intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này khảo sát xu hướng với nghề ở sinh viên sư phạm thông qua số liệu điều tra và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về nghề sư phạm chưa được tốt và biểu hiện hành động tích cực với nghề chưa cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên

  1. XU HƯỚNG VỚI NGHỀ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGUYỄN VĂN BẮC Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Xu hướng với nghề sư phạm là khuynh hướng hoạt động sư phạm và khát vọng thực hiện hoạt động này cũng như nhu cầu về nghề đã chọn ở sinh viên sư phạm. Khi sinh viên có xu hướng với nghề thì các em có hứng thú, yêu thích nghề đã chọn, tích cực, chủ động hơn trong học tập, rèn luyện nghề. Thực tế cho thấy một bộ phận sinh viên chọn ngành sư phạm để học nhưng xu hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng. Nghiên cứu này khảo sát xu hướng với nghề ở sinh viên sư phạm thông qua số liệu điều tra và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về nghề sư phạm chưa được tốt và biểu hiện hành động tích cực với nghề chưa cao. Từ thực trạng trên, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác đào tạo giáo viên ở trường sư phạm và qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường sư phạm. Từ khóa: Xu hướng; nghề sư phạm; sinh viên; chất lượng, đào tạo giáo viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để đạt kết quả cao trong hoạt động nghề nghiệp, mỗi cá nhân phải có sự say mê, hứng thú với nghề tức là phải có xu hướng với nghề. Sinh viên sư phạm muốn trở thành một người giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp thì trong quá trình học tập tại trường sư phạm cần phải có xu hướng với nghề tức là có sự định hướng rõ ràng, yêu thích với nghề và tích cực chủ động trong học tập và rèn luyện như Lep Tônxtôi đã viết “Để đạt thành tích trong công tác, giáo viên phải có một phẩm chất đó là tình yêu. Người giáo viên có tình yêu trong công việc là đủ để họ trở thành giáo viên tốt” [dẫn theo 3]. Các nhà sư phạm đã xác định xu hướng với nghề sư phạm là khuynh hướng hoạt động sư phạm và khát vọng thực hiện hoạt động này cũng như nhu cầu về nghề đã chọn [1]. Xu hướng nghề sư phạm của sinh viên được biểu hiện ở nhiều mặt như nhu cầu, hứng thú đối với nghề, động cơ lựa chọn nghề và có hành động tích cực trong học tập, rèn luyện với nghề [3], [5]. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường sư phạm, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khách thể được tiến hành khảo sát là 217 sinh viên năm thứ nhất trường Đại học sư phạm - Đại học Huế, gồm 114 sinh viên Khối Xã hội và 103 sinh viên Khối Tự nhiên. Trong đó, có 92 sinh viên nam và 125 sinh viên nữ. Thời điểm khảo sát giữa học kỳ 2 năm thứ nhất khi hầu hết sinh viên đã phần nào quen với môi trường sư phạm và đều biết được kết quả học tập học kỳ 1 của bản thân. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm phương pháp điều tra, phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn. 29
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Chỉ số Cronbach’s Alpha của bảng hỏi là 0,751, chỉ số này cho thấy bộ công cụ được sử dụng để nghiên cứu có độ tin cậy khá tốt, đảm bảo độ chính xác của kết quả khảo sát. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG VỚI NGHỀ SƯ PHẠM Ở SINH VIÊN 3.1. Nhận thức của sinh viên về mức độ phù hợp của bản thân với nghề sư phạm Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về mức độ phù hợp của bản thân với nghề sư phạm Thỉnh Đúng Không đúng STT Nội dung thoảng đúng SL % SL % SL % Qua quá trình học, bản thân thấy 1 61 28,1 144 66,4 12 5,5 học nghề sư phạm là đúng đắn Quá trình học, bản thân thấy thực 2 64 29,5 120 55,3 33 15,2 sự yêu thích nghề sư phạm Nghề sư phạm phù hợp với khả 3 123 56,7 76 35,0 18 8,3 năng và sức khỏe của bản thân Quá trình học, bản thân thấy ngành 4 sư phạm không hợp với tính cách 38 17,5 104 47,9 75 34,6 của bản thân Quá trình học, bản thân thấy muốn 5 57 26,3 55 25,3 105 48,4 thi lại ngành khác Bản thân đang phân vân không biết 6 73 33,6 40 18,4 104 47,9 nên học tiếp hay thi lại ngành khác Kết quả khảo sát thể hiện trong Bảng 1 về nhận thức của sinh viên đối với mức độ phù hợp của bản thân với nghề cho thấy số lượng sinh viên khẳng định sự lựa chọn nghề sư phạm là đúng đắn, có lòng yêu nghề, phù hợp với khả năng và sức khỏe của bản thân ở mức độ tương đối thấp. Số lượng sinh viên thể hiện mức độ nhận thức không rõ (ví dụ “thỉnh thoảng mới cảm nhận được”) vẫn chiếm tỉ lệ cao. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số sinh viên cho rằng sau quá trình học tập hơn một học kỳ tại trường sư phạm thì thấy ngành này không phù hợp với tính cách của bản thân và có suy nghĩ muốn thi lại ngành khác chiếm tỷ lệ không nhỏ. Cụ thể có 38 ý kiến (17,5%) cho rằng nghề sư phạm không hợp với tính cách của mình và có 57 ý kiến (26,3%) cho rằng muốn thi lại ngành khác. Như vậy, sinh viên có nhận định nghề sư phạm không thực sự phù hợp với bản thân, muốn thi lại ngành khác hoặc một số sinh viên đang phân vân đề với nghề sư phạm chiếm tỉ tệ không nhỏ điều này cho thấy xu hướng với nghề của sinh viên sư phạm là thấp và ảnh hưởng lớn tới định hướng học tập, rèn luyện nghề ở sinh viên. 3.2. Mức độ biểu hiện xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên qua hành động học tập, rèn luyện Để có cơ sở đánh giá về xu hướng với nghề sư phạm ở sinh viên, chúng ta không chỉ xem xét ở nhận thức, nhu cầu mong muốn và ý hướng mà còn xem xét các hành động trong quá trình học tập và rèn luyện nghề. Hành động với nghề của sinh viên dựa 30
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 trên nhiều mặt của hoạt động nghề nghiệp như học tập trên lớp, học tập ở nhà và tham gia các hoạt động khác ở trường và xã hội. Kết quả khảo sát biểu hiện trong hành động của sinh viên đối với nghề sư phạm mà họ chọn được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Mức độ biểu hiện xu hướng với nghề sư phạm qua hành động học tập, rèn luyện. STT Hoạt động học tập ĐTB ĐLC 1 Hành động học tập trên lớp 3,5 0,59 1.1 Đi học đầy đủ và đúng giờ 4,21 0,72 1.2 Tích cực nghe giảng và phát biểu xây dựng bài 3,36 0,81 1.3 Tích cực trao đổi với bạn trong học tập 3,25 0,73 1.4 Có sự trao đổi với giảng viên để mở rộng kiến thức 2,91 0,74 1.5 Hoàn thành tốt và đúng quy định các bài tập được giao 3,83 0,79 2 Hành động học tập ngoài giờ lên lớp 3,6 0,61 2.1 Tích cực chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp 3,86 0,83 2.2 Thường xuyên đọc trước tài liệu học khi đến lớp 3,13 0,69 2.3 Tích cực phối hợp với bạn học để hoàn thành bài tập nhóm 3,69 0,81 2.4 Tích cực đi thư viện để đọc sách về chuyên môn và giáo dục 3,28 0,62 Tích cực tìm kiếm thông tin trên mạng internet về kiến thực 2.5 4,13 0,78 chuyên môn và phương pháp giảng dạy có hiệu quả. 3 Tham gia các hoạt động khác 2,76 0,67 Tích cực tham gia các hoạt động do đoàn tổ chức nhằm tích lũy 3.1 3,36 0,81 về kiến thức, kỹ năng. 3.2 Tích cực tham dự các hoạt động do khoa, bộ môn tổ chức. 2,80 0,85 3.3 Tham gia các câu lạc bộ của khoa, trường. 2,12 0,94 3.4 Tập viết vẽ bảng để rèn luyện kỹ năng 2,76 0.71 Điểm trung bình chung 3,29 Ghi chú: + Điểm từ 1 - l.79: Tương ứng với mức độ xu hướng với nghề kém. + Điểm từ 1.80 - 2.59: Tương ứng với mức độ xu hướng với nghề yếu. + Điểm từ 2.60 - 3.39: Tương ứng với mức độ xu hướng với nghề trung bình. + Điểm từ 3.40 - 4.19: Tương ứng với mức độ xu hướng với nghề khá. + Điểm từ 4.20 - 5.00: Tương ứng với mức độ xu hướng với nghề tốt. 31
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Từ kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2 và Biểu đồ 1 cho thấy hành động xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên năm thứ nhất ở mức độ trung bình với ĐTB là 3,29. Tuy nhiên, giữa các nhóm hành động học tập, rèn luyện nghề có sự khác biệt. Cụ thể ở biểu hiện hành động ngoài giờ lên lớp và hành động học tập trên lớp của sinh viên ở mức độ khá với điểm trung bình chung lần lượt là 3,6 và 3,5. Như vậy sinh viên đã có sự tích cực trong học tập, rèn luyện với nghề mình đã chọn. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các hoạt động khác của sinh viên còn thấp điều này cũng dễ hiểu vì các em năm thứ nhất thì hoạt động học tập là chính, việc tham gia các hoạt động khác còn chưa có kinh nghiệm, còn rụt rè và các yêu cầu học tập chưa đòi hỏi sinh viên phải tham gia các hoạt động khác trong nhà trường. 4 3,5 3 2,5 2 1,5 1 0,5 0 Biểu đồ 1. Mức độ biểu hiện xu hướng với nghề sư phạm qua hành động học tập, rèn luyện Để có nhận định đầy đủ hơn về các mặt hành động trong hoạt động học tập với nghề chúng ta có thể đi vào một số vấn đề sau. Với biểu hiện về “hành động học tập trên lớp”, sinh viên năm thứ nhất thể hiện ở mức độ khá trong đó biểu hiện tích cực nhất là “đi học đầy đủ và đúng giờ” và “hoàn thành tốt, đúng quy định các bài tập được giao” với điểm trung bình chung lần lượt là 4,21 và 3,83. Sinh viên đạt các nội dung trên một mặt là do các em đã xác định về tầm quan trọng học tập và mặt khác do các yêu cầu, quy định của đào tạo, điểm danh của giảng viên. Theo chúng tôi, đây cũng chính là nội dung quan trọng thúc đẩy sinh viên đi học đầy đủ. Kết quả đó cũng cho thấy, động lực thúc đẩy sinh viên tích cực đến lớp không hẳn xuất phát từ hứng thú, thái độ tích cực với học tập mà chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân bắt buộc bên ngoài. Bên cạnh đó, còn một số hành động của sinh viên chưa được tốt như tích cực trao đổi với bạn bè về nội dung học tập và trao đổi với giảng viên đề mở rộng kiến thức nguyên nhân là do trở ngại tâm lý trong giao tiếp của các em. Các nghiên cứu khác (ví dụ nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình, 2007) đã chỉ ra rằng, sinh viên năm thứ nhất cón có nhiều trở ngại 32
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 về tâm lý trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Về việc tham gia các hoạt động khác của sinh viên trong học tập và rèn luyện nghề cũng ở mức trung bình, nguyên nhân của biểu hiện nay chưa cao vì đa số sinh viên năm thứ nhất vẫn còn bỡ ngỡ với môi trường học tập ở đại học và bên cạnh đó sinh viên chưa có nhiều kỹ năng về hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao... Kết quả biểu hiện hành động tích cực với nghề ở góc độ giới tính, kết quả học tập và khối ngành học thì biểu hiện hành động trong xu hướng với nghề ở sinh viên sư phạm không có sự khác biệt đáng kể. Cụ thể kiểm định với t-test với giới tính có p = 0,134 > 0,05; với khối ngành học là p = 0,054 > 0,05. 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM Xu hướng với nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, kết quả hoạt động nghề nghiệp cao hay thấp chịu sự tác động của xu hướng nghề. Qua xu hướng nghề, chúng ta biết được sự định hướng và mục đích trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân. Kết quả nghiên cứu xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên cho thấy lý do chọn nghề của sinh viên chưa thực sự tốt, các em chọn nghề sư phạm chủ yếu do gia đình định hướng, do không phải đóng học phí, chưa gắn với hứng thú sở thích của các em đối với nghề nghiệp. Sau một thời gian học tập trong trường sư phạm, số lượng sinh viên nhận thấy nghề sư phạm là đúng đắn, phù hợp với mong muốn nguyên vọng của cá nhân chiếm tỷ lệ thấp. Trong khi đó, số lượng sinh viên muốn thi lại ngành khác lại chiếm tỉ lệ không nhỏ. Mức độ biểu hiện xu hướng với nghề qua hành động với nghề ở sinh viên đạt mức trung bình. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng yếu tố tâm lý cá nhân đóng vai trò quan trọng trong xu hướng với nghề sư phạm ở sinh viên. Kết quả trên cho thấy trong công tác đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm cần có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa xu hướng nghề ở sinh viên để các em có sự tích cực hơn nữa trong học tập và rèn luyện nghề. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng trên, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở trường sư phạm. (1) Sơ tuyển sinh viên sư phạm trước khi vào trường học. Để tuyển sinh đối với sinh viên sư phạm ngành giáo dục cần phải có phương thức tuyển chọn một cách đúng đắn đó là những em có yêu thích đối với nghề dạy học, có kết quả học tập khá tốt, có hạnh kiểm tốt, có đạo đức, có lối sống lành mạnh… để khi sinh viên vào trường sư phạm, các em có ý thức cao hơn trong học tập và rèn luyện. Như Nhà Giáo dục học người Tiệp Jan Amôt Cômenxki đã nói: “Người thầy giáo phải là người được chọn lọc, là những người có đạo đức nổi bật không chỉ phải nắm được nghệ thuật dạy học mà còn phải điêu luyện thật sự trong công việc của mình đồng thời phải là người chân thật, hoạt bát, nhiệt tình, kiên trì,ân cần hòa nhã, thân ái và đặc biệt là tình yêu thương thắm thiết đối với học sinh” [4]. (2) Nâng cao nhận thức đúng đắn ở sinh viên đối về nghề sư phạm. 33
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Khi sinh viên vào trường sư phạm, nhà trường cần làm cho sinh viên hiểu rõ đặc điểm về nghề sư phạm, các yêu cầu về phẩm chất năng lực cần phải có ở người giáo viên, giá trị của nghề dạy học. Qua đó sinh viên có nhận thức tốt hơn và các em sẽ có tình cảm, yêu thích đối với nghề mình chọn. (3) Nâng cao hứng thú, yêu nghề sư phạm ở sinh viên. Khi sinh viên vào trường sư phạm, nhiệm vụ chính là cần phải làm cho các em có hứng thú, yêu thích đối với nghề mà các em lựa chọn. Sự phát triển nhân cách nghề gắn liền với xu hướng, yêu thích nghề. Nhiều nhà giáo dục lo lắng rằng sinh viên sư phạm không yêu thích nghề mà vẫn theo học, các em hại chính bản thân thì ít vì lựa chọn sai ngành nghề, nhưng lớn hơn là các em hại cả một thế hệ” (Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐHSP TPHCM) [6]. Do vậy, trường sư phạm cần nâng cao nhận thức cho sinh viên hiểu biết về nghề sư phạm, giá trị của nghề sư phạm để từ đó sinh viên có tình cảm, hứng thú với nghề mà các em lựa chọn. (4) Nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo sinh viên sư phạm đáp ứng các yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp. Hiện nay, các trường sư phạm đã có nhiều đổi mới trong nội dung và chương trình giảng dạy, tuy nhiên nội dung giảng dạy vẫn mang nặng lý thuyết, thuyết trình là chủ yếu, còn đi sau thực tế giảng dạy ở trường phổ thông. Trong chương trình đào tạo cần tăng cường các hoạt động thực hành như nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý trường học, kỹ năng thiết kế bài giảng cho sinh viên, tạo sự thích thú cho sinh viên trong học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó, nhà trường cần đầu tư kinh phí hơn nữa để phát triển sự sáng tạo ở sinh viên như khuyến khích sinh viên tham gia thiết kế đồ dùng dạy học, phần mềm dạy học... Trong chương trình đào tạo ở trường sư phạm, ngoài môn học do giảng viên giảng dạy thì cũng cần có môn học do giáo viên phổ thông, nhà quản lý ở các trường phổ thông đảm nhiệm nhằm trang bị cho sinh viên sư phạm biết về cơ cấu tổ chức của nhà trường phổ thông, nội dung giảng dạy, các phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông, vấn đề quản lý giáo viên, nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá và công tác giáo dục học sinh hiện nay ở nhà trường phổ thông. (5) Thay đổi về phương pháp giảng dạy, tạo ra hứng thú học tập. Deci và Ryan (1996) đã cho rằng hứng thú của người học tuy không khó khơi gợi nhưng duy trì trong một thời gian dài thì không dễ, vì vậy, giảng viên phải vừa là người phải tạo ra sự hứng thú và là người dẫn dắt và duy trì nó. Dù nội dung giảng dạy có thú vị đến đâu nhưng nếu luôn được dẫn dắt bằng một cách thức không thay đổi sẽ dẫn đến cảm giác nhàm chán làm giảm mong muốn khám phá và vì thế giảm hứng thú nơi người học. Giảng viên cần nhanh nhạy nắm bắt những thay đổi trong biểu hiện bên ngoài của người học để phán đoán kịp thời mức độ và biểu hiện hứng thú của họ đối với bài học từ đó thay đổi phương pháp giảng dạy hiệu quả. Giảng viên cần chú ý nhấn mạnh những tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy thực tế và định hướng giúp sinh viên giải quyết. Việc chọn các tình huống gắn liền với thực tế giảng dạy với nghề nghiệp tương lai của sinh viên làm gia tăng giá trị và ý nghĩa vai trò của nội dung giảng dạy, nhờ thế sẽ thu hút sự chú ý của người học, nâng cao hứng thú của họ với bài học. 34
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 (6) Xây dựng môi trường học tập tích cực ở trường sư phạm làm cho sinh viên yêu mến và tự hào về trường mình học tập. Trước hết giảng viên cần gần gũi với sinh viên, nhiệt tình giúp đỡ sinh viên trong học tập và trong cuộc sống. Cán bộ phục vụ trong nhà trường phải thân thiện, nhiệt tình, ứng xử có văn hóa, xem phục vụ sinh viên là nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, trường sư phạm cần chú trong hơn trong việc xây dựng môi trường sư phạm thành môi trường của trí tuệ, sáng tạo, thẩm mỹ, thể thao... (7) Về chính sách phát triển các trường sư phạm, nhà nước cần quy hoạch lại các trường sư phạm đạt chuẩn, giảm bớt các cơ sở đào tạo sư phạm cho cân đối với ngành nghề và có chính sách hỗ trợ hơn nữa đối với sinh viên ngành sư phạm đặc biệt là sinh viên có kết quả học tập tốt. Việc thực hiện kết hợp đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về nghề sư phạm và có tác động tích cực hơn đến hoạt động học tập và rèn luyện nghề của sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] V.A Cruchetxki (1980), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo Dục. [2] Deci, E. L. & Ryan, R. M. (1996), Need satisfaction and the self-regulation of learning, Learning and Individual differences, 8(3), 165-183. [3] Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội. [4] Jan Amos Komensky (1991), Thiên đường của trái tím, Nxb Ngoại Văn [5] Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (2007), Tâm lý học sư phạm Đại học, Nxb Đại học Sư Phạm. [6] Theo Vietnamnet.vn ....Website: http://www.dantri.com.vn.(2016). Hiệu trưởng trường sư phạm “rất sợ thí sinh không yêu nghề”. Title: STUDENTS’ ORIENTATIONS TOWARDS TEACHING CAREER AND SOLUTIONS TO IMPROVEMENT IN TEACHER TRAINING Abstract: Students’ orientations towards teaching career and their passion for teaching are of significance. When they have good orientations and strong desire, they will be able to make effort to study and practice so that they can become good teachers in the future. The data from our research has however, shown that these orientations are not yet manifested clearly in a considerable number of students. In addition, students still lack effective practice required for their future teaching career. From the findings, relevant implications are made for to improve teacher training activities. Keywords: orientation, teaching career, student, quality, teacher training PGS. TS. NGUYỄN VĂN BẮC Khoa Tâm lý - Giáo dục - Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế E mail: nguyenv_bac@yahoo.com 35
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2