Họ cây rừng ngập mặn
-
Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai, phòng hộ bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu. Bài viết trình bày thực trạng và điều kiện lập địa gây trồng Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler) và trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) ở vùng ven biển Bắc Bộ.
11p viamancio 04-06-2024 2 1 Download
-
Thành phần loài cây, phân bố và tình trạng sống của chúng thay đổi theo lượng phù sa và độ mặn của đất và nước. Kết quả của sự thay đổi này dẫn đến sự thu hẹp khu phân bố của nhiều loài cây gỗ. Nghiên cứu này giới thiệu ảnh hưởng của môi trường đến sinh trưởng của những loài cây gỗ tại khu vực ven biển Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
10p viamancio 04-06-2024 2 1 Download
-
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái (EbA) trong lĩnh vực nông nghiệp tại ven đầm phá Tam Giang-Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế. Ba phương pháp chính được sử dụng để thu thập thông tin bao gồm: phỏng vấn người am hiểu (n = 10), thảo luận nhóm (n = 4), và phỏng vấn nông hộ (n = 60).
21p viritesh 02-04-2024 11 3 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đa dạng sinh học loài và đánh giá một số chỉ số đa dạng sinh học thực vật ngập mặn huyện Thạnh Phú và Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Kết quả ghi nhận 43 loài cây ngập mặn thuộc 22 họ, trong đó 23 loài thực vật ngập mặn thực thụ ở Thạnh Phú, 17 loài cây ngập mặn thực thụ ở Bình Đại và 20 loài cây ngập mặn tham gia.
8p vishekhar 01-11-2023 12 1 Download
-
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc trưng vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường nước ngọt và môi trường biển. Bài viết trình bày ảnh hưởng của phương thức trồng, mật độ và tuổi lâm phần đến tăng trưởng loài cây trồng rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình.
10p vipettigrew 21-03-2023 14 3 Download
-
Bài viết Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An nhằm đánh giá thích nghi đất ngập mặn cho cây đước đôi, cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra các quyết định, chính sách phát triển RNM tại tỉnh Nghệ An.
16p viabigailjohnson 10-06-2022 23 2 Download
-
Kết quả điều tra từ tháng 3/2018 đến 4/2019, đã thống kê tài nguyên cây thuốc ở Vườn quốc gia Côn Đảo có 396 loài thuộc 300 chi, 118 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, bao gồm Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta), Tuế (Cycadophyta), Dây gắm (Gnetophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, 5 loài có giá trị bảo tồn theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 06/2019 của Chính Phủ.
7p viellenkullman 13-05-2022 57 4 Download
-
Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái và sinh kế người dân ven biển, vì vậy, vấn đề phục hồi và mở rộng diện tích rừng ngập mặn đang được quan tâm. Trong nghiên cứu này, công nghệ GIS được ứng dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu và hỗ trợ đánh giá thích nghi sinh thái cho cây bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.).
10p viottohahn 28-03-2022 30 2 Download
-
Bài viết tập trung chủ yếu nghiên cứu sự phân bố của loài cóc kèn trong mối liên quan với các yếu tố tự nhiên như thành phần cơ giới đất, hàm lượng mùn và nitơ tổng số trong đất, tỉ lệ C:N, độ mặn ở rừng ngập mặn Xuân thuỷ, Nam định góp phần phát triển loài cây dược liệu này trong tương lai.
9p vigandhi 23-02-2022 27 2 Download
-
mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác dụng và hiệu quả chắn sóng của cây cá lẻ ở RNM và một số lâm phần RNM tại một số khu vực có rừng ngập mặn thuộc thành phố Hải Phòng, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị về một số giải pháp xây dựng và phát triển các đai rừng ngập mặn ven biển phù hợp và đáp ứng mục tiêu phòng hộ.
95p guitaracoustic06 24-12-2021 14 2 Download
-
Bài viết trình bày đánh giá mối tương quan giữa ba thành phần cơ giới chính của đất là cát (kích thước hạt 0,02 - 2 mm); limon (0,002 - 0,02 mm); sét (< 0,002 mm) với rễ hô hấp của loài mắm biển (Avicennia marina) và với độ ngập triều. Kết quả cho thấy, tỉ lệ cát tương quan nghịch với mức độ ngập triều R2 = 0,89, limon và sét tương quan thuận với R2 lần lượt là 0,71 và 0,91.
8p viwendy2711 05-10-2021 28 2 Download
-
Bài viết này đề cập đến thành phần loài thực vật ngập mặn và hiện trạng phân bố của loài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) tại rừng phòng hộ Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tổng số 42 loài, 34 chi thuộc 26 họ của 2 ngành Polypodiophyta và Magnoliophyta đã được xác định ở khu vực này. Mời các bạn cùng tham khảo!
11p retaliation 18-08-2021 43 3 Download
-
Nghiên cứu về thành phần loài cua trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc được thực hiện vào 12/2020 tại 19 điểm đại diện cho các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 26 loài giáp xác thuộc phân bộ cua trong khu vực HST RNM huyện Hậu Lộc. Các loài trong đó thuộc 19 giống, 8 họ.
7p viaespa2711 31-07-2021 32 2 Download
-
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về năng suất quang hợp ở loài Đước đôi phân bố trong vùng lõi của RNM Cần Giờ thông qua các phân tích dữ liệu thu được từ các phép đo quang hợp ban ngày nhằm ước lượng sự thay đổi tốc độ quang hợp của Đước đôi theo sự biến đổi nhiệt độ và nồng độ CO2.
13p vijenchae2711 21-07-2021 46 4 Download
-
Các mẫu động vật đất (Mesofauna) được thu vào mùa mưa (08/2019) trên 03 sinh cảnh: vườn cây lâu năm, vườn cây ngắn ngày và bìa rừng ở huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng. Kết quả đã ghi nhận 41 loài động vật đất thuộc 25 họ, 35 giống ở khu vực nghiên cứu. Trong đó, nhện là nhóm đa dạng nhất với 21 loài, kế đến là giun đất có 7 loài, ốc cạn và chân kép mỗi nhóm có 04 loài và rết có 05 loài. Lần đầu tiên 01 bộ, 03 họ, 08 giống và 10 loài động vật nhóm Mesofauna được ghi nhận cho Việt Nam.
10p kequaidan12 03-06-2021 33 2 Download
-
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được các yếu tố môi trường ảnh hưởng chính đến sự phát triển của một số loài CNM khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ; Đánh giá được tác động của các yếu tố môi trường đến CNM khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ.
83p elfredatran 25-05-2021 81 7 Download
-
Bài viết này giới thiệu kết quả điều tra khảo sát chọn những loài cây có thể chịu mặn nhưng không thuộc họ cây rừng ngập mặn nhằm giới thiệu để trồng thử nghiệm trong các mô hình canh tác lâm nông ngư nghiệp.
3p kethamoi9 01-12-2020 44 3 Download
-
Bài viết tiến hành nghiên cứu thành phần loài, phân bố cây ngập mặn tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ được thực hiện dọc theo đường bờ biển và các đảo ven bờ vùng ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bình Định, với mục tiêu xác định thành phần và cấu trúc các quần xã rừng ngập mặn phân bố trên dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô làm cơ sở chọn loài cây thích hợp để gây trồng trên các đảo vùng biển Nam Trung Bộ.
11p kethamoi9 01-12-2020 42 2 Download
-
Bài viết trình bày nguyên nhân chính làm gia tăng xâm nhập mặn; các giải pháp thích ứng với xâm nhập mặn như thiết lập các con đập trên sông, tích trữ nước ở các hồ chứa vào mùa lũ và tháo nước vào mùa hạn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mùa vụ, xây dựng công trình trữ nước ngọt, khơi thông dòng chảy, tạo phạm vi chứa nước để sử dụng trong mùa khô tiếp theo, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn...
2p vhuyenthao 03-08-2020 72 5 Download
-
Mục đích của đề tài là tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng kháng nấm Fusarium sp. mạnh và khảo sát các ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy lên khả năng kháng nấm của chủng xạ khuẩn tuyển chọn. Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 tại phòng thí nghiệm Sinh hóa – Vi sinh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
8p nanhankhuoctai7 01-07-2020 42 2 Download