Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Đánh giá tập đoàn giống lúa mới thu thập tại Thừa Thiên Huế
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tuyển chọn một số giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng với điều kiện sinh thái ở Thừa thiên Huế để bổ sung vào cơ cấu giống lúa gieo trồng ở địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Đánh giá tập đoàn giống lúa mới thu thập tại Thừa Thiên Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN ĐÌNH KHÁNH ĐÁNH GIÁ TẬP ĐOÀN GIỐNG LÚA MỚI THU THẬP TẠI THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG KIM TOẢN HUẾ – 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân, được đúc kết trong quá trình học tập và công tác. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, phản ánh đúng thực tế, không sao chép, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Những thông tin đã được trích dẫn của các tác giả khá được chú thích rõ ràng. Tôi xin cam đoan những điều nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Đình Khánh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Huế, Phòng Đào tạo sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa và toàn thể quý thầy cô giáo trong Khoa Nông học đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, thực tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo TS. Hoàng Kim Toản, Phó trưởng Ban khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học Huế, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sinh viên Lý Thị Thanh Lợi là người hợp tác, giúp đỡ tôi hoàn thành các nội dung nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi. Huế, tháng 07 năm 2015 Tác giả Nguyễn Đình Khánh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................... 2 Ý nghĩa khoa học................................................................................................... 2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 2 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................ 3 1.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 8 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU LÚA TRÊN THẾ GIỚI .... 10 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.................................................... 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới ...................................................... 16 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU LÚA Ở VIỆT NAM ......... 20 1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trong nước ............................................................ 20 1.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa trong nước ........................................................ 23 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT LÚA Ở THỪA THIÊN HUẾ ............................................................................................................................. 25 1.4.1. Tình hình nghiên cứu lúa ở Thừa Thiên Huế ............................................ 25 1.4.2. Tình hình sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế ................................................ 26 Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 29 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 29 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 29 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 29 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 29 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................. 29 2.4.2. Quy trình kỹ thuật ..................................................................................... 29 2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................... 30 2.5. Điều kiện thí nghiệm .................................................................................... 33 2.5.1. Thời gian, địa điểm ................................................................................... 33 2.5.2. Diễn biến khí hậu thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm.............. 34 2.6. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 36 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 37 3.1. Đánh giá, phân loại tập đoàn giống lúa theo các tính trạng khác nhau ....... 37 3.1.1. Phân nhóm các giống lúa theo thời gian sinh trưởng................................ 37 3.1.2. Phân nhóm các giống lúa theo chiều cao cây ........................................... 39 3.1.3. Phân nhóm các giống lúa theo năng suất .................................................. 40 3.1.4. Phân nhóm các giống lúa theo chất lượng ................................................ 41 3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa có triển vọng chọn lọc từ tập đoàn ................................................................................... 43 3.2.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa có triển vọng ............................................43 3.2.2. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa có triển vọng ................................................50 3.2.3. Một số đặc trưng về chỉ tiêu nông học của các giống lúa có triển vọng.................55 3.2.4. Đánh giá các giống lúa có triển vọng về khả năng chống chịu sâu bệnh ..............60 3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa có triển vọng ......65 3.2.6. Một số chỉ tiêu về chất lượng của các giống lúa có triển vọng .......................... 71 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................76 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cv : Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation) Xtb : Giá trị trung bình (Average) FAO : Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agricultural Organization) IRRI : Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (International Rice Research Institute) ĐVT : Đơn vị tính P1000 hạt : Trọng lượng nghìn hạt NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu KD(Đ/c) : Giống đối chứng Khang dân ĐX : Đông Xuân HT : Hè Thu BĐĐN : Bắt đầu đẽ nhánh KTĐN : Kết thúc đẽ nhánh BĐT : Bắt đầu trổ KTT : Kết thúc trổ CHT : Chín hoàn toàn TGST : Thời gian sinh trưởng TTGST : Tổng thời gian sinh trưởng NXB : Nhà xuất bản Tmax : Nhiệt độ cao nhất Tmin : Nhiệt độ thấp nhất Ttb : Nhiệt độ trung bình Utb : Ẩm độ trung bình Umin : Ẩm độ thấp nhất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới từ năm 1995 - 2013 .....12 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới trong năm 2012 và 2013 ...................13 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2012 và 2013.....15 Bảng 1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2013..........................................................................................................................22 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế trong 10 năm qua .......................................................................................................... 27 Bảng 2.1. Phân bón và cách bón phân cho các giống lúa thí nghiệm ...............................30 Bảng 2.2. Đặc điểm đánh giá dạng hạt gạo .........................................................................33 Bảng 2.3 . Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Hè Thu 2014 ......................................................34 Bảng 2.4 . Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2014 - 2015 ..................................34 Bảng 3.1. Phân nhóm các giống lúa theo thời gian sinh trưởng vụ Hè Thu 2014 ...........38 Bảng 3.2. Phân nhóm các giống lúa theo thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân 2014 - 2015.38 Bảng 3.3. Phân nhóm các giống lúa thí nghiệm theo chiều cao cây vụ Hè Thu 2014 ....39 Bảng 3.4. Phân nhóm các giống lúa theo chiều cao cây vụ Đông xuân năm 2014-2015 ..................................................................................................................................................40 Bảng 3.5. Phân nhóm các giống lúa theo năng suất vụ Hè Thu 2014...............................40 Bảng 3.6. Phân nhóm các giống lúa theo năng suất thực thu vụ Đông xuân năm 2014-2015............................................................................................................ 41 Bảng 3.7. Phân nhóm các giống lúa theo chiều dài hạt ......................................................42 Bảng 3.8. Phân nhóm các giống lúa theo tỷ lệ dài/rộng .....................................................42 Bảng 3.9. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lúa có triển vọng............................................................................................................................45 Bảng 3.10. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa có triển vọng .......................................52 Bảng 3.11. Một số đặc tính nông học của các giống lúa có triển vọng.............................57 Bảng 3.12. Tình hình sâu bệnh gây hại trên các giống lúa có triển vọng .........................62 Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất các giống lúa có triển vọng ..........................66 Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu về phẩm chất gạo các giống lúa có triển vọng......................71 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng có từ lâu đời, gắn liền với quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại. Trong các loại cây lương thực quan trọng thì lúa đứng thứ hai cả về diện tích lẫn sản lượng, hơn nữa lúa là cây lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày và cung cấp từ 35 đến 59% nguồn năng lượng quan trọng cho hơn 3 tỉ người trên thế giới (FAO, 1984). Ngoài ra, ngành sản xuất lúa gạo đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân nông thôn lẫn thành thị, đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội ở những nước lấy lúa gạo là nguồn lương thực chính. Diện tích trồng lúa trên thế giới hiện nay không ngừng tăng, hiện có khoảng 164,721 triệu ha, tổng sản lượng lúa gạo đạt trên 745,709 triệu tấn [FAO STAT 2014]. Ở Việt Nam, lúa được xem là cây lương thực quan trọng nhất trong nền kinh tế nước ta, chiếm khoảng 24% GDP. Có khoảng hơn 80% dân số Việt Nam sống nhờ vào nguồn thu nhập từ lúa gạo là chính. Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ chính sách đúng đắn của Nghị quyết 10 Bộ Chính trị (khóa VI) đã đưa Việt Nam gặt hái những thành tựu to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp mà đặc biệt là sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, diện tích sản xuất lúa của nước ta ngày càng bị thu hẹp do phải nhường chổ cho việc đô thị hóa, công nghiệp hóa, chuyển đổi đất sang nuôi trồng thủy sản, trồng các loại cây trồng khác cho hiệu quả cao hơn. Vì vậy để đảm bảo an ninh lương thực dựa trên cơ sở nền nông nghiệp phát triển bền vững thì công tác chọn giống cần sự nỗ lực, chung sức hơn nữa của các nhà khoa học nông nghiệp thuộc nhiều chuyên môn như Di truyền giống, các viện nghiên cứu, các trường Đại học… Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh sử dụng lúa gạo tương đối lớn so với các tỉnh khác trong cả nước. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 503.320,53 ha nhưng đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 91.592 ha, (chiếm18,20%), trong đó đất trồng lúa là 53.717 ha. Trong những năm trở lại đây, tỉnh đã có những chú trọng nhất định về công tác sản xuất lúa trên nhiều phương diện như: giống, thâm canh, thủy lợi.... nên năng suất có những thay đổi đáng kể. Giống được xem là một nhân tố quyết định trong việc nâng cao năng suất lúa vì trong một điều kiện kỹ thuật canh tác, trên cùng một chân đất như nhau, nếu sử dụng giống mới có tiềm năng năng suất cao, tính thích nghi rộng, kháng sâu bệnh tốt thì làm tăng năng suất ít nhất từ 10 - 25 tạ/ha [10] so với đối chứng mà không phải chi phí thêm. Vì vậy, việc tìm ra một giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu khỏe, phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương là một vấn đề rất bức thiết của người dân hiện nay. Việc tuyển chọn và đưa giống lúa mới vào sản xuất có ý nghĩa rất lớn, vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tập đoàn giống lúa mới thu thập tại Thừa Thiên Huế” nhằm tìm ra những giống lúa cho năng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 suất, chất lượng, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận của môi trường để góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Tuyển chọn một số giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng với điều kiện sinh thái ở Thừa thiên Huế để bổ sung vào cơ cấu giống lúa gieo trồng ở địa phương. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học - Đánh giá một số đặc điểm nông học, năng suất, khả năng thích ứng, chống chịu sâu bệnh của các giống lúa mới thu thập trồng trong điều kiện khí hậu, đất đai ở Thừa Thiên Huế. - Góp phần xây dựng nguồn vật liệu trong công tác tuyển chọn giống năng suất cao, chống chịu tốt, phù hợp cho sản xuất tại tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận. Ý nghĩa thực tiễn - Giúp chúng ta hiểu rõ và đầy đủ hơn về các giống lúa mới thu thập có triển vọng trồng thử nghiệm tại Thừa thiên Huế. - Tuyển chọn các giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu khỏe, kháng được một số sâu bệnh chính nhằm thay thế cho các giống lúa bị thoái hóa, năng suất thấp trên địa bàn tỉnh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1.1. Cơ sở lý luận Giống cây trồng là yếu tố sinh học có tính quyết định trong tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Giống còn là tiền đề để kéo theo và phát huy các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến khác trong chu kỳ sản xuất. Công tác chọn tạo giống được xem là một phương tiện cải tiến nghề trồng lúa và giúp một nền nông nghiệp phát triển bền vững, toàn diện. Giống là những cây đồng kiều về các tính trạng hình thái và các đặc tính kinh tế - sinh học. Bất kỳ một giống được chọn lọc tốt nào cũng giữ được các tính chất di truyền của nó một cách bền vững trong một loạt thế hệ. Song trong quá trình nhân giống và sử dụng giống vào sản xuất, các tính trạng kinh tế - sinh học tiêu biểu cho một giống cụ thể dần dần kém đi, và giống bị thoái hóa do các nguyên nhân sau: Sự lẫn giống cơ giới và thụ phấn chéo của những giống khác, sự phân ly, sự tăng lên của bệnh hại thực vật, sự xuất hiện của đột biến. Đây là những lý do chủ quan và khách quan làm giảm năng suất của bất kỳ một giống cây trồng nào [25]. Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cần có những giống cây trồng tốt phù hợp với điều kiện canh tác. Vì vậy một trong những biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm tận dụng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, là bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với một vùng hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp. Trong việc xác định giống cây trồng hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao, đất đai là một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu, cho nên cần phải nắm vững mối quan hệ giữa một nhóm cây trồng với đặc điểm đất đai thì mới xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao. Giống là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, cũng như đất đai, phân bón và công cụ sản xuất. Nếu không có giống thì không thể sản xuất ra một loại nông sản nào. Ngày nay, quan niệm “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã không còn phù hợp nữa. Nếu xếp giống vào hệ thống các khâu kỹ thuật canh tác thì giống tốt phải được xếp vào vị trí trung tâm. Trong những năm gần đây, sản lượng lương thực ở một số nước tăng lên khá nhanh, chủ yếu nhờ áp dụng trên quy mô lớn các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp thích hợp mà chủ yếu là cải tiến giống. Vì giống lúa là một trong những điều kiện quyết định đến năng suất và phẩm chất của sản phẩm thu hoạch. Theo Thanh Tri - 1987 [20] giống lúa là một trong những biện pháp quan trọng trong việc tăng năng suất sản lượng lương thực, trong thực tiễn sản xuất ở nhiều địa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 phương nếu cơ cấu giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và sử dụng loại giống có độ thuần cao, phẩm chất giống tốt thì có thể nâng cao được năng suất lúa lên từ 15 - 20% trở lên. Các giống lúa khác nhau có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng ở mỗi vùng khác nhau. Để xác định được giống tốt cho một vùng sản xuất nào đó cần phải tiến hành khảo nghiệm, gieo cấy thử nghiệm qua một vài vụ sản xuất để đánh giá khả năng thích ứng của giống đó. Do đó việc xác định tính thích nghi của giống nào đó trước khi đưa ra sản xuất trên diện tích rộng phải tiến hành bố trí gieo trồng tại nhiều vùng có đặc điểm sinh thái khác nhau nhằm đánh giá khả năng thích ứng, độ đồng đều, tính ổn định, khả năng chống chịu sâu, bệnh, mức độ chịu đất chua mặn, khả năng cho năng suất, hiệu quả kinh tế của giống đó so với các giống đang gieo trồng đại trà hiện có tại một khu vực hoặc một địa phương nào đó. Ở đề tài này với mục tiêu đánh giá khả năng thích ứng tập đoàn giống lúa được thu thập từ các nguồn khác nhau để chọn ra được những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu khỏe, bổ sung vào cơ cấu bộ giống gieo trồng tại địa phương, phù hợp với điều kiện của nông dân và vùng sinh thái. Đánh giá tập đoàn giống lúa nhằm chọn ra giống lúa có triển vọng, tạo sản phẩm hàng hóa, sử dụng hợp lý phân bón, thuốc trừ sâu, giống mới có triển vọng song vẫn đảm bảo có năng suất khá, sử dụng nước tưới và các biện pháp kỹ thuật không khác nhiều so với tập quán canh tác của địa phương. Đối với lúa trong sản xuất hiện nay khi đưa giống mới vào sản xuất người ta thường quan tâm đến thị hiếu người tiêu dùng và việc tiêu thụ sản phẩm đó ra sao. Trong thực tế sản xuất thì mỗi giống lúa đều có ưu, nhược điểm song sự chuyển dịch cơ cấu giống lúa như thế nào để giải quyết được nhu cầu cấp bách của người dân nghèo mà vẫn có lợi về mặt tài chính, đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với đặc điểm của vùng sản xuất, của một không gian, thời gian nhất định và được người nông dân chấp nhận và mở rộng. Cơ cấu giống lúa gieo trồng hiện nay được chọn dựa trên lợi ích cho đa số người dân, cơ cấu giống lúa triển vọng phải được bố trí hợp lý, có độ an toàn, xác suất gặp rũi ro thấp nhất, phù hợp với tập quán canh tác của địa phương, đảm bảo an toàn hệ sinh thái trong vùng. Một giống cây trồng tốt trong điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện nay phải đảm bảo các tiêu chuẩn cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt, chống chịu được sâu bệnh và các điều kiện không thuận lợi như úng, hạn, chua mặn, thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật như cơ giới hóa… - Đánh giá năng suất: Chỉ số cơ bản của giống có giá trị là năng suất của giống đó. Năng suất là một chỉ tiêu kết quả tổng hợp quan trọng nhất, chỉ ra hiệu quả sản xuất của mỗi cây trồng. Năng sất là sản lượng của tất cả các cây trên một thữa ruộng tạo thành, tức là của quần thể tạo thành. Muốn nâng cao năng suất của ruộng lúa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 không nhất thiết phải nâng cao sản lượng từng cây lúa. Điều này được thể hiện trên thực tế ở một số ruộng, có thể năng suất từng cá thể không cao nhưng vì mật độ quần thể lớn nên năng suất toàn ruộng vẫn cao. Do đó mục đích của chúng ta là nghiên cứu các quần thể tốt. Năng suất lúa là kết quả tác động qua lại của các nhân tố khác nhau. Năng suất là sự phối hợp phức tạp của nhiều tính trạng, đặc tính kinh tế và sinh vật của thực vật. Năng suất hạt của lúa được xác định bằng số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trung bình trên bông, khối lượng 1.000 hạt. Các yếu tố tạo thành năng suất có mối quan hệ chặt chẻ với nhau. Muốn nâng cao năng suất không chỉ tác động riêng rẽ vào từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp vào chúng vì nếu muốn tăng số bông thì số hạt trên bông và khối lượng bông giảm, làm tăng số hạt thì trọng lượng hạt giảm, điều đó thể hiện quy luật bù trừ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bù trừ này là do có sự mâu thuẩn giữa sức chứa và nguồn, giữa sức chứa và nguồn có một mối quan hệ rất chặt chẻ, có tác động qua lại với nhau, làm giảm sức chứa bằng cách nhân tạo, cường độ quang hợp ở lá giảm vì cản trở việc vận chuyển sản phẩm quang hợp [28]. Khi tiến hành cải tiến sức chứa bằng cách tạo các giống lúa thấp cây to bông, đã cải tiến cả quang hợp sau trổ. Lúc cải tiến cấu trúc quần thể để nâng cao diện tích lá, đã đồng thời nâng cao số bông trên một đơn vị diện tích [28]. - Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng của một giống tùy thuộc vào vùng và mùa vụ vì có phản ứng giữa quang chu kỳ, nhiệt độ và các điều kiện thời tiết khác. Các thí nghiệm về mối tương quan giữa thời gian sinh trưởng và năng suất của lúa được tiến hành ở viện lúa quốc tế IRRI trong vụ xuân cho thấy: Các giống có thời gian sinh trưởng quá dài hoặc quá ngắn đều cho năng suất thấp, các giống có thời gian sinh trưởng khoảng 120-135 ngày có khả năng cho năng suất cao hơn. Với thời gian sinh trưởng dài, tỷ lệ sản xuất chất khô lớn nhưng tỷ lệ hạt/rơm rạ thấp, riêng các giống có TGST 130-150 ngày, tỷ lệ hạt/rơm rạ đạt cao nhất [8]. Đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn nó cần sử dụng nhiều hơn về dinh dưỡng, về năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo năng suất nên phải chú ý tạo giống lúa thấp cây, lá đồng thẳng đứng (Bùi Chí Bữu, 1998), thời gian sinh trưởng thường do nhiều gen điều khiển, cho nên sự phân ly có thể xảy ra đối với cả hai đặc tính chín sớm và chín muộn. - Đánh giá tính ổn định: Giống ổn định là giống có năng suất hầu như không thay đổi trong điều kiện môi trường sống khác nhau. Sự thích ứng của cây trồng đối với ngoại cảnh là khả năng cho năng suất cao và ổn định ở các điều kiện khác nhau. Các yếu tố ngoại cảnh tác động vào cây trồng một cách “đồng thời và tập thể” Tất cả các yếu tố đều quan trọng như nhau và không thể tách rời nhau. Giữa các yếu tố đó có mối quan hệ rất chặt chẻ. Do đó, khi nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của chúng đến cây trồng cần có quan điểm tổng hợp không tách rời một cách máy móc (Cain, 1944). Đánh giá tính ổn định của năng suất thông qua các đặc tính sau: Tính chống đỗ ngã, chịu mặn, chịu rét, chống hạn hán, ít rụng hạt khi chín, tính chịu nóng…Các giống có PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 tính chống chịu tốt sẻ ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này gây ra, đây là nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống mới hoặc sử dụng trực tiếp vào sản xuất. - Sự thích ứng của cây trồng: Các nghiên cứu cho thấy giữa năng suất và khả năng thích ứng không có mối tương quan chặt chẻ, khả năng cho năng suất cao và khả năng thích nghi là hai đặc tính riêng biệt của cây trồng (Matsuo, 1975). Có những giống cây trồng có khả năng cho năng suất cao nhưng khả năng thích ứng hẹp, chúng chỉ cho năng suất cao trong điều kiện thuận lợi. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các yếu tố khí hậu thời tiết và các yếu tố ngoại cảnh khác thường có những diễn biến phức tạp. Tương ứng với các diễn biến đó, cây trồng và toàn bộ sinh quần có những hoạt động tự điều chỉnh để tạo nên trạng thái hài hòa. Tuy nhiên trong quá trình tự điều chỉnh để hài hòa của cây trồng và quần thể có thể dẫn tới những trạng thái cân bằng mà kết quả là năng suất kinh tế của hệ sinh thái bị giảm đi nhiều vì một phần năng lượng và cơ chất được sử dụng cho các hoạt động tự điều chỉnh, một phần vật chất bị hủy hoại. Vì vậy các giống có khả năng tự điều chỉnh tốt thì lượng vật chất bị tiêu hao ít và năng suất cuối cùng vẫn ổn định khi gặp các điều kiện bất thuận. Việc đánh giá tính chống chịu của cây dựa vào sự thiệt hại do các yếu tố bất lợi của môi trường gây ra và khả năng phục hồi của giống sau khi kết thúc các tác động đó. - Tính chống đỗ ngã: Tính chống đỗ ngã tùy thuộc nhiều nhất vào đặc tính di truyền của lúa. Hơn bất cứ đặc tính nào, thân rạ thấp và cứng quyết định tính đổ ngã, tỷ lệ hạt và rơm, tính cảm ứng với phân đạm và tiềm năng cho năng suất cao. Thân rạ cao, ốm yếu dễ đổ ngã sớm làm tàn lụi lá nhanh, tăng hiện tượng bóng rợp, cản trở sự vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất quang hợp làm hạt bị lép và giảm năng suất. Tính chống đổ ngã liên hệ phần lớn đến tính thấp cây, tuy nhiên không phải cây lùn đều cứng rạ, mà nó còn phụ thuộc vào một số đặc tính khác như đường kính thân, độ dày thân rạ và mức độ bẹ lá ôm lấy các lóng. Trên phương diện cơ học thì lúa đỗ gãy khi góc rạ yếu. Các nghiên cứu cho thấy hai lóng thấp nhất của thân là dễ ngã nghiêng nhất. Các lóng ngắn hơn 4 cm là rất cứng nhưng nếu dài hơn 4 cm thì rất dễ đỗ gãy. Nhưng đối với một số giống có lóng ngắn lúa cũng đổ ngã vì lá, bẹ nhiều hoặc vì hạt nhiều ở gié lúa. Lóng có tiết diện tròn thì cứng hơn là méo và có nhu mô dày thì ít đỗ ngã hơn các nhu mô mỏng. Trong các nhu mô của lúa chịu đựng đỗ gãy, các tầng tế bào lignin hóa nhiều và liên tục hơn. Lúa bị đỗ ngã sớm khi đang trổ bông thì năng suất giảm từ 50 - 80%. Mười ngày trước khi gặt lúa bị đỗ ngã thì có thể mất 10% năng suất. Theo nghiên cứu của IRRI (1996), ảnh hưởng của lúa bị đỗ ngã làm tăng tỷ lệ hạt lép nhưng không giảm khối lượng 1.000 hạt [33]. - Tính chịu rét: Khi nhiệt độ trung bình hàng ngày xuống dưới 20oC có thể gây hại đến cây lúa, mức độ gây hại phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng. Tác hại của nhiệt độ thấp làm gây hại đến sức nãy mầm, mạ chậm ra lá, mạ bị thấp lùn, lá PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 vàng, đỉnh bông bị thoái hóa, độ thoát cổ bông kém, chậm ra hoa, tỷ lệ lép cao và chín không đều [25]. - Tính chịu nóng (chịu nhiệt độ cao): Nhiệt độ cao gây hại đến cây lúa tùy vào các giai đoạn sinh trưởng của cây. Hơn nữa các giai đoạn sinh trưởng khác nhau chống chịu nhiệt độ cao rất khác nhau. Một giống ở giai đoạn này có thể chống chịu tốt với nhiệt độ cao nhưng ở giai đoạn khác có thể chống chịu rất kém. Ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng nếu nhiệt độ cao trên 360 C gây ra chóp lá trắng, lá vàng và trắng từng vệt lốm đốm, giảm đẽ nhánh, ở giai đoạn phân bào giảm nhiểm làm tăng tỷ lệ thoái hóa hoa, giai đoạn nở hoa làm cho hoa bị lép, giai đoạn chín làm giảm tỷ lệ hạt chắc. Trong các giai đoạn trên, cây lúa rất nhạy cảm với nhiệt độ cao vào lúc trổ bông và nhất là 9 ngày trước khi trổ bông, lúc nở hoa chỉ cần 1 - 2 giờ có nhiệt độ cao là tỷ lệ lép tăng rõ rệt. Lép do nhiệt độ cao gây ra rất khác nhau ở các giống khác nhau [25]. - Tính rụng hạt: Tính rụng hạt phụ thuộc vào cường độ của hạt dính vào đế hoa. Đây là đặc tính kinh tế quan trọng thường được chú ý trong chương trình chọn giống. Mức độ rụng hạt cho phép ở một nơi nào đó tùy thuộc phần lớn vào môi trường, công cụ thu hoạch và đập lúa hiện có. Các giống trồng trong vùng có gió mạnh lúc thu hoạch phải có tính kháng rụng hạt. Nơi thu hoạch và đập lúa bằng máy cần giống lúa có tính rụng hạt trung bình để tuốt được hạt hoàn toàn mà ít bị thất thoát. - Đánh giá tính chống chịu sâu bệnh: Tính chống chịu sâu bệnh là khả năng chống lại sự tấn công của sâu bệnh hoặc khả năng phục hồi và bù đắp những thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Sâu bệnh là những nhóm gây hại rất lớn và thường xuyên nhất. Nhóm gây hại này rất đa dạng, chúng cũng là những sinh vật phụ thuộc nhiều vào môi trường sinh thái nơi các giống đang trồng thử nghiệm. Trong công tác bảo vệ cây trồng chống sâu bệnh gây hại, việc dùng giống chống chịu có ý nghĩa trên nhiều mặt. Vì vậy, chọn giống chống sâu bệnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác chọn giống bên cạnh đặc tính năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên giống có 3 đặc tính này thường chỉ có khả năng chống chịu sâu bệnh theo chiều dọc, tức là chống chịu với một loại gây hại cụ thể nào đó, còn đối với loài gây hại khác thì giống này chống chịu rất kém. Thực tế trong công tác chọn giống và trong sản xuất cho thấy là khi nâng đặc tính chống chịu chiều ngang lên thì đặc tính cho năng suất cao, phẩm chất tốt cũng như đặc tính chống chịu chiều dọc giảm xuống. Sở dĩ có hiện tượng này là do tác động của quy luật cân bằng gen. Quy luật này cho rằng số lượng gen quyết định các đặc tính khác sẽ giảm đi, trong đó 2 đặc điểm năng suất cao và phẩm chất tốt có ảnh hưởng trước hết và nhiều nhất [10]. Tạo được giống chóng chịu sâu bệnh là rất khó khăn, vì phần lớn các sinh vật ký sinh có hệ số sinh sản rất lớn, thay thế thế hệ của chúng xãy ra rất nhanh. Khó khăn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 thường gặp là đối với một số sâu bệnh, sau khi đưa được một số gen chịu sâu bệnh vào các cây trồng năng suất cao thì sau một thời gian ngắn giống cây trồng đó vẫn bị nhiễm lại sâu bệnh. Nguyên nhân của việc mất tính chống chịu sâu bệnh này là do tác động chọn lọc đối với các chủng ký sinh, do đột biến trong các chủng ký sinh và do nhiều nguyên nhân khác. Trong các nguyên nhân này thì chọn lọc là một nguyên nhân tác động thường xuyên, trường hợp dùng lâu dài một giống chống chịu sâu bệnh theo một hướng nào đó thì chính hướng chóng chịu này là yếu tố chọn lọc để chọn ra những chủng ký sinh có khả năng vượt qua đặc tính chóng chịu đó. Vì vậy, thay một giống khác chúng ta làm cho hướng chọn lọc của chủng ký sinh bị ngắt quảng và chủng ký sinh có độ gây bệnh cao không thể chiếm tỷ trọng chủ yếu trong quần thể ký sinh được. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quốc tế về lúa đã khẳng định biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm giảm năng suất lúa trên toàn cầu và vấn đề có thể giải quyết được nếu cộng đồng quốc tế hành động khẩn cấp để kiềm chế biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của IRRI cho rằng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính có thể tăng gấp đôi theo thời gian và có thể làm giảm năng suất lúa gạo 0,15 tấn/ha trong 50 năm tới, gây sức ép rất lớn đối với các nước trồng lúa vì biến đổi thời tiết không những làm cạnh tranh về nước, đất đai và các nguồn khác để tăng sản lượng lúa nuôi sống gần một nữa nhân loại. Theo tính toán của IRRI vào năm 2030, sản lượng lúa gạo phải tăng 30 - 40% để đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số tăng lên. Trong 50 năm tới sản lượng này phải tăng tới 62% để phù hợp với nhịp độ tăng dân số sử dụng lúa gạo. Nghiên cứu của IRRI nhấn mạnh nhiệt độ tăng lên đang làm cho thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ tăng lên 10 C sẽ làm giảm năng suất lúa gạo 0,6 tấn/ha. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như vậy sẽ làm giảm 4,2% sản lượng lúa gạo của Philippin, 2,4% ở Trung Quốc và 5,1% ở Ấn Độ. Với tốc độ tăng dân số hiện nay, trong vòng 50 năm tới, sản lượng lúa gạo của Philippin phải tăng 96,5%, của Trung Quốc phải tăng 20% và Ấn Độ phải tăng 82,3%, Bănglađét phải tăng 99,1% mới đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số tăng lên ở các nước này [34] Trung tâm tin học bộ NN & PTNT. Bước vào thế kỷ XXI, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành nông nghiệp nước ta là nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả để có đủ năng lực cạnh tranh. Đáp ứng yêu cầu này, việc ứng dụng khoa học công nghệ đẩy mạnh trong nông nghiệp đặc biệt là đối với lĩnh vực giống cây trồng. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, trong đó điều kiện khí hậu thời tiết có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên nhất. Điều kiện sinh thái nói chung và điều kiện thời tiết nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển, quá trình hình thành năng suất lúa, bố trí mùa vụ, cơ cấu giống…..Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 ẩm ở nước ta nói chung có ảnh hưởng thuận lợi cho sinh trưởng phát, triển của nó. Tuy nhiên mỗi vùng sinh thái khác nhau có điều kiện khí hậu không giống nhau, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của lúa cũng khác nhau. Thừa Thiên Huế nằm trên dải đất hẹp ở khu vực bắc miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giới hạn bởi biển Đông và phía Tây giáp nước CHDCND Lào với chiều dài hơn 100 km, chiều rộng bình quân 60 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 5.062,59 km2. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo quốc lộ 9. Là một tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm Thừa Thiên Huế có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc là tháng 1 năm sau. Trong mùa này thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió đông bắc hoạt động bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, gió tây nam hoạt động từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8. Trong mùa mưa, nhiệt độ hạ thấp, lượng mưa lớn, tập trung gây ra lũ lụt trên diện rộng vào tháng 10, tháng 11. Vì vậy, cơ cấu mùa vụ cây hàng năm được bố trí chủ yếu trong 2 vụ, vụ Đông Xuân từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, vụ Hè Thu từ tháng 5 đến tháng 9. Ngoài các yếu tố khí hậu trên Thừa Thiên Huế còn chịu ảnh hưởng rất lớn của bão, áp thấp nhiệt đới, thường đổ bộ vào từ tháng 8 đến tháng 10,11 trùng vào những tháng có lượng mưa lớn, tập trung. Đây là những tháng ít bố trí gieo trồng cây hàng năm nhất. Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh từ tháng 12 đến tháng 2. Với những đặc điểm khí hậu như trên, nó đã tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất. Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng, cần cơ cấu cây trồng hợp lý, xây dựng lịch mùa vụ thích hợp nhằm hạn chế các yếu tố bất thuận, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do khí hậu thời tiết gây ra cho cây trồng. Tác động của thời tiết thể hiện ở các yếu tố sau: - Tác động của nhiệt độ: + Cơ cấu giống lúa: Bộ giống lúa ở Thừa Thiên Huế cần được xây dựng để thích ứng cho các tiểu vùng khác nhau để có thể luồn lách thời vụ. Bộ giống lúa phải gọn nhưng đa dạng và luôn có đủ giống chủ lực, giống thừa kế, giống dự phòng và giống khảo nghiệm. + Xây dựng lịch thời vụ: Đối với vụ Đông Xuân tại Thừa Thiên Huế giai đoạn lúa trổ là quan trọng, nếu lúa trổ sớm dễ gặp gió mùa đông bắc, trổ muộn dễ gặp gió tây nam, khi thu hoạch dễ gặp lũ tiểu mãn, vì vậy thông thường bố trí lúa trổ giữa 2 tiết Thanh minh và Cốc vũ (15 - 25/4). Đối với lúa Hè Thu bố trí gieo sạ làm sao mà thu hoạch xong trước 10/9 nhằm tránh bão lụt. Vì vậy, trong vụ Đông Xuân ở Thừa Thiên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Huế thường bố trí các giống lúa trung ngày và ngắn ngày. Vụ Hè Thu nhằm tránh mất mùa do bảo lụt gây ra, cần phải bố trí các giống lúa ngắn ngày và cực ngắn. + Sâu bệnh hại: Trong vụ Đông Xuân do ẩm độ cao, trời nhiều mây, ánh sáng ít đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển đặc biệt là bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn hoặc rầy gây hại trong cả 2 vụ. Vì vậy giống kháng bệnh đạo ôn, khô vằn và giống kháng rầy là 2 đặc tính quan trọng cần được chú ý của một giống lúa khi cơ cấu trên đất Thừa Thiên Huế. - Tác động của ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố thời tiết quan trọng sau nhiệt độ, thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, cuối cùng ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 nắng ít vì các tia nắng thường phải xuyên qua những lớp mây khá dày nên cường độ ánh sáng yếu đã hạn chế tốc độ phát triển của cây trồng. Mùa hạ ít mây, ánh sáng nhiều và gay gắt nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, kết hợp nắng nóng, gió tây nam thổi mạnh nên ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh, làm tăng tỷ lệ lép. Vì vậy trong quá trình chọn tạo giống lúa ngoài các chỉ tiêu năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh hại cần phải có tính chống chịu nhiệt độ cao. - Tác động của mưa: Lượng mưa thường tập trung vì vậy thỉnh thoảng có lũ lụt vào tháng 9, ngoài ra còn lụt tiểu mãn, kèm theo dông tố vào cuối vụ Đông Xuân làm lúa đổ hàng loạt đã ảnh hưởng đến năng suất. Hiện nay ở Thừa Thiên Huế tiến hành tập trung sản xuất lúa theo hướng cánh đồng lớn trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa. Thực hiện tốt sự liên kết sản xuất giữa các hộ nông dân - doanh nghiệp - nhà khoa học. Đặc biệt là giữa nông dân, các tổ chức của nông dân (HTX) với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tập trung đầu tư vào công tác giống và các giải pháp canh tác, tạo thị trường tiêu thụ ổn định nhằm nâng cao mức thu nhập và tăng giá trị trên diện tích canh tác, đồng thời đáp ứng nhu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao của xã hội. 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU LÚA TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Dân số thế giới không ngừng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực, sản xuất lúa gạo trong vài thập kỷ gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể, nhưng phân bố không đều do các trở ngại về tiếp cận lương thực, thu nhập quốc gia và thu nhập của hộ gia đình không đủ để mua lương thực, sự bất ổn giữa cung cầu, thiệt hại do thiên tai mang lại là những nhân tố khiến cho vấn đề lương thực trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết. Tuy tổng sản lượng lúa không ngừng được gia tăng, năm sau cao PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 hơn năm trước nhưng dân số tăng nhanh hơn, nhất là ở các nước đang phát triển nên lương thực vẫn là vấn đề cấp bách phải quan tâm trong những năm trước mắt cũng như lâu dài. Cây lúa là một loại cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua một quá trình biến đổi và chọn lọc từ cây lúa dại thành cây lúa ngày nay. Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, có khả năng thích nghi rộng nên lúa có thể trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Trên thế giới cây lúa được trồng ở 5 vùng đất chính là: Vùng chủ động tưới tiêu, vùng đất thấp chịu nước trời, vùng đất cao, vùng ngập nước, vùng đất ngập do thủy triều. Có khoảng 80 triệu ha hoặc 55% diện tích đất trồng lúa của thế giới được tưới tiêu chủ động trong suốt vụ gieo trồng. Người ta ước tính khoảng 75% sản lượng lúa của thế giới thu từ các vùng được tưới tiêu này. Diện tích lúa của thế giới vào khoảng 150 triệu ha hàng năm (chiếm 11% đất gieo trồng của thế giới) [19]. Trong khoảng 100 nước đang trồng lúa thì đa số các nước nằm ở khu vực Châu Á. Cây lúa gắn bó mật thiết với các quốc gia thuộc Đông Nam Á và Nam Á, trải rộng từ Pakistan đến Nhật Bản. Trong số 25 nước sản xuất lúa chính của thế giới có 17 nước nằm trong vùng này và 8 nước nằm ngoài vùng (Jay Maclean, 1985). Trên 85% sản lượng lúa trên thế giới phụ thuộc 8 nước mà những nước này đều tập trung ở Châu Á (gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Banladesh, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Nhật Bản) [4]. Từ năm 1995 đến nay diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới có tăng nhưng với mức độ chậm, thậm chí sản lượng năm 2003 thấp hơn năm 1999 (bảng 1.1). Bởi vì giai đoạn này trình độ sản xuất lúa của nhiều nước trên thế giới đã phát triển tương đối cao, một số nước năng suất đã vượt trần, diện tích khai hoang đã hết, tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Cây lúa còn được trồng ở nhiều nước khác trên thế giới. Riêng khối Châu Âu có 10 nước trồng lúa, với sản lượng của tất cả các vùng là 3,2 triệu tấn (1992), chiếm 0,6% sản lượng lúa thế giới, ở Châu Phi người ta cũng đã tự túc được 2/3 nhu cầu lương thực bằng lúa gạo, với năng suất chỉ bằng 40% năng suất bình quân của thế giới, số còn lại phải nhập khẩu [12] . Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ngày một tăng nhưng tốc độ tăng diện tích chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng sản lượng, như vậy sản lượng tăng là do năng suất tăng là chủ yếu. Trong những năm gần đây, do việc sử dụng các giống lúa mới cộng với việc áp dụng các biện pháp canh tác và bố trí cơ cấu các trà lúa hợp lý, làm cho sản lượng lúa tăng một cách đáng kể ở hầu hết các quốc gia trồng lúa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới từ năm 1995 - 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tấn/ha) (triệu trấn) 1995 149,49 3,66 547,13 1996 150,17 3,78 567,65 1997 151,00 3,82 576,82 1998 151,68 3,82 579,41 1999 156,94 3,89 610,51 2000 154,11 3,88 597,93 2001 151,97 3,93 597,23 2002 147,70 3,91 577,51 2003 149,21 3,90 581,91 2004 151,03 4,02 607,13 2005 153,51 4,00 614,04 2006 156,30 4,12 644,10 2007 156,95 4,15 651,70 2008 158,96 4,31 685,01 2009 158,30 4,33 685,24 2010 161,19 4,36 702,00 2011 163,80 4,46 726,12 2012 162,32 4,55 738,19 2013 164,72 4,53 745,71 (Nguồn: FAOSTAT 2014) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 13 Tuy vậy, trong tương lai, sản lượng lúa của thế giới sẻ phải tăng ở mức 1,6%/năm giai đoạn 2000 - 2025 mới đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng của thế giới. Đối với những nước đứng đầu về sản xuất lúa của Châu Á thì tỷ lệ tăng này đòi hỏi ở mức 2,0%/năm. Đây là nhiệm vụ không dễ của các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học trong thời gian tới. Sản lượng lúa gạo trong vài thập kỷ gần đây tăng đáng kể: Năm 1995, diện tích lúa của thế giới là 149,49 triệu ha, năng suất 3,66 tấn/ha, sản lượng đạt 547,13 triệu tấn. Năm 2001, diện tích lúa của thế giới là 151,97 triệu ha, năng suất 3,93 tấn/ha, sản lượng đạt 597,23 triệu tấn. Giai đoạn từ 2010 đến 2013 diện tích, năng suất và sản lượng lúa tăng lên một cách đột biến, trong đó cao nhất là năm 2013 với diện tích 164,72 triệu ha, năng suất 4,53 tấn/ha, sản lượng 745,71 tấn, là năm có diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ năm 1995 đến nay. Nếu phân chia theo khu vực thì diện tích trồng lúa ở khu vực Châu Á lớn nhất thế giới với 144,18 triệu ha, năng suất trung bình là 4,64 tấn/ha và sản lượng là 668,58 triệu tấn năm 2012. Diện tích và sản lượng năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 nhưng năng suất thì giảm hơn 0,03 tấn/ha so với năm 2012. Châu Mỹ và Châu Đại Dương là khu vực có diện tích trồng lúa thấp nhất với diện tích lần lượt là 6,56 và 0,11 triệu ha năm 2012 (bảng 1.2). Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới trong năm 2012 và 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) Khu vực 2012 2013 2012 2013 2012 2013 Châu Á 144,18 146,46 4,64 4,61 668,58 674,84 Châu Âu 688,66 648,32 6,30 6,01 4,34 3,90 Châu Mỹ 6,56 6,56 5,50 5,56 36,58 36,49 Châu Phi 10,78 10,93 2,62 2,68 28,28 29,32 Châu Đại Dương 0,11 0,12 8,71 10,00 0,93 1,17 (Nguồn: FAOSTAT, 2014) Hiện nay trên thế giới nước có diện tích trồng lúa lớn nhất là Ấn Độ với 42,50 triệu ha năm 2012 và có xu hướng tăng vào năm 2013 là 1 triệu ha. Năng suất lúa của Ấn Độ lại không cao và chỉ đạt khoảng 3,59 tấn/ha vào năm 2012. So với năm 2012 thì năng suất lúa ở Ấn Độ có tăng 0,07 tấn/ha. Sản lượng lúa năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 là 6,6 triệu tấn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn