XƠ GAN – PHẦN 2
lượt xem 8
download
Giai đoạn: - Xơ gan khi đã đến thời kỳ các triệu chứng lâm sàng rõ rệt, đã có biểu hiện mất bù, thường có tiên lượng dè dặt. Thời gian sống thêm thường khoảng 4 năm đối với xơ gan do rượu và do viêm gan virut, đối với xơ gan mật thứ phát: khoảng 6 năm và tiên phát khoảng 7 năm. - Nếu chẩn đoán được sớm và tìm ra được nguyên nhân để loại bỏ hoặc điều trị thì khả năng làm cho xơ gan trở lại thời kỳ ổn định hoặc làm chậm sự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: XƠ GAN – PHẦN 2
- XƠ GAN – PHẦN 2 III. TIẾN TRIỂN, BIẾN CHỨNG V À TIÊN LƯỢNG CHUNG CỦA XƠ GAN 1 – Giai đoạn: - Xơ gan khi đã đến thời kỳ các triệu chứng lâm sàng rõ rệt, đã có biểu hiện mất bù, thường có tiên lượng dè dặt. Thời gian sống thêm thường khoảng 4 năm đối với xơ gan do rượu và do viêm gan virut, đối với xơ gan mật thứ phát: khoảng 6 năm và tiên phát khoảng 7 năm. - Nếu chẩn đoán được sớm và tìm ra được nguyên nhân để loại bỏ hoặc điều trị thì khả năng làm cho xơ gan trở lại thời kỳ ổn định hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. - Bản tiêu chuẩn của Child hay được sử dụng trong đánh giá tiên lượng của xơ gan: Cho điểm 1, 2, 3 theo mức độ cửa bilirubin, albumin huyết thanh, cổ tr ướng, rối loạn tâm thần kinh và sức khoẻ toàn thân. Child - Pugh (1982)
- Các chỉ số................1điểm.........2điể m......................3điểm Bệnh não gan..........Không có....Thoáng qua hoặc nhẹ.....Hôn mê Cổ trướng...............Không có.......Có ít......................Có nhiều Bilirubin umol/l...........51 Albumin g/l.................>35...............28 - 35.......................65...............40 - 65........................
- + Rối loạn não - gan dẫn đến hôn mê gan: có nhiều giả thiết giải thích về bệnh này, nhưng nguyên nhân chung nhất và quyết định nhất là lượng protein máu thấp, protein được chuyển hoá ở gan. Một số nguy ên nhân thuận lợi để thúc đẩy bệnh não do gan dễ xảy ra: chảy máu tiêu hoá, nhiễm trùng, rối loạn cân bằng kiềm toan máu, một số thuốc, đưa nhiều đạm vào cơ thể. Phân độ hôn mê gan: 0: Bình thường. 1: Giảm độ tập trung, quá vui, hồi hộp lo sợ. 2: Buồn ngủ, rối loạn định hướng, thay đổi cá tính. 3: Ngủ gà ngủ gật, lơ mơ. 4: Hôn mê. + Hội chứng gan - thận (Hepato-renal syndrome): do trong xơ gan s ự tuần hoàn nuôi dưỡng thận giảm sút, dẫn đến suy thận cùng với suy gan. + Các nguy cơ nhiễm khuẩn: viêm phúc mạc tự phát do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, lao phổi. + Lách to và cường tính lách dẫn đến hạ bạch cầu, tiểu cầu, HC
- + Rối loạn về đông máu do giảm sản xuất fibringen (yếu tố I), prothrombin (yếu tố II) và các yếu tố V, VII, IX. + Những bệnh hay đi cùng với xơ gan: loét dạ dày- hành tá tràng, thoát vị thành bụng (ở bệnh nhân bị cổ trướng to), sỏi mật. + Ung thư gan trên nền xơ (coi xơ gan là một trạng thái tiền ung thư). V- ĐIỀU TRỊ : 1/ Chế độ ăn uống , nghỉ ngơi: - Tăng đường: Glucose ưu trương. - Tăng đạm:Morsihepmyl, Aminos terylnhepa. 2/ Thuốc: 2.1/ Thuốc cải thiện chuyễn hóa tb gan: + Vitamin C: 0,5 x 2ô tiêm TM 1 đợt 7-10 ngày + Vitamin B12: 200mcg/ 24h tiêm bắp x 10 ngày. + Cyanidanol: 500mg x 3v uống s,t,c. 2.2/ Glucocorticoid : Chỉ dùng trong đợt tiến triễn của xơ gan do Virus, xơ gan mật.
- - Prednisolon5mg x 6-8v /24h. - Sau đó dùng duy trì kéo dài 5-10mg/24h. 2.3/ Testosteron100mg tiêm bắp cách nhật 4 tuần đầu. - TD: tăng cường chuyển hóa đạm 2.4/ Cycloferon12,5% (2ml) x 2ô tiêm bắp s,c. - TD: kích thích sx Interferol tăng cường sức đề kháng cơ thể. 2.4/Flavonoit sylimarin( BD : carcyl, Legalon) - Legalon70mg 3/ Tiêm truyền. 4/ Điều trị cổ trướng: - Lợi tiểu không thải Kali( t/d lợi tiểu yếu.) Aldactol 25mg x 6v/24h x 1tuần Sau đó giảm liều 4v/24h . Cơ chế: kháng Aldosterol. - Lợi tiểu quai:
- Lasix : 40mg x2 v/24h 20mg x 1ô/24h Kết hợp với Kalion , panagin Đối với cổ trướng dai dẳng dùng lợi tiểu không có kết quả thì phải chọc dịch cổ trướngnhiều lần kết hợp với truyền Albumin, Dextran truyền TM. 5 - Điều trị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản Cần xác định được chẩn đoán sơ bộ khi BN vào. a.Hộ lý: + Đặt bệnh nhân nằm nơi yên tĩnh, thoáng nhưng không lộng gió. Đầu thấp nghiêng về một bên. Không thay đổi tư thế bệnh nhân nhiều khi thăm khám, + Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, các chất thải 1-3 giờ 1 lần ghi chép vào bệnh án + Đặt dây truyền, tốt nhất l à đặt được vào TM dưới đòn: để kiểm soát được ALTMTW b. Điều trị toàn thân: + Khôi phục khối lượng máu lưu hành:
- - Trong XHTH khối lượng máu lưu hành giảm do đó việc cấp cứu là phải bù đủ dịch, mà tốt nhất là theo đường truyền TM dưới đòn. - Truyền máu tươi cùng nhóm. Liều truyền đầu tiên ít nhất 300ml mới có hiệu lực cầm máu(ở viện quân y 103 có trường hợp phải truyền máu tới 10 lít mới ổn định nôn ra máu mức độ nặng) – Có thể truyền máu trực tiếp (người cho-Người Nhận) qua máy (Máy là công trình sáng chế của viện quân Y 103) - Truyền máu tươi cùng nhóm, mất bao nhiêu truyền bấy nhiêu. Nhưng thực tế chỉ dựa vào số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocrit mạch và huyết áp, để quyết định số lượng máu cần truyền. -Nếu không có máu thì dung dịch thay thế: Huyết tương khô (Dried Human Plasma Humain sec); Dextran(Dextran 70); huyết thanh ngọt, huyết thanh mặn. Chú ý: Nếu huyết áp tối đa 60mm Hg cần truyền với tốc độ nhanh đề nâng huyết áp lên 90-100 mmHg Nếu bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp khi truyền dịch đưa huyết áp tối đa lên 140mm Hg, không nên đưa quá cao sẽ chảy máu trở lại. Khi truyền dịch cần theo dõi số lượng nước tiểu trong 24 giờ để điều chỉnh lượng dịch đưa vào + Điều chỉnh điện giải theo điện giải đồ:
- + Thuốc cầm máu: - Tinh chất hậu yên: Posthypophyse loại bột màu trắng mỗi ống 5 đơn vị quốc tế (có loại 10 đơn vị). Liều dùng 20-40 đơn vị hoà với huyết thanh ngọt đẳng tr ương 5%: 250ml-300ml truyền nhỏ giọt tĩnh mạch tốc độ 40-50 giọt trong 1 phút. Thuốc có tác dụng co mạch trung ương giãn mạch ngoại vi làm giảm áp lực tĩnh mạch gánh. Thuốc dùng 2-5 ngày. Chỉ định tốt trong vỡ vòng nối gánh chủ ở thực quản (ở bệnh nhân xơ gan) Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh nhân có cơn đau thắt ngực - Transamin 0,25 x 4 ống tiêm TMC trong 4 phút/ 24h - Vitamin K ống 5mg dùng liều 6,8,12 ống trong 24 giờ tuỳ theo mức độ xuất huyết tiêu hoá nhẹ, vừa hay nặng. Vitamin K giúp tăng tạo Protrombin góp phần cầm máu. chỉ định tốt trong chảy máu đường mật, nhưng chức năng gan còn tốt - Hemocaprol: ống 10ml (tương đương với 2gr axit Epsilonaminocaproic) tác dụng ức chế Plasminogen ngăn không cho Plasminogen chuyển thành Plasmin (Plasmin có tác dụng làm tan cục máu đông). Vì không có Plasmin nên cục máu đông chậm tan, kéo dài thời gian cầm máu. Chỉ dùng 3-4 ngày mỗi ngày 1 ống tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc uống (liều uống phải tăng gấp đôi liều ti êm) Chỉ định: Dùng trong xuất huyết tiêu hoá ở bệnh nhân có rối loạn đông máu
- Ngoài ra còn có một số thuốc khác có thể sử dụng để cầm máu: -EAC(Acid Aminocaproique) -EXACYL (Aciddetranaxamique ) -Vitamin K1 (Phytomenadione) (tuỳ theo nơi nào có thuốc nào dùng thuốc ấy) - Somatostatin - Sandostatin - Nexcium + Trợ tim mạch - Spartein 0.10: 1ống tiêm bắp/24giờ - DOCA(Desoxycocton Axetat) 10-15mg/24 h tiêm bắp - Coramin(Niketamin, Cordiamin) 0.25x1ống tiêm bắp Không dùng : - Long não: Vì làm giãn mao mạch - Cafein: Vì tăng tiết toan dạ dày
- - Noradrenalin: Vì cung lượng tim trong xuất huyết tiêu hoá giảm, sẽ làm giảm mạch trung ương (mạch vành…) thuốc làm co mạch ngoại vi máu không về trung ương sẽ gây nguy hiểm + Chú ý: Trong quá trình điều trị cần theo dõi - Các chất bài tiết: Phân, nước tiểu ghi chép số lượng, số lần, màu sắc phân vào hồ sơ đầy đủ - Theo dõi mạch, huyết áp, nặng (1giờ 1 lần) mức độ xuất huyết vừa, nhẹ (2 -3 giờ 1 lần) - Đồng thời theo dõi xét nghiệm máu: Hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocrit c. Điều trị cầm máu tại chỗ: + Xác định nguyên nhân chảy máu + Xác định vị trí chảy máu + Cầm máu tại chỗ bằng các phương pháp sau: - Đặt Sond Blakemore cầm máu hút dịch qua Sonde, không để Sonde quá 48 giờ - Dùng Posthypophyse
- - Phương pháp nội soi điều trị: Qua ống soi mềm quan sát được vùng chảy máu sẽ dùng thuốc cầm máu, thuốc làm xơ mạch tạo nên sẹo cầm máu . Tiêm xơ bằng các thuốc: Adrenalin 1/1000 ( Adrenalin ống 1ml pha vào 9ml nước cất ta được Adrenalin 1/1000): vừa cầm máu vừa co mạch vừa chèn ép cầm máu(tiêm tại chỗ và xung quanh) Polydocanol Ethanol: tiêm vào vị trí chảy máu, không tiêm ra xung quanh, không tiêm vào đáy ổ loét, không tiêm vào một lượng lớn Nước muối ưu trương + Cầm máu bằng đốt điện + Cầm máu bằng tia Laser + Cầm máu bằng thắt búi giãn TMTQ D. Điều trị tiếp theo: + Thuốc làm giảm ALTMC: Imdur, Propranolon + Thuốc điều trị viêm trợt niêm mạc TQ
- 6/ Kê đơn tham khảo: XHTH lần 2 mức độ vừa do giãn vỡ TMTQ/ xơ gan do rượu giai đoạn mát bù 1.Transamin 0,25 x 4 ống tiêm TMC trong 4 phút/ 24h 2.Vitamin K ống 5mg dùng liều 6,8,12 ống trong 24 giờ 3.Vitamin C 0,5 x 2ô 4.Eganin 0,2 x 2 5.Nospa 0,04 x 2 v 6.Helpovin 5g x 1ô pha dịch truyề 40 giọt/p 7.Cycloferol 12,55 ( 2ml) x2ô tiêm bắp s,c 8.Imdur 30mg x 1v/24h 9.Propranolon 40mg x 1 v uống sáng 10. Lasix: 40mg x2 v/24h 20mg x 1ô/24h Kết hợp với Kalion , panagin 11.Morihepamin: dịch truyền acid amin cho BN suy gan
- Truyền TM 3h( 500ml). BS.Nguyễn Văn Thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ung thư tế bào gan ( Phần 2)
8 p | 226 | 52
-
Xơ gan (Kỳ 2)
5 p | 193 | 46
-
CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG THỰC HÀNH TÂM THẦN HỌC (Kỳ 2)
7 p | 177 | 41
-
Ung thư tế bào gan ( Phần 3)
7 p | 151 | 34
-
So Sánh 2 Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Gan Nguyên Phát
2 p | 170 | 28
-
XƠ GAN (Kỳ 4)
5 p | 126 | 16
-
Xơ gan (Phần 2)
15 p | 123 | 15
-
XƠ CỨNG BÌ (Sclrodermie ) (Kỳ 1)
5 p | 83 | 13
-
XƠ GAN (Kỳ 5)
6 p | 128 | 11
-
UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT NGOÀI GAN – Phần 2
9 p | 103 | 8
-
VIÊM GAN VIRUS CẤP – PHẦN 1
13 p | 91 | 8
-
Đái tháo đường trên người xơ gan
5 p | 146 | 6
-
CÁC DẠNG GAN NHIỄM MỠ - PHẦN 2
14 p | 92 | 6
-
TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA – Phần 2
13 p | 90 | 6
-
Tăng áp Tĩnh mạch cửa (Phần 2)
8 p | 72 | 5
-
BỆNH XƠ GAN (PHẦN 2)
11 p | 74 | 4
-
Dinh dưỡng bệnh lý cho bệnh nhân ngoại trú (Z13.2)
26 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn