng chỉ 600 bước trong khi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 10.000 bước. Việt Nam được xếp vào nhóm những nước lười vận động nhất với chỉ khoảng 15,3% số người dân tập thể dục nhiều hơn ba mươi phút mỗi ngày [1]. Cuộc sống của sinh viên chủ yếu là việc học tập, vì vậy để có một sức khỏe tốt đáp ứng cho việc học và làm việc bền bỉ sau này khi ra đời như thanh niên các quốc gia khác trên thế giơi, là mục tiêu mà nhóm tác giả hướng tới. Vì vậy nhóm chúng tôi đã cho ra giải pháp: “Xây dựng ứng dụng Strava Hutech giúp sinh viên đăng ký đi bộ mỗi ngày thay thế môn Giáo dục thể chất” nhằm giúp sinh viên hình thành thói quen luyện tập thể lực mỗi ngày, vì sức khỏe của thế hệ sinh viên Việt Nam ngày càng tốt hơn. Từ khóa: Giáo dục thể chất (GDTC), ứng dụng đi bộ, Strava Hutech, đi bộ mỗi ngày, thể lực. 1. MỞ ĐẦU Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford (Anh) đưa ra sau khi đã tiến hành thu thập dữ liệu đánh giá về mức độ vận động của người dân với hơn 700.000 người tại 46 quốc gia. Theo đó, Việt Nam là một trong 10 nước có số người lười vận động nhiều nhất thế giới [1] Một thực trạng đáng buồn là hiện nay, thể trạng của người Việt Nam kém xa với các nước trong khu vực, không những về chiều cao, cân nặng mà cả về các tố chất thể lực, sức bền bỉ. Có thể thấy giới trẻ ngày nay nhìn chung ít vận động, tập trung nhiều ở nhóm người đi làm, thanh niên và cả trẻ em, với lý do né tránh việc tập thể dục chính là do bận rộn hoặc quỹ thời gian eo hẹp và không có khuôn viên luyện tập. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính, ipad,... đã làm cho con người bị cuốn theo và dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử. Hoạt động thể lực ngày càng ít đi kèm theo vô số hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. 950
- Hình 1.1: Việt Nam là một trong 10 nước có số người lười vận động nhiều nhất Hình 1.2: Biểu đồ so sánh bước đi bộ hàng ngày của người Việt so với các nước khu vực Châu Á Vậy nguyên nhân do đâu mà giới trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên HUTECH nói riêng trở nên lười vận động? Phải chăng việc giáo dục ý thức luyện tập thể thao của các trường học chưa đáp ứng nhu cầu của sinh viên? Để chứng minh vấn đề này đang thực sự tồn tại, chúng ta hãy cùng nhau khảo sát ở các bước kế tiếp. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu Thu thập và tổng hợp các tài liệu về việc lười vận động, tác hại của lười vận động, nguyên nhân và giải pháp giải quyết lười vận động. 2.2 Phương pháp khảo sát xã hội học - Khảo sát xã hội học: Thực hiện khảo sát và phỏng vấn trên các đối tượng là sinh viên, trên địa bàn các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh về hiện trạng vấn đề, nhu cầu giải quyết vấn đề và nhu cầu về giải pháp. - Hình thức khảo sát: online qua ứng dụng Google Form. Số lượng khảo sát: 110 người. 2.3 Phương pháp khảo sát chuyên gia Khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực về thể dục, thể chất, sức khỏe để có thêm cơ sở thực hiện dự án. 2.4 Phương pháp động não: Tập trung tư duy để giải quyết vấn đề 2.5 Phương pháp thiết kế: Thiết kế ứng dụng theo các điều kiện yêu cầu. 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Các nghiên cứu của WHO cho thấy hơn 80% thanh thiếu niên trên toàn thế giới không vận động đủ. Họ chọn ngồi trước màn hình máy tính thay vì chạy bộ, điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ hiện tại và trong tương lai. 951
- WHO cảnh báo tình trạng hiện tại ở mức nguy hiểm và phải có hành động khẩn cấp để khiến giới trẻ vận động. Tác giả nghiên cứu của WHO, Tiến sĩ Regina Guthold, cho biết theo Guardian, các cuộc khảo sát đã được tiến hành ở các trường học của 146 quốc gia. Kết quả cho thấy từ năm 2001, có rất ít sự cải thiện trong hoạt động thể chất ở trẻ từ 11-17 tuổi, cách xa mục tiêu của WHO [2] Hình 3.1- 3.2: Bài báo viết về giới trẻ lười vận động Theo bài viết “Lười vận động và nỗi lo sức khỏe của giới trẻ” vào ngày 29/12/2020 trên kenh14.vn, độ tuổi thanh niên là giai đoạn cơ thể đạt được thể trạng tốt nhất, có nhiều điều kiện thuận lợi về sức khỏe để tích cực tham gia học tập, lao động và khám phá cuộc sống. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những năm trở lại đây, các chuyên gia cảnh báo tình trạng trẻ hóa bệnh tật ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đang ở mức báo động và lí do là vì thiếu vận động thể lực thường xuyên. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của người dân nói chung và giới trẻ nói riêng [3] Qua kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng thực trạng giới trẻ lười vận động có tồn tại và hiện tại đang rất nghiêm trọng, cấp thiết. 4. KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan về thực trạng và nhu cầu việc luyện tập thể dục mỗi ngày tại trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, đã được đông đảo sinh viên ủng hộ và mong muốn thay đổi cách học môn Giáo dục thể chất hiện nay. Sau đây là kết quả khảo sát: Đối tượng: Sinh viên đang học tại trường HUTECH Phương pháp: Khảo sát online trên Google biểu mẫu Số lượng mẫu: 110 câu trả lời Mục tiêu: Làm thế nào để nâng cao thể lực sinh viên Việt Nam? 952
- Hình 4.1: Biểu đồ thống kê thời gian tập thể dục Hình 4.2: Biểu đồ thống kê các nguyên nhân của sinh viên HUTECH dẫn đến lười vận động Hình 4.3: Biểu đồ thống kê độ nghiêm trọng khi Hình 4.4: Biểu đồ thống kê mong muốn có lười vận động giải pháp khắc phục lười vận động Hình 4.5: Bảng thống kê giải pháp đề xuất tránh Hình 4.6: Bảng thống kê giải pháp khuyến việc lười vận động, giữ gìn sức khỏe bản thân khích sinh viên luyện tập thường xuyên Qua khảo sát chúng tôi đã thấy được tình trạng lười vận động của sinh viên Việt Nam và phần lớn sinh viên ủng hộ hoặc mong muốn có được một giải pháp thích hợp, hiệu quả để khắc phục tình trạng lười vận động ở sinh viên như hiện nay. 5. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CẤU TRÚC VẤN ĐỀ Để xác định các nguyên nhân “Tại sao sinh viên lười tập thể dục?”, nhóm chúng tôi đã tìm ra được các nguyên nhân cụ thể như: Sv ko có ai nhắc nhở, Sv không thấy được tầm quan trọng của việc luyện tập thể lực, phòng trọ không có không gian luyện tập… Hoặc do nhà trường thiếu khuôn viên và giáo viên giảng dạy môn GDTC... 953
- Nhóm chúng tôi quyết định chọn nguyên nhân “Các trường đại học thiếu khuôn viên và giáo viên giảng dạy môn GDTC” làm mục tiêu giải quyết. Lý do chọn nguyên nhân này là vì theo báo cáo kết quả hội thảo “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học” tổ chức vào ngày 23/2/2019 tại Hà nội, đại diện nhiều địa phương thẳng thắn: “Giáo viên thiếu, chương trình chán, khuôn viên thiếu, ngân sách vắng...thì lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất tốt”. Chương trình giảng dạy chủ yếu chỉ nằm ở lý thuyết. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cho các môn thể thao cũng không được chú trọng. Khoảng 80% trường học không có phòng thể dục riêng và 85% cơ sở đào tạo thể thao chuyên nghiệp bị thiếu. Nhìn chung đội ngũ vừa thiếu về số lượng so với yêu cầu, vừa yếu về kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng hướng dẫn vận động và thực hiện huấn luyện các phong trào thể thao. Giáo viên vẫn còn dạy theo chương trình cũ, lý thuyết nhiều, ít hướng dẫn dạy kỹ năng để vận động [4]. 6. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Mục tiêu của dự án nhằm giúp sinh viên Việt Nam xây dựng thói quen luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, từ đó nâng cao thể lực giới trẻ sinh viên Việt Nam sau này. Với giải pháp “Xây dựng ứng dụng Strava Hutech đi bộ mỗi ngày thay thế học phần GDTC” để giảm tải áp lực học tập môn GDTC cho các trường đại học. Trước mắt chúng tôi xây dựng mô hình này giảng dạy dành cho sinh viên trường Hutech, là nơi chúng tôi đang học tập, nếu vận hành tốt chúng tôi có thể tự tin là nơi cho các trường học khác tham khảo mô hình. - Để sử dụng ứng dụng, bạn cần đăng nhập tại website của Hutech ở trang Sinhvien.huteh.edu để Đăng ký tham gia “Đi bộ mỗi Thay thế học phần GDTC” (Hình 6.1) và xem các quy định và cách quy đổi giảm học phí học phần GDTC trên ứng dụng Strava Hutech như sau: a. Đối tượng áp dụng: Cho tất cả SV Hutech b. Về Quy định và quyền lợi: - Nếu sinh viên đi bộ trung bình mỗi ngày đạt 2.4km- 3.5km: sẽ được xếp loại Trung bình và giảm 50% học phí học phần GDTC. Nếu đi bộ mỗi ngày đạt 3.6km-4.7km: sẽ được xếp loại Khá và giảm 75% học phí học phần GDTC. Nếu đi mỗi ngày đạt trên 4.8km: sẽ xếp loại Giỏi và giảm hoàn toàn 100% học phí học phần GDTC. Đối với những trường hợp gian lận: Ngay khi khởi động ứng dụng sinh viên cần chụp hình trước khi bắt đầu và sau khi hoàn tất việc đi bộ.Nếu sinh viên đi bộ với tốc độ cao hơn 4,8km/h nhiều lần sẽ tính vi phạm và bị phạt và phạt thêm 3 ngày đi bộ. c. Về Thời gian thực hiện: Theo học kỳ, ví dụ: HK 2A hiện nay là từ ngày 6/2 - 15/4/2023. d. Đăng ký: SV quét mã QR đăng ký và ứng dụng trả về 1 mã số đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó việc cần làm là bạn chỉ cần tải ứng dụng “Strava Hutech” tại Apple store (nếu dùng Iphone) và CH play nếu dùng hệ điều hành Android (Hình 6.2) Khi ngày bắt đầu học kỳ theo thời khóa biểu, ứng dụng sẽ khởi động và gửi tin nhắn đến SV. SV đăng nhập bằng mã môn học để sử dụng ứng dụng. Ứng dụng Strava Hutech sẽ đếm bước chân, số km, số Cal tiêu hao... và thống kê kết quả mỗi ngày trên ứng dụng (Hình 6.3) 954
- Nếu như sinh viên không hoàn thành mục tiêu đi bộ tối thiểu trong ngày (2.4km), ứng dụng sẽ gửi cảnh báo qua tin nhắn và khuyến khích sinh viên nên luyện tập thêm để đạt kết quả tốt hơn vào cuối kỳ (Hình 6.6) Sau khi kết thúc học kỳ, ứng dụng sẽ tổng kết quãng đường đi bộ mỗi ngày mà sinh viên đã hoàn thành trong học kỳ, trả về Giấy chứng nhận hoàn tất khóa học và học phí SV được giảm tương ứng với kết quả đạt được (Hình 6.7) Hình 6.1: SV đăng kí học phần Hình 6.2. Đăng nhập Hình 6.3. Thống kê Hình 6.4 Bắt đầu đi bộ Hình 6.5 Đang đi bộ Hình 6.6 Cảnh báo sinh viên Hình 6.7 Giấy chứng nhận hoàn tất khóa học 7. KẾT LUẬN HUTECH là một trong những trường đại học chuyên nghiệp trong việc đào tạo trí lực, nhưng về mặt thể lực nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế vì số lượng sinh viên quá lớn. Giải pháp nhóm trước mắt thực hiện cho môn chạy bộ, sau này phát triển ý tưởng có thể kết nối với các phòng Gym, hồ bơi, câu lạc bộ… để SV có thể đăng ký các học phần yêu thích. Thế nên dự án này giúp nhà trường giảm tải áp 955
- lực khi không cần diện tích phòng tập lớn, hay chi phí mời giáo viên hướng dẫn luyện tập GDTC, khi số lượng sinh viên quá đông. Nhóm tác giả mong muốn được sự cho phép của nhà trường để có thể triển khai ứng dụng để giúp cho sinh viên xây dựng thói quen vận động và luyện tập thể lực hằng ngày qua ứng dụng Strava HUTECH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vân Chi, 07/07/2022, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới. https://baoquocte.vn/viet-nam-nam-trong-top-10-quoc-gia-luoi-van-dong-nhat-the-gioi- 189928.html&=1. 2. Hà Lan, 22/11/2019, WHO: 80% thiếu niên toàn cầu lười vận động.https://zingnews.vn/who- 80-thieu-nien-toan-cau-luoi-van-dong-post1016317.html 3. QUANG VŨ, 29/12/2020, Lười vận động và nỗi lo sức khỏe của giới trẻ.https://kenh14.vn/luoi-van-dong-va-noi-lo-suc-khoe-cua-gioi-tre-0201229131318265.chn. 4. Thanh Hùng, 27/02/2019, Thiếu trầm trọng khuôn viên, lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất?, . 956
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy - Chứng chỉ tin học quốc gia trình độ B
132 p | 1418 | 424
-
Phòng chống thảm họa trên Windows XP Professional và Server 2003
22 p | 148 | 69
-
Bài giảng Lập trình di động android: Phần 1 - ThS. Bùi Trung Úy
89 p | 374 | 55
-
OFDM - OFDMA VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ TRUY CẬP BĂNG RỘNG KHÔNG DÂY - 5
9 p | 125 | 25
-
Ứng dụng thử nghiệm Mobile Agent vào xây dựng Workflow -- 3
16 p | 127 | 22
-
Chương 14: Phân phối và đóng ó i ứng dụng vb.net
14 p | 90 | 19
-
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG DỮ LIỆU
53 p | 82 | 11
-
Mặt trái của công nghệ
3 p | 129 | 11
-
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CÓ HỖ TRỢ JAVA - 9
17 p | 81 | 11
-
Kết nối 2 mạng LAN qua sóng vô tuyến với thiết bị Cisco Bridge
3 p | 111 | 10
-
Cấu trúc mở rộng của Internet
5 p | 99 | 10
-
Giáo trình Lập trình thiết bị di động 2 (Nghề: Ứng dụng phần mềm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
266 p | 13 | 8
-
Security365
34 p | 78 | 6
-
Ứng dụng công nghệ SDN trên wifi
9 p | 79 | 5
-
Tối ưu hóa hệ mờ-noron trong điều khiển robot
15 p | 22 | 5
-
Mô tả công việc lập trình viên iOS
1 p | 43 | 2
-
Giải thuật di truyền và ứng dụng trong hỗ trợ lập lịch điều hành công tác bệnh viện
13 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn