intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí biện pháp khi nôn và buồn nôn

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Buồn nôn và nôn không phải là một bệnh mà là triệu chứng biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Buồn nôn, nôn, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý hoặc một phản xạ nhưng nhiều trường hợp là biểu hiện bệnh lý, thậm chí là bệnh lý nguy hiểm. Buồn nôn đôi khi là dấu hiệu nguy hiểm Nguyên nhân gây buồn nôn, nôn Buồn nôn và nôn đều do hệ thống thần kinh trung ương chi phối. Nhiều trường hợp nôn không có thức ăn do dạ dày đã hết thức ăn hoặc do nôn nhiều nên dạ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí biện pháp khi nôn và buồn nôn

  1. Xử trí biện pháp khi nôn và buồn nôn Buồn nôn và nôn không phải là một bệnh mà là triệu chứng biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Buồn nôn, nôn, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý hoặc một phản xạ nhưng nhiều trường hợp là biểu hiện bệnh lý, thậm chí là bệnh lý nguy hiểm. Buồn nôn đôi khi là dấu hiệu nguy hiểm Nguyên nhân gây buồn nôn, nôn Buồn nôn và nôn đều do hệ thống thần kinh trung ương chi phối. Nhiều trường hợp nôn không có thức ăn do dạ dày đã hết thức ăn hoặc do nôn nhiều nên dạ dày đã rỗng mà chỉ toàn
  2. nước hòa lẫn với dịch vị hoặc chỉ nôn mà không có gì cả (nôn khan). Buồn nôn hoặc nôn có khi chỉ là hiện tượng sinh lý, như: nôn ở phụ nữ đang mang thai (thường gặp ở giai đoạn 3 tháng đầu). Một số trường hợp khi nhìn thấy chất bẩn hoặc ngửi thấy mùi tanh, hôi hoặc nhìn thấy thức ăn không phù hợp với cảm nhận của mình (rối loạn do ăn, uống) là bị buồn nôn và nôn hoặc say tàu xe. Một số người rất ngại uống thuốc, vì vậy khi nhìn thấy thuốc sắp đưa vào miệng là cảm giác buồn nôn hoặc khi cho thuốc vào miệng là nôn ngay… Tuy vậy, buồn nôn hoặc nôn gặp khá nhiều trong một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh về đường ruột. Bệnh về đường ruột gây buồn nôn hoặc nôn có nhiều loại bệnh khác nhau như bệnh của dạ dày – tá tràng. Bệnh của dạ dày tá tràng cũng rất đa dạng như: viêm, loét, hẹp môn vị. Trong những trường hợp viêm cấp tính thường có buồn nôn hoặc nôn. Hẹp môn vị cũng là bệnh gây buồn nôn và nôn do ứ đọng dịch vị kích thích
  3. niêm mạc dạ dày gây buồn nôn và nôn. Hẹp môn vị có thể do viêm cấp, hoặc do tổn thương thực thể như bị loét gây co kéo, hoặc do chèn ép, do chảy máu bởi vết loét…). Bệnh về đường ruột cũng có thể là viêm ruột cấp do ngộ độc thức ăn hoặc do như tắc ruột, viêm ruột thừa hoặc bị bị chèn ép do khối u (u manh tràng, lao phúc mạc, lao ruột…). Bệnh tắc ruột, viêm ruột thừa là những bệnh mà buồn nôn và nôn là những triệu chứng thường hay gặp, với các bệnh này mà không phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Bệnh về đường mật như viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật (sỏi đường mật trong gan, ống mật chủ, sỏi cổ túi mật, sỏi túi mật…) hoặc bệnh về tuỵ tạng như viêm tuỵ cấp, u đầu tuỵ cũng có khả năng gây buồn nôn hoặc nôn. Một số bệnh như rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, viêm não, u não cũng gây buồn nôn, nôn. Ngoài ra, người ta thấy có một số trường hợp dùng thuốc có tác dụng phụ cũng gây buồn nôn hoặc nôn thực sự, như thuốc dùng trong
  4. điều trị ung thư, thuốc gây tê, thuốc gây mê. Người uống rượu, bia cũng bị hiện tượng này nhất là lúc uống quá nhiều do cồn có trong bia rượu khi vào dạ dày đã tạo thành chất gây buồn nôn, nôn hoặc do niêm mạc dạ dày bị kích thích quá mạnh gây viêm cấp cũng gây buồn nôn và nôn. Khi bị buồn nôn nên làm gì? Hiện tượng nôn, buồn nôn ở nhiều trường hợp khác nhau có khi chỉ là đơn thuần nhưng không ít trường hợp là trọng bệnh, nhất là buồn nôn và nôn trong các bệnh ngoại khoa như viêm ruột thừa, rò rỉ đường dẫn mật do viêm hoặc do sỏi gây viêm phúc mạc, tắc ruột, u nang buồng trứng vỡ, chửa ngoài dạ con… hoặc một số bệnh gây buồn nôn như viêm màng não – não, u não… Đặc biệt, khi trẻ em bị nôn thì người lớn không được xem thường mà phải hết sức cảnh giác. Nếu trẻ buồn nôn hoặc nôn bất thường cần được đến ngay cơ quan y tế gần nhất lớn đến tính mạng.
  5. Những trường hợp buồn nôn, nôn gặp ở bệnh nguy hiểm hoặc ở bệnh không nguy hiểm cũng để lại hiện tượng mất nước và chất điện giải gây rối loạn vận mạch và nhiều hệ luỵ khác nữa. Những trường hợp buồn nôn hoặc nôn không phải thuộc bệnh ngoại khoa thì nên được bù nước và chất điện giải, nếu không uống được (do bị nôn) thì cần được truyền dịch. Tuy vậy có phải truyền dịch hay không và truyền như thế nào phải do bác sĩ khám bệnh quyết định. Tuyệt đối không truyền dịch tại gia đình hoặc ở một số phòng khám tư nhân không đủ điều kiện cấp cứu. Nếu phụ nữ đang mang thai có buồn nôn hoặc nôn (do nghén) thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn và có can thiệp kịp thời. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu dùng một số loại thuốc chống nôn, phải được bác sĩ sản khoa khám, kê đơn và theo dõi chặt chẽ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2