Nâng cao chất lượng hạt gạo
-
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm cao sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu" nhằm chọn tạo nước giống lúa thơm ngắn ngày, năng suất cao, hạt gạo dài trong, chất lượng cao từ nguồn vật liệu lúa thơm ñịa phương, ñột biến và nhập nội.
236p vtphuong89-hd 08-09-2023 27 7 Download
-
Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm, chịu mặn, chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Cửu Long” đã được xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thực hiện từ 2013-2017 với mục tiêu nhằm chọn tạo và phát triển các giống lúa thơm chịu mặn, chất lượng cao, chống chịu khá với các sâu bệnh hại chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo ở các vùng sinh thái nhiễm mặn, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.
6p vimarissamayer 02-06-2022 32 3 Download
-
Nghiên cứu về tính sẵn lòng dùng gạo đạt chuẩn GAP (Good Agriculture Practice) là rất cần thiết để cung cấp thông tin làm cơ sở ra các quyết định thị trường và định hướng sản xuất cho nông dân trồng lúa. Đề tài được tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 90 hộ dân tại quận Ninh Kiều, quận Ô Môn và thị trấn Phong Điền thành phố Cần Thơ.
7p vikissinger 03-03-2022 13 2 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang nhằm chọn ra các giống lúa mới cho năng suất, phẩm chất và chống chịu được sâu bệnh hại để đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 8 nghiệm thức tương ứng với 7 giống lúa mới chọn tạo và giống đối chứng OM5451.
7p vigandhi 23-02-2022 33 3 Download
-
Cấu trúc của đồ án gồm phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đồ án được xây dựng thành 3 chương: Chương 1 - Tổng quan; Chương 2 - Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu; Chương 3 - Kết quả và bàn luận. Mời các bạn cùng tham khảo!
70p clueless 17-08-2021 75 11 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các dòng lúa mang gen không bạc bụng qua ứng dụng chỉ thị phân tử và phân tích bản đồ di truyền của các cá thể trong quần thể bằng phần mềm GGT (Graphical genotyping) để phục vụ cho công tác chọn tạo giống. Mời các bạn cùng tham khảo!
7p thehungergames 14-08-2021 42 3 Download
-
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tuyển chọn một số giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng với điều kiện sinh thái ở Thừa thiên Huế để bổ sung vào cơ cấu giống lúa gieo trồng ở địa phương.
137p xedapbietbay 29-06-2021 8 4 Download
-
Đề tài tìm kiếm, đánh giá, phân lập và sử dụng các gen nhằm nâng cao khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa và chất lượng tinh bột của hạt gạo thông qua các kỹ thuật phân tử và biến nạp gen.
157p ducanh11cdth02 04-12-2020 41 5 Download
-
Thí nghiệm tiến hành 4 công thức mật độ (MĐ): 30, 35, 40 và 45 cây/m2; 4 công thức phân bón (PB): 20 N, 40 N, 60 N và 80 N nền 1 tấn phân hữu cơ vi sinh + 90 P2O5 + 70 K2O/ha; 3 thời vụ (TV). Chất lượng, khả năng chống chịu của giống cũng được tiến hành đánh giá. Kết quả cho thấy, giống lúa Quế Râu gieo trồng thích hợp nhất là mùa chính, tuổi mạ 18 - 20 ngày; mật độ cấy 40 - 45 cây/m2, mức phân bón gồm 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, 40 - 60 kg N + 90 kg P2O5 + 70 kg K2O/ha cho năng suất cao nhất, đạt tương ứng 2,9 - 4,1 tấn/ha, 3,5 - 3,8 tấn/ha và 2,8 - 4,3 tấn/ha.
0p gaocaolon8 21-11-2020 42 1 Download
-
Nội dung chính của bài viết trình bày kết quả nghiên cứu cho thấy: Giống lúa HDT10 là giống ngắn ngày (thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 134 ngày, vụ Mùa 105 ngày), chiều cao cây đạt từ 112 - 114 cm, phù hợp với với cơ cấu lúa đại trà tại Tích Giang - Phúc Thọ, có thể gieo cấy cả ở vụ Xuân và vụ Mùa. Giống lúa HDT10 thể hiện ưu điểm trội hơn ở ngoài đồng ruộng so với các giống lúa thuần tại địa phương: năng suất giống HDT10 (đạt 55,0 -59,1 tạ/ha) cao hơn hẳn các giống KD18, BT7, HT1, ở cả vụ Xuân và vụ Mùa và ít sâu bệnh hại.
0p gaocaolon8 21-11-2020 64 1 Download
-
Nghiên cứu sử dụng chỉ thị gen chức năng Wx quyết định tới hàm lượng amylose trong hạt gạo ở một số giống lúa địa phương nhằm chọn ra các giống địa phương có hàm lượng amylose thấp phục vụ cho công tác chọn giống chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long.
5p vitokyo2711 03-09-2020 41 4 Download
-
Mùa vụ và thời điểm thu hoạch ảnh hưởng đến thành phần năng suất và phẩm chất của hạt lúa, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của người sản xuất. Nghiên cứu này được thực hiện trong ba mùa vụ và ba thời điểm thu hoạch trên giống lúa IR50404 năm 2016-2017.
12p viino2711 08-05-2020 49 2 Download
-
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 vùng sinh thái (phèn, ngọt và mặn) của Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm thực hiện 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trên giống MTL372 với 5 thời điểm thu hoạch nhằm tìm ra thời điểm thu hoạch hợp lý nhất cho năng suất và phẩm chất gạo cao nhất.
4p vichoji2711 04-05-2020 46 2 Download
-
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chọn lựa giống lúa có năng suất, chất lượng cao là cần thiết cho việc sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này là ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để nhận dạng gen quy định mùi thơm và đánh giá sơ bộ các tính trạng nông học của giống nếp dứa. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống nếp dứa có mang gen quy định mùi thơm. Đoạn khuếch đại gene quy định mùi thơm thể hiện ở kích thước khoảng 255 bp với cặp primer ESP – IFAP.
10p angicungduoc2 02-01-2020 47 4 Download
-
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa lai mới tại tỉnh Hà Tĩnh
Thí nghiệm được tiến hành để tuyển chọn một số giống lúa lai có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái tại tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu sử dụng 6 giống lúa lai mới gồm LC270, Q.ưu 6, Arize 6129 vàng, 3813, 7571 và Nhị ưu 838 trong vụ Hè Thu 2016 trên đất thịt nhẹ tại xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; trong đó Nhị ưu 838 làm đối chứng. Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất.
11p nhadamne 31-12-2019 80 3 Download
-
Mục tiêu của luận văn nhằm tìm và chọn ra những giống lúa ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, kháng được sâu bệnh, và thích nghi được với vùng đất phèn của tỉnh Hậu Giang nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung để đáp ứng nhu cầu sản xuất giúp người dân nâng cao thu nhập và góp phần vào an ninh lương thực của quốc gia. Chọn ra giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, phẩm chất tốt và phù hợp với vùng đất phèn tại xã Hòa An.
103p bichxuan01643027348 07-08-2019 92 11 Download
-
BoT1 là giống lúa nhập nội có thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân là 116 - 123 ngày, vụ Mùa là 95 - 99 ngày ở các tỉnh Bắc Trung bộ và Bắc bộ. Giống lúa BoT1 có thân cứng, chiều cao cây 95 - 105 cm, sinh trưởng phát triển tốt, khả năng đẻ nhánh khá, khả năng thâm canh cao, hạt thon dài, xếp hạt sít, vỏ trấu màu nâu.
6p vieeinstein2711 30-07-2019 17 1 Download
-
Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng có năng suất, chất lượng cao” với mục tiêu tạo ra các giống lúa mới có hàm lượng sắt trong hạt gạo cao hơn các giống hiện nay đồng thời có năng suất và chất lượng cao để phục vụ sản xuất lúa nói chung, trong đó góp phần cải thiện dinh dưỡng, đặc biệt cho nhóm người nghèo dùng gạo là nguồn thực phẩm chính... Giai đoạn 2008-2010 là đề tài cấp cơ sở là được tiếp tục thực hiện giai đoạn 2011-2014 là đề tài cấp Bộ.
8p hanh_tv28 19-04-2019 35 1 Download
-
Mục tiêu của đề tài được nêu cụ thể như sau: Chọn lọc được 1-2 giống lúa lai chất lượng, có năng suất 75-90 tạ/ ha, khả năng chống chịu tốt và thích nghi với điều kiện sản xuất ở Thanh Hoá. Hoàn thiện được 01 qui trình sản xuất hạt lai F1, năng suất hạt lai đạt 2-3 tấn/ha. Hoàn thiện được 01 qui trình thâm canh lúa lai hàng hoá đạt năng suất đạt 75-90 tạ/ha. Xây dựng 02 mô hình sản xuất hạt lai F1 năng suất hạt lai đạt 2-3 tấn/ha, qui mô 2-3 ha/mô hình.
96p hanh_tv28 17-04-2019 68 6 Download
-
Sóc Trăng là tỉnh có diện tích sản xuất lúa Tài Nguyên lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giống “Tài Nguyên Sữa” đã có từ lâu đời tại Sóc Trăng vì đây là giống lúa mùa 6 tháng, bị ảnh hưởng quang kỳ, có chất lượng gạo ngon, hạt gạo nhuyễn, độ đục cao (như sữa), mềm cơm, xốp và có vị ngọt được người tiêu dùng ưa thích. Tuy nhiên, chất lượng gạo Tài Nguyên hiện nay không còn như bản chất vốn có của nó vì hạt to, trong, cứng cơm, khô, không còn thơm và ít vị ngọt. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm gạo. Mời tham khảo.
10p tangtuy12 02-06-2016 96 6 Download