intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

597
lượt xem
269
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN † Tại sao màng lọc sinh học MBR là công nghệ triển vọng nhất để xử lý nước thải ? -MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính trong đó việc tách cặn đã được thực hiện không cần đến bể lắng bậc 2 .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN

  1. XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN † Tại sao màng lọc sinh học MBR là công nghệ triển vọng nhất để xử lý nước thải ? -MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính trong đó việc tách cặn đã được thực hiện không cần đến bể lắng bậc 2 -Nhờ sử dụng màng,các thể cặn được giữ lại trong bể lọc,giúp -cho nước sau xử lý có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ. -Không cần bể lắng & giảm kích thước bể nén bùn -Không cần tiệt trùng nhờ đã khử triệt để coliform và E.coli -Công trình được tinh giản -Dễ kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động
  2. -Tính ưu việt về công suất và cấu hình có giá trị tầm cỡ -Nhờ kích thước lỗ rỗng cực kỳ nhỏ : 0.01-0.2 um nên ngăn cách được giữa pha rắn và pha lỏng † Màng MBR là gì? MBR là viết tắt cụm từ Membrance Bio Reactor (bể lọc sinh học bằng màng) có thể định nghĩa tổng quát là hệ thống xử lý vi sinh của nước thải bằng công nghệ lọc màng -Chúng đạt hiệu quả rất cao đã được kiểm chứng thực tế các công trình trong việc khử cả thành phần vô cơ lẫn hữu cơ cũng như các vi sinh vật trong nước thải -MBR là kỹ thuật mới xử lý nước thải kết hợp dùng màng với hệ thống bể sinh học thể động bằng quy trình vận hành SBR sục khí và công nghệ dòng chảy gián đoạn -MBR có thể ứng dụng với bể hiếu khí và kỵ khí
  3. -Việc ứng dụng MBR kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể lọc sinh học như là một đoạn trong quy trình xử lý nước thải có thể thay thế cho vai trò tách cặn bể lắng bậc 2 và bề lọc nước đầu vào. Do vậy có thể lược bỏ bể lắng bậc 2 và vận hành với nồng độ MLSS (chất rắn lơ lửng trong bùn) cao hơn. + Sơ đồ kiểu ngập và kiểu đặt ngoài của modul màng MBR: † Thông số kỹ thuật màng Model MBR-1000 Vật liệu chế tạo: Polypropylene
  4. Độ dày mao dẫn: 40 ~ 50 µm Đường kính bó mao dẫn: 450 µm Đường kính khe mao dẫn: 0.01 ~ 0.2 µm Độ thấm khí: 7.0 x 10-2 cm3/cm2 • S • cmHg Độ xốp: 40 ~ 50% Chịu lực kéo dãn: 120,000 kPa Cường độ lọc thiết kế: 6 ~ 9 L/m2/h Diện tích môđun: 8 m2/môđun Áp lực vận hành: -10 ~ -30 kPa Công suất: 1.0 ~ 1.2 m3/ngày † So sánh công nghệ cổ điển với công nghệ hiện đại bằng màng MBR: - Lâu nay để xử lý nitơ, ammonia trong nước rỉ rác, người ta thường dùng phương pháp truyền thống, qua hai giai đoạn là nitrat hoá và khử nitrat. Với loại nước có nồng độ ô nhiễm cao, phương pháp truyền thống đòi hỏi phải lưu nước trong hệ thống lâu, vì thế chi phí bổ sung hoá chất cho quá trình rất lớn. - Bể sinh học màng vi lọc (MBR) xử lý nitơ,
  5. ammonia trong nước thải có thể khắc phục hoàn toàn nhược điểm trên. Việc khử chất ô nhiễm này chỉ thực hiện duy nhất một quá trình là khử nitrit. Quá trình này gồm hai giai đoạn chính đó là giai đoạn nitrit hoá bán phần và khử nitrit thông qua hệ thống màng vi lọc. - Bùn hoạt tính sinh trưởng lơ lửng được kết hợp với công nghệ lọc màng nhằm tách hai pha rắn - lỏng ở đầu ra. Vì thế, nồng độ bùn duy trì được rất cao, thời gian lưu bùn kéo dài để đạt hiệu quả tối ưu trong việc khử nitơ và ammonia. - Phương pháp khử nitơ trong nước truyền thống rất khó thực hiện, hiệu quả không cao mà chi phí lại rất lớn. Trước mắt phương pháp dùng bể sinh học màng MBR giúp chúng ta giải quyết được bài toán kinh tế mà vẫn cho hiệu quả cao. Vì thế phương pháp này có thể thay thế hoàn toàn phương pháp truyền thống rất tốn kém trước kia.
  6. Công ty cp đầu tư xây dựng & công nghệ môi trường việt nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2