intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán quản trị ở Việt Nam trong nền kinh tế số

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán quản trị ở Việt Nam trong nền kinh tế số" trình bày khái quát về thực trạng kế toán quản trị tại Việt Nam; phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và cơ hội, thách thức, qua đó đề xuất giải pháp phát triển lĩnh vực kế toán quản trị ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế số. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng phát triển lĩnh vực kế toán quản trị ở Việt Nam trong nền kinh tế số

  1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ SỐ TS. Trần Anh Quang1 Tóm tắt Xu hướng toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào các nền kinh tế thế giới và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi lĩnh vực kế toán cần tiếp tục đổi mới để phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn này. Bài viết, trình bày khái quát về thực trạng kế toán quản trị tại Việt Nam; phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và cơ hội, thách thức, qua đó đề xuất giải pháp phát triển lĩnh vực kế toán quản trị ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế số. Từ khóa: Kế toán quản trị, Nền kinh tế số, Cách mạng công nghiệp 4.0. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đánh dấu những thay đổi to lớn trong hoạt động kinh doanh. Những thay đổi này kết hợp việc sử dụng internet và các công nghệ đột phá khác trong mọi tầng lớp xã hội. Thực tế việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số dẫn đến sự sẵn có thông tin về các quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với thách thức trong việc sàng lọc thông tin từ nguồn dữ liệu rộng lớn để tìm thông tin mới và mở ra các nguồn dữ liệu mới. Kế toán quản trị (KTQT) là một bộ phận thu thập, xử lý và cung cấp thông tin của một tổ chức, chắc chắn trải qua quá trình chuyển đổi với công nghệ thông tin tiên tiến để đáp ứng nhu cầu của môi trường kinh doanh số hóa (Bhimani & Bromwich, 2009). Sự gia tăng mức độ phức tạp do mạng internet và số hóa toàn diện đòi hỏi các hình thức KTQT mới để đáp ứng thành công những thách thức trong tương lai. Do đó, KTQT với tư cách là nơi cung cấp thông tin chiến lược cho ban lãnh đạo công ty, nhu cầu hơn bao giờ hết, cần có sự chuyển đổi KTQT trong bối cảnh của môi trường kỷ nguyên số. Đồng thời Cách mạng công nghiệp 4.0 cung cấp cho KTQT các cơ hội và công cụ mới để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. 2. Kế toán quản trị tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay KTQT là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều DN Việt Nam, nhưng vai trò của KTQT lại vô cùng quan trọng trong việc ra quyết định kinh doanh của DN. Có thể thấy KTQT đã tồn tại rất lâu trong hệ thống doanh nghiệp, tuy nhiên mới chỉ vài năm gần 1 Khoa Kế toán, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Email: quangktqt@gmail.com 268
  2. đây mới được hệ thống hóa và phát triển một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn trong DN tại Việt Nam. Đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn và có sự tiến bộ nhất định về khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý và điều kiện xử lý thông tin. KTQT ở Việt Nam hiện nay phần lớn chưa được các doanh nghiệp lớn chú trọng quá nhiều mặc dù trong quá trình điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý vẫn phải đưa ra các quyết định trên những thông tin của quản trị kế toán. Hiện nay, tại Việt Nam, KTQT tồn tại dưới 2 dạng mô hình: - Mô hình thứ nhất: Các doanh nghiệp sẽ có hệ thống quản lý chủ yếu dựa trên những nền tảng chuyên môn hóa sâu theo từng bộ phận hoạt động sản xuất, những hoạt động quản lý thì nội dung KTQT sẽ được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin định lượng như thông tin về tình hình kinh tế-tài chính theo từng bộ phận chuyên môn hóa. Các thông tin nhà quản lý nhận được sẽ phục vụ cho các hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đưa ra các quyết định kinh doanh. - Mô hình thứ hai: Các doanh nghiệp có hệ thống quản lý chủ yếu dựa trên nền tảng từng quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình này sẽ được xây dựng theo hướng cung cấp các thông tin định lượng về tình hình kinh tế - tài chính của các quá trình hoạt động đó để phục vụ cho việc hoạch định. Các nhà quản lý sẽ thực hiện tổ chức phối hợp - thực hiện và đánh giá hiệu quả của từng nhóm thực hiện quá trình công việc đó. Thực tế hiện nay việc thực hiện những mục tiêu này không phải đơn giản. Hiện các DN Việt Nam vẫn dùng giải pháp nhanh đó là thuê những kế toán viên có nghiệp vụ giỏi để làm ngoài giờ hoặc thuê những người có trình độ thấp hơn với mức chi phí phù hợp. Và tất nhiên, hệ quả của việc này là doanh nghiệp sẽ dần trở nên manh mún, hoạt động kém hiệu quả và các thông tin không được cung cấp kịp thời để ra quyết định trong các trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp tập trung nhiều đến hàng hóa thay vì việc phân tích các chiến lược để ra quyết định đúng đắn trong việc phát triển kinh doanh và sử dụng nguồn tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các loại hình DN Việt Nam chịu rất nhiều sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước và nước ngoài. Để có thể đứng vững và phát triển được trên thị trường gay gắt này thì các doanh nghiệp cần phải tìm cách để có thể tiết kiệm tối ưu nhất các nguồn chi phí cho sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý,... từ những thông tin kế toán. Chính bởi vậy, bộ máy kế toán của doanh nghiệp cần được chú trọng để phát huy tốt nhất vai trò của mình và đem lại nhiều kết quả tốt cho doanh nghiệp. Hiện nay, việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế cụ thể như sau: 269
  3. - Thứ nhất, về pháp luật, KTQT chỉ được đề cập trong Luật kế toán Việt Nam ban hành ngày 20/11/2015. “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” (Luật Kế toán Việt Nam). - Thứ hai, tuy đã có thông tư số 53/2006/TT-BTC về việc áp dụng KTQT vào doanh nghiệp thế nhưng Thông tư chỉ mang tính hướng dẫn chứ không bắt buộc, chính vì vậy các doanh nghiệp đa phần hiện nay không áp dụng KTQT. - Thứ ba, những doanh nghiệp áp dụng KTQT chỉ mới áp dụng sơ khai, đơn giản là sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Trong trường hợp này, KTQT chỉ là chi tiết hóa các số liệu của kế toán tài chính, nó chưa thể hiện được rõ những vai trò mà kế toán tài chính đem lại. - Thứ tư, mô hình bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp hiện nay chưa được quan tâm và đầu tư đúng mực. Hầu như các nhân viên kế toán chỉ có kinh nghiệm về kế toán tài chính chứ chưa được đào tạo bài bản về kế toán quản trị, nên khó triển khai và thực hiện công việc có liên quan. - Thứ năm, việc lập báo cáo kế toán tài chính chỉ ở mức độ sơ sài và ít thông tin. Các doanh nghiệp hầu hết báo cáo để phục vụ cho kế toán tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài thay vì lập báo cáo phục vụ cho nhà quản trị nội bộ. - Thứ sáu, về việc phân tích chi phí, khối lượng và lợi nhuận trong doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho quản lý chi phí, lợi nhuận theo cơ chế tài chính doanh nghiệp chứ không đánh giá theo các mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán, khối lượng, chi phí và lợi nhuận. - Thứ bảy, các dự toán tác nghiệp và dự toán báo cáo tài chính chưa được đề cập tới trong công tác lập dự toán. Tóm lại, công việc tổ chức KTQT ở doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn sơ khai và chỉ đang dừng lại ở mức độ xây dựng, chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh doanh. 3. Cơ hội phát triển lĩnh vực kế toán quản trị tại Việt Nam trong nền kinh tế số Trước sự phát triển mạnh mẽ của nhiều mô hình kinh doanh mới và sự tiến bộ khoa học, công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0, công tác quản lý Nhà nước về kế toán gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra một kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên công nghệ số, kết nối toàn cầu, mang lại cơ hội phát triển cho tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề, trong đó có lĩnh vực kế toán đặc biệt là lĩnh vực kế toán quản trị. Đây là lĩnh vực có tác động nhiều nhất, bởi khi ứng dụng công nghệ số, công tác kế toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Khi đó, nếu có đầy đủ điều 270
  4. kiện cần thiết thì công việc kế toán có thể được thực hiện ở bất kỳ một địa điểm nào trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ số tạo điều kiện thay thế những công việc của kế toán bằng thủ công như thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người trong việc phân tích và tìm nguyên nhân trong những tình huống cụ thể phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, thời đại số đang làm thay đổi môi trường và điều kiện làm việc của kế toán. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, có lĩnh vực kế toán quản trị. Với cách tiếp cận mới, sử dụng công nghệ hiện đại và thông minh sẽ làm tăng hiệu quả của công tác kế toán lên nhiều lần so với cách làm truyền thống. Với hệ thống phần mềm KTQT hiện đại, thông minh tạo điều kiện cho sử dụng nhiều hơn các phương tiện tính toán, thu nhận, xử lý thông tin, truyền thông xã hội, cải thiện cách làm việc và xu hướng sử dụng dịch vụ thuê ngoài, nâng cao năng suất lao động kế toán… Xu hướng toàn cầu hóa, khuyến khích sự di chuyển tự do của dòng tiền trên thị trường tài chính, tăng sự liên kết quốc tế trong việc sử dụng các dịch vụ thuê nước ngoài kế toán, chuyển giao kỹ năng nghề nghiệp cũng như tăng cao khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực kế toán, tạo sự thay đổi về nhân lực trong ngành kế toán, thu hút được nhân lực có trình độ chuyên môn cao và trình độ công nghệ thông tin hiện đại. Trong xu hướng toàn cầu hóa sẽ có những quy định mới về công bố thông tin, tạo điều kiện cho sự đổi mới tư duy của những người làm kế toán trong các doanh nghiệp về việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin, đòi hỏi người làm kế toán phải có trình độ chuyên môn cao và trình độ công nghệ hiện đại. Những tiến bộ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KTQT nhận thức sâu sắc về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc áp dụng các kỹ thuật KTQT hiện đại. Đồng thời, cũng là đòi hỏi họ phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn nhằm thích nghi với điều kiện của công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động kế toán và chất lượng thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị. Trong nền kinh tế số, với các ứng dụng vạn vật kết nối, lưu trữ một khối lượng dữ liệu cực kỳ lớn và xử lý các thông tin nhanh, mở ra cơ hội cho lĩnh vực kế toán tiếp cận sử dụng những phần mềm KTQT hiện đại với những lợi thế lớn và chi phí phù hợp. Từ đó, nâng cao năng suất lao động kế toán, sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian và nhân lực kế toán, nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán. 271
  5. Nền kinh tế số - thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ quốc tế nói chung và trong lĩnh vực kế toán nói riêng, người làm kế toán có thể thực hiện các công việc của kế toán ở bất kỳ đâu trên phạm vi toàn cầu. Thay đổi phương thức lưu trữ kế toán: Luật Kế toán năm 2015 đã có quy định về lưu trữ điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn nhằm phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ. Theo Điều 17 của Luật Kế toán, chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng. Tuy nhiên, những quy định này chủ yếu đáp ứng với nền tảng công nghệ hiện nay. Trong khi đó, với sự bùng nổ của CMCN 4.0, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ blockchain và dữ liệu lớn giúp thông tin được lưu trữ với khối lượng lớn một cách hệ thống và khoa học. Công nghệ này giúp khả năng xử lý số lượng dữ liệu đạt hiệu quả tốt nhất. Người làm KTQT đang chứng kiến một xu thế mới trong ngành kế toán trước sự thay đổi của khoa học công nghệ. Trước đây các kế toán viên thường dành 80% -90% thời lượng công việc cho các nghiệp vụ kế toán hàng ngày như ghi chép sổ sách, đối chiếu giao dịch, lập sổ, theo dõi và quản lý tồn kho, định khoản, lập báo cáo tài chính… Trong thời đại 4.0 các phần mềm kế toán càng được phát triển và cải thiện, chúng không chỉ đưa ra các giải pháp tiết kiệm thời gian cho chứng từ sổ sách, mà còn đảm bảo độ chính xác cao. Phần mềm kế toán online là một trong những phần mềm tốt nhất của cuộc CMCN 4.0. Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa sức mạnh của công nghệ thông tin, lập trình website và hệ thống nghiệp vụ tài chính - kế toán - quản trị. Các nghiên cứu trên thế giới mới đây cho thấy, CMCN 4.0 với các ứng dụng vạn vật, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, điện toán đám mây, việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối trên toàn thế giới sẽ mở ra cơ hội tốt cho lĩnh vực kế toán tiếp cận những phần mềm tiện ích, chi phí phù hợp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiếp cận hệ thống kế toán quốc tế. Công nghệ sẽ làm thay đổi vai trò của kế toán viên trong hoạt động nghề nghiệp. Thay vì tập trung quá nhiều vào việc chuyên môn truyền thống, họ sẽ chuyển sang tập trung vào phân tích dữ liệu phục vụ cho quá trình ra quyết định của DN thay vì tập trung vào đảm bảo tính xác thực và sự phù hợp với các chuẩn mực kế toán của các giao dịch trong DN. Các kế toán viên có vai trò mới là những nhà tư vấn có các kỹ năng độc đáo trong phân loại và xử lý dữ liệu phục vụ cho quá trình ra quyết định của lãnh đạo DN. Xử 272
  6. lý và phân tích các con số tài chính của những kế toán viên giúp cho lãnh đạo DN hiểu sâu sắc hơn hoạt động của DN, điều mà giúp cho họ xác định được những khâu, lĩnh vực nào của DN sẽ phải cải thiện để gia tăng hiệu quả, giảm chi phí và quản lý rủi ro tốt hơn. Sự thay đổi mô hình tổ chức các DN kế toán của Việt Nam: Dưới ảnh hưởng từ các xu hướng phát triển của các DN kế toán của khu vực và thế giới, đáp ứng những nhu cầu mới của DN trong các ngành công nghiệp khi ứng dụng công nghệ 4.0, mô hình tổ chức các DN kế toán của Việt Nam cũng cần phải được thay đổi. Nhiều DN ở Việt Nam đã bắt đầu thay đổi mô hình tổ chức để ứng dụng các công nghệ chuỗi khối, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo nhằm làm giảm chi phí và sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực là một thực tế mà các DN kế toán phải cân nhắc và thay đổi mô hình tổ chức của mình. Tuy nhiên, sự thay đổi mô hình tổ chức như vậy chưa có tiền lệ và các DN kế toán cũng cần phải học tập, thu thập tri thức mới về các mô hình tổ chức DN trong lĩnh vực của mình có ứng dụng các công nghệ mới này. Bên cạnh những cơ hội, KTQT trong nền kinh tế số còn một số khó khăn nhất định như: - Cơ sở hạ tầng nền tảng phục vụ cho chuyển đổi số trong công tác kế toán mới chỉ dừng lại ở một số doanh nghiệp, sản phẩm vẫn có tính chất truyền thống, thiếu những sản phẩm có tính đột phá tạo ra những thay đổi căn bản trong việc thực hiện công tác kế toán ở các đơn vị. Chưa có nhiều nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số với giá phí phù hợp để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể ứng dụng với mức chi phí phù hợp. - Nguồn nhân lực về KTQT với chất lượng phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số toàn diện trong công tác kế toán còn khá mỏng. Quá trình chuyển đổi trong đào tạo của các cơ sở đào tạo còn chậm hơn kì vọng. Chất lượng nguồn nhân lực kế toán chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhiều ý kiến cho rằng, nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam tuy sẵn sàng hội nhập kinh tế nhưng số lượng và chất lượng mang tầm quốc tế vẫn là vấn đề cần cải thiện. 4. Một số kiến nghị phát triển lĩnh vực kế toán quản trị trong nền kinh tế số Nhằm phát triển lĩnh vực KTQT trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trong nền kinh tế số, một số khuyến nghị dưới đây được đề xuất: - Đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý cần can thiệp và đưa ra các định hướng cụ thể hơn về KTQT trong các doanh nghiệp. Với chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cần thực hiện một số vấn đề như: tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật kế toán quản trị, tập trung triển khai Đề án áp dụng IFRS theo lộ trình đã được Bộ Tài chính phê duyệt, hoàn thiện Hệ thống VAS phù hợp với thông lệ quốc tế, nhanh chóng ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công; tăng cường, đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về kế toán của các 273
  7. doanh nghiệp, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế để kịp thời phát hiện những tình trạng vi phạm quy định; có sự đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin một cách đồng bộ và kịp thời, đáp ứng xu thế phát triển công nghệ số trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là chú trọng xây dựng hệ thống an ninh mạng, bảo vệ sự an toàn thông tin, dữ liệu tài chính, kế toán; rà soát lại để xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KTQT chất lượng cao, trong đó đặc biệt về đào tạo nhân lực KTQT có trình độ công nghệ thông tin cao, có khả năng thực hiện những yêu cầu đòi hỏi của công nghệ số; phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kế toán, nâng cao chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán kiểm toán, đổi mới quy trình kiểm tra, sát hạch đối với đội ngũ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường phát triển thị trường dịch vụ kế toán và phát triển đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ kế toán phù hợp với các nước trong khu vực và quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Hội Kế toán Việt Nam hỗ trợ các DN tổ chức thực hiện KTQT thông qua việc đưa ra một số mô hình tổ chức kế toán mẫu phù hợp với từng loại hình DN, từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, từng quy mô của DN thông qua các buổi hội thảo. Trên cơ sở đó, giúp DN nhận thức được vai trò và tác dụng của KTQT cũng như những định hướng cho việc tổ chức công tác KTQT phù hợp với DN mình. - Đối với doanh nghiệp trước hết cần xây dựng các hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản và hệ thống báo cáo KTQT phù hợp với doanh nghiệp của mình. Các doanh nghiệp nên nhận thức đúng về tầm quan trọng của KTQT và chủ động áp dụng KTQT vào hệ thống điều hành của mình để đạt được nhiều hiệu tối ưu trong việc quản lý và kinh doanh. Doanh nghiệp cũng cần tự xây dựng các hệ thống chỉ tiêu cụ thể và đồng bộ nhất, đảm bảo thông tin được thông suốt, nhanh chóng và kịp thời. Cần kết hợp bộ máy kế toán của doanh nghiệp kết hợp giữa bộ phận kế toán và kế toán quản trị. - Đối với các cơ sở đào tạo: tiếp tục có sự đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm tăng cường kiến thức thực hành và kiến thức về tin học, công nghệ, tạo điều kiện cho sinh viên nhanh chóng tiếp cận với quy trình kế toán trong bối cảnh ứng dụng công nghệ hiện đại của Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại. Ngoài ra, phương tiện không thể thiếu giúp kế toán hiện tại và tương lai vươn xa phạm vi hoạt động của mình đó là ngôn ngữ quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực kế toán quản trị, ngôn ngữ đem lại giá trị lợi ích tăng thêm không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ giao tiếp mà còn cả kiến thức chuyên môn mang tầm quốc tế. Do vậy, ngoài việc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, các cơ sở đào tạo cũng cần tăng cường đào tạo ngoại ngữ, công nghệ và các kỹ năng mềm,… 274
  8. - Đối với nguồn nhân lực thực hiện KTQT cần được đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn. Bên cạnh đó, nhân viên KTQT cũng được đảm bảo chuẩn mực về việc hành nghề. Nền kinh tế số đang mang tới nhiều cơ hội mới và những thách thức mới cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán. Đối với các cá nhân, những người đã đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực KTQT, có hai điểm nổi bật trong kỷ nguyên số mà mỗi người phải ý thức để thay đổi, đó là khả năng công nghệ và khả năng đưa ra phán đoán nhận định, bên cạnh đó một yếu tố cốt lõi bên cạnh năng lực chuyên môn đó là đạo đức nghề nghiệp. Khi mọi công việc đều có thể xử lý bằng công nghệ thì đạo đức nghề nghiệp trở thành yếu tố cần thiết hơn bao giờ hết, có như vậy mới có thể xây dựng và xác định hình ảnh chân thực của DN. Chỉ có những kế toán viên có đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng sự thật mới có khả năng tạo dựng giá trị chân thực cho cổ đông để các cổ đông tiếp tục đầu tư vào DN. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội trong kỷ nguyên số, trước hết buộc mỗi kế toán viên phải nắm rõ được nguyên tắc cơ bản cho mọi ứng xử trong lĩnh vực chuyên môn, để biết hành vi đó là đúng hay không đúng chuẩn mực, nguyên tắc đề ra và phải hiểu được những kiến thức cơ bản nhất, sau đó mới có thể tiến đến những kiến thức cấp cao hơn trong tiến trình trở thành các kế toán viên chuyên nghiệp. Muốn làm được điều này, những người làm trong lĩnh vực kế toán phải hiểu rõ về kiến thức chuyên môn nền tảng, trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật những thay đổi. Bên cạnh đó, cần giữ vững đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích công chúng lên trên lợi ích bản thân. Điều sẽ góp phần hình thành và phát triển kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm và tầm nhìn cho kế toán viên. Hơn nữa, lĩnh vực KTQT cũng đang giữ vai trò quan trọng trong xu hướng mới, giúp DN điều tiết hoạt động kinh doanh trong hiện tại và cả tương lai. Do vậy, cơ bản công việc kế toán có thể được thực hiện tự động hóa, các DN cũng cần con người để kiểm tra, phân tích, thậm chí đưa ra những đánh giá cho tình hình tài chính hiện tại và tương lai. Tùy theo từng cấp độ mà nhà tuyển dụng trả lương cho nhân viên của mình. Một kế toán viên biết nắm bắt thời cơ là người không chỉ bồi dưỡng cho mình kỹ năng chuyên môn, có khả năng sử dụng công nghệ cho công việc của mình, có tầm nhìn, có đạo đức nghề nghiệp bên cạnh khả năng sáng tạo, nhạy bén và thông minh. Lúc này, mỗi kế toán viên hiện tại và tương lai cần bồi dưỡng cho mình cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (sử dụng công nghệ) cho công việc của mình từ đơn giản như ứng dụng hàm excel cho tới các phần mềm kế toán, phần mềm quản trị, phân tích,… và cách để bảo mật thông tin cho chính DN và chính khách hàng của mình, từ đó khai thác thị trường khách hàng một cách triệt để. Thêm vào đó, bồi dưỡng kiến thức và vận dụng khả năng nhìn nhận vấn đề thuộc KTQT trong DN, bên cạnh xu thế kế toán tài chính như hiện nay. Đây mới là lĩnh vực giúp gia tăng lợi ích đầu tư cho chính DN. Ngoài ra, phương tiện không thể thiếu giúp kế toán hiện tại và 275
  9. tương lai vươn xa phạm vi hoạt động của mình đó là ngôn ngữ quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực kế toán quản trị, ngôn ngữ đem lại giá trị lợi ích tăng thêm không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ giao tiếp mà còn cả kiến thức chuyên môn mang tầm quốc tế. 5. Kết luận Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép chuỗi giá trị thông minh và tích hợp kỹ thuật số cung cấp các khả năng gần như vô hạn. Các giải pháp công nghiệp 4.0 giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, quản lý hàng tồn kho hợp lý, sử dụng tài sản hiệu quả... tạo môi trường kinh doanh bền vững. Công nghiệp 4.0 nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu thông qua hợp tác và liên minh các công ty. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu và công nghệ thông tin phát triển, nhu cầu thông tin của nhà quản trị được nâng cao. Vì vậy, KTQT cần phải có sự chuyển đổi để thích ứng với môi trường số hóa. KTQT cần thay đổi trên cả các kỹ thuật và môi trường thực hiện. Bản thân các nhà KTQT cũng cần nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ thông tin và trình độ nhận thức để đáp ứng cung cấp thông tin trong môi trường hoạt động đầy sự biến động. Lĩnh vực KTQT của Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể tận dụng được các cơ hội, vượt qua được các thách thức trong quá trình hội nhập đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2008), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính. 2. Bộ Tài chính (2020), Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam. 3. Chính phủ (2016), Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016, quy định một số điều của Luật kế toán. 4. Nguyễn Phan Hoàng Chánh và Lê Đức Thắng (2019, “ Phát triển ngành Kế toán Việt Nam thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0”, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 8/2019. 5. GS.TS Ngô Thế Chi và PGS.TS Phạm Văn Đăng (2012), “ Kế toán Việt Nam- quá trình hình thành và phát triển”, Nhà xuất bản Tài chính. 6. TS. Nguyễn Minh Hòa (2020), “Phát triển lĩnh vực kế toán Việt Nam trong giai đoạn mới”, Tạp chí Tài chính. 7. Quốc Hội (2015), “ Luật kế toán số 88/2015/QH13”. 8. Bhimani, A. & Bromwich, M. (2009). Management accounting in a digital and global economy: the interface of strategy, technology, and cost information. Oxford, UK: Oxford University Press. 9. Bhimani, A. (2020). Digital data and management accounting: why we need to rethink research methods. Journal of Management Control. 10. Heinzelmann R. (2019). Digitalizing Management Accounting. Controlling-Aktuelle Entwicklungen und Herausforderungen. Springer Gabler, Wiesbaden. 276
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2