Yêu cầu đối với công tác lập hồ sơ
lượt xem 81
download
Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị là cơ sở cho những hoạt động của cơ quan, đơn vị đó. Mỗi cơ quan, đơn vị đều có chức năng nhiệm vụ nhất định do Nhà nước hoặc cơ quan cấp trên giao. Do đó, văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị tất yếu phải phản ánh chức năng và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó. Nói cách khác, chúng phản ánh hoạt động của cơ quan, đơn vị trên từng mặt công tác, từng vấn đề, sự việc cụ thể. Chính vì...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Yêu cầu đối với công tác lập hồ sơ
- CHƯƠNG II. YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ Hồ sơ được lập cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: 1. Phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị tổ chức hình thành hồ sơ Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị là cơ sở cho những hoạt động của cơ quan, đơn vị đó. Mỗi cơ quan, đơn vị đều có chức năng nhiệm vụ nhất định do Nhà nước hoặc cơ quan cấp trên giao. Do đó, văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị tất yếu phải phản ánh chức năng và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó. Nói cách khác, chúng phản ánh hoạt động của cơ quan, đơn vị trên từng mặt công tác, từng vấn đề, sự việc cụ thể. Chính vì vậy, thành phần và nội dung văn bản trong mỗi hồ sơ thường lệ thuộc bởi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị. Ví dụ: Hồ sơ về cơn bão số 3 (2003) lập ở Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa bao gồm những văn bản chỉ đạo về phòng chống cơn bão số 3 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo của các sở, các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện về tình hình phòng, chống bão và những thiệt hại do cơn bão gây ra ... Còn hồ sơ về cơn bão số 3 do Ủy ban nhân dân các huyện của Thanh Hóa lập thì lại gồm những tài liệu về chỉ đạo phòng, chống bão lụt của UBND tỉnh, UBND huyện và huyện ủy của huyện đó, báo cáo về tình hình phòng chống và thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra của UBND huyện, các ngành, các địa phương trong huyện ... Hồ sơ về cơn bão số 3 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phản ánh chức năng nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác phòng chống bão. Còn hồ sơ về cơn bão số 3 (2003) do Ủy ban nhân dân các huyện lập thì phản ánh chức năng nhiệm vụ của UBND huyện về mặt này. Lập hồ sơ đảm bảo yêu cầu này có nghĩa là toàn bộ hồ sơ lập ra phải phản ánh đúng đắn chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, từng hồ sơ phải thể hiện được chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết vấn đề, sự việc được đề cập ở hồ sơ. Do đó, đối với những văn bản không phản ánh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị tổ chức hình thành hồ sơ đó thì không lập hồ sơ (hoặc không đưa vào hồ sơ). 2. Văn bản, giấy tờ được thu thập vào hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phải phản ánh được trình tự giải quyết công việc hoặc trình tự diễn biến của sự việc Nhìn chung mọi sự việc, vấn đề do cơ quan giải quyết đều phải trải qua một quá trình hoặc ngắn, hoặc dài. Nói cách khác, đều có khởi đầu và kết thúc. Văn bản hình thành trong quá trình giải quyết công việc có mối liên quan chặt chẽ với nhau, đó là khách quan chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Hồ sơ lập ra có đảm bảo mối liên hệ khách quan của văn bản thì mới phản ánh các vấn đề, sự việc được trọn vẹn, giữ được mối liên hệ bên trong của chúng. Do đó giúp cán bộ cơ quan nghiên cứu, sử dụng tài liệu được dễ dàng và hoàn chỉnh. Thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi người lập phải biết phân định hồ sơ cho phù hợp, không xé lẻ những văn bản có liên quan về một sự việc, vấn đề để lập thành những hồ sơ khác nhau. Yêu cầu này sẽ không thể thực hiện khi lập hồ sơ theo các đặc trưng về hình thức của văn bản. 1
- Ví dụ: Hồ sơ “Tập thông báo của Chính phủ năm 1995” (Trong hồ sơ này gồm nhiều bản thông báo có nội dung khác nhau, không liên quan hoặc ít liên quan với nhau). 3. Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có giá trị bảo quản tương đối đồng đều Trong thực tế hoạt động của các cơ quan, văn bản phản ánh về một vấn đề, sự việc thường hình thành khá nhiều, trong đó có những văn bản có ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thực tiễn lâu dài, có những văn bản chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong thời gian ngắn, thậm chí không còn ý nghĩa gì sau khi công việc đã được giải quyết. Các loại văn bản nói trên do giá trị khác nhau, yêu cầu nghiên cứu, sử dụng không giống nhau nên thời hạn bảo quản chúng cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, văn bản có ý nghĩa lịch sử sẽ phải giao nộp cho lưu trữ Nhà nước tức các trung tâm (kho) lưu trữ quốc gia, văn bản có ý nghĩa thực tiễn lâu dài sẽ bảo quản lâu dài ở lưu trữ cơ quan, còn văn bản có ý nghĩa thực tiễn trong thời gian ngắn thì có thể giữ lại ở các đơn vị tổ chức trong cơ quan một thời gian nhất định, rồi tiêu hủy theo sự hướng dẫn của lưu trữ cơ quan, đối với những văn bản không còn ý nghĩa thì có thể loại hủy. Do đó, khi lập hồ sơ, cần chú ý phân biệt giá trị của các văn bản, sao cho các văn bản trong một hồ sơ có giá trị đồng đều. Nếu đảm bảo được yêu cầu này, sẽ làm tăng thêm chất lượng văn bản được bảo quản, phục vụ nghiên cứu được tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản, cán bộ lưu trữ sẽ khỏi mất công điều chỉnh hoặc lập lại hồ sơ. Ví dụ 1: Ở Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, các văn bản phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2000 của thành phố được lập thành những hồ sơ sau: - Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2000. - Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước hàng quý, 6 tháng đầu năm 2000. Trong hai hồ sơ trên thì hồ sơ đầu cần bảo quản vĩnh viễn, còn hồ sơ thứ hai chỉ bảo quản trong thời gian nhất định. Rất dễ nhận thấy, nếu người lập hồ sơ không chú ý đến yêu cầu đảm bảo cho các văn bản trong hồ sơ có giá trị đồng đều thì hai hồ sơ trên có thể nhập làm một. Ví dụ 2: Các quyết định và công văn của cơ quan thì không thể sưu tầm để đưa vào cùng một hồ sơ vì giá trị pháp lý của loại văn bản này khác nhau. Ví dụ 3: Trong quá trình hoạt động của cơ quan thường có các loại kế hoạch, báo cáo của cơ quan và của các đơn vị trực thuộc. Khi lập hồ sơ ta không thể đưa báo cáo tổng kết của cơ quan và của đơn vị trực thuộc vào một hồ sơ. Vì báo cáo tổng kết của cơ quan bao giờ cũng có giá trị cao hơn báo cáo của các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, không nên hiểu yêu cầu này một cách cứng nhắc, bao giờ cũng tách rời từng văn bản trong hồ sơ để xét giá trị của chúng. Vì trong thực tế, có những hồ sơ gồm các văn bản có liên quan mật thiết với nhau, toàn bộ văn bản hợp thành mới tạo nên giá trị của hồ sơ đó. Trong trường hợp này, phải xem xét giá trị của chúng trong mối liên quan với các văn bản khác của hồ sơ, ví dụ như hồ sơ về một vụ án, hồ sơ về thanh tra, kiểm tra, hồ sơ cán bộ. 2
- 4. Văn bản trong hồ sơ phải đảm bảo đúng thể thức văn bản Muốn cho hồ sơ lập ra có giá trị nghiên cứu và có thể dùng làm bằng chứng pháp lý, thì đòi hỏi các văn bản trong hồ sơ phải đúng thể thức văn bản do Nhà nước quy định, nghĩa là phải có quốc hiệu, tên cơ quan, số ký hiệu văn bản, ngày tháng năm ban hành văn bản, chữ ký của người có thẩm quyền, dấu của cơ quan... Nếu văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành mà thiếu những yếu tố trên, sẽ không có giá trị pháp lý. Xét về lâu dài, những văn bản như vậy sẽ không thể trở thành sử liệu đáng tin cậy. Do vậy, khi lập hồ sơ, cần coi trọng đúng mức yêu cầu này, chú ý thu thập và lựa chọn những tài liệu đảm bảo thể thức để đưa vào hồ sơ. 5. Hồ sơ cần được biên mục đầy đủ và chính xác Khi lập hồ sơ, cần phải làm tốt công tác biên mục bên trong và bên ngoài bìa hồ sơ nhằm giới thiệu thành phần và nội dung văn bản trong hồ sơ để tra tìm, nghiên cứu được nhanh chóng và thuận lợi 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bàn về một số yêu cầu đặt ra đối với thư viện đại học trong công cuộc thực hiện đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
5 p | 114 | 9
-
Đổi mới công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Thành Đô
11 p | 98 | 8
-
Nhu cầu và mức độ tiếp cận của người đồng tính nữ đối với dịch vụ công tác xã hội
11 p | 78 | 6
-
Công tác cố vấn học tập trong trường Đại học
7 p | 44 | 6
-
Biện pháp quản lí công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 89 | 5
-
Xây dựng hệ thống kiểm huấn viên thực hành cho sinh viên ngành Công tác xã hội - trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
5 p | 34 | 4
-
Hồ Chí Minh với công tác đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số và ý nghĩa thực tiễn đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở Nghệ An hiện nay
8 p | 10 | 4
-
Một số yêu cầu và trình tự các bước biên soạn giáo trình dịch nói tiếng Nga tại Học viện Khoa học Quân sự
6 p | 82 | 4
-
Bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
4 p | 85 | 4
-
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non
8 p | 45 | 4
-
Chương trình giáo dục phổ thông mới và những yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An hiện nay
5 p | 64 | 3
-
Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
8 p | 9 | 3
-
Tăng cường công tác kế hoạch và tài chính giáo dục Đại học
4 p | 71 | 3
-
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới
11 p | 36 | 2
-
Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An với công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học và trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
6 p | 38 | 2
-
Đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
5 p | 7 | 2
-
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thủy lợi mười năm sau đổi mới (1986-1996)
3 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn