Những vấn đề chung<br />
<br />
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC HỆ THỐNG<br />
TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG HIỆN ĐẠI TRONG TƯƠNG LAI<br />
Đặng Hồng Triển*<br />
Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển về công nghệ và thị trường các hệ<br />
thống tên lửa phòng không trên thế giới, bài báo tóm tắt xu hướng phát triển của các<br />
hệ thống tên lửa phòng không hiện đại và dự đoán một số công nghệ có thể được áp<br />
dụng trong các hệ thống này trong tương lai.<br />
Từ khóa: Xu hướng phát triển, Tên lửa phòng không, Tên lửa phòng không vác vai.<br />
Phân tích các cuộc xung đột trên thế giới trong hàng chục năm trở lại đây đã chỉ ra rằng<br />
khoảng không gian là nơi giao tranh quan trọng trong việc tiêu diệt hoặc bảo vệ các mục<br />
tiêu chính trị - quân sự. Chính vì vậy, các phương tiện tấn công trên không, mà trong đó<br />
điển hình là máy bay, tên lửa được sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển về số lượng,<br />
chủng loại và công nghệ. Để bảo vệ các cơ sở quan trọng khỏi các cuộc tấn công từ trên<br />
không cần phải sử dụng hệ thống phòng không đủ mạnh, có chiều sâu, bởi vì các phương<br />
tiện không kích ngày càng hoàn thiện, có tốc độ lớn, diện tích phản xạ nhỏ và được trang<br />
bị bằng vũ khí có độ chính xác cao vì vậy ngày càng khó bị tiêu diệt.<br />
Công nghệ chế tạo các hệ thống tên lửa phòng không là cực kỳ phức tạp, do vậy khả<br />
năng tự sản xuất các hệ thống này có thể coi là một chỉ số của sự phát triển công nghiệp<br />
quốc phòng của một quốc gia. Việc chế tạo các hệ thống phòng không, đặc biệt là hệ thống<br />
phòng không tầm trung và tầm xa đòi hỏi làm chủ ở trình độ công nghiệp những công<br />
nghệ tiên tiến nhất và những khoản đầu tư to lớn cho công tác nghiên cứu phát triển.<br />
1. CÁC HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM XA VÀ TẦM TRUNG<br />
Dẫn đầu về công nghệ và thị trường trên thế giới đối với các hệ thống tên lửa phòng<br />
không (TLPK) tầm xa và tầm trung là Mỹ với các hệ thống tên lửa phòng không thuộc họ<br />
Patriot, và Nga với các hệ thống họ S-300P, S-400 và hiện nay là S-500. Ưu thế về thị<br />
trường dẫn đầu thuộc về Mỹ khi hệ thống Patriot đã có mặt tại nhiều quốc gia như Đức,<br />
Hy Lạp, Israel, Jordanie, Tây Ban Nha, Kuwait, Hà Lan, Các Tiểu vương quốc Arab<br />
Thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.. [4], trong đó có cả<br />
những đơn đặt hàng hệ thống РАС-3(Patriot Advanced Capability-3 – Biến thể 3 của<br />
Patriot). Bên cạnh đó Mỹ cũng đã phát triển và bắt đầu xúc tiến ra thị trường hệ thống<br />
phòng thủ tên lửa chiến trường THAAD và (cùng với Đức và Italia) hệ thống tên lửa<br />
phòng không tầm ngắn và tầm trung MEADS sử dụng tên lửa РАС-3.<br />
Về phía Nga, hệ thống tên lửa phòng không thuộc họ S-300, S400 đang giữ vai trò<br />
sản phẩm đầu tàu của công nghiệp quốc phòng Nga trong lĩnh vực phòng không. Tuy<br />
nhiên, về tính năng của S-300 so với các sản<br />
phẩm cùng thế hệ trên thế giới được đánh<br />
giá là vượt trội nhưng việc xuất khẩu rất hạn<br />
chế và chỉ mang tính đơn lẻ (mới chỉ bán<br />
cho Trung Quốc một số hệ thống hoặc hiện<br />
chưa thực hiện được như hợp đồng ký từ<br />
năm 2009 cung cấp 5 tiểu đoàn S-300PMU1<br />
cho Iran)[4].<br />
Vào cuối những năm 1980 cùng với sự<br />
phát triển của các lớp phương tiện tấn công<br />
trên không đã đặt ra yêu cầu cho các nước<br />
chế tạo hệ thế hệ phòng không mới toàn diện Hình 1. Tổ hợp S-400 của Nga.<br />
<br />
<br />
66 Đặng Hồng Triển, “Xu hướng phát triển các hệ thống tên lửa phòng không… tương lai.”<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
hơn - hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung thế hệ “4+”. Một trong những đại<br />
diện của các hệ thống này là “Triumf” của LB Nga.[1]<br />
Ưu điểm của S-400 “Triumf” so với thế hệ S-300PMU1-2[1][4] và các tên lửa của<br />
phương Tây là:<br />
- Mở rộng lớp mục tiêu có thể bị tiêu diệt tới vận tốc 4800 m/s, khoảng cách phát hiện<br />
đến 600km, khoảng cách bắn tối đa tới 400km. Cùng một lúc có thể theo dõi 300 mục tiêu,<br />
dẫn đường cho 72 tên lửa bắn tới đồng thời 36 mục tiêu.<br />
- Tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhỏ, có thể tiêu diệt các tên lửa chiến lược có<br />
tầm bắn đến 3.500km.<br />
- Nâng cao khả năng chống nhiễu.<br />
- Nâng cao độ tin cậy của tổ hợp thiết bị, giảm thể tích và mức độ tiêu thụ điện năng<br />
của các thiết bị trong hệ thống.<br />
Hiện nay các hệ thống S-400 “Triumf” đang được trang bị cho quân đội Nga và đang<br />
bắt đầu được xuất khẩu sang các nước, Trung Quốc là một trong những nước muốn mua<br />
hệ thống này.<br />
Không dừng lại ở đó, trong khoảng chục năm gần đây, LB Nga đã bắt đầu triển khai<br />
việc xây dựng hệ thống phòng không và chống tên lửa thứ 5 để bảo vệ một cách hiệu quả<br />
các muc tiêu quốc phòng khỏi các cuộc không kích của các thiết bị tối tân của đối phương.<br />
Việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ thứ 5 dựa trên các yêu cầu sau:<br />
Thực hiện phương án thiết kế chuẩn hóa hệ thống trên cơ sở modul, cho phép ghép<br />
nối với hệ thống từ các modul nhỏ nhất để giảm bớt chi phí cho quá trình khai thác, cho<br />
phép cắt giảm một cách đáng kể danh mục các trang thiết bị cho hệ thống.<br />
Hiệu suất cao và tính ổn định tác chiến của các hệ thống TLPK trong điều kiện<br />
chịu chèn ép của hỏa lực và vô tuyến điện tử của đối phương dựa trên khả năng tái cơ cấu<br />
linh hoạt, đồng thời bảo đảm tính cơ động của tên lửa;<br />
Tính đa chức năng của hệ thống TLPK, thể hiện ở khả năng tác chiến với nhiều<br />
loại mục tiêu khác nhau như mục tiêu khí động, khí động đạn đạo và đạn đạo;<br />
Tính cơ động bảo đảm bảo khả năng tác chiến linh động của các đơn vị được trang<br />
bị hệ thống TLPK, đồng thời luôn giữ được sự liên lạc và tín hiệu điều khiển, triển khai<br />
sang trạng thái chiến đấu từ mọi địa hình và chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu<br />
không phải triển khai hệ thống dây dẫn và nguồn điện;<br />
Cấu trúc lưới của hệ thống TLPK chuẩn hóa bảo đảm thu nhận thông tin từ các<br />
nguồn khác nhau và trao đổi dữ liệu giữa các thành phần của hệ thống, đồng thời bảo đảm<br />
đưa ra chỉ thị mục tiêu kịp thời cho hệ thống theo thời gian thực; có sự liên kết chặt chẽ<br />
giữa hệ thống TLPK chuẩn hóa với hệ thống tác chiến điện tử và các hệ thống phòng<br />
không khác;<br />
Đạt độ tin cậy cao trong trong toàn bộ thời hạn sử dụng của hệ thống;<br />
Khả năng cạnh tranh cao trên thị trường kinh tế thế giới và tiềm năng xuất khẩu lớn.<br />
Từ các yêu cầu trên, khi chế tạo hệ thống tên lửa phòng không thế hệ thứ 5 cũng là hệ<br />
thống TLPK trong tương lai, cần giải quyết các bài toán kỹ thuật và công nghệ sau:<br />
- Tăng khả năng tác chiến, tăng độ chính xác (loại, vận tốc mục tiêu, số mục tiêu tiêu<br />
diệt đồng thời, số tên lửa dẫn đồng thời, khoảng cách phát hiện mục tiêu, độ trượt…);<br />
- Chuẩn hóa các bộ phận của hệ thống (các modul thu và phát, các khối xử lý tín hiệu,<br />
máy tính, xe chỉ huy…);<br />
- Tự động hóa các quá trình chiến đấu, kiểm tra chức năng và tìm kiếm lỗi;<br />
- Sử dụng các kênh khác nhau để thu thập thông tin cho hệ thống;<br />
- Sử dụng các thuật toán lọc hiện đại nhằm tách nhiễu chủ động;<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 67<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
- Hệ thống điều khiển tích hợp hệ thống dẫn đường quán tính chủ động, hệ thống dẫn<br />
đường vệ tinh, hệ điều khiển gas động có độ chính xác cao ở giai đoạn cuối của quỹ đạo,<br />
và đầu tự dẫn chủ động, bán chủ động hoặc đầu tự dẫn quang điện tử, laze...<br />
Hiện nay đã có các công bố cho thấy hệ thống phòng không thế hệ thứ 5 của Liên bang<br />
Nga đã được thử nghiệm, hứa hẹn sẽ được xuất xưởng trong thời gian gần đây.[4]<br />
2. CÁC HỆ THỐNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM NGẮN VÀ TẦM GẦN<br />
Cùng với sự phát triển của các phương tiện chế áp phòng không, người ta ngày càng<br />
chú trọng hơn đến việc chế tạo các hệ thống vũ khí phòng không tầm gần và tầm ngắn<br />
trang bị các phương tiện phát hiện và dẫn thụ động, cũng như tên lửa hoàn toàn tự dẫn<br />
(hồng ngoại hoặc radar chủ động), cho phép thực hiện nguyên lý bắn-quên.<br />
Do tương đối đơn giản và rẻ tiền, các hệ thống tên lửa phòng không này được phân bố<br />
phổ biến hơn nhiều so với TLPK tầm xa và tầm trung và cũng có nhiều nhà cung cấp hơn.<br />
Thuộc vào các hệ thống này là SLAMRAAM (Mỹ) và NASAMS (Mỹ-Nauy), cả 2 hệ<br />
thống này sử dụng các tên lửa nổi tiếng AIM-120 AMRAAM (Mỹ), MICA VL (châu Âu),<br />
cũng như Spyder (Israel). [4]<br />
Nga đang tiếp tục xúc tiến ra thị trường thế giới các hệ thống phòng không tầm ngắn<br />
hiệu quả cao dùng hệ dẫn lệnh. Trước hết đó là các hệ thống tên lửa phòng không kiểu Tor<br />
(đã bán cho Trung Quốc, Hy Lạp, Cyprus, Ai Cập, Iran), cũng như các hệ thống pháo/tên<br />
lửa phòng không thuộc các họ Tunguska (đã cung cấp cho Ấn Độ và Maroc) và Pantsir -<br />
S1 (UAE, Syria, Algeria) hay một số loại khác như R-77, Sosna....<br />
Một họ tên lửa phòng không tầm gần được phát triển mạnh mẽ là các hệ thống tên lửa<br />
phòng không vác vai (ПЗРК, MANPADS - Man-Portable Air Defence Systems). Đặc tính<br />
của loại tên lửa này là kích thước và khối lượng nhỏ, khả năng cơ động cao, thời gian<br />
chuyển trạng thái sang chiến đấu và ngược lại nhỏ, khả năng bắn trên các phương tiện<br />
khác nhau, độ tin cậy cao, giá thành thấp, đơn giản trong sử dụng và huấn luyện.<br />
Một trong những tên lửa phòng không vác vai (TLPKVV) nổi tiếng- Stinger đang được<br />
sử dụng cho hệ thống tên lửa phòng không tự hành Avenger của Mỹ lắp trên khung gầm ô<br />
tô HMMWV đang được sản xuất hàng loạt và xuất khẩu rộng rãi, cũng như ở hàng loạt các<br />
sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất khác. Hiện trên thế giới có một số lượng lớn các<br />
hệ thống phòng không mang cụm bệ phóng cơ động<br />
kiểu này. Tuy nhiên, trong khoảng gần 20 năm gần<br />
đây, Mỹ đã hạn chế mạnh việc xuất khẩu các hệ<br />
MANPADS Stinger của họ vì lo ngại chúng sẽ lọt<br />
vào tay khủng bố và các quốc gia chống Mỹ.<br />
Trái lại, Nga đang xuất khẩu rộng rãi các hệ<br />
MANPADS họ Igla. Hiện nay, các hệ thống này<br />
hầu như là mặt hàng hiện đại được chào bán rộng<br />
rãi duy nhất trong số các hệ thống tên lửa phòng<br />
không vác vai trên thị trường thế giới. Tổ hợp này<br />
cũng đã được nhập vào Việt Nam trong những năm<br />
Hình 2. Tên lửa Stringer của Mỹ.<br />
gần đây.<br />
Ngoài Igla và Stinger, các mẫu phổ biến được trang bị cho quân đội các nước là:<br />
Starstreek (Anh), Mistral (Pháp), RBS-70 (Thụy Điển) và Keiko (Nhật), và các biến thể<br />
của chúng. Tuy nhiên, các hệ MANPADS hiện đại của Pháp (Mistral 2), Anh (Starstreak)<br />
và Thụy Điển (RBS-70, RBS-90) không hoàn toàn là vác vai mà đúng hơn là các hệ thống<br />
tên lửa phòng không mang vác kiểu lắp trên giá phóng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang<br />
dần nổi lên trong lĩnh vực này nhưng thực tế chỉ là những mẫu nhái lại tên lửa Igla (QW-1<br />
và QW-2). [2][4]<br />
<br />
<br />
<br />
68 Đặng Hồng Triển, “Xu hướng phát triển các hệ thống tên lửa phòng không… tương lai.”<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
Trong giai đoạn hiện nay tồn tại 2 dạng phổ biến của tên lửa vác vai là: TLPKVV có hệ<br />
thống tự dẫn thụ động (Igla, Stinger, Mistral, Keiko) và với hệ dẫn bằng tia laze<br />
(Starstreek, RBS-70).<br />
Quá trình phát triển tổ hợp tên lửa vác vai trên trên thế giới được chia làm 3 thế hệ.<br />
Vào giữa những năm 60 các mẫu đầu tiên của tên lửa vác vai đã được đưa vào trang bị<br />
quân sự. Khi chế tạo thế hệ thứ 2 (Stringer) việc nâng cao khả năng chống nhiễu cho tổ<br />
hợp được tập trung phát triển. Các tổ hợp của thế hệ thứ 3 có những đặc trưng khác biệt so<br />
với các thế hệ trước về khả năng tiêu diệt mục tiêu cao và một loạt các đặc trưng khác<br />
được cải thiện.<br />
Hiệu quả chiến đấu của tổ hợp tên TLPKVV được tăng lên dựa vào sự hoàn thiện của<br />
quả đạn và các trang thiết bị đi kèm. Sự hiện đại hóa tên lửa được tiến hành theo các<br />
hướng sau: Cải thiện khả năng chống nhiễu của đầu tự dẫn thụ động, cải tiến phần chiến<br />
đấu, hoàn thiện động cơ phóng.<br />
Các hướng hoàn thiện đầu tự dẫn quang là: ứng dụng bộ thu ma trận ảnh, sử dụng một<br />
số dải sóng và cải thiện xử lý tín hiệu số.<br />
Bộ thu ma trận ảnh lần đầu tiên được sử dụng trong đầu tự dẫn của tên lửa “Mistral”.<br />
Nó cho phép giảm cơ bản ảnh hưởng của bức xạ nền đến các chế độ làm việc của đầu tự<br />
dẫn. Yếu điểm cơ bản của bộ thu ma trận ảnh là tăng độ phức tạp quá trình xử lý tín hiệu<br />
do yêu cầu bộ thu ma trận ảnh phải sử dụng đến kỹ thuật vi xử lý, điều này dẫn giá thành<br />
sản phẩm. Bộ thu ma trận ảnh (128x128 pixel) được lắp đặt trong trong tên lửa TLPKVV<br />
“Stringer-RMP” phiên bản 2. Hiện đã có nhiều loại đầu thu ma trận ảnh có độ phân giải<br />
512x512 pixel hoặc cao hơn.<br />
Việc sử dụng một vài dải sóng cho phép giải quyết bài toán phân biệt mục tiêu trên nền<br />
nhiễu. Phương pháp trên thực hiện trong TLPKVV “Stringer-Post” và các phiên bản tiếp<br />
theo, cũng như trong tên lửa “Keiko”. Đầu tự dẫn quang của tên lửa trong tổ hợp<br />
“Stringer-Post” làm việc trong 2 dải sóng: hồng ngoại và tử ngoại, còn đối với Keiko thì<br />
làm việc trong dải sóng hồng ngoại và vùng nhìn thấy. Còn tên lửa Igla của Nga làm việc<br />
ở dải sóng hồng ngoại khoảng 3.5-5µm (kênh chính).[3]<br />
Sự tăng khả năng chống nhiễu trong tổ hợp TLPKVV chủ yếu dựa vào sự vân dụng kỹ<br />
thuật vi xử lý và vi điện tử với những phần tử thông minh. Tên lửa với bộ vi xử lý có thể<br />
được lập trình lại được sử dụng trong các tổ hợp Stringer-RMP và Keiko. Tùy thuộc vào<br />
dạng mục tiêu và đặc trưng nhiễu các chương trình có sẵn được nạp vào bộ vi xử lý cho<br />
phép tăng đáng kể độ chính xác dẫn. Biến thể cuối hiện nay của Stringer là POST làm việc<br />
ở 2 dải tần cực tím và hồng ngoại trên một mạch với 2 bộ vi xử lý.<br />
Một trong những tổ hợp TLPKVV tiên tiến nhất vừa mới được công bố là tổ hợp Verba<br />
của LB Nga. Theo các nhà thiết kế, xét về hiệu quả chiến đấu, Verba hiện không có đối<br />
thủ trên thế giới. Khả năng của hệ thống tối tân này vượt trội các tham số không chỉ tất cả<br />
các biến thể của hệ thống Igla của Nga, mà cả các loại tương tự của Nga - hệ thống FIM-<br />
92 Stinger, Starstreak, RBS 70, Mistral.<br />
Ưu thế chính của Verba là khả năng diệt với xác suất cao các mục tiêu bức xạ nhỏ như<br />
tên lửa hành trình và máy bay không người lái, vốn là các mục tiêu khó phát hiện và bắn<br />
hạ. Hệ thống có được khả năng đó nhờ tên lửa 9М336 với đầu tự dẫn hồng ngoại 3 dải tần<br />
(3 phổ), cho phép tiêu diệt các mục tiêu bay với tốc độ đến 500 m/s bất kể đối phương sử<br />
dụng các loại nhiễu. Tầm tiêu diệt mục tiêu của Verba là 500-6.400 m, độ cao diệt mục<br />
tiêu từ 10-4.500m. Theo công bố, đầu tự dẫn của Verba đã được tăng độ nhạy lên vài lần,<br />
đồng thời nâng cao được khả năng chống nhiễu của nó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 69<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
Một trong những cải tiến ở hệ<br />
thống điều khiển tự động hóa của<br />
hệ thống Verba cũng giúp tăng xác<br />
suất diệt mục tiêu và giảm thời<br />
gian phóng (thời gian từ khi phát<br />
hiện mục tiêu cho đến khi xạ thủ<br />
phóng tên lửa khoảng 8 giây, so<br />
với hệ thống cũ khoảng 3-5 phút).<br />
Hiệu quả sử dụng tổ hợp<br />
TKPKVV được tăng lên nhờ vào<br />
sự cải tiến phần chiến đấu của tên<br />
lửa, tăng khối lượng và uy lực, sử<br />
dụng đầu nổ casset, ngòi nổ kết<br />
hợp, hoặc sử dụng chất nổ mới.<br />
Theo sự phát triển của tổ hợp Hình 3. Các tên lửa PKVV của Nga (theo thứ tự từ<br />
TLPKVV khối lượng phần chiến trên xuống): Verba, Igla-S, Igla và Igla-1.<br />
đấu không ngừng được cải tiến<br />
theo hướng tăng khối lượng. Nếu như trong những TLPKVV đầu tiên khối lượng chiến<br />
đấu chỉ khoảng 0,5 kg thì trong Keiko là 2kg, Mistral là 3kg, Igla-S là 2,5kg. Càng về sau<br />
này nhờ vào sự phát triển của công nghệ vi điện tử làm giảm khối lượng khối điện tử, tăng<br />
khối lượng phần chiến đấu mà không làm tăng khối lượng và kích thước tổng thể của tên<br />
lửa, ví dụ như khi cải tiến tên lửa RBS-70 (RBS-70 phiên bản 2).<br />
Đa số tên TLPKVV sử dụng phần chiến đấu dạng nổ phá – mảnh. Trong phần chiến<br />
đấu của đa số các tên lửa này đều chứa các phần tử phá hủy nạp sẵn, cho phép tăng đáng<br />
kể khả năng tiêu diệt. Phần chiến đấu trong 1 số tổ hợp (Mistral và RBS-70 phiên bản 2)<br />
được nhồi sẵn các viên bi vônfram.<br />
Một số tên lửa hiện đại của tổ hợp TLPKVV được trang bị phần chiến đấu nổ định<br />
hướng (Keiko). Ưu điểm cơ bản của loại này là tạo ra mật độ văng mảnh cao vào vùng<br />
mục tiêu. Tên lửa Starstreek được trang trị phần chiến đấu dạng casset từ 3 phần tử nổ<br />
định hướng riêng biệt. Trong trường hợp này, khối lượng chung của tên lửa không vượt<br />
quá 12kg, còn mỗi phần tử nổ 2kg. Mục tiêu bị tiêu diệt bởi động năng lớn của phần tử nổ<br />
định hướng và sức công phá của thuốc nổ.<br />
Sự đa dạng của mục tiêu (được phân biệt bởi kích thước, hình dạng, khả năng tổn<br />
thương) và một loạt các điều kiện khác để tên lửa gặp mục tiêu (độ lệch nhỏ hơn 0,5 m)<br />
đặt ra yêu cầu cần thiết phải thiết kế ngòi nổ không tiếp xúc, đặc biệt khi bắn các mục tiêu<br />
có kích thước nhỏ. Để giải quyết bài toán trên có thể sử dụng ngòi nổ kết hợp. Do tính<br />
năng kích nổ của ngòi nổ không tiếp xúc, xác suất tiêu diệt mục tiêu tăng lên mà không<br />
cần giảm sai số sẫn. Trong tên lửa Mistral ngòi nổ laze kết hợp bảo đảm kích nổ phần<br />
chiến đấu khi độ trượt tên lửa nhỏ hơn 2m.<br />
Mặt khác, ngòi nổ tiếp xúc của phần chiến đấu tên lửa cũng luôn được cải tiến bằng<br />
phương pháp giữ chậm thời gian nổ để nâng cao tính năng chiến đấu nhờ sự xuyên sâu vào<br />
mục tiêu (Stringer-post, Stringer-RMP..). Một phương pháp khác để tăng sức phá hủy<br />
bằng cách dịch tâm khi kích nổ như được áp dụng trong tên lửa Igla.<br />
Việc cải tiến động cơ tên lửa theo các hướng sau: nghiên cứu cải tiến động cơ phóng,<br />
động cơ hành trình và sử dụng các dạng nhiên liệu mới. Việc cải tiến động cơ phóng và<br />
hành trình rút ngắn thời gian bay tới mục tiêu, mở rộng vùng chiến đấu, vì vậy tăng khả<br />
năng tiêu diệt mục tiêu, nhất là các mục tiêu cơ động cao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
70 Đặng Hồng Triển, “Xu hướng phát triển các hệ thống tên lửa phòng không… tương lai.”<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
Việc sử dụng các dạng nhiên liệu mới tăng thời gian bay và khả năng sống sót của tên<br />
lửa. Như vậy, sử dụng nhiên liệu giảm khói cho phép tránh tạo ra các dấu hiệu nhận biết<br />
(ví dụ, khói của động cơ hành trình).<br />
Một hướng phát triển quan trọng của tổ hợp TLPKVV là nghiên cứu và ứng dụng các<br />
trang thiết bị bảo đảm bắn đi kèm. Các thiết bị cơ bản này là: bệ phóng chuyên dụng, thiết<br />
bị phát hiện mục tiêu, thiết bị bảo đảm bắn đêm, thiết bị nhận chỉ thị mục tiêu ngoài, thiết<br />
bị phân biệt «địch – ta»<br />
Hiện nay, các loại bệ phóng được chế tạo đảm bảo nâng cao hiệu suất phóng. Bệ phóng<br />
có thể đặt trên mặt đất, xe khung gầm, cũng như xe bánh hơi và bánh xích.<br />
Để nâng cao hiệu quả phát hiện bằng mắt thường và bám sát mục tiêu, trên ống phóng<br />
được lắp kính quang học có độ phóng đại 3-7x. Sự phát triển các thiết bị bảo đảm bắn đêm<br />
bằng thiết bị quang, tăng độ nhạy của phần tử quang điện, tăng khả năng bám bắt, khả<br />
năng chống nhiễu và giảm khối lượng và kích thước.<br />
Hiệu quả của tổ hợp được tăng lên khi được tích hợp thêm bộ thu chỉ thị mục tiêu từ<br />
trạm ra đa phát hiện mục tiêu tầm thấp và bộ hỏi đáp “địch - ta”. Hiện nay trong thành<br />
phần tổ hợp TLPKVV đều được đưa vào thiết bị hỏi đáp “địch - ta”. Các thiết bị nhận biết<br />
được phát triển theo hướng tăng khả năng chống nhiễu và độ bền dưới tác dụng của sóng<br />
điện từ. Một trong những phương pháp nâng cao khả năng chống nhiễu và phát hiện địch-<br />
ta của thiết bị hỏi đáp là thiết kế thiết bị làm việc trong dải sóng mm.<br />
Như vậy, có thể tóm tắt các xu hướng phát triển cơ bản của tổ hợp TLPKVV là:<br />
- Nâng cao khả năng chống nhiễu của tên lửa theo hướng hoàn thiện đầu tự dẫn quang<br />
học và phương pháp dẫn theo laze;<br />
- Tăng sức công phá phần chiến đấu bằng cách tăng khối lượng, sử dụng ngòi nổ kết<br />
hợp, đầu nổ casset với phần tử tiêu diệt có định hướng;<br />
- Sử dụng các chất nổ mới;<br />
- Cải tiến tổ hợp động cơ bằng cách nghiên cứu cải tiến động cơ phóng, động cơ hành<br />
trình, sử dụng các dạng nhiên liệu mới;<br />
- Nghiên cứu và phát triển các tổ hợp thiết bị đảm bảo bắn;<br />
- Cải tiến phương tiện mang và tích hợp các hệ thống tên lửa phòng không thuộc các<br />
dải tầm khác nhau thành một tổ hợp.<br />
<br />
Tóm lại, qua những phân tích ở trên có thể nhận thấy tính đa hướng trong việc hoàn<br />
thiện và phát triển các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại. Theo đó, các hệ thống tên<br />
lửa phòng không trong tương lai sẽ phải đảm bảo các tính năng để đạt mục tiêu cuối cùng<br />
là đánh chặn thành công các mục tiêu khí động, đạn đạo, mục tiêu tốc độ cao và tầm xa<br />
với độ chính xác cao. Bên cạnh đó, xu hướng cũng sẽ được phát triển là nâng cao độ chính<br />
xác của hệ thống điện tử, nâng cao sức công phá và kết hợp các loại tên lửa và vũ khí khác<br />
nhau thành tổ hợp các phương tiện phòng không để đảm bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu<br />
cao nhất.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. И.С. Голубов и В.Г. Светлов, “Проектирование зенитных управдяемых ракет”<br />
(1999), ст.18-27, 116.<br />
[2]. Полковник П. Алесеев, подполковник А. Назаров. “Состояние и перктивы<br />
развитие переносных ЗУР в зарубежных странах”. Зарубежное военное<br />
обозрение, №3 (2005 г), ст.10-15.<br />
[3]. “Переносный зенитный ракетный комплекс 9К38 (Техническое описание и<br />
инструкция по эксплуатация- 9К38 ТО)”, Tài liệu chuyển giao theo dự án I.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 71<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
[4]. Một số trang mạng: http://www.janes.com/, https://en.wikipedia.org/wiki/MIM-<br />
104_Patriot, http://rbase.new-factoria.ru/, http://www.vedomosti.ru/,<br />
http://www.dni.ru/, http://www.almaz-antey.ru/, ...<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DEVELOPMENT TRENDS OF THE MODERN AIR DEFENCE<br />
MISSILE SYSTEMS IN THE FUTURE<br />
On the basis of technology and market development research of air defence<br />
missile systems (surface-to-air missile systems) in the world, the article summarizes<br />
development trends of the modern air defence missile systems and predicts some<br />
technologies which can be applied in these systems in the future.<br />
<br />
Keywords: Development trend, Surface-to-air missile (SAM), Air defence missile system, Man-portable air<br />
defence system (MANPAD)<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 7 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 8 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: * Đại tá TS, Viện trưởng Viện Tên lửa, Viện KH-CNQS; Email: hong_trien@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
72 Đặng Hồng Triển, “Xu hướng phát triển các hệ thống tên lửa phòng không… tương lai.”<br />