Xử lý nước thải: xu hướng hiện tại, định<br />
hình tương lai<br />
<br />
Nhu cầu về nước không ngừng tăng, cùng lúc nguồn nước sạch đang giảm dần đặt ra thách thức<br />
lớn cho việc quản lý và tái sử dụng nước. Đây cũng là cơ hội cho những đổi mới sáng tạo trong<br />
việc xử lý nước thải.<br />
<br />
<br />
Theo Hội đồng Nước Thế giới (worldwatercouncil.org), lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng gấp<br />
đôi mỗi 20 năm, nhanh hơn gấp đôi mức tăng trưởng dân số. Nhu cầu về nước không ngừng<br />
tăng, cùng lúc nguồn tài nguyên nước sạch lại đang giảm dần đặt ra thách thức lớn cho việc quản<br />
lý và tái sử dụng nước. Đây cũng là cơ hội cho những đổi mới sáng tạo trong việc xử lý nước<br />
thải (XLNT). Theo một báo cáo mới đây của Freedonia Group (Mỹ), nhu cầu XLNT trên thế giới<br />
trong năm nay dự kiến tăng trưởng 5,7% bất chấp tình hình kinh tế suy thoái.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Global Water market 2014<br />
<br />
<br />
<br />
Thách thức mới<br />
<br />
Ngành XLNT hiện phải đối mặt với nhiều thách<br />
thức gây khó khăn cho lập kế hoạch ngắn và dài<br />
hạn. Chi phí năng lượng tăng, các hợp chất hữu cơ<br />
vi lượng, nguồn tài nguyên có hạn, nguồn nước cần<br />
bảo tồn và các quy định ngày càng nghiêm ngặt<br />
hơn, tất cả phải được xem xét trước khi đầu tư đổi<br />
mới.<br />
<br />
Các tổ chức về nước trên thế giới cho rằng có 5<br />
vấn đề lớn mà các công nghệ XLNT trong tương<br />
lai cần phải giải quyết.<br />
<br />
1. Loại bỏ dưỡng chất<br />
<br />
Phốt pho và nitơ là những dưỡng chất chính tạo điều kiện cho sự phát triển chất hữu cơ và các<br />
loại tảo gây hiện tượng phì dưỡng trong nước. Các quy định về việc giảm lượng phốt pho và nitơ<br />
trong nước thải sẽ ngày càng nghiêm ngặt hơn để đảm bảo chất lượng nước tái sử dụng.<br />
<br />
2. Tiết kiệm năng lượng<br />
<br />
Chi phí năng lượng cùng với mục tiêu giảm khí thải nhà kính dẫn đến yêu cầu kiểm soát năng<br />
lượng hiệu quả và các giải pháp thay thế.<br />
<br />
3. Phát triển bền vững<br />
<br />
Quản lý tài nguyên tốt hơn và khôi phục (tài nguyên) để bảo tồn cho tương lai sẽ là yêu cầu bắt<br />
buộc. Trong XLNT, điều này có nghĩa giảm tiêu thụ tài nguyên và tăng tái chế và tái sử dụng<br />
nước, chất dinh dưỡng và các chất liệu khác có trong nước thải.<br />
<br />
4. Xử lý những chất ô nhiễm mới<br />
<br />
Mối lo ngại của công chúng về sự hiện diện của hóa chất hữu cơ vi lượng trong nước sẽ thúc đẩy<br />
việc ứng dụng các công nghệ XLNT tiên tiến để loại bỏ các chất này.<br />
<br />
5. Gắn kết cộng đồng<br />
<br />
Sự tham gia ngày càng nhiều của các bên liên quan trong các quyết định có ảnh hưởng đến môi<br />
trường xung quanh.<br />
<br />
<br />
Công nghệ mới<br />
<br />
Đổi mới trong ngành công nghiệp XLNT đang tăng tốc, mỗi năm lại có những khái niệm và công<br />
nghệ mới, nhưng không phải tất cả đều thâm nhập được thị trường. Dưới đây là một số công<br />
nghệ đầy hứa hẹn, có thể sẽ làm thay đổi hoàn toàn các nhà máy XLNT trong tương lai.<br />
<br />
▪ Lưới mịn<br />
<br />
Chất rắn trơ trong nước thải gây ra nhiều vấn đề cho hệ thống xử lý nước thải. Tóc, sợi và các<br />
vật liệu nổi trung tính thoát qua màn lọc có khuynh hướng tích tụ trong bể sục khí, ở đó chúng<br />
bện lại với nhau có hình dạng bất định có khả năng làm nghẽn các đường ống và thiết bị cơ khí.<br />
Tổ chức Nghiên cứu châu Âu ước tính sợi xơ<br />
(cellulose) có nguồn gốc từ giấy vệ sinh chiếm<br />
gần 60% tổng chất rắn "trôi nổi" trong nước<br />
thải, và gần như tất cả có thể loại bỏ bằng lưới<br />
mịn 500 micron mét hoặc nhỏ hơn. Chất thải<br />
này có thể tẩy rửa và nén chặt thành chất rắn<br />
khô để đốt như nhiên liệu, hoặc tái chế để làm<br />
giấy. Loại bỏ các sợi xơ có thể giảm tiêu thụ<br />
năng lượng khoảng 50%.<br />
<br />
▪ Phương pháp kỵ khí<br />
<br />
Phương pháp kỵ khí (hay yếm khí) là lựa chọn hấp dẫn cho XLNT sinh hoạt, có chi phí thông<br />
khí và xử lý bùn thấp hơn hẳn qui trình hiếu khí (nhờ không cần khử oxy để đạt chuẩn COD -<br />
Carbonaceous Oxygen Demand), và lượng bùn thải cũng giảm đáng kể. Với bể phản ứng sinh<br />
học dùng màng kỵ khí (AnMBR) vấn đề trọng lực được loại bỏ, thời gian lưu nước ngắn, và<br />
AnMBR là một khối kín nên giảm mùi đáng kể.<br />
<br />
So sánh hiệu quả XLNT theo phương pháp kỵ khí và hiếu khí<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
▪ Thu hồi phốt pho<br />
Có nhiều dự báo khác nhau về sự cạn kiệt phốt<br />
pho trên thế giới, thay đổi trong khoảng từ 100<br />
đến 300 năm tới. Nhưng quan trọng hơn, 90%<br />
trữ lượng đá vôi được biết phân bổ chỉ ở 8 quốc<br />
gia, và chỉ có 3 quốc gia (Trung Quốc, Hoa Kỳ,<br />
và Ma-rốc / Tây Sahara) có lượng phốt pho<br />
thương mại lớn. Ở một số quốc gia không có<br />
nguồn đá vôi, việc thu hồi phốt pho từ nước thải<br />
đã trở thành yêu cầu quan trọng để đảm bảo an<br />
ninh lương thực (một trong những ứng dụng<br />
quan trọng của phốt pho là dùng để sản xuất<br />
phân bón).<br />
<br />
Nghiên cứu thu hồi phốt pho từ nước thải đã có nhiều bước tiến trong mười năm qua. Hiện nay,<br />
lựa chọn khả thi nhất là kết tủa sỏi struvite (phosphate amoniac magiê) bằng cách ly tâm bùn đã<br />
khử khuẩn kỵ khí. Phương thức kết tủa ly tâm có thể thu hồi khoảng 40% lượng phốt pho trong<br />
nước thải, và có thể đạt đến 90% nếu kết hợp với thu hồi từ bùn.<br />
<br />
▪ Làm mới chu trình nitơ<br />
<br />
Quá trình điển hình loại bỏ nitơ khỏi nước thải gồm<br />
nhiều bước, trong đó nhóm vi khuẩn tự dưỡng và dị<br />
dưỡng liên tục chuyển đổi amoniac thành khí nitơ.<br />
Quá trình nitơ hóa - khử nitơ giờ có thể kiểm soát để<br />
việc chuyển đổi amoniac ban đầu nhờ vi khuẩn AOB<br />
(ammonia oxidizing bacteria) dừng ở khâu nitơ hóa,<br />
sau đó nitơ được chuyển thành khí (khử nitơ) nhờ vi<br />
khuẩn dị dưỡng. Việc kết hợp nitơ hóa với khử nitơ<br />
tiết kiệm 25 % chi phí năng lượng so với quá trình<br />
nitơ hóa thông thường, và tiết kiệm 40 % chi phí<br />
methanol trong quá trình khử nitơ.<br />
<br />
▪ Sơ chế cho quá trình phân hủy kỵ khí và bổ sung nguyên liệu<br />
<br />
Một số công nghệ đang được phát triển nhằm tăng sản lượng khí sinh học trong bể phân hủy kỵ<br />
khí bằng cách sơ chế nguồn phân hủy hoặc bổ sung chất thải ngoài. Ví dụ như qui trình Cambi<br />
(của công ty Cambi, Na Uy) thường được sử dụng xử lý bùn thải hoạt tính, dùng áp suất cao (90<br />
psi - pound/inch vuông) và nhiệt độ cao (160-175 º C) để phá màng tế bào, giải phóng tế bào chất<br />
(khối nguyên sinh bao quanh nhân) dẫn đến phá hủy chất rắn và sinh ra khí sinh học nhiều hơn.<br />
Việc bổ sung các nguyên liệu thải khác cũng có thể tăng sản lượng khí sinh học. Chất béo, dầu,<br />
mỡ (FOG), chất thải thực phẩm có độ hữu cơ cao và dễ phân hủy, các nguyên liệu này được<br />
nghiền thành hỗn hợp đồng nhất để đưa vào qui trình phân hủy. Ngoài tiềm năng tăng năng<br />
lượng từ khí sinh học, việc sử dụng các nguyên liệu này giúp giảm tải nhà máy XLNT, giảm tình<br />
trạng tắt nghẹt cống rãnh, giảm chất thải đưa đến các bãi chôn (rác), và giảm khí thải nhà kính<br />
liên quan đến khâu vận chuyển chất thải.<br />
Mô hình qui trình Cambi.<br />
<br />
▪ Ôzôn với than hoạt tính (GAC) và lọc khí sinh học (BAF)<br />
<br />
XLNT thông thường không khử hiệu quả tất cả các chất ô<br />
nhiễm hữu cơ vi lượng (TorC), do vậy cần có phương<br />
thức xử lý tiên tiến phù hợp cho từng loại TorC, nồng độ<br />
và các quy định tương lai. Tuy các nhà nghiên cứu chỉ ra<br />
rằng ôzôn hóa làm tốt việc khử TorC, nhưng không có<br />
một qui trình xử lý đơn lẻ nào có khả năng khử hết tất cả<br />
các loại. Ví dụ, chất chống cháy thuộc nhóm hợp chất<br />
không thể khử sạch bằng phương pháp ôzôn, nhưng khử<br />
tốt bằng GAC.<br />
Hệ thống XLNT tương lai phải có qui trình linh hoạt để thực hiện xử lý khử TorC, trong đó các<br />
qui trình xử lý bổ sung như GAC hay BAF sẽ loại bỏ các hợp chất mà ôzôn hóa một mình không<br />
khử hết được.<br />
<br />
▪ Khí hóa và nhiệt phân<br />
<br />
Nhận thức nguồn năng lượng tiềm năng của cặn<br />
nước thải, nhiều công nghệ mới đang được phát<br />
triển để tạo ra những hệ thống không dùng đến<br />
năng lượng ngoài. Khí hóa và nhiệt phân là những<br />
công nghệ hứa hẹn nhất trong số này, hai công<br />
nghệ này trước đây yêu cầu bùn thải phải được sấy<br />
khô thành chất rắn đến 90 %. Một số giải pháp khí<br />
hóa mới có khả năng xử lý chất rắn chỉ cần sấy khô<br />
50 % hoặc thậm chí 10 %, do đó ít tốn năng lượng.<br />
Quá trình khí hóa đốt nóng<br />
chất rắn trên 800oC trong điều kiện nghèo oxy để tạo thành khí tổng hợp, trong đó chủ yếu bao<br />
gồm hydro và carbon monoxide.<br />
<br />
Nhiệt phân tạo ra khí tổng hợp tương tự như khí hóa, nhưng hoạt động ở nhiệt độ khoảng 700oC<br />
và trong môi trường không oxy. Cả hai qui trình được thiết kế để làm việc chặt chẽ với nhau,<br />
trong đó khí tổng hợp được đốt để đun nóng khí thải, khí này sau đó được sử dụng làm nguồn<br />
năng lượng cho quá trình sấy. Hầu hết năng lượng thu hồi được sử dụng để sấy khô chất rắn,<br />
phần còn lại để sản xuất điện.<br />
<br />
P. Nguyễn, STINFO Số 8/2013<br />